Hội người cao tuổi là tổ chức gì năm 2024

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 228 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Hội người cao tuổi là tổ chức gì năm 2024

Chính trị 16:33, 28/03/2017 GMT+7

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội Người cao tuổi Việt Nam

Hội người cao tuổi là tổ chức gì năm 2024

BPO - Bộ Nội vụ vừa có Quyết định số 972/QĐ-BNV phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam. Theo đó, Hội Người cao tuổi Việt Nam có nhiệm vụ và các quyền hạn như sau:

Về nhiệm vụ: Tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội Người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - văn hóa - xã hội; giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên là người cao tuổi. Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người cao tuổi để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của Tổ quốc và của người cao tuổi. Tham gia xây dựng, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội; tham gia tổ chức thực hiện tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Về quyền hạn: Tham gia với Đảng, Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến người cao tuổi và thi hành Hiến pháp, Luật Người cao tuổi. Tham gia thực hiện một số hoạt động, dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Tư vấn, giám sát các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực người cao tuổi và hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

Hội Người cao tuổi được thành lập ở 2 cấp: Cấp Trung ương và cấp xã, phường. Cấp Thành phố và quận, huyện được thành lập là Ban đại diện Hội người cao tuổi.

Ban đại diện Hội Người cao tuổi quận Thanh Xuân được thành lập theo Quyết định số 7806/QĐ-UBND ngày 23/12/2003 của UBND thành phố Hà Nội. Với Ban đại diện cấp quận gồm 9 đồng chí và 11 Hội Người cao tuổi cấp phường. Trong đó:

1. Trưởng Ban đại diện:

2. Bà Nguyễn Thị Thu Hường - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban đại diện;

3. Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Trưởng phòng LĐTBXH quận, Phó Ban đại diện;

4. Bà Chu Thị Tuyết - Ủy viên Thường trực Ban đại diện;

5. Ông Nguyễn Quốc Hoan - Chủ tịch Hội NCT phường Khương Đình - Ủy viên;

6. Ông Hà Dương Lân - Chủ tịch Hội NCT phường Thượng Đình, Ủy viên

7. Ông Đàm Xuân Nghĩa – Phó Phòng VH&TT quận, Ủy viên;

8. Bà Lê Hải Anh – Phó Chủ tịch UBND phường Phương Liệt - Ủy viên;

9. Ông Lê Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận - Ủy viên.

2. Chức năng - Nhiệm vụ:

* Ban đại diện Hội người cao tuổi quận Thanh Xuân: là thành viên của Ủy ban MTTQ quận, có nhiệm vụ tham mưu cho Quận ủy, UBND quận về công tác Hội Người cao tuổi; tiếp thu thực hiện chủ trương công tác của Hội Người cao tuổi Việt Nam và Ban đại diện Hội Người cao tuổi Thành phố; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Hội Người cao tuổi ở cơ sở, thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ với cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp và Ban đại diện Hội Người cao tuổi thành phố;

- Ban đại diện Hội người cao tuổi quận hoạt động theo Điều lệ Hội Người cao tuổi và Luật Người cao tuổi Việt Nam. Được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, có nơi làm việc, có con dấu và tài khoản riêng.

* Hội Người cao tuổi làm nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội Người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn ANCT, TT ATXH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

- Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi;

- Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của người cao tuổi để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người cao tuổi và của Tổ quốc.

Hội Người cao tuổi hoạt động như thế nào?

- Tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bao nhiêu tuổi thì được hưởng trợ cấp người cao tuổi?

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội là 360.000 đồng/tháng (tăng 90.000 đồng/tháng so với quy định cũ tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP).

Trợ cấp người cao tuổi năm 2023 là bao nhiêu?

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi năm 2023 - Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định số 20 2021 ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (gọi tắt là “Nghị định số 20”), mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/ ...

Người cao tuổi khi chết được hưởng chế độ gì?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Người cao tuổi quy định tại Điều 17 của Luật này được hưởng bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng khi chết, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.