Hải lăng ở đâu

Bản đồ Xã Hải Thọ, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị giúp bạn và du khách dễ dàng tìm đường đi, địa điểm trong toàn khu vực bằng công nghệ tiên tiến nhất của Google Map. Bản đồ Google Map này có thêm chức năng chỉ đường trong khu vực, cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam. Bạn cần nhập điểm xuất phát, và điểm đến trên bản đồ, Google Map sẽ tìm và chỉ đường chi tiết cho bạn.  Giờ hãy cùng ban-do.net tìm hiểu chi tiết hơn về bản đồ Xã Hải Thọ, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị nhé.

Giới thiệu: Hải Thọ là một xã thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.


Diện tích: 22,25 km²
Vùng miền:Vùng Bắc Trung Bộ.
Dân tộc: Chủ yếu là dân tộc Kinh.

Mua bản đồ Xã Hải Thọ, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị ở đâu? Rất đơn giản, bạn có thể ra bất kỳ nhà sách nào hoặc hỏi nơi bạn đang lưu trú, có thể là khách sạn, để mua bản đồ cập nhật mới nhất và kết hợp với bản đồ Google Map một cách chính xác

Bản đồ Xã Hải Thọ, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Google Map


Bản đồ hành chính Xã Hải Thọ, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị:

Hải lăng ở đâu

Bản đồ Tỉnh Quảng Trị.

Danh sách bản đồ các địa phương trong Xã Hải Thọ, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị:

Bản đồ Thị trấn Hải Lăng, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải An, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Ba, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Xuân, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Quy, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Quế, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Vĩnh, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Phú, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Thượng, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Dương, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Thiện, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Lâm, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Thành, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Hòa, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Tân, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Trường, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Thọ, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Sơn, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Chánh, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị Bản đồ Xã Hải Khê, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị

Bản đồ Xã Hải Thọ, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị

Hải lăng ở đâu
Reviewed by Unknown on tháng 1 11, 2018 Rating: 5

Hải lăng ở đâu

Giới thiệu khái quát huyện Hải Lăng

1. Đặc điểm tự nhiên:       
1.1. Vị trí địa lý
Hải Lăng là huyện phía Nam của tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý từ: 16033’40’’ đến 16048’00’’ độ vĩ Bắc và 107004’10’’ đến 107023’30’’ độ kinh Đông. Thị trấn huyện lỵ cách thị xã Đông Hà về phía Nam khoảng 21km, cách thành phố Huế về phía Bắc khoảng 50km. 
Phía Bắc giáp huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị;
Phía Nam giáp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế;
Phía Đông giáp Biển Đông;
Phía Tây giáp huyện Đakrông.
Huyện Hải Lăng gồm có 20 đơn vị hành chính, gồm có 19 xã và 01 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 42.692,53 ha, chiếm 8,99% diện tích cả tỉnh (Số liệu thống kê đất đai năm 2008).
1.2. Địa chất – địa hình
Đặc trưng của địa hình Hải Lăng nghiêng từ Tây sang Đông. Vùng đồi núi và ven biển bị chia cắt bởi các sông, suối, một số khu vực đồng bằng có địa hình thấp trũng do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức sản xuất cũng gặp những khó khăn nhất định.
Có thể chia địa hình ra 3 vùng: Vùng đồi núi (55% diện tích tự nhiên), vùng đồng bằng (32%), vùng cồn cát, bãi cát ven biển (12%).
– Vùng gò đồi và núi: Đa phần các khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam bao gồm lãnh thổ chủ yếu của các xã: Hải Phú, Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Trường, núi thấp có độ cao bình quân 100 – 150m, vùng gò đồi có độ cao bình quân 40 – 50 m.
– Vùng đồng bằng: Nằm giữa gò đồi và cồn cát, bãi cát. Bao gồm địa bàn các xã: Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Tân, Hải Hòa, thị trấn Hải Lăng và một phần của các xã: Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Quế, Hải Ba.
 – Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: Nằm giữa đồng bằng và Biển Đông. Tập trung phía Đông đường tỉnh lộ 68. Thuộc các xã Hải An, Hải Khê và một phần của các xã Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương. Có độ cao bình quân 6 – 7m. Đất đai chủ yếu là đất cồn cát, bãi cát. 
1.3. Điều kiện khí hậu:
Tiểu vùng Hải Lăng cũng nằm trong vùng miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có địa hình thấp và bị phân dị, do đó khí hậu có đặc điểm Mùa hè có gió mùa Tây Nam khô nóng, nhưng mức độ khắc nghiệt giảm dần từ phía Bắc đến phía Nam của huyện; gió Mùa Đông Bắc ẩm ướt về mùa đông. Nền nhiệt tương đối cao, tổng nhiệt lượng cả năm trên dưới 9000 0C, nguồn nhiệt lượng này cho phép trồng trọt với đa dạng cây trồng và cải tạo mùa vụ trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm hầu hết các vùng trong huyện khoảng 24 – 250C. Nhiệt độ tháng cao nhất (từ tháng 5 đến tháng 7) khoảng 350C, có khi gần lên tới 400C; tháng thấp nhất (tháng 1 – tháng 2) khoảng 180C, có khi xuống tới 12-130C, nói chung biên độ nhiệt khá lớn.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.500 – 2.700 mm, cao hơn mức trung bình cả nước. Tổng lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11   (chiếm từ 75 – 80% lượng mưa cả năm). Số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có 17 – 18 ngày mưa, thường có kèm theo bão, gây lũ lụt làm ngập úng, ảnh hưởng đến bố trí thời vụ và bố trí sản xuất nông nghiệp. Về mùa  gió Tây Nam khô nóng, độ ẩm không khí thường xuyên dưới 50%, có khi xuống dưới 40%. Đây là một trong những nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước, gây khô hạn và dễ gây cháy rừng.
– Bão: Mùa bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, các cơn bão đổ bộ vào đất liền Quảng Trị nói chung và Hải Lăng nói riêng thường là các cơn bão số 7,8,9 và 10. Năm nhiều nhất có 4 cơn bão, năm ít nhất không có cơn bão nào, trong những năm gần đây số lượng bão và mức độ tàn phá giảm hẳn so với trước kia. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp triều cường trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở vật chất kỹ thuật và mùa màng. 
Có thể đánh giá rằng: Thời tiết, khí hậu khá khắc nghiệt đã gây bất lợi cho sản xuất và đời sống, điều kiện lao động khó khăn, năng suất lao động giảm.
2. Tài nguyên:
2.1. Đất đai:
a. Về mặt thổ nhưỡng:
Toàn huyện có 11 nhóm đất, bao gồm 15 loại đất. Trong đó, Vùng đồng bằng và vùng ven biển: 11 loại; Vùng đồi núi: 4 loại.
* Nhóm đất cồn cát biển: Có tổng diện tích 6.641 ha. Trong đó: Cồn cát trắng (loại đất Cb): 6.614 ha; Đất bãi cát ven sông biển (loại đất Cc): 27 ha.
* Nhóm đất cát biển (loại đất C): 4.840 ha.
* Nhóm đất phù sa được bồi và phù sa ngòi suối: Diện tích 2.643 ha. Trong đó: Đất phù sa được bồi: 2.623 ha; Đất phù sa ngòi suối: 20 ha.
* Nhóm đất phù sa không được bồi ( Kể cả loại đất P/c và P/f):1.193 ha.
* Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 723 ha. Trong đó: Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (loại đất Pf) 155 ha; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (loại đất Fl): 568 ha. 
* Nhóm đất phù sa Glây, đất thung lũng dốc tụ, đất lầy: diện tích là 8.495 ha. Trong đó: Đất phù sa Glây (loại đất Pg): 7.835 ha; Đất lầy (loại đất J): 309 ha;  Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): 351 ha. 
* Nhóm đất than bùn:23 ha. 
* Nhóm đất xám bạc màu, đất nâu vàng trên phù sa cổ: 1.502 ha
* Đất nâu tím trên đá sét tím, đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét: 16.049 ha. 
* Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít và vàng nhạt trên đá cát: 3.026 ha.
* Đất xói mòn trơ sỏi đá: 780 ha. 
 b. Về cơ cấu sử dụng đất: (Có bảng thống kê kèm theo)
2.2. Rừng:
Do đặc trưng điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cho nên thảm thực vật, đặc biệt là rừng tự nhiên của Hải Lăng trước chiến tranh rất phong phú, nhiều chủng loại gỗ quý và động vật cũng rất phong phú. Nhưng do chiến tranh và chất độc hóa học trong chiến tranh đã hủy diệt phần lớn rừng tự nhiên của huyện. Sau chiến tranh, nạn khai thác rừng bừa bãi đã gây hậu quả làm giảm trữ lượng nguồn tài nguyên rừng. Theo số liệu thống kê đất năm 2008, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 22.716,35 ha, trong đó: đất rừng sản xuất 14.590,42 ha; đất rừng phòng hộ: 8.125,93 ha.. Diện tích đất rừng phòng hộ này cơ bản được bảo vệ, khoanh nuôi ổn định và phát triển.
 Loài cây của rừng trồng bao gồm keo, bạch đàn, thông, phi lao, muồng và một số cây bản địa khác.
2.3. Tài nguyên nước mặt:
* Với lượng mưa bình quân nằm trên 2.500 mm, sẽ cho tổng trữ lượng nước hàng năm gần 1,3 tỷ m3.
* Sông ngòi: Trên địa bàn huyện gồm có 5 con sông chính:
– Hệ thống sông Ô Lâu nằm về phía Nam của huyện, có dòng chính dài khoảng 65 km và bao quát lưu vực có diện tích 855 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 44 m3/s, mật độ dòng chảy là 0,81km/km2.
– Sông Nhùng: Chạy từ vùng đồi núi của huyện, từ Hải Lâm chảy qua trung tâm vùng đồng bằng, hàng năm cung cấp phù sa và nước tưới cho 1 phần diện tích canh tác cho cả đồng bằng và gò đồi.
– Sông Bến Đá: Có chiều dài ngắn, chảy từ vùng gò đồi qua địa bàn của xã Hải Trường, hàng năm cung cấp một lượng nước đáng kể cho sản xuất.
– Sông Vĩnh Định (Sông đào thời nhà Lê): Chảy dọc theo hướng Bắc -Nam, qua trung tâm đồng bằng của huyện, nối liền sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu, có chiều dài khoảng 20 km. Sông Vĩnh Định có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp nước tưới và tiêu úng về mùa lũ lụt, điều hòa lượng nước trong khu vực.
– Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn huyện có một số hồ đập quan trọng, phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường như: Đập Trấm, Khe Chanh, Miếu Bà, Thác Heo, Khe Rò, Phước Môn, Phú Long, Khe Khế…
* Diện tích đất sông suối, mặt nước chuyên dùng là 1132,84 ha. 
*  Tài nguyên biển và nuôi trồng thủy sản:
– Hải Lăng có bờ biển dài khoảng 14 km, dọc theo 2 xã Hải An và Hải Khê. Ngư trường đánh bắt rộng và không bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của địa phương. Vùng biển Quảng Trị nói chung và của Hải Lăng  nói riêng là nơi có nhiều loài hải sản quý và thường xuyên được bù đắp như: Các loại Tôm, Cua, cá Hồng, cá Mú, cá Thu, cá Ngừ, Mực ống, Mực nang, ốc các loại và nhiều loại đặc sản quý khác. Tuy nhiên vùng biển Hải Lăng là bãi ngang (không có cửa lạch làm nơi neo đậu tàu thuyền), do đó việc tổ chức khai thác hải sản với quy mô lớn gặp khó khăn.
Bên cạnh tài nguyên biển, Hải Lăng còn có 556,7 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, hiện nay diện tích trên đã đưa vào sử dụng. Ngoài ra, Hải Lăng có vùng đất cát ven biển khá rộng lớn, có thể khai thác sử dụng nuôi tôm thâm canh trên cát theo quy trình công nghiệp.
2.4. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của Hải Lăng nghèo nàn và phần lớn thuộc nhóm không kim loại. Theo tài liệu điều tra hiện có của Sở Khoa học Công nghệ Môi trường (nay là Sở Khoa học và Công nghệ ) thì hiện nay Hải Lăng có các loại khoáng sản chủ yếu sau:
– Than bùn: Trữ lượng không lớn, nhiệt lượng có thể đạt tới 3.500 kcal/kg, dùng làm chất đốt và sản xuất phân bón; phân bố Khe Chè (Thị trấn Hải Lăng), trằm Hải Thọ, Hải Xuân và ở Hải Quế…
– Silicát: Phân bố dọc bờ biển Phía đông của huyện, độ hạt mịn 0,5 – 1mm, thành phần Si02 từ 99,16 – 99,55% chất lượng tốt và trữ lượng khá lớn. Hiện nay đang xây dựng Nhà máy chế biến cát thạch anh và Nhà máy gạch ốp lát cao cấp để khai thác tiềm năng này.
– Titan: phân bố dọc các vùng cát ven biển, tập trung chủ yếu là Hải Khê, Hải Dương. Hiện nay, Công ty TNHH Hiếu Giang đang tiến hành khai thác với diện tích mỏ được cấp là 138,72 ha và đang xây dựng nhà chế biến thành que hàn.
– Các loại khoáng sản khác: Đất sét phân bố dọc hai bên bờ sông Nhùng, nhất là ở Hải Thượng, trữ lượng C1 + C2 = 3.157.900 m3, hiện nay đang được quy hoạch khai thác sản xuất gạch, ngói cho Nhà máy gạch ngói công suất 20.000 viên/năm. Riêng đất sét ở Hải Chánh đã khai thác với quy mô khá lớn phục vụ cho Nhà máy gạch Tuy nen. Ngoài ra còn một số khoáng sản khác như cuội, sỏi, cát xây dựng, phân bố rải rác ở nhiều nơi trong huyện, trong đó tập trung nhiều ở dọc theo các con sông lớn.
– Đất sét trắng có ở Hải Phú, Hải Thượng.
Tóm lại: Hải Lăng nằm ở vị trí địa lý thuận lợi có Quốc lộ 1 A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có hệ thống giao thông nội huyện tương đối hoàn chỉnh, có bờ biển dài 14 km. Với những yếu tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Vùng đồng bằng của huyện khá rộng chủ yếu đã và đang được canh tác lúa nước. Vùng gò đồi có tiềm năng phát triển trồng rừng, cây ăn quả và phát triển trang trại. Vùng cát ven biển được cải tạo từng bước đưa vào sử dụng, có tiềm năng phát triển nuôi thủy, hải sản trên cát. Vùng biển với ngư trường rộng lớn thuận lợi cho đánh bắt hải sản.

Mảnh đất và con người Hải Lăng

Hướng từ Bắc vào Nam, Hải Lăng là huyện cực Nam của tỉnh Quảng Trị, trung tâm Huyện lỵ cách thành phố Đông Hà 20 km về phía Nam.    
Là địa phương cuối cùng của tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng vào ngày 19/3/1975. Nơi đây từng là một trong những chiến trường nóng bỏng với nhiều cuộc đối đầu quyết liệt, tàn khốc giữa quân ta và quân địch trong những tháng ngày kháng chiến của dân tộc.

Gần 40 năm trôi qua, thời gian đã làm hồi sinh, khởi sắc và phát triển từ một Hải Lăng vốn hoang tàn đổ nát, đầy rẫy những hố bom bãi đạn. Hôm nay, về với Hải Lăng, chúng ta sẽ cảm nhận được một hương quê thanh bình với nhiều cánh đồng cò bay thẳng cánh, cây cối xanh tươi, những trảng cát trắng trải dài mênh mông, nhiều công trình, nhà máy, cụm Công nghiệp-Tiểu thủ Công nghiệp mọc lên; là điểm dừng chân, suy ngẫm và thưởng thức cảnh đẹp, ẩm thực của quê hương nơi đây tại các khu du lịch thật tuyệt vời và thơ mộng. Hải Lăng còn là mảnh đất giàu văn hóa lịch sử và cách mạng với những con người cần cù, chịu thương chịu khó, thông minh, sáng tạo và gần gũi, thân thiện, hiếu khách.

Hải Lăng có 19 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 42.692,53 ha, dân số là 86.223 người (trong đó, dân số thành thị là 2.865 người, dân số nông thôn là 83.360 người). Là vùng đất phân hóa bởi địa hình khác biệt và phức tạp, gồm: vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển; được bao bọc và bồi đắp bởi hai con sông lớn vốn đi vào những trang thơ lịch sử, đó là dòng Ô Lâu- dòng sông của thi ca và dòng Vĩnh Định uốn khúc nên thơ, mảnh đất và con người Hải Lăng như có mạch nguồn sống và động lực để phát triển.

Vốn có truyền thống đoàn kết từ lâu đời, người dân Hải Lăng thường xuyên sát cánh bên nhau để chống chọi với thiên tai, địch họa, chống giặc ngoại xâm và cùng lao động sản xuất, chung tay xây dựng quê hương Hải Lăng ngày càng giàu mạnh. Tính đến cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện là 12,7%, thu nhập bình quân đầu người là 18,66 triệu đồng; cơ cấu kinh tế Nông-Lâm-Ngư: 41,68%, Công nghiệp-TTCN&XD: 27,59% và các ngành dịch vụ: 30,73%. Tổng sản lượng có hạt đạt 7,56 vạn tấn. Công tác quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn huyện.

Hải Lăng là nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa lâu đời như: 02 di tích lịch sử Chàm ở Hải Xuân, Hải Ba; miếu Ngô Văn Sở ở Hải Vĩnh; di tích Phú Long là nơi đầu tiên diễn ra hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (6/1937), là căn cứ cách mạng trong thời kỳ giành chính quyền tháng Tám 1945; ngã ba Long Hưng ghi lại chiến công của một đại đội quân giải phóng đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của Mỹ-Nguỵ trong 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị “đỏ lửa” năm 1972.

Toàn huyện có 75 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 71 di tích xếp hạng cấp Tỉnh và 04 di tích xếp hạng cấp Quốc gia là: Đình làng Câu Nhi, xã Hải Tân, vụ thảm sát Mỹ Thủy, xã Hải An, Nhà thờ Long Hưng và Ngã ba Long Hưng; hiện nay, đang đề nghị xếp hạng cấp Quốc gia đối với Di tích Dũng sỹ Phường Sắn, đề nghị xếp hạng di tích cấp Tỉnh đối với di tích Nhà rường cổ Hội Kỳ, xã Hải Chánh và khu mộ cổ họ Nguyễn Đức- thôn An thơ, xã Hải Hòa.

Bên cạnh việc Hải Lăng được coi là một trong hai “vựa lúa” của tỉnh Quảng Trị, nơi đây còn được biết đến bởi phong phú nét văn hóa ẩm thực như: bánh ướt làng Phương Lang, rượu gạo Kim Long, nước mắm Mỹ Thuỷ, canh ám làng Lam Thuỷ, mắm đam Trà Trì, cháo bánh canh Diên Sanh… Ngoài ra, còn có nhiều nét văn hóa, văn nghệ phong phú như: hò đập bắp ở Thượng Xá, nhạc cổ truyền bả trạo Phú Hải, xã Hải Ba… và các trò chơi dân gian như: bưng đá làng Hưng Nhơn, bắt lươn làng Trường Phước, chọi gà làng Diên Sanh, hội cù Đơn Quế và đua thuyền, vật, đẩy gậy…

 Cán bộ và nhân dân Hải Lăng được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ; 20 tập thể và 07 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 221 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 3.513 liệt sĩ; 2.072 thương binh; 1.390 gia đình có công cách mạng; 01 nghĩa trang liệt sĩ trung tâm huyện và 11 nghĩa trang xã là nơi yên nghĩ trên 8.000 liệt sĩ trong cả nước; 17 nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ. Hải Lăng còn là quê hương của các danh nhân lịch sử và văn hóa như: Đặng Dung, tiến sĩ Bùi Dục Tài, Nguyễn Đức Hoan, Nguyễn Văn Hiển, Lê Mạnh Thát, Nguyễn Trừng, Trần Hoàn…

Quê hương Hải Lăng tuy vẫn còn nghèo nhưng chứa đựng những nhân tố, những dáng vẻ, những hương vị riêng đậm nét, khiến mọi người không quên khi đã đến với mảnh đất này

Tiềm năng và thế mạnh của huyện Hải Lăng

Một số nét chính về tiềm năng và thế mạnh của huyện Hải Lăng       

1. Về vị trí địa lý:

Huyện Hải Lăng có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa, nằm trên trục giao thông quan trọng là Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam; phía Bắc giáp huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị; phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây giáp huyện Đakrông. Hải Lăng là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh:

– Vùng biển với ngư trường rộng lớn, thuận lợi cho đánh bắt hải sản; vùng cát ven biển thuận lợi cho nuôi thủy hải sản trên cát, phân bố chủ yếu ở các xã vùng biển Hải An, Hải Khê và các vùng cát xã ven biển Hải Ba, Hải Dương, Hải Quế.

– Vùng đồng bằng với diện tích khá rộng dùng để canh tác cây lúa nước, hoa màu. Phân bố chủ yếu tại các xã Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Tân, Hải Hòa, thị trấn Hải Lăng và một phần của các xã Hải Thọ, Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thượng, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Ba, Hải Dương, Hải Quế.

– Vùng gò đồi có tiềm năng phát triển trồng rừng, cây ăn quả và phát triển trang trại tập trung.

2. Về tài nguyên thiên nhiên:

2.1. Tài nguyên đất:

Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng diện tích đất toàn huyện là 425,134 km2. Toàn huyện có 11 nhóm đất, gồm 15 loại đất, trong đó, vùng đồng bằng và vùng ven biển 11 loại, vùng đối núi 04 loại. Một số loại đất chính sau đây:

– Nhóm đất cồn cát ven biển

+ Cồn cát trắng (loại đất Cb): Có diện tích 6.614 ha, đã và đang được trồng rừng phòng hộ, nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp.

+ Đất bãi cát ven sông, biển (loại đất Cc): Có diện tích 27 ha, loại đất này có khả năng khai thác để nuôi trồng thủy sản.

+ Nhóm cát ven biển (loại đất C): Có diện tích 4.840 ha, có khả năng khai thác để trồng màu và cây công nghiệp.

– Nhóm đất phù sa được bồi và phù sa ngòi, suối:

          + Đất phù sa được bồi: Có diện tích 2.623 ha, có khả năng khai thác để trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

          + Đất phù sa ngòi, suối: Có diện tích khoảng 20 ha, có thể trồng lúa.

– Nhóm phù sa không được bồi: Có diện tích 1.193 ha, thích hợp cho trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

– Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Có diện tích 723 ha, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ phì nhiêu trung bình có thể trồng lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

– Nhóm đất phù sa glây, thung lũng dốc tụ, đất lầy: Có diện tích 8.495 ha, nhóm đất này đang sử dụng để trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản.

– Nhóm đất than bùn: Có diện tích 23 ha, tập tung ở xã Hải Quế có địa hình thấp dễ bị ngập úng.

– Nhóm đất xám bạc màu, đất nâu vàng trên phù sa cổ: Có diện tích 1.052 ha, phân bố ở những nơi có độ dốc từ 0 – 80, không được tưới nước.

– Đất nâu tím trên đá sét tím, đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét: Thích hợp cho trồng rừng, cây công nghiệp, có diện tích 16.049 ha.

– Đất vàng đỏ trên đá mác ma a xít và vàng nhạt trên đá cát: Có diện tích 3.026 ha, có tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì nhiêu kém.

– Đất xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 780 ha, khó canh tác chủ yếu để phục hồi rừng.

2.2. Tài nguyên nước: 

– Với lượng mưa bình quân trên 2.500mm/năm, Hải Lăng có tổng trữ lượng nước hàng năm gần 1,3 tỷ m3 nước.

– Sông ngòi: Trên địa bàn Huyện gồm có 04 hệ thống sông chính:

+ Hệ thống sông Ô Lâu nằm về phía Nam của Huyện, có dòng chính dài khoảng 65 km và bao quát lưu vực có diện tích 855km2, lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 44m3/s, mật độ dòng chảy là 0,81km/km2.

+ Sông Nhùng: Chảy từ vùng đồi núi của huyện, từ xã Hải Lâm chảy qua trung tâm vùng đồng bằng, hàng năm cung cấp phù sa và nước tưới một phần diện tích canh tác cho cả vùng đồng bằng và gò đồi.

+ Sông Bến Đá: Có chiều dài ngắn, chảy từ vùng gò đồi qua địa bàn của xã Hải Trường, hàng năm cung cấp một lượng nước đáng kể cho sản xuất.

+ Sông Vĩnh Định (Sông đào thời nhà Lê): Chảy dọc theo hướng Bắc – Nam, qua trung tâm đồng bằng của Huyện, nối liền sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu, có chiều dài khoảng 20 km. Sông Vĩnh Định có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp nước tưới và tiêu úng về mùa lũ lụt, điều hoà lượng nước trong khu vực.

– Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn huyện có một số hồ đập quan trọng, phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường như: Khe Chanh, Miếu Bà, Thác Heo, Khe Rò, Phú Long, Khe Khế…

– Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Quảng Trị, khảo sát trên diện tích 26.898 ha vùng ven biển, đồng bằng và trung du của huyện có tổng trữ lượng nguồn nước ngầm là 53.526.730m3. Nhìn chung, nước ngầm được phân bổ khá lớn, tính chất khá phức tạp, vùng đồng bằng và gò đồi chất lượng khá tốt, tuy nhiên, vùng ven biển nhiều nơi bị nhiễm mặn, một số vùng nước bị phèn hoá.

2.3. Tài nguyên rừng:

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 22.754,56 ha, đất rừng sản xuất là 15.868,14ha; đất rừng phòng hộ là 6.886,42ha. Rừng trồng đang phát triển mạnh tại các xã vùng đồi phía Tây của huyện là Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Lâm, Hải Thượng và Hải Phú với các loại cây chủ yếu là keo, bạch đàn, thông, phi lao, muồng và một số cây bản địa khác. Đây là vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhựa thông… phát triển trong những năm tới.

2.4. Tài nguyên biển, nuôi trồng thủy sản:

Hải Lăng có bờ biển dài 13,5 km là bãi ngang, dọc theo 02 xã Hải An và Hải Khê. Ngư trường đánh bắt rộng và không bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của địa phương. Vùng biển Quảng Trị nói chung và của Hải Lăng nói riêng là nơi có nhiều loài hải sản quý và thường xuyên được bù đắp như: Các loại tôm, cua, cá hồng, cá mú, cá thu, cá ngừ, mực ống, mực nang, ốc các loại và nhiều loại đặc sản quý khác. 

Tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở địa phương là khá lớn, Hải Lăng có 416,53 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, hiện nay diện tích trên đã đưa vào sử dụng; Hải Lăng còn có vùng đất cát ven biển khá rộng lớn, có thể khai thác phát triển nuôi tôm thâm canh trên cát theo quy trình công nghiệp.

Ngoài tiềm năng biển nêu trên, Hải Lăng có lợi thế là cảng biển Mỹ Thủy đang được quy hoạch đầu tư xây dựng, bãi tắm Mỹ Thủy là điều kiện để tập trung phát triển du lịch, kinh tế biển và các ngành dịch vụ kèm theo.

2.5. Tài nguyên khoáng sản:

Theo báo cáo của dự án “Quy hoạch khai thác khoáng sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 và dự báo đến năm 2020” và tài liệu điều tra hiện có của Sở Khoa học – Công nghệ – Môi trường (nay là Sở Khoa học và Công nghệ), tài nguyên khoáng sản của Hải Lăng phần lớn thuộc nhóm không kim loại, chủ yếu các loại khoáng sản sau:

– Than bùn: nằm cách thị trấn Hải Lăng 2,5 km về phía Đông Bắc. Trữ lượng không lớn, cấp P2~238.673m3, nhiệt lượng có thể đạt tới 3.500kcal/kg, chất lượng tương đối tốt có thể dùng làm chất đốt và sản xuất phân vi sinh và được phân bố trên địa bàn các xã Hải Thọ, Hải Vĩnh, Hải Thượng, Hải Thiện.

– Silicát: Phân bố dọc bờ biển Nam Cửa Việt đến hết huyện Hải Lăng, độ hạt mịn 0,1-1mm, thành phần SiO2 từ 99,16 – 99,55% chất lượng tốt và trữ lượng khá lớn, có thể làm nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh và cát đúc…

– Sét gạch ngói: phân bố dọc hai bên bờ sông Nhùng, mỏ sét lớn nhất là ở Hải Thượng, thuộc nhóm 1, trữ lượng C1+C2 = 3.157.900m3, có quy mô trung bình và hiện nay đang được quy hoạch khai thác sản xuất gạch, ngói cho Nhà máy gạch ngói công suất 20.000 viên/năm. Riêng đất sét ở Hải Chánh đã khai thác với quy mô khá lớn phục vụ cho Nhà máy gạch Tuy nen. Các điểm sét còn lại ở Thượng Xá, Đơn Quế được đánh giá có triển vọng. Ngoài ra còn có một số khoáng sản khác như: cuội, sỏi, cát xây dựng, phân bố tại các con sông rải rác ở nhiều nơi trong Huyện, trong đó tập trung nhiều ở dọc theo các con sông lớn.

– Đất sét trắng còn có ở một số khu vực Hải Phú, Hải Thượng.

3. Về kết cấu cơ sở hạ tầng:

3.1. Hệ thống điện:

Huyện Hải Lăng được cấp điện từ hệ thống lưới điện Quốc gia qua 01 trạm 110 KV với dung lượng 25.000 KVA và 158 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng là 34.730 KVA.

Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ, gồm:

– Lưới điện trung áp, dài 176 km.

– Lưới điện hạ áp, dài 310 km

Hệ thống cấp điện được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, 100% số xã (tính đến các khu dân cư) đều có điện, với gần 100% số hộ sử dụng điện; đã đầu tư hệ thống cấp điện đến các cụm Công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn.

3.2. Về Bưu chính, Viễn thông:

– Bưu chính:

Toàn huyện có 12 điểm bưu điện văn hóa, 05 bưu cục hoạt động, đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính của nhân dân và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn; đặc biệt là việc chi trả lương hưu, chế độ bảo hiểm dài hạn qua hệ thống bưu điện.

– Viễn thông:

Trên địa bàn huyện có 03 hãng điện thoại lớn đang hoạt động là Vinaphone, Viettel và Mobiphone… phạm vi phủ sóng đã được mở ra trên toàn huyện. Chất lượng phục vụ của các hãng điện thoại ngày càng được cải thiện và tốt hơn. Năm 2012, toàn huyện có 89 trạm BTS; 40.003 thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau, 28 hộ kinh doanh và 11.250 thuê bao Internet.

Mạng bưu chính viễn thông những năm trở lại đây đã được đầu tư phát triển nhanh, tiếp cận với công nghệ mới đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ ngày càng đa dạng với chất lượng cao.

3.3. Hệ thống đường giao thông:

Toàn huyện Hải Lăng có mạng lưới giao thông vận tải tương đối hợp lý, bao gồm các loại hình vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sông, trong đó đường bộ giữ vai trò quan trọng. 

Toàn huyện có 792,87 km đường bộ, bao gồm một tuyến đường Quốc lộ 1A (20,2km); 04 tuyến đường tỉnh (51,1km); 25 tuyến đường huyện (184,43km); 30 tuyến đường nội thị (14,53km); 09 tuyến đường xã (34,8km) và 487,81 km đường thôn, xóm. Trong đó, đường bê tông xi măng chiếm 22,87% với 180,59km; đường bê tông nhựa, láng nhựa, xâm nhập nhựa chiếm 14,85km với 117,73km, đá dăm cấp phối chiếm 20,75% với 164,54km và đường đất chiếm 41,62% với 330,01km.

Đặc biệt, hệ thống đường tránh lũ cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị đã được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động với tổng chiều dài hơn 14,2 km, rộng 70 m với 06 làn xe, phục vụ việc vận chuyển hàng hóa của cảng biển Mỹ Thủy; nối hệ thống giao thông hành lang kinh tế Đông-Tây với cảng biển Mỹ Thủy, đồng thời hoàn thiện hệ thống giao thông khu kinh tế biển Đông-Nam Quảng Trị.

3. Tiềm năng về du lịch:

Là huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú có thể phát triển nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch, được xác định là một mắt xích quan trọng trong cụm du lịch phía Nam của tỉnh mà trung tâm chủ yếu là tuyến du lịch Thành cổ Quảng Trị- La Vang – Trằm Trà Lộc- Mỹ Thủy.

– Du lịch thăm các di tích lịch sử và nhân văn: Là mảnh đất có bề dày lịch sử, đặc biệt là các di tích lịch sử nổi tiếng, dấu ấn của những năm tháng chiến tranh vĩ đại của đân tộc, huyện đã đầu tư xây dựng Nhà Bảo tàng đi vào hoạt động từ năm 2005. Toàn huyện hiện có 75 di tích được xếp hạng, trong đó có 71 di tích cấp tỉnh và 04 di tích cấp Quốc gia, nhiều di tích nổi tiếng hiện đang được trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa như: Đình làng Câu Nhi và danh nhân Bùi Dục Tài, Nhà thờ Long Hưng, ngã ba Long Hưng, di tích vụ thảm sát Mỹ Thủy, nhà thờ La Vang, nhà rường cổ ở làng Hội Kỳ (Hải Chánh) – nơi lưu giữ những nét cổ xưa. Hệ thống các di tích lịch sử này được phân bố đan xen ở các địa phương, các vùng, nên thuận lợi cho việc khai thác để phát triển du lịch kết hợp với du lịch văn hoá lễ hội. 

Hải Lăng còn là mảnh đất đã sản sinh ra các danh nhân lịch sử và văn hóa nổi tiếng như: Đặng Dung, tiến sĩ Bùi Dục tài, Nguyễn Đức Hoan, Nguyễn Văn Hiểu, Lê Mạnh Phát, Nguyễn Trừng…

–  Du lịch biển: Hải Lăng có bờ biển dài 13,5 km thuộc địa phận 02 xã Hải An và Hải Khê. Năm 1996 huyện đầu tư xây dựng bãi tắm Mỹ Thủy đi vào hoạt động phát huy hiệu quả tốt; vừa qua, tỉnh Quảng Trị đã quy hoạch vào khu kinh tế Đông Nam gắn với cảng nước sâu Mỹ Thủy tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch biển.

– Du lịch sinh thái: Vùng gò đồi phía Tây có diện tích rừng tự nhiên lớn, vùng đồng bằng có nhiều trằm, các đầm, hồ chứa nước tự nhiên. Đặc biệt là Trằm Trà Lộc với bàu nước tự nhiên diện tích khoảng 10 ha, được bao bọc bởi rừng nguyên sinh với nhiều chủng loại cây quý tạo nên một cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn.

 Hải Lăng có nhiều sông như: Sông Nhùng, sông Ô Lâu, sông Bến Đá, sông Vĩnh Định.. chia cắt địa bàn thành nhiều vùng thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất Nông nghiệp. Thượng nguồn những con sông này cảnh quan đẹp và hấp dẫn có thể lập các tuor du lịch trên sông.

4. Về nguồn nhân lực:

Huyện Hải Lăng có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động trên địa bàn trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê năm 2011, dân số trong độ tuổi lao động của huyện  là 42.045 người, chiếm 48,76 % tổng dân số.

Dự báo đến năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động là 47.160 người, chiếm 51,48 % dân số, sẽ có khoảng 29.700 người làm việc trong lĩnh vực  Nông-Lâm-Ngư nghiệp (chiếm 63%), 4.800 người làm việc trong lĩnh vực CN-TTCN&XD (chiếm 10.17%) và 5.400 người làm việc trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ (chiếm 11,45%).

Dự báo đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động là 49.510 người, chiếm 52,01% dân số, sẽ có khoảng 31.013 người làm việc trong lĩnh vực  Nông-Lâm-Ngư nghiệp (chiếm 62,6%), 5.161 người làm việc trong lĩnh vực CN-TTCN&XD (chiếm 10,42%) và 6.499 người làm việc trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ (chiếm 13,12%).

Huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp- TTCN và Dịch vụ, được xem là khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, với vị trí cách Thành phố Huế 50 km về phía nam, giáp với huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Trong tương lai, huyện Hải Lăng sẽ thu hút một lượng lao động lớn làm việc trong ngành Công nghiệp và Dịch vụ, đây là một trong những nhân tố quan trọng để huyện Hải Lăng hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 và xa hơn nữa./. 

Khái quát lịch sử hình thành

Vào thời nhà Lê, năm 1466, vua Lê Thánh Tông đặt dải đất của Châu Thuận và Châu Hóa thành hai phủ là: Phủ Tân Bình và Phủ Triệu Phong thuộc xứ Thuận Hóa. Phủ Triệu Phong gồm 6 huyện: Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà, Tư Vang, Điện Bàn và An Nhơn; sau đó huyện An Nhơn được đổi thành Hải Lăng. Từ đấy, tên gọi Hải Lăng ra đời.       
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn phủ vùng Thuận Hóa, huyện Hải Lăng vẫn giữ nguyên tên gọi và gồm có 5 tổng: Hoa La, An Thơ, An Dả, Câu Hoan và An Khang.
 Năm 1801, Nguyễn Ánh lấy phủ Triệu Phong lập ra dinh Quảng Trị gồm có 3 huyện: Đăng Xương, Hải Lăng và Minh Linh. Vào thời Gia Long cho đến năm 1827, vua Minh Mạng nối ngôi, dinh lỵ Quảng Trị đóng tại làng Thạch Hãn ( Hải Trí, Hải Lăng). 
 Năm 1852, vua Tự Đức đổi huyện Hải Lăng thành phủ Hải Lăng, gồm các tổng là: An Thái, An Thơ, Văn Vận, Cu Hoan và An Nhơn.
 Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Phủ Hải Lăng đổi thành huyện Hải Lăng, giải thể cấp tổng, lập lại các xã.
 Thời kỳ Mỹ –  ngụy, huyện Hải Lăng đổi thành quận Hải Lăng. Toàn quận Hải Lăng gồm có 22 xã, đó là: Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Dương, Hải Khê, Hải An, Hải Quế, Hải Ba, Hải Vĩnh, Hải Quy, Hải Xuân, Hải Lệ, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Phúc, Hải Trí. Quận lỵ đóng tại Diên Sanh.
 Năm 1975, quê hương Hải Lăng được giải phóng, quận Hải Lăng đổi thành huyện Hải Lăng, gồm có 22 xã, huyện lỵ đóng tại Diên Sanh.
 Đầu năm 1977, huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong hợp nhất thành huyện Triệu Hải, thuộc tỉnh Bình Trị Thiên.
 Tháng 7 năm 1989, Quảng Trị được lập lại. Ngày 01/5/1990 huyện Hải Lăng được chia tách ra từ huyện Triệu Hải và trở lại với tên gọi ban đầu, huyện lỵ Hải Lăng đóng tại thị trấn Hải Lăng.
 Đến nay, huyện Hải Lăng có 19 xã, 1 thị trấn (xã Hải Phúc chuyển về Triệu Phong, sau đó là Đakrông quản lý; xã Hải Trí và Hải Lệ thuộc thị xã Quảng Trị), trong đó có 2 xã thuộc vùng cát ven biển, 6 xã vùng gò đồi; 12 xã vùng đồng bằng. Toàn huyện có 84 làng, 6 khóm, 102 thôn; 101 cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, 57 HTX và 26 tổ hợp tác sản xuất.

Tổng quan du lịch huyện Hải Lăng

Huyện Hải Lăng nằm về phía Nam của tỉnh Quảng Trị, toàn huyện có 20 đơn vị hành chính(19 xã và 01 thị trấn), với dân số là 86.323 người. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua. Là huyện nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây của tỉnh Quảng Trị, thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu hàng hoá và phát triển hợp tác thương mại.

Kinh tế – xã hội của huyện đã có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10,74%. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 12,7 triệu đồng/năm; về cơ cấu kinh tế: Nông – Lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng 42,9%; Thương mại – Dịch vụ chiếm 37,4%; Công nghiệp – TTCN – xây dựng chiếm 19,7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng CN-TTCN và TMDV. Đặc biệt trong những năm trở lại đây, lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ và Du lịch đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, tiếp cận và thích ứng với cơ chế thị trường và giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Hoạt động kinh doanh thương mại của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng phong phú đa dạng, góp phần vào sự ổn định giá cả thị trường, kích thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Việc phát triển Thương mại – Dịch vụ và Du lịch đã từng bước đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hoá trên địa bàn, tiếp cận một cách chủ động thị trường, đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân, kích thích cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển giữa các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thu hút một lực lượng lao động tương đối lớn trong xã hội.

Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp, một số công trình trọng điểm của huyện đã hoàn thành như dự án thủy lợi chống lũ cho vùng trũng Hải Lăng, dự án nang cấp hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, nâng cấp các đê cát, các hồ. Hệ thống giao thông được đầu tư, các tuyến đường đến các điểm du lịch cơ bản đã hoàn thiện. Các di tích lịch sử, văn hoá quan trọng cơ bản đã được trùng tu, tôn tạo. Dịch vụ bưu chính viễn thông được mở rộng, đáp nhu cầu cho các hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ và phát triển KT-XH của huyện.

* Tiềm năng Du lịch: Là huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú có thể phát triển nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch, được xác định là một mắt xích quan trọng trong cụm du lịch phía Nam của tỉnh mà trung tâm chủ yếu là Thành cổ Quảng Trị- La Vang – Trằm Trà Lộc.

– Du lịch thăm các di tích lịch sử và nhân văn: Là mảnh đất có bề dày lịch sử, đặc biệt là các di tích lịch sử nổi tiếng, dấu ấn của những năm tháng chiến tranh vĩ đại của đân tộc, huyện đã đầu tư xây dựng Nhà Bảo tàng đi vào hoạt động từ năm 2005. Toàn huyện có 71 di tích cấp tỉnh và 4 di tích cấp quốc gia, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng hiện đang được trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa như: Đình làng Câu Nhi và danh nhân Bùi Dục Tài, Nhà thờ Long Hưng, ngả ba Long Hưng, di tích vụ thảm sát Mỹ Thủy, nhà thờ La Vang, nhà rường cổ ở làng Hội Kỳ(Hải Chánh) nơi lưu giữ những nét cổ xưa. Hệ thống các di tích lịch sử này được phân bố đan xen ở các địa phương, các vùng, nên thuận lợi cho việc khai thác để phát triển du lịch thăm các di tích lịch sử và nhân văn, kết hợp với du lịch văn hoá lễ hội.

–  Du lịch biển: Hải Lăng có bờ biển dài 13.5 km thuộc địa phận 2 xã Hải An và Hải Khê. Năm 1996 huyện đầu tư xây dựng bãi tắm Mỹ Thủy đi vào hoạt động phát huy hiệu quả tốt, vừa qua, tỉnh đã quy hoạch vào khu kinh tế Đông Nam gắn với cảng nước sâu Mỹ Thủy tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch biển.

– Du lịch sinh thái: Vùng gò đồi phía Tây có diện tích rừng tự nhiên lớn, vùng đồng bằng có nhiều trằm, các đầm, hồ chứa nước tự nhiên. Đặc biệt là Trằm Trà Lộc với bàu nước tự nhiên diện tích khoảng 10 ha, được bao bọc bởi rừng nguyên sinh với nhiều chủng loại cây quý tạo nên một cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Hải Lăng có nhiều sông như: Sông Nhùng, sông Ô Lâu, sông Bến Đá, sông Vĩnh Định.. chia cắt địa bàn thành nhiều vùng thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất Nông nghiệp. Thượng nguồn những con sông này cảnh quan đẹp và hấp dẫn có thể lập các tuor du lịch trên sông.

– Năm 2010 huyện Hải Lăng đã được UBND tỉnh công nhận huyện điển hình văn hóa. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được khơi dậy. Nhiều lễ hội truyền thống và văn hóa dân gian được khôi phục và duy trì hàng năm, tạo thêm sự phong phú và đa dạng về văn hóa, thể thao như: Hội hoa xuân của làng Văn Quỹ, làng Câu Nhi – Hải Tân; Hội cù Làng Kim Long – Hải Quế và Làng Cổ Lũy – Hải Ba; Hội Bưng đá Làng Hưng Nhơn – Hải Hòa; Hội Vật Làng Thâm Khê, làng Trung An – Hải Khê .v.v… Hội Đua thuyền của huyện và nhiều làng, xã khác đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo nhân dân. Phong trào văn hóa, văn nghệ được phát triển rộng khắp. Tổ chức thường xuyên các hội thi CLB văn nghệ, hội diễn nghệ thuật quần chúng các đơn vị văn hóa. Sáng tác thêm 22 ca khúc hát về Hải Lăng, sưu tầm, sáng tác thơ ca hò vè về quê hương Hải Lăng. Nhiều cơ quan và hầu hết các trường học đều đã xây dựng được các thiết chế văn hóa như sân thể thao, thư viện và tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao một cách sôi nổi.

Huyện đã tổ chức thành công Lễ hội văn hóa hàng năm vào ngày 19/3 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đa dạng phong phú, thu hút hàng chục ngàn người đến tham dự. Đặc biệt là hội đua thuyền truyền thống đã tạo sự quan tâm và để lại ấn tượng tốt đẹp trong cán bộ và nhân dân trong và ngoài huyện.

Cùng với sự phát triển của du lịch, các loại hình dịch vụ được hình thành, các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển với  những sản phẩm nổi tiếng của miền quê như: Nón lá, thêu ren, dệt xăm lưới, mộc mỹ nghệ. Các món ăn ẩm thực ở Hải Lăng được nhiều người biết đến như: Cháo bộ Diên Sanh, bánh ướt Phương Lang, canh ám làng Lam Thủy, mắm đam làng Trà Trì, bánh lọc Mỹ Chánh, rượu Kim Long, nước mắm Mỹ Thuỷ, ruốc bột Thâm Khê…

– Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch được quan tâm, UBND huyện đã chỉ đạo làm các phim tài liệu, phóng sự giới thiệu về mãnh đất và con người Hải Lăng như “Hải Lăng một lần đến”, “Phía Nam Ô Lâu”, lễ hội văn hóa huyện và lễ hội các địa phương để giới thiệu về huyện và hình ảnh du lịch Hải Lăng.

* Định hướng phát triển du lịch của huyện:

– Tăng cường quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch của huyện cho các công ty, các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh để thu hút đầu tư và bố trí các tour du lịch về trên địa bàn huyện nhằm thu hút lượng du khách. Mở rộng các ngành nghề dịch vụ, phát triển các sản phẩm truyền thống; khôi phục các nét văn hóa truyền thống, dân gian, ẩm thực, các lễ hội trên địa bàn.

– Tổ chức quy hoạch và làm tốt công tác quản lý quy hoạch phát triển du lịch. Ưu tiên quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng các khu dịch vụ trên tuyến La Vang- Khu sinh thái Trà Lộc-Bãi tắm Mỹ Thủy để phát huy lợi thế và đón đầu những cơ hội trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây.

– Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng ngang tầm với ý nghĩa lịch sử của nó. Phát triển du lịch với nhiều loại hình, khu vui chơi, giải trí, khách sạn… tạo điểm dừng chân cho du khách.

– Quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch và dịch vụ du lịch đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao nhu cầu của du khách và công tác quản lý nhà nước về Du lịch.

– Phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp; làm tốt công tác an ninh trật tự, tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách mỗi lần đến với Hải Lăng.  

Ẩm thực Hải Lăng

1. Cháo bột Diên Sanh: 

Cùng là cháo bột (hay còn gọi là cháo bánh canh) cá lóc, nhưng hương vị thơm ngon của cháo ở Hải Lăng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị khó có thể lẫn lộn với bất cứ nơi nào. Điều gì tạo nên sự khác biệt này?. Cháo ngon quyết định phần nhiều bởi cá và bột. Cháo ở đây tuyệt đối không dùng cá lóc nuôi, nếu nấu cá nuôi thì có mùi khá khó chịu. Cá đồng thịt rất thơm, béo nhưng không ớn, khi sôi lên tỏa mùi đã thấy thèm. Cá được thu mua từ những người làm nghề trong và ngoài huyện về ngâm một vài nước cho thải chất bẩn.

Cách chế biến cũng lắm công phu, cá được luộc lên cho vừa độ chín là lấy xuống ngay để nguội, sau đó bóc hết thịt ra khỏi xương chia thành từng miếng nhỏ, phải chú ý lấy cho hết xương nhỏ trong các thớ thịt để khi ăn khỏi bị hóc xương. Số thịt này được ướp một chút muối tiêu nhưng nhiều củ ném. Xương cá xay ra chắt lấy nước nấu cháo. Khi bột chín tới thì thả cá vào cho thấm ngọt (không nên mua bột bán sẵn ngoài chợ mà nên mua gạo về rồi tự xay, lọc, lắng thành bột khô). Vì thế cánh bột rất mềm và tươi ngon, thơm mùi gạo lại không bị chua.

Đi dọc con đường bắt đầu từ “ngã ba Hải Lăng” về biển Mỹ Thủy có nhiều quán cháo bột, tha hồ cho bạn lựa chọn vào mỗi sáng sớm và buổi chiều.

2. Bánh ướt Phương Lang: 

Nghề truyền thống làm bánh ướt trở thành nét văn hoá ẩm thực đậm đà bản sắc quê hương Phương Lang, xã Hải Ba. Mỗi khi nhắc đến tên Phương Lang là người ta đều nghĩ ngay đến món bánh ướt ngon nổi tiếng gắn liền với địa danh của làng.
 Làng nghề bánh ướt Phương Lang ra đời cách đây gần một thế kỷ. Trước đây, bánh ướt được làm theo lối thủ công truyền thống, mỗi tháng thu nhập chỉ từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng/hộ. Từ năm 2009 đến nay, các hộ sử dụng máy để làm bánh, mỗi tháng thu nhập gần 4 triệu đồng.
Bánh ướt Phương Lang sản xuất bằng máy rất đảm bảo vệ sinh, không bị bụi bặm hay côn trùng tác động; chiếc bánh làm ra có độ trắng, mỏng và dẻo đúng chất lượng yêu cầu.

Khi ăn bánh, nên dọn bánh ra đĩa, ăn kèm với rau sống, đĩa thịt heo cắt dày, vị cay của nước dùng, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên vị ngon không thể quên được.

3. Canh ám làng Lam Thủy:  

Cây sôông – loại cây dùng để mấu canh Ám
Làng Lam Thủy, xã Hải Vĩnh nổi tiếng với món canh ám. Canh ám được nấu từ 02 nguyên liệu chính là cá tràu (cá lóc) và rau sôông (có nơi goi là cây rau chua- là loại cây rau dại, thân có nhiều gai, lá có vị chua, hình lá như bàn tay, cây già có hoa màu vàng).
Muốn nấu canh ám ngon thì cá tràu (cá lóc) phải là cá đồng, cá có trứng thì càng tuyệt. Cá lóc được làm sạch khi đang sống, thái lát, bỏ cá vào nồi và đổ ít nước vào đun sôi bằng lửa than, sau đó nêm các loại gia vị (gồm ném dã nhuyễn, dầu ăn, ớt bột, muối, tiêu, đường và bột ngọt) khi cá vừa chín và tiếp tục đun cho cá thấm. Rau sôông lấy cả cọng, lá và thân non của cây, cọng và thân có thể cắt thành từng đoạn hoặc cuộn tròn rồi cho vào nồi, đổ nước vào rồi thúc lửa cho nước sôi một lát rồi với cọng và thân rau ra, cho lá vào đun tiếp; sau đó, cho hỗn hợp cá lóc xào gia vị vào, tiếp tục đun sôi nồi canh là được.
Canh ám sau khi nấu xong có nước canh trong vắt, vừa béo, vừa có vị chua nhạt, vừa chát, dùng để ăn với cơm trắng kèm rau sống, gồm: rau cải tươi thái nhỏ, cây chuối đá non thái mỏng, bắp chuối non thái mỏng, ít giá và có thể thêm cánh hoa vạn thọ là thật tuyệt. Canh ám có tác dụng giã rượu rất hiệu quả.

4. Mắm đam làng Trà Trì: 

Làng Trà Trì, xã Hải Xuân nổi tiếng với đặc sản mắm đam (thường gọi là mắm cua đồng).
Loại mắm được làm từ con đam (cua đồng) bắt ở đồng ruộng; người dân ở đây bắt đam ở ngoài đồng, đem về ngâm nước vài hôm cho nhả hết bùn đất, sau đó cho vào cối giã nhuyễn, thêm vài gáo nước lã rồi vớt ra lọc lấy nước cua; cho muối hạt vào nước đam đã được lọc và khuấy đều; sau đó, cho vào hũ sành đậy kín (muốn thơm ngon thì cho vài lát măng tre xắt nhỏ). Trong vòng một tuần lễ là dùng được mắm, khi nào ăn thì múc ra cho thêm phụ gia như ớt chín, vài lát gừng, lá hành và một ít đường, bột ngọt. Mắm đam có thể để nhiều tháng liền mà không sợ ngả mùi nếu chịu khó cứ vài hôm dùng đũa khuấy đều và khuấy liên tục. Mắm đam dùng với cơm trắng lúc còn đang nóng hoặc dùng mắm đam chấm rau luộc ăn với cơm là rất tuyệt, nhất là vào mùa đông, rét.

5. Bánh bột lọc Mỹ Chánh: Tại thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh nổi tiếng với đặc sản bánh bột lọc.
Là loại bánh được làm từ nguyên liệu chính là bột sắn có nhân tôm, thịt hoặc đậu xanh; có thể là bánh lọc trần hoặc bánh lọc gói lá: 

– Bánh lọc trần: Bột sắn sau khi đã lọc, đem bóp vụn rồi nắn lại thành một vài nắm, luộc chín một phần các nắm (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống; vớt ra, để nguội, đem nhồi kỹ, trộn phần sống lẫn phần chín. Phần nhân bánh được làm từ thịt thái lát nhỏ, tôm và gia vị. Cho nhân vào bánh, vắt thành hình tai bèo nhỏ; sau đó đem luộc cho đến khi bánh vừa nổi lên là vớt bánh ra, xả nhẹ bánh với nước sôi nấu chín đẻ nguội, cho vào một ít dầu ăn để bánh không dính vào nhau. Phi hành ném thật thơm và cho nước mắm đã pha sắn gia vị vào. Bỏ bánh vào trôn nhẹ và dùng.

– Bánh lọc gói lá chuối: Bột sắn sau khi đã lọc, đem bóp vụn rồi cháo nhuyễn; lá gói là lá chuối sứ được chần qua nước sôi. Đem một ít bột quết mỏng lên lá chuối, bỏ nhân tôm và thịt đã rim sẵn vào và quết tiếp một lớp bột mỏng lên nhân bánh, sau đó gói lại. Luộc cách thủy bánh đã được gói. Khi ăn bánh, sẽ cảm nhận được mùi thơm của lá chuối, bánh thí trong và dai, tôm và thịt ở nhân bánh được um thật thấm nhưng không bị khô, cảm nhân được nước tôm và mỡ chảy ra khi nhai. Nên ăn bánh lúc còn nóng sẽ thấy ngon hơn.

6 Bánh tét Mặt trăng An Thái 

Hải lăng ở đâu
Chiếc bánh có hình nửa vòng cung 

Cận Tết, dân làng Đại An Khê (Hải Lăng, Quảng Trị) lại gói chiếc bánh tét hình nửa vòng cung, màu xanh như ngọc, xuất đi nhiều nơi trong nước và nước ngoài.
Cứ mỗi dịp cận Tết Nguyên đán, làng Đại An Khê (xã Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng Trị) lại tất bật vào vụ gói bánh tét. Chiếc bánh có hình nửa vòng cung, nếp được nhuộm nước lá để có màu xanh như ngọc bích. Vì hình dạng khác lạ nên dân làng gọi là bánh tét mặt trăng.

Một nguyên liệu không thể thiếu là lá rau ngót, giúp chiếc bánh có màu xanh như ngọc bích. Người dân xay nhuyễn lá ngót, lấy nước trộn với nếp trắng. Ngoài màu xanh ngọc bích, ông Vây cho hay nước lá ngót chứa nhiều dinh dưỡng, khi trộn vào vừa làm mềm bánh, vừa cho vị ngon khác lạ, có ích cho sức khoẻ.

Nhân được làm bằng đậu xanh luộc mềm, chà mịn đem xào với hành, tiêu, dầu ăn… Chiếc bánh được bàn tay những người làm nghề gói khéo léo để có hình bán nguyệt.