Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Câu 1 (trang 98 VBT GDCD 9) 

- Sống có đạo đức là suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức, xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc là mục tiêu sống và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó.

- Tuân theo Pháp luật: Là sống và hành động theo những quy định của pháp luật

Câu 2 (trang 98 VBT GDCD 9) 

Ví dụ về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:

- Chăm sóc ông bà, cha mẹ lúc ốm đau

- Kính trọng, biết ơn thầy cô

- Không tham gia các tệ nạn xã hội

- Không đua xe, sử dụng và tàng trữ chất ma túy

Câu 3 (trang 98 VBT GDCD 9)

Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật: đạo đức là phẩm chất bến vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh hành vi nhận thức, thái độ trong đó có hành vi pháp luật, người có đạo đức thì biết thực hiện tốt pháp luật.

Câu 4 (trang 99 VBT GDCD 9) 

Tấm gương sống có đạo đức và pháp luật: Thầy Đinh Trí, Hiệu trưởng trường Dân tộc nội trú huyện Sỡn Hà (tinh Quảng Ngãi) vừa tự nguyện hiến 75 ha đất rừng trong tổng số 100 ha đất rừng gia đình mình đã bỏ vốn khai hoang, trồng rừng từ nhiều năm nay ở xã Sơn Thượng, trị giá hàng trăm triệu đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất. Ngoài ra thầy Đinh Trí còn vận động 50 cán bộ, giáo viên của trường chuyển nhượng hàng chục hecta đất cho người nghèo đế sản xuất, cải thiện cuộc sống. Huyện uỷ Sơn Hà đã chọn gương điển hình của thầy giáo Đinh Trí để triển khai cuộc vận động ″Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh″.

Cảm nghĩ: Việc làm của thầy giáo Đinh Trí là việc làm rất đẹp, cần được nhân rộng và lan tỏa để nhiều người được biết đến và noi theo. Thầy có tấm lòng cao cả, không vụ lợi cá nhân.

Câu 5 (trang 99 VBT GDCD 9)

Chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật tại vì: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật giúp con người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích và được mọi người yêu quý, kính trọng. Với học sinh sẽ giúp ta thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân.

Câu 6 (trang 99 VBT GDCD 9) 

Để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, học sinh cần phải:

- Học tập tốt, lao động tốt;

- Rèn luyện đạo đức tốt;

- Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội;

- Nghiêm túc thực hiện tốt quy định của pháp luật, kỉ luật của nhà trường.

Câu 7 (trang 99 VBT GDCD 9)

- Những biểu hiện tốt: Chăm sóc ông bà lúc ốm đau, làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ, tham gia tích cực các công việc của lớp, không đua xe máy, không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma tuý, tham gia giữ gìn các di sản văn hoá, giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp luật

- Những biểu hiện chưa tốt: Còn chưa tự giác trong công việc, vi phạm luật giao thông

- Cách rèn luyện: Tự lên kế hoạch cho bản thân, thường xuyên kiểm điểm bản thân và tìm ra cách thay đổi.

Câu 8 (trang 100 VBT GDCD 9) 

Hành vi nào dưới đây là biểu hiện sống có đạo đức?

A. Thờ ơ trước khó khăn của người khác

B. Chế giễu người khuyết tật

C. Tham gia các hoạt động từ thiện

D. Nhận tiền hối lộ của người khác

Chọn đáp án C

Câu 9 (trang 100 VBT GDCD 9) 

Hành vi nào dưới đây là biểu hiện tuân theo pháp luật ?

A. Lạm dụng sức lao động của trẻ em.

B. Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước

C. Lấy của công làm của riêng

D. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Chọn đáp án B

Câu 10 (trang 100 VBT GDCD 9) 

Những hành vi nào dưới đây, vừa là hành vi đạo đức, vừa là hành vi tuân theo pháp luật?

A. Hiếu thảo, chăm sóc, giúp đỡ ông bà, bố mẹ

B. Kính trọng giúp đỡ người già người neo đơn

C. Bảo vệ, giữ gìn môi trường sống

D. Chăm chỉ học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ người học sinh

E. Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo

F. Nhặt được của rơi đem trả người mất

G. Chăm sóc, bảo vệ giúp đỡ trẻ em

H. Giúp đỡ gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ

I. Không phân biệt đối xử với người có HIV, gần gũi giúp đỡ họ

Chọn đáp án: A, C, E, F, H

Câu 11 (trang 101 VBT GDCD 9)

Tấm gương của bạn Nguyễn Văn hà khiến em vô cùng kính phục và cảm động. Bạn đã không ngại hi sinh bản thân mình cứu người gặp nạn, tấm lòng của bạn sẽ mãi là bài học, là tấm gương sáng ngời cho các bạn trẻ ngày nay

Câu 12 (trang 101 VBT GDCD 9)

a. Việc làm của người con trai có vi phạm đạo đức. Tại vì những hành vi thế chấp của hàng mà người mẹ cho để ăn chơi tiêu sài, ngược đại mẹ mình là những hành động bất hiếu, vô nhân đạo đáng bị mỉa mai lên án

b. Việc làm đó có vi phạm pháp luật. Vi phạm quy định cố ý đánh người gây thương tích

c. Qua trường hợp trên, em nhận thấy trong xã hôi hiện nay bên cạnh những người tốt, những người con hiếu thảo hiếu nghĩa còn có những kẻ bất nhân vô tình, xấu xa thậm chí vô cùng độc ác. Họ là những phần tử làm xấu đi bộ mặt xã hội

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 102 VBT GDCD 9)

a. Đang học Lâm lại trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp bởi vì:

Lâm vốn là một học sinh lười học và vô kỉ luật, xa rời tập thể, không biết nhận thức đúng sai, không làm chủ dược bản thân đã dẫn đến xa ngã

b. Hành vi xúc phạm thầy giáo của Lâm chính là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật. Tại vì xúc phạm người đã dạy dỗ, bảo ban có công ơn với mình chính là vô đạo đức, xúc phạm người khác làm tổn hại đến danh dự là vi phạm pháp luật

c. Mỗi quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trong trường hợp của Lâm được thể hiện: Vì vô đạo đức, vô kỉ luật nên Lâm không làm chủ được hành vi dẫn tới vi phạm pháp luật. Cũng bởi có những hành vi vi phạm pháp luật nên Lâm càng ngày càng mất đi cốt cách đạo đức của mình

Câu 2 (trang 102 VBT GDCD 9) 

Kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người sống có đạo đức, pháp luật:

- Kính trọng thầy cô ông bà, cha mẹ

- Chấp hành mọi nội quy, quy định của trường lớp

- Tránh xa những tệ nạn xã hội

- Tôn trọng và làm theo pháp luật

- Giúp đỡ những người gặp khó khăn.

254 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người sống có đạo đức có biểu hiện nào dưới đây?

  • A. Chỉ giúp đỡ những người thân thiết với mình.
  • B. Sống có tình nghĩa, thương yêu giúp đỡ mọi người.
  • C. Không làm hại cũng không giúp đỡ ai để tránh phiền phức.
  • D. Không nhận sự giúp đỡ của người khác và cũng không bao giờ giúp đỡ ai.

Câu 2: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp

  • A. giáo dục, thuyết phục, răn đe
  • B. giáo dục, nhắc nhở, răn đe.
  • C. giáo dục, nhắc nhở, lên án
  • D. giáo dục, thuyết phục, cưỡng chẽ.

Câu 3: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là?

  • A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.
  • B. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người.
  • C. Được mọi người yêu quý, kính trọng
  • D. Cả A,B,C.

Câu 4: Người biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đên mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động đề thực hiện mục tiêu là người

  • A. sống thiếu đạo đức
  • B. sống có đạo đức.
  • C. tuân theo pháp luật
  • D. vi phạm pháp luật.

Câu 5: Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với công việc?

  • A. Cổ gắng làm cho xong công việc để không bị phê bình.
  • B. Né tránh, đùn đẩy cho người khác những nhiệm vụ khó khăn.
  • C. Luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi công việc không suôn sẻ.
  • D. Có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 6: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?

  • A. Tuân theo pháp luật.
  • B. Sống có đạo đức.
  • C. Sống có văn hóa.
  • D. Sống có trách nhiệm.

Câu 7: Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?

  • A. Vi phạm pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Thực hiện pháp luật.
  • D. Sử dụng pháp luật.

Câu 8: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức?

  • A. Nói tục, chửi bậy
  • B. Vứt rác đúng nơi quy định
  • C. Nhường nhịn các em nhỏ
  • D. Lễ phép với ông bà, cha mẹ

Câu 9: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là?

  • A. Sống có đạo đức.
  • B. Sống có kỉ luật.
  • C. Sống có trách nhiệm.
  • D. Sống có văn hóa.

Câu 10: Việc tuân theo các giá trị đạo đức dựa trên cơ sở nào dưới đây?

  • A. Nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục.
  • B. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
  • C. Giáo dục, răn đe, cưỡng chế.
  • D. Tự giác thực hiện, dư luận xã hội lên án, lương tâm cắn rứt.

Câu 11: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sống có đạo đức?

  • A. Dắt cụ già qua đường
  • B. Bắt nạt các em nhỏ.
  • C. Chặt phá rừng bừa bãi
  • D. Gây gổ đánh nhau với các bạn.

Câu 12: Người tuân theo pháp luật là người

  • A. hiểu thảo với ông bà, cha mẹ
  • B. tham gia các hoạt động từ thiện.
  • C. chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
  • D. nhặt được của rơi trả lại người mất.

Câu 13: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

  • A. Săn bắt cướp bảo vệ trật tự trị an xã hội.
  • B. Học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện thể chất.
  • C. Khiếu nại những việc làm sai trái của cán bộ nhà nước
  • D. Cưu mang, nuôi dưỡng những em nhỏ mô côi, không nơi nương tựa.

Câu 14: Tuân theo pháp luật là

  • A. can thiệp bằng mọi cách để bảo vệ những người yêu thế.
  • B. không làm bắt cứ việc gì để tránh vi phạm pháp luật.
  • C. luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật.
  • D. dùng vũ lực đề giải quyết các mẫu thuẫn trong xã hội.

Câu 15: Hành vi nào dưới đây vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức?

  • A. Nói dối bố mẹ.
  • B. Không nhường nhịn các em nhỏ.
  • C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
  • D. Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu.

Câu 16: Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?

  • A. Tuân theo pháp luật.
  • B. Pháp luật.
  • C. Sống có đạo đức.
  • D. Đạo đức.

Câu 17: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về?

  • A. Sống có đạo đức.
  • B. Sống có trách nhiệm.
  • C. Sống có kỉ luật.
  • D. Sống có ý thức.

Câu 18: Trong những ý kiên dưới đây, ý kiến nào đúng?

  • A. Chỉ cần tuân theo pháp luật, không nhất thiết phải tuân theo chuẩn mực đạo đức.
  • B. Người có đạo đức sẽ biết tự giác thực hiện những quy định của pháp luật.
  • C. Những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện nay.
  • D. Tuân theo pháp luật là đã thực hiện đầy đủ những chuẩn mực đạo đức.

Câu 19: Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?

  • A. Sống có đạo đức.
  • B. Sống có kỉ luật.
  • C. Đạo đức.
  • D. Pháp luật.

Câu 20: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?

  • A. Tham nhũng
  • B. Trốn nghĩa vụ quân sự.
  • C. Đi xe máy vượt đèn đỏ
  • D. Người tâm thần gây án.

Câu 21: Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

  • A. Sống có đạo đức.
  • B. Sống có kỉ luật.
  • C. Sống có trách nhiệm.
  • D. Sống có văn hóa.

Câu 22: Trong những ÿ kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?

  • A. Thấy người bị nạn mà không giúp đỡ chỉ là vi phạm đạo đức.
  • B. Học sinh đi xe vượt đèn đỏ không bị xử phạt vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.
  • C. Học sinh từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cô ý.
  • D. Người dưới 18 tuổi dù có gây ra chuyện gì cũng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cập nhật: 07/09/2021