Học viện tư pháp tuyển sinh 2023

Thực hiện Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đại học, học viện, trường đại học, các trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ giáo dục đại học năm học 2022-2023 với 9 nhiệm vụ trọng tâm. 

HOÀN THIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2023

Một trong các nhiệm vụ là nâng cao năng lực thực thi pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Hoàn thiện bộ máy tổ chức, tăng cường năng lực quản trị đại học theo đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, các cơ sở đào tạo hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023. Lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh đưa ra những phương thức tuyển sinh phức tạp, gây khó khăn cho thí sinh;

Xây dựng và công bố kịp thời định hướng, phương hướng cho công tác tuyển sinh từ năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 cần phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Các cơ sở đào tạo có ngành đào tạo giáo viên cần chủ động làm việc với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ, quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, Trung học Cơ sở; Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;

Gắn kết chặt chẽ giữa năng lực đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP THU HỌC PHÍ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hệ thống quản lý, trong dạy và học. Theo đó, cần xây dựng kế hoạch, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các cơ sở đào tạo theo hướng dẫn tại công văn số 4966/BGDĐT-CNTT. Xây dựng và triển khai Đề án thí điểm mô hình giáo dục đại học số trên cơ sở triển khai nền tảng dạy học trực tuyến dùng chung. Phát triển hệ thống khóa học trực tuyến dùng chung của một số nhóm ngành đào tạo trình độ đại học.

Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học phục vụ công tác báo cáo, thống kê, dự báo và các hoạt động quản lý giáo dục đại học. Tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Triển khai các giải pháp thu học phí không dùng tiền mặt.

Các cơ sở đào tạo tăng cường các điều kiện đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học trực tuyến và trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Đối với công tác kiểm định, bảo đảm chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo rà soát các điều kiện bảo đảm chất lượng của ngành và chương trình đào tạo, trong đó chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo đủ về số lượng, cơ cấu và đúng tiêu chuẩn, phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo và quy mô đào tạo.

Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở đào tạo, trong đó tập trung phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong; đẩy mạnh kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo theo quy định.

Các cơ sở đào tạo thực hiện đúng quy định về quản lý văn bằng, chứng chỉ; trong đó lưu ý việc lập hồ sơ quản lý văn bằng, chứng chỉ, cấp văn bằng đúng quy định, đặc biệt là văn bằng trình độ tương đương. Chấn chỉnh việc tổ chức thi, đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch để cấp các loại chứng chỉ bảo đảm đúng quy đinh.

Phụ huynh nộp hồ sơ tuyển sinh đầu cấp cho con, em

Thành phố Hà Nội phấn đấu huy động ít nhất 50% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 100% trẻ em độ tuổi mẫu giáo đi học; Duy trì 100% trẻ 5 tuổi đến trường và được học đủ 2 buổi/ngày; Ít nhất 75% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập; 100% trẻ 6 tuổi đủ sức khỏe được vào lớp 1; 100% học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học được vào học lớp 6; 100% học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu được tiếp tục đi học tại các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Hình thức tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 là trực tuyến (thông qua cổng điện tử (http://tsdaucap.hanoi.gov.vn) và trực tiếp.

UBND thành phố yêu cầu tổ chức tuyển sinh tạo thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh; Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc tuyển sinh trái tuyến, không tiếp nhận học sinh trái tuyến đối với các cơ sở giáo dục đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao; Không tổ chức khảo sát đầu năm học, tuyệt đối không tổ chức thi tuyển vào lớp 1.

Với công tác tuyển sinh vào lớp 10, căn cứ nhiệm vụ được phân công, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành; Có phương án xử lý kịp thời, khắc phục các tình huống, nhất là trong tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp; Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho công tác tuyển sinh... Các điểm thi đều phải có tường bao xung quanh, có phương án đề phòng thiên tai, hỏa hoạn.

Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh năm học 2022-2023 của thành phố, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện toàn bộ kỳ thi, tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2022-2023.

Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi và tuyển sinh bảo đảm yêu cầu đề ra. Trong đó, UBND quận, huyện, thị xã có trách kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện của các cơ sở giáo dục về đối tượng tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh; Bảo đảm số học sinh/lớp đúng quy định, góp phần đẩy mạnh kế hoạch công nhận trường chuẩn quốc gia.

Cụ thể, đối với mẫu giáo 3-4 tuổi có không quá 25 trẻ/lớp; Mẫu giáo 4-5 tuổi có không quá 30 trẻ/lớp; Mẫu giáo 5-6 tuổi có không quá 35 trẻ/lớp; Tiểu học có không quá 35 học sinh/lớp và trung học có không quá 45 học sinh/lớp.