Hành vi ép khách hàng khi vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ bị phạt bao nhiêu tiền?

Trước tình trạng một số ngân hàng yêu cầu nhân viên ép khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm mới phê duyệt cấp tín dụng diễn ra những năm gần đây, đại diện Bộ Tài chính đã khẳng định rằng trong quy định đã ghi rõ nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm ép buộc khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Cụ thể, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã có các quy định nhằm đảm bảo việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm ép buộc khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Dựa vào các quy định hiện hành, ngay từ cuối năm 2019, sau khi nhận được thông tin phản ánh của một số cơ quan báo chí về tình trạng một số ngân hàng, tổ chức tín dụng có biểu hiện ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, Bộ Tài chính đã có các công văn  yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật khác có liên quan.

“Trong trường hợp phát hiện có vi phạm quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm cần có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo quy định tại hợp đồng đại lý và quy định pháp luật có liên quan”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không hề có yêu cầu sản phẩm bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Thậm chí các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động làm việc và lưu ý đối tác ngân hàng nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật và hợp đồng đại lý, không được ép mua bảo hiểm kèm các gói sản phẩm vay của ngân hàng.

Vào cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Tài chính đã tiếp tục có công văn yêu cầu các ngân hàng có hoạt động đại lý bảo hiểm, rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động này, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp ép khách mua bảo hiểm khi cấp tín dụng.

Ngoài ra, các ngân hàng phải có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng hiểu rằng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối không phải là sản phẩm của ngân hàng và không mang tính bắt buộc.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng nhà nước trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng tuân thủ nghiêm túc quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Trong văn bản mới đây phản hồi chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết pháp luật về kinh doanh bảo hiểm quy định việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, không được bắt buộc khách mua bảo hiểm.

Các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận giữa hãng bảo hiểm với ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ quy định.

Trước thông tin phản ánh một số nhân viên nhà băng bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn (như chỉ giải ngân khi mua thêm gói bảo hiểm nhân thọ), Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng rà soát toàn hệ thống.

Cơ quan này nghiêm cấm hành vi bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm. Thống đốc yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp ngân hàng bắt khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không thực sự cần thiết khi cấp tín dụng.

Thống đốc cho biết đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước các chi nhánh tăng cường thanh, kiểm tra. Đồng thời, cơ quan này sẽ đưa hoạt động bán bảo hiểm của các ngân hàng vào kế hoạch thanh tra hàng năm.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện các quy định liên quan đến đại lý bảo hiểm, tiến hành kiểm tra hoạt động của ngân hàng nhằm đảm bảo tuân thủ nghiêm túc quyền tự do lựa chọn của khách hàng.

Quỳnh Trang

Hành vi ép khách hàng khi vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ bị phạt bao nhiêu tiền?
Dù các ngân hàng bị cấm ép khách mua bảo hiểm khi vay vốn, nhưng nhiều người phản ánh vẫn bị nhân viên ngân hàng gợi ý mua bảo hiểm mới được duyệt vay. (Ảnh minh họa)

Nhân viên tín dụng một ngân hàng (NH) cho biết, ép người vay mua bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đang là quy định “bất thành văn” của NH do hoa hồng đang là nguồn lợi “khủng” cho NH. Nếu khách đồng ý ký hợp đồng BHNT thì hoa hồng mà NH nhận được lên đến 25-27% giá trị hợp đồng bảo hiểm. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Trung Dũng - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) - thừa nhận rằng ông có nghe phản ánh về tình trạng này. Để có thể hạn chế, giảm thiểu việc cán bộ, nhân viên NH ép khách mua BHNT, cần yêu cầu các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm công khai tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm qua kênh NH.

“Đa số khách hàng không có nhu cầu mua bảo hiểm thật sự, chỉ mua vì bị ép sẽ có xu hướng hủy hợp đồng sau 1-2 năm, họ chấp nhận bỏ luôn một khoản tiền đã đóng trước đó vì không có khả năng duy trì. Nếu tỷ lệ hủy ngang hợp đồng qua kênh NH lớn thì cho thấy NH có ép khách mua. NH Nhà nước Việt Nam, Cục Giám sát bảo hiểm cũng có những văn bản cấm NH ép khách mua bảo hiểm nhưng tình trạng này vẫn xảy ra. Chỉ có đưa ra quy định cụ thể thì mới giảm được tình trạng này” - ông Ngô Trung Dũng nói.

Tiến sĩ Võ Đình Trí - đang giảng dạy và nghiên cứu về tài chính tại IPAG Business School Paris (Pháp) - cho rằng giá trị cốt lõi của bảo hiểm là sự bảo vệ tài chính khi có biến cố không may xảy ra. Chính vì vậy mà khi cung cấp các khoản vay mua nhà, mua xe, NH yêu cầu phải có bảo hiểm cho tài sản.

Với trường hợp mua nhà, bảo hiểm chỉ đảm bảo một phần giá trị ngôi nhà, giá trị vật chất, giá trị xây dựng mà không bao gồm giá trị đất nên người đi vay ngoài mua bảo hiểm cho ngôi nhà thì quan trọng hơn phải có bảo hiểm cho bản thân, phòng trường hợp thu nhập trong tương lai bị giảm sút hoặc mất đi vì lý do sức khỏe, bệnh tật.

Ở Việt Nam, thay vì giới thiệu loại hình bảo hiểm thuần túy bảo vệ trước rủi ro thì NH lại ép người đi vay mua những sản phẩm BHNT có kết hợp yếu tố tiết kiệm, đầu tư. Vì như vậy thì mức phí bảo hiểm sẽ nhiều hơn và hoa hồng mà NH nhận được sẽ nhiều hơn. 

Việc phát triển kênh phân phối bảo hiểm qua NH (bancassurance) là cần thiết, nhưng cần hài hòa lợi ích với khách hàng. Ông Trần Đăng Phi - Phó Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra - NH Nhà nước Việt Nam - khẳng định: Việc tham gia bảo hiểm của khách hàng là tự nguyện. Nếu nhân viên tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm là vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt.

“NH Nhà nước đã quán triệt nghiêm túc vấn đề này. Đâu đó có những lúc, những chỗ xảy ra tình trạng này, nhưng không phải là hiện tượng phổ biến. Chúng tôi rất quan tâm và mong nhận được thông tin của các cơ quan báo chí, phát hiện trường hợp nào chúng tôi sẽ kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm” - ông Trần Đăng Phi nhấn mạnh.

Theo Phụ nữ TPHCM

Hành vi ép khách hàng khi vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ bị phạt bao nhiêu tiền?
Các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu sản phẩm bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Thời gian qua, có một số thông tin dư luận phản ánh về hiện tượng nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã có các quy định nhằm bảo đảm việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm ép buộc khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Cụ thể: Khoản 4 Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm đã nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm; Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

Về phía Bộ Tài chính, sau khi nhận được thông tin phản ánh của một số cơ quan báo chí về tình trạng một số ngân hàng, tổ chức tín dụng có biểu hiện “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp phát hiện có vi phạm quy định về hoạt động đại lý cần có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo quy định tại hợp đồng đại lý bảo hiểm và quy định pháp luật có liên quan. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu sản phẩm bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động làm việc và lưu ý đối tác ngân hàng nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật và hợp đồng đại lý, không được ép mua bảo hiểm kèm các gói sản phẩm vay của ngân hàng.

Bộ Tài chính cũng có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, yêu cầu rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, xử lý nghiêm những trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng (nếu có).

Bộ Tài chính đề nghị tổ chức tín dụng có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng và không mang tính bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN ngày 2/7/2014 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng nhằm bảo đảm hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng tuân thủ nghiêm túc quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Anh Minh