Hàn Quốc đã thực hiện những gì và phát triển như thế nào để trở thành kì tích sông Hàn

 Trong khi CHDCND Triều Tiên xây dựng lực lượng quân sự, thì Hàn Quốc đã đưa đất nước trở thành một cường quốc kinh tế của châu Á và thế giới

Với Hàn Quốc, con đường phát triển kinh tế của nước này là một bài học kinh nghiệm cho nhiều nước phát triển. Nếu như kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt trong hai thập kỷ sau chiến tranh, làm nên “sự thần kỳ Nhật Bản” đưa nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào đầu thập niên 1970 của thế kỷ trước, thì Hàn Quốc cũng làm nên “Kỳ tích sông Hàn”, trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế châu Á” vào đầu thập niên 1990.

Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp sau chiến tranh, Hàn Quốc đã vươn lên mạnh mẽ về kinh tế để rồi dùng chính lĩnh vực này làm động lực phát triển toàn diện.

Hàn Quốc bắt đầu chinh phục thế giới bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 7,6%, liên tục trong 40 năm. Đến cuối năm 2011, xét về thu nhập bình quân, Hàn Quốc còn giàu hơn cả mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Thu nhập bình quân tại Hàn Quốc đạt 31.750 USD, trong khi đó con số này tại EU ở mức 31.550USD/người (tính theo ngang giá sức mua).

Cũng trong năm 2011, kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đạt mức 1.080 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu. Với sự thay đổi chóng mặt đó, Hàn Quốc là nước duy nhất vươn lên thành công từ nước chủ yếu nhận viện trợ nước ngoài sang nước giàu chỉ trong vài chục năm. Hiện nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á và thứ 13 trên thế giới. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đứng thứ 6 thế giới về dự trữ ngoại hối, và đứng thứ hai về ngành công nghiệp đóng tàu. Hai nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hynix chiếm gần 50% thị trường toàn cầu.

Chiến lược phát triển công nghiệp của Hàn Quốc bắt đầu từ thập niên 60. Chính phủ chuyển đổi chiến lược kinh tế từ chính sách sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu sang chiến lược sản xuất hàng hóa xuất khẩu: tận dụng tối đa nguồn lao động rẽ, duy trì lãi xuất cao để khuyến khích người dân tiết kiệm tái đầu tư, đề ra Luật Khuyến khích tư bản nước ngoài.

Vào năm 1962, có tới 83% vốn nước ngoài trong nền công nghiệp Hàn Quốc. Do kế hoạch kinh tế hiệu quả, xuất phát từ nhu cầu thị trường kinh tế thế giới, nên chỉ trong vòng không quá 10 năm, Hàn Quốc đã đạt được lượng xuất khẩu hàng hóa đủ để trả nợ nước ngoài.

Hơn thế nữa, do triển vọng thị trường thế giới, năm 1973 Chính phủ tuyên bố kế hoạch phát triển công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng. Bao gồm các máy móc kỹ thuật phức tạp, máy phát điện, máy móc hạng nặng, máy diesel, công nghệ đóng tàu, kỹ nghệ xe hơi. Kết quả là giai đoạn năm 1973-1996, tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 11,2%.

Chính vào thời điểm huy hoàng đó, kinh tế Hàn Quốc bị rơi vào vòng xoáy của của cuộc khủng hoảng châu Á những năm 1997-1998 phải nhờ sự trợ giúo của các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) với khoản vay 57 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khủng hoảng, Hang Quốc thực hiện một cuộc cải cách cơ cấu triệt để, giảm bớt vai trò của các tập đoàn kinh tế (Chaebol), phát triền đa dạng các thành phân kinh tế và quy mô doanh nghiệp, con rồng kinh tế châu Á này lại cất canh.

Ngày nay, rất nhiều thương hiệu Hàn Quốc như Samsung. LG, Huyndai, Daewoo… hiên ngang đứng vào hàng ngũ các tên tuổi lớn của thế giới .

Từ bệ phóng kinh tế, văn hóa Hàn Quốc nhanh chóng được quảng bá ra thế giới và thâm nhập vào nhiều nước một cách mạnh mẽ. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới. Làn sóng Hallyu thông qua K-pop, các bộ phim truyền hình và điệu nhảy Gangnam Style đã lan rộng và được đón nhận ở rất nhiều quốc gia. Những ngôi sao điện ảnh và truyền hình xứ Hàn là thần tượng tại rất nhiều nước.

Ở lĩnh vực thể thao, Hàn Quốc là một cường quốc ở châu Á và có vị trí đáng kể trên thế giới. Đội tuyển quốc gia Hàn Quốc từng xếp hạng 4 tại vòng chung kết giải vô địch bóng đá World Cup 2002. Tại Thế vận hội mùa hè 2012 ở London, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc thể thao đứng thứ 5 trên thế giới.

Sự tăng trưởng đều đặn của nền kinh tế là một yếu tố quan trọng giúp Hàn Quốc luôn nằm trong danh sách những quốc gia đầu tư lớn cho quốc phòng. Đặc biệt, với những tiến bộ trong ngành công nghiệp đóng tàu, từ nay đến năm 2020, Hàn Quốc có khả năng trở thành một quốc gia có khả năng hoạt động tại khu vực biển sâu cũng như thành công bước đầu trong kế hoạch hiện đại hóa và nâng cấp lực lượng hải quân.

Sự vươn lên của Hàn Quốc với “kỳ tích Sông Hàn” là bài học kinh nghiệp cho nhiều nước trên thế giới.

Nguyễn Chiến


Hàn Quốc đã thực hiện những gì và phát triển như thế nào để trở thành kì tích sông Hàn

Nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng liên tục từ mức gần như không có gì cho đến mức ngàn tỷ đô la Mỹ trong chưa đầy một nửa thế kỷ, từ năm 1960 đến 2007.

Hàn Quốc đã thực hiện những gì và phát triển như thế nào để trở thành kì tích sông Hàn

Hình chụp bán đảo Triều Tiên qua vệ tinh vào ban đêm, cho thấy sự khác biệt rất lớn trong mức tiêu thụ năng lượng giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.

Kỳ tích sông Hán hay Hán giang kỳ tích (tiếng Hàn: 한강의 기적, phiên âm: Hangangeui kijeok, chữ Hán: 漢江奇蹟, tiếng Anh: Miracle on the Han River) là một cụm từ dùng để đề cập tới thời kỳ công nghiệp hóa thần tốc tại Hàn Quốc, diễn ra trong giai đoạn giữa của thế kỷ 20 và kéo dài cho đến đầu thế kỷ 21.

  • 1 Khái quát
  • 2 Bối cảnh lịch sử và nhân vật khởi xướng
  • 3 Sự phát triển thần tốc dưới thời Park Chung-Hee (1961–1979)
  • 4 Các tập đoàn đa quốc gia
  • 5 Nhầm lẫn
  • 6 Kỳ tích sông Hán và công cuộc đổi mệnh của Seoul
    • 6.1 Vận mệnh hoá rồng
    • 6.2 Thay đổi bộ mặt đô thị
    • 6.3 Cú hích Thế vận hội
    • 6.4 Thành phố toàn cầu
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo

Khoảng thời gian này chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục về kinh tế do xuất khẩu mang lại, là quá trình tái cấu trúc xây dựng, phát triển nền công nghiệp nặng và hiện đại hóa nhanh chóng, nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học – công nghệ to lớn được ra đời, chất lượng giáo dục được phát triển toàn diện, mức sống và quá trình đô thị hóa tăng trưởng bền vững, sự bùng nổ trong việc xây dựng các tòa nhà, cao ốc chọc trời, những tuyến đường cao tốc kết nối các thành phố lớn, tiến trình dân chủ hóa và hội nhập toàn cầu hóa đạt hiệu quả cao,… Đã chuyển mình, lột xác toàn bộ đất nước Hàn Quốc từ một đống tro tàn của cuộc chiến tranh Triều Tiên tàn khốc – trở thành một quốc gia phát triển, rũ bỏ hình ảnh của một thuộc địa nghèo đói trong suốt chiều dài lịch sử để một nền kinh tế lớn, thịnh vượng thuộc ‘Thế giới thứ nhất’ đồng thời gia nhập hàng ngũ các nước tiên tiến với tổng sản phẩm nội địa (GDP) cán và vượt mốc 1.000 tỷ USD, đồng thời xuất hiện nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh, nổi tiếng trên toàn cầu như Samsung, LG, Lotte và Hyundai,… Cũng như việc đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn như Olympic Mùa hè 1988 và FIFA World Cup 2002.[1]

Đặc thù hơn, cụm từ này dùng để đề cập sự phát triển của thủ đô Seoul, thành phố có dòng sông Hán chảy qua, có nguồn gốc từ ‘Kỳ tích sông Rhine’ – dùng để mô tả sự hồi sinh kinh tế mạnh mẽ của Tây Đức sau Thế chiến 2 (vốn có cùng hoàn cảnh lịch sử với Hàn Quốc là đều bị chia cắt), có được một phần nhờ vào kế hoạch Marshall của chính phủ Hoa Kỳ. Cụm từ “kỳ tích” được sử dụng để mô tả sự tăng trưởng mạnh mẽ của Hàn Quốc thời kỳ hậu chiến tranh trở thành quốc gia có GDP danh nghĩa lớn thứ 10 trên thế giới và một hình mẫu tiêu biểu cho các nước đang phát triển học tập[2], điều mà nhiều người coi là không thể thực hiện vào thời điểm đó. Sau chiến tranh Triều Tiên, cơ sở hạ tầng của Seoul đã bị cuộc chiến này phá hủy gần như hoàn toàn và hàng chục triệu người Hàn Quốc phải sống dưới mức nghèo khổ vào thời điểm đó. Chưa đầy 4 thập niên sau, “thành phố vô vọng” này đã hoàn toàn chuyển mình thành một thành phố toàn cầu hạng Alpha quan trọng, một trung tâm tài chính, kinh doanh và thương mại lớn ở châu Á, nơi có cơ sở hạ tầng khoa học – công nghệ và chất lượng môi trường thuộc hàng tiên tiến bậc nhất trong khu vực Đông Á nói riêng trên thế giới nói chung.

Khi Tướng Park Chung Hee nắm quyền vào năm 1961, Hàn Quốc đã có một thu nhập bình quân đầu người ít hơn $80 USD mỗi năm. Trong thời gian đó, Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào viện trợ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ để đổi lấy sự tham gia của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam.[3][4] Phong trào Saemaeul (còn gọi là Phong trào cộng đồng cư dân mới) của chính phủ tập trung vào phát triển vùng nông thôn Hàn Quốc. Các nhà lãnh đạo quyết đoán và các kế sách mạnh mẽ của Chính phủ (mặc dù bị chỉ trích là áp đặt nặng tay và phản dân chủ) kết hợp với hiệu quả của lao động giá rẻ, đã phục vụ như là một chất xúc tác cho nền kinh tế Hàn Quốc.

Trong vòng chưa đầy bốn thập kỷ, Seoul đã trở thành một thành phố toàn cầu, một trung tâm kinh doanh và thương mại ở Đông Bắc Á và một trung tâm kinh tế phát triển cao trên thế giới, tạo nền móng cho các cơ sở hạ tầng công nghệ và thông tin liên lạc tiên tiến. Hàn Quốc luôn xem xét tăng trưởng nhanh chóng này là biểu tượng của niềm tự hào quốc gia và tự lập. Bên cạnh phong trào Saemaeul, chính phủ Hàn Quốc còn thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế táo bạo và hiệu quả được gọi là Kế hoạch năm năm – dựa trên ‘Kế hoạch 5 năm kiểu Liên Xô’ – vốn rất thành công trước đây. Có hơn 5 kế hoạch được tạo ra, và tất cả chúng được thiết kế để sao cho tối ưu cũng như vực dậy nền kinh tế. Mỗi kế hoạch trong số đó đã góp phần lớn vào quá trình công nghiệp hóa và mở rộng ra các thị trường nước ngoài của hàng hóa Hàn Quốc.

Hàn Quốc đã thực hiện những gì và phát triển như thế nào để trở thành kì tích sông Hàn

Cầu Olympic bắc qua sông Hán tại Seoul, sự phát triển cơ sở hạ tầng, cao ốc và đường sá là những biểu hiện rõ nét nhất của ‘Kì tích sông Hán’.

Một trong những nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với “Kỳ tích sông Hàn” là Park Chung Hee, Đại tướng kiêm Tổng thống thứ ba trong lịch sử chính trị Hàn Quốc. Dưới chính quyền của Park, Hàn Quốc nhanh chóng phục hồi kinh tế thành công nhờ vào những chính sách khắc khổ do ông áp dụng. Park Chung Hee đề ra ‘Kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 năm’ nhằm thúc đẩy phát triển tài nguyên quốc gia để biến Hàn Quốc thành một nước công nghiệp tự cung tự chủ. Điều này đã giúp người dân Nam Hàn có động lực để tiến tới những thành công kinh tế sau này.[5] Khẩu hiệu mới của Tổng thống Park: “Đối xử với công nhân như gia đình”, được cho là đã giúp công nhân lao động Hàn Quốc làm việc với năng suất gấp hơn 2,5 lần so với công nhân của Hoa Kỳ, mặc dù mức lương của công nhân Nam Hàn chỉ bằng một phần mười của công nhân Hoa Kỳ.[3]

Mặc dù nhiều người dân Nam Hàn ca ngợi Park Chung Hee như người đã có công với nền kinh tế nước nhà, một số khác chỉ trích ông vì những chế độ độc tài quân sự dưới thời ông nắm quyền.[5] Sau cuộc đảo chính những năm 1960, Park Chung Hee là thiết lập nên một chế độ chuyên chế và độc đảng, chỉ duy nhất một đảng nắm quyền. Những người bị cho là “chống chế độ” bị kết án tù và bị đàn áp dã man.[6] Sau này đến cuối những năm 1980, Hàn Quốc mới tiến hành cải cách và áp dụng chế độ dân chủ.

Các tập đoàn đa quốc gia tại Hàn Quốc (Tài phiệt) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước này. Các Chaebol lớn ở Hàn Quốc hiện nay bao gồm Samsung, Daewoo, Hyundai, LG, SK và Lotte. Chỉ tính riêng trong năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của bốn tập đoàn lớn là Daewoo, Huyndai, LG và SK lên tới hơn 120 tỷ USD, tương đương 58% tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc, chiếm một phần ba tổng giá trị tư bản của thị trường. Nhờ những tập đoàn trên, Hàn Quốc lột xác từ một nước nghèo đói, lạc hậu trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển. Đến thập niên 1990, Hàn Quốc trở thành một trong những nước công nghiệp mới lớn nhất, kéo theo đó là sự phát triển của chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục… vượt trội hơn hẳn so với các quốc gia phát triển ở châu Âu.[7] Hiện nay, Hàn Quốc cùng với ba vùng lãnh thổ khác là Hồng Kông, Đài Loan và Singapore trở thành ‘4 con Rồng châu Á’ với tổng sản phẩm nội địa (GDP) và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Mẫu hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc cũng được coi là một mô hình đáng học hỏi cho các quốc gia đang phát triển.[8]

Ở Việt Nam, nhiều cơ quan truyền thông thường hay quen gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn do nhầm chữ Hán trong sông Hán (Hangul: 한강; Hanja: 漢江) thành chữ Hàn trong Đại Hàn Dân Quốc (Hangul: 대한민국, Hanja: 大韓民國).

Từ một thị trấn công nghiệp nhỏ của tỉnh Gyeonggi cách đây 60 năm, Seoul hiện là thành phố lớn nhất Hàn Quốc và một trong những đại đô thị hàng đầu thế giới.

Sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 64 USD. Đến những năm 1960, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc vẫn chỉ mức tương đương với các nước nghèo tại châu Phi và châu Á.

Có thể bạn quan tâm  1705 là gì? Chi tiết về 1705 mới nhất 2021

Năm 1963, tướng Park Chung Hee trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Với tư tưởng biến Hàn Quốc trở thành một quốc gia hùng mạnh, ông bắt tay vào thúc đẩy kinh tế. Hàn Quốc tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, hay chaebol.

Các chaebol được giao nhiệm vụ đưa một Hàn Quốc từ quốc gia bị tàn phá sau chiến tranh trở thành một cường quốc kinh tế như hiện nay. Qua đó, Hàn Quốc trở thành một trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á đầu thập niên 1990.

Con đường phát triển của Hàn Quốc được coi một bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là “Kỳ tích sông Hán”.

“Kỳ tích sông Hán” được dùng để nhắc đến thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhờ xuất khẩu, công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhanh chóng của Hàn Quốc. Các thành tựu công nghệ, giáo dục và đô thị hoá đã đưa Hàn Quốc từ đống tro tàn sau chiến tranh thành một quốc gia thịnh vượng.

Cụm từ này còn được dùng để mô tả sự phát triển vượt bậc của Seoul. Thủ đô Hàn Quốc hiện có dân số hơn 10 triệu người. Với diện tích 605 km2, nhỏ hơn London hay New York, đây là một trong những thành phố lớn có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Tổng dân số sống tại Seoul và 5 thành phố vệ tinh hiện nay là khoảng 25 triệu người, chiếm 47% dân số cả nước. Đây là mật độ dân số cao hơn khu vực đô thị ở nhiều nước khác như Paris (20%) hay Tokyo (32%).

Trong quá khứ, Chiến tranh Triều Tiên phá hủy nghiêm trọng thành phố Seoul, khiến khoảng 30% ngôi nhà, 70% nhà máy và các tòa nhà thương mại, công trình công cộng bị phá hủy. Mãi cho đến năm 1955, dân số của Seoul mới hồi phục đến mức trước chiến tranh.

Đến năm 1960, dân số tăng 2,4 triệu. Dưới sự lãnh đạo của Park Chung Hee những năm 1960, Seoul trở thành là trung tâm sản xuất của quốc gia.

Giải phóng mặt bằng ở các khu ổ chuột và quy hoạch các khu định cư bất hợp pháp là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Seoul ở thời điểm dó. Từ năm 1966 đến 1970, chính quyền cải tạo các khu ổ chuột, xây dựng những căn hộ 4-5 tầng để thay thế công trình xuống cấp và tái tạo cảnh quan thành phố.

Dòng suối Cheonggyecheon được san lấp để phục vụ cho kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Công nhân thất nghiệp từ nông thôn đổ về thành phố.

Đây là thời điểm dân số và cơ sở vật chất, vốn chủ yếu tập trung ở khu vực phía bắc của sông Hán, bắt đầu mở rộng đến phía nam. Các khu căn hộ đồng loạt mọc lên. Sự xuất hiện của tàu điện ngầm mới đã làm nên bộ mặt mới cho hệ thống giao thông công cộng.

Chính quyền thành phố quyết định cải tạo và phát tiển đảo Yeouido, một khu vực thường bị ngập lụt trong mùa mưa, đồng thời phân tán dân cư và các cơ sở ở phía nam sông Hán.

Nhiều khu chung cư mọc lên ở Kangnam, những cây cầu lớn được xây dựng để kết nối khu vực phía nam và phía bắc của thành phố như Chamshil, Tongjak, Yongdong. Từ 1967, chính phủ bắt tay vào dự án đầy tham vọng là xây bờ kè cao 10 m, dài 7,6 km quanh Yeouido.

Những năm 1970, Yeouido được chuyển đổi thành một khu dân cư và thương mại theo kế hoạch ”Manhattan” của Seoul. Năm 1973, địa giới hành chính của Seoul mở rộng đến 605 km2.

Quá trình mở rộng của thành phố được kèm theo những nâng cấp trong hệ thống giao thông vận tải công cộng. Đường tàu điện ngầm số 1 của Seoul hoàn thiện năm 1974, tuyến số 2 đến số 4 lần lượt mở vào các năm 1984 và 1985.

”Có thể nói rằng sự chuyển mình của Seoul thành một thành phố hiện đại và công nghiệp hóa được hoàn thành nhờ những thay đổi trong những năm 1960 và 1970 dưới chính quyền quân sự. Đó là thời điểm cả nước nhận thấy sự nổi lên của Seoul như một siêu đô thị”, sử gia Chang Kyu-shik thuộc Đại học Yonsei cho biết.

Seoul trở thành một đô thị 8,5 triệu người vào năm 1980, chiếm khoảng 22,3% dân số Hàn Quốc và trở thành siêu đô thị 10,8 triệu dân vào năm 1989. Các nhà hoạch định chính sách bắt đầu tập trung hơn vào việc cải thiện hình ảnh văn hoá và làm đẹp thành phố.

Qua hai kỳ Olympic năm 1986 và 1988, Seoul đã đẩy mạnh các hoạt động nằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh ra thế giới. Việc xây dựng một sân bay quốc tế mới và sự xuất hiện của các trung tâm hội nghị phản ánh sự phát triển thành một đô thị toàn cầu của Seoul.

Có thể bạn quan tâm  Eritrea là gì? Chi tiết về Eritrea mới nhất 2021

Chính phủ bắt đầu dự án làm sạch nước ô nhiễm sông Hàn. Các bờ sông tự nhiên được thay thế bằng khối bê tông và đường ống thoát nước được đặt dọc theo hai bên sông để lọc ra chất ô nhiễm nguy hiểm.

Một đường cao tốc được xây dọc theo bờ sông để nối sân bay Kimpo đến trung tâm thành phố và sân vận động Olympic. Đường tàu điện ngầm cũng được mở rộng. Các tuyến số 2, số 3 và số 4 tạo thành một chữ X đi khắp trung tâm Seoul.

Trong thập niên 80 thế kỷ trước, chính phủ thúc đẩy dự án tái phát triển và đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt Seoul. Để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, chính phủ khởi đông các dự án nhà ở khổng lồ được xây dựng tại các khu Mok-dong, Kodok-dong, Kaepo-dong và Sanggye-dong.

Năm 1989, chính phủ Hàn Quốc xây dựng năm thành phố vệ tinh là Ilsan, Pundang, Sanbon, Pyongchon và Chungdong để giảm bớt tình trạng thiếu nhà ở Seoul. Seoul không còn là một thành phố độc lập, mà là trung tâm của vùng mở rộng đô thị hơn 20 triệu người.

Thành phố tiếp tục thay đổi nhanh chóng vào những năm 1990, khi nền tảng công nghiệp từ lao động được thay bằng công nghệ cao.

Sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp thông tin và truyền thông tại Seoul là nền tảng của tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc thời gian qua. Thành phố đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao để thu hút đầu tư nước ngoài và các công ty đa quốc gia.

Sân bay quốc tế Incheon cũng giúp Seoul trở thành trung tâm giao thông quốc tế. Hiện nay, Seoul đang hướng đến mục tiêu trở thành thành phố toàn cầu, là trung tâm tài chính và thương mại của Đông Bắc Á.

Sau khủng hoảng tài chính vào cuối những năm 1990, Seoul cũng phải đương đầu với nhiều vấn đề đô thị như thất nghiệp và phúc lợi xã hội. Sự ra đời của một hệ thống quyền tự quản của địa phương là khởi đầu mới cho Seoul.

Bầu cử trực tiếp thị trưởng và hội đồng thành phố cũng mang lại thay đổi cơ bản trong chính trị địa phương, cho phép người dân tham gia đóng góp kế hoạch xây dựng thành phố. “Seoul vừa củng cố vị trí thành phố toàn cầu vừa đang tìm cách xây dựng một đời sống văn hóa riêng”, sử gia Chang nhận định.

“Từ một thủ đô nhỏ và ít được biết đến, Seoul đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới. Thật khó có thể nghĩ đến một thành phố nào khác trên thế giới trải qua sự thay đổi kinh ngạc đến như vậy”, nhà nghiên cứu Kim Kwang-joong thuộc Viện Phát triển Seoul nhấn mạnh.

Hiện nay, Seoul là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả Hàn Quốc. Khu vực đô thị quanh Seoul hiện tập trung 84% cơ quan và tổ chức chính phủ, 88% của 30 công ty lớn nhất Hàn Quốc, và 65% trong số các trường đại học phổ biến nhất cả nước.

Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới xét về GDP (GDP bình quân năm 2015 là 27.900 USD). Thủ đô Seoul đứng thứ 7 trong nhóm các thành phố bền vững nhất thế giới.

  • Kinh tế Hàn Quốc
  • Bốn con hổ châu Á
  • Làn sóng Hàn Quốc
  • Kỳ tích Đài Loan
  • Đổi mới (Cải cách kinh tế Việt Nam)
  • Cải cách kinh tế Trung Quốc

  1. ^

    “Park Chung-hee Admired for Making Something Out of Nothing”. The Korea Times. Truy cập 2 tháng 10 năm 2015.

  2. ^ “S. Korea Is a Role Model for Africa: Obama”. koreatimes. Truy cập 2 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ a ă Cumings, Bruce. Korea’s Place in the Sun: a Modern History. New York: Norton, 2005. Print.
  4. ^ Korea: A Century of Change By Jürgen Kleiner
  5. ^ a ă Ch’oe, Yong-ho, Peter H. Lee, and Wm. Theodore de Bary “Politics and Economy in South Korea” Sources of Korean Tradition Volume II: From the Sixteenth to the Twentieth Centuries. Đại học Columbia, 2006. Trang 370–373.
  6. ^ “World Politics – The Rise of Bureaucratic Authoritarian System in South Korea”. Đại học Cambridge. Truy cập 20 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ Savada, Andrea Matles. South Korea: A Country Study. trang 152.
  8. ^ “Can Africa really be like Korea?” (bằng tiếng Anh). Afrol News.