Hướng dẫn thực hiện dự toán 2023 năm 2024

Ngày 18/7/2023, Sở Tài chính ban hành Công văn số 1909/STC-QLNS hướng dẫn các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, các cơ quan Đảng, Đoàn thể, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự toán NSNN năm 2024 và Kế hoạch tài chính-NSNN 03 năm 2024-2026.

Theo đó để chuẩn bị báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2023 và xây dựng dự toán NSNN năm 2024 đảm bảo thời gian, chất lượng và hiệu quả. Sở Tài chính yêu cầu các đơn vị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2023 gồm: Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN; tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên; Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, dự án lớn, các chế độ chính sách do Trung ương và tỉnh ban hành; Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án khác sử dụng nguồn vốn ngoài nước; báo cáo tình hình thực hiện cải cách tiền lương; Việc bố trí ngân sách và sử dụng dự phòng ngân sách; Tình hình thực hiện các kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước, Thanh tra,…

Ngoài ra Sở Tài chính cũng hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán NSNN năm 2024 (gồm Dự toán thu NSNN, chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, xây dựng kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách) và xây dựng Kế hoạch tài chính-NSNN 03 năm 2024-2026 (gồm lập kế hoạch thu, chi NSNN 03 năm 2024-2026).

Trên cơ sở báo cáo đánh giá dự toán NSNN năm 2023, xây dựng dự toán NSNN năm 2024, lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 – 2026 của các Sở, ban, ngành, các cơ quan Đảng, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố; Sở Tài chính sẽ tổng hợp trình UBND tỉnh để báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.

Nội dung chi tiết theo công văn số 1909/STC-QLNS ngày 18/7/2023 của Sở Tài chính và tệp biểu mẫu đính kèm.

Ngày 29/7/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 47/2022/TT-BTC về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2023-2025.

Theo đó, xây dựng Dự toán thu NSNN năm 2023 phải được xây dựng theo đúng các quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý thuế và các Luật về thuế, phí, lệ phí và các văn bản pháp luật có liên quan, diễn biến phục hồi của nền kinh tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu của NSNN. Đồng thời bám sát tình hình kinh tế - xã hội, tài chính thế giới và trong nước, tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, về quản lý thu, chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, xây dựng dự toán thu phải gắn với việc quyết liệt thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhất là chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản và các nguồn thu từ đôn đốc thực hiện kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng khoảng 7-9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022 (sau khi loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách).

Không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2022 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN tương ứng mức giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN bảo đảm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/9/2022 và áp dụng cho việc xây dựng dự toán NSNN năm 2023 và kế hoạch tài chính - NSNN năm 2023-2025./.