Huyện Thanh Chương có bao nhiêu xã và thị trấn?

"Thanh Chương mời bạn về thăm" Sáng tác: Phan Thanh Chương; "Nhớ lắm quê mình ơi" Sáng tác: Hồ Hữu Thới; "Trở lại Thanh Chương" Sáng tác: Trần Hoàn; "Thanh Chương mến thương" Sáng tác: An Thuyên; "Lời ru tháng Chín" Sáng tác: Tân Huyền; "Khúc hát sông quê" Thơ: Lê Huy Mậu, nhạc: Nguyễn Trọng Tạo; "Mơ quê" Sáng tác: Nguyễn Tài Tuệ; "Ngọt ngào Thanh Chương" Sáng tác: Như Khôi; "Đêm xuân Thanh Mai" Thơ: Trần Duy Ngoãn, nhạc: Ngô Quốc Tính; "Về Thanh Chương" Sáng tác: Lê Văn Hoan;

Toạ độ:   18°44'22"N   105°13'8"E

Thị trấn Thanh Chương được thành lập theo Quyết định số 141/QĐ-HĐBT ngày 27 - 10 - 1984 của Hội đồng Bộ trưởng, trên cơ sở tách 64ha của xã Đồng Văn, 124ha của xã Thanh Đồng và 92ha của xã Thanh Ngọc.


1. Tên gọi
Thị trấn Thanh Chương được biết tới với tên gọi xa xưa là Dùng. Truông Dùng, Chợ Dùng, Cây đa Dùng, bến đò Dùng, cầu Dùng, di chỉ văn hóa Dùng, Rạng,... đã gắn với chiều dài lịch sử và tiềm thức người dân.

Ngày 27/10/1984, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), ban hành Quyết định số 141/QĐ-HĐBT, Dùng được lấy tên mới là Thị trấn Thanh Chương.

Từ đó, trong các văn bản hành chính đều thống nhất tên gọi là thị trấn Thanh Chương nhưng địa danh Dùng vẫn được lưu giữ trên cột số hay giao dịch, trao đổi dân sự,...

2. Vị trí địa lý và địa giới hành chính
a) Vị trí địa lý
Thị trấn Thanh Chương nằm trong tọa độ từ 18°022’22’’ đến 18°02’36’’ vĩ độ Bắc, 105°19′07’’ đến 105°19’63’’ kinh độ Đông, là địa bàn trung tâm huyện, nằm dọc theo Quốc lộ 46B, cách trung tâm thành phố Vinh 45km, có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt về lĩnh vực công nghiệp, đô thị, dịch vụ, thương mại.

b) Địa giới hành chính
- Phía Bắc giáp xã Thanh Đồng;
- Phía Tây giáp sông Lam, hữu ngạn là xã Thanh Lĩnh;
- Phía Đông giáp xã Thanh Ngọc;
- Phía Nam giáp xã Đồng Văn.

3. Sơ lược về Thị trấn Thanh Chương qua các thời kỳ lịch sử
Dùng, Rạng là một trong những nơi được phát hiện có sự sống của người nguyên thủy. Họ sống bằng nghề săn bắt, hái lượm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di vật cổ bằng đá, được đẽo thành công cụ để chặt, nạo thuộc thời đại văn hóa Sơn Vi, cách đây từ hai vạn đến 12 ngàn năm.

Xa xưa, đây là vùng hoang vắng, hẻo lánh. Đã từng có câu ca: Khi mô cho hết Truông Dùng/ Cho qua Truông Rạng, cho cùng Truông Si.

Qua bao thế kỷ chống chọi với thiên tai, thú dữ và giặc giã để tồn tại và phát triển, cư dân ở đây ngày càng đông đúc và tiếp nhận nhiều nguồn dân cư - chủ yếu từ phương Bắc về khai khẩn, lập nghiệp.

Huyện Thanh Chương xưa nằm hoàn toàn phía hữu ngạn sông Lam. Vùng tả ngạn sông Lam (từ Thanh Hưng xuống Thanh Khai ngày nay) thuộc huyện Nam Đường (Nam Đàn).

Năm 1831, Vua Minh Mệnh cắt tổng Đặng Sơn, phía trên của Thanh Chương để lập huyện mới Lương Sơn (Nay là Anh Sơn và Đô Lương).

Thời vua Thành Thái (1889 - 1907), cắt tổng Nam Kim ở phía cuối của Thanh Chương sáp nhập vào huyện Nam Đàn. Đổi lại, phần lớn tổng Xuân Lâm (trước gọi là Lâm Thịnh) và toàn bộ tổng Đại Đồng của Nam Đàn (từ Thanh Khai lên Thanh Hưng ngày nay) được sáp nhập với huyện Thanh Chương.

Xa xưa, huyện lỵ Thanh Chương được đặt ở Tổng Bích Triều. Từ thời Thành Thái, trung tâm huyện đặt tại Rộ (xã Võ Liệt) cho đến sau Cách mạng Tháng Tám-1945.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, trên cơ sở 5 tổng cũ, huyện Thanh Chương chia thành 12 xã. Lúc này, tổng Đại Đồng có hai xã Đại Đồng và Đồng Văn. Lúc bấy giờ Dùng thuộc xã Đồng Văn.

Đầu năm 1954, Thanh Chương chia thành 41 xã mới. Xã Đại Đồng chia thành 5 xã là: Thanh Hưng, Thanh Văn, Thanh Tường, Thanh Đồng và Thanh Phong.  Xã Đồng Văn chia thành 3 xã là: Thanh Ngọc, Thanh Luân và Thanh Tài. Dùng thuộc một phần của xã Thanh Ngọc, một phần của Thanh Luân, một phần của Thanh Đồng.

Trong kháng chiến chống Pháp (1946 -1954), chống Mỹ (1965-1973), cơ quan huyện sơ tán đến nhiều địa điểm khác nhau và cũng chỉ là nơi chỉ huy, hành chính, không đồng nghĩa với trung tâm về kinh tế, văn hóa, xã hội. Về cơ bản, sau ngày hoà bình lập lại (tháng 7/1954), Dùng là huyện lỵ của Thanh Chương cho đến ngày nay.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Dùng được lần lượt đầu tư xây dựng cơ quan Huyện ủy, UBND huyện, Công an, Quân sự huyện, Trường Cấp III Thanh Chương, Bệnh viện huyện, Nhà máy Diêm, Nhà máy Đường, Nhà máy mì sợi, Xí nghiệp Quyết Thắng, Xí nghiệp Dược phẩm, Xí nghiệp Thủy lợi, Cửa hàng Bách hóa, Cửa hàng ăn uống, Bưu điện, Ngân hàng Nhà nước,... Ngày 19/3/1965, Mỹ ném bom xuống Dùng, Rạng. Hàng chục người chết và bị thương. Nhiều cơ quan, trường học, tài sản của Nhân dân bị phá hoại nghiêm trọng. Các cơ quan, công sở, trường học lại tiếp tục sơ tán. Sau năm 1973 mới từng bước trở lại khôi phục.

Ngày 27/10/1984, theo Quyết định số 141/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), thành lập Thị trấn Thanh Chương, trên cơ sở tách 64ha của xã Đồng Văn, 124 ha của xã Thanh Đồng và 92 ha của xã Thanh Ngọc.

Ngày 11/10/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 96/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Thanh Chương trên cơ sở sáp nhập thêm 358,1ha diện tích tự nhiên và 1.871 nhân khẩu của xã Thanh Ngọc; 13,23ha diện tích tự nhiên và 357 nhân khẩu của xã Đồng Văn.

Ngày 17/07/2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết số 08/NQ-HĐND về việc sáp nhập, đổi tên xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thị trấn Thanh Chương từ 15 khối sáp nhập thành 07 khối và lấy tên các khối từ Khối 1A đến Khối 7A.

Ngày 19/5/2018, thị trấn Thanh Chương đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là đô thị loại V và hiện nay đang trong quá trình hướng tới xây dựng Thị trấn Thanh Chương trở thành đô thị loại IV.

4. Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Nằm sát tả ngạn sông Lam, có những dãy đồi núi thấp hình bát úp nổi lên trên những giải đất bằng phù sa cổ nhỏ hẹp nối tiếp với các xã lân cận. Vùng trung tâm là những vùng ruộng thấp trũng, lầy thụt được cải tạo thành dãy ao hồ nhân tạo vừa cải tạo môi trường vừa tôn vẻ đẹp cảnh quan đô thị. Nhà ở cư dân tập trung những vùng ven đồi và bám các trục đường dân sinh. Địa hình ấy có thể tận dụng lợi thế tự nhiên để quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch một thị trấn trung du, miền núi thấp hợp lý.

Đường giao thông: Đường quốc lộ 46B, trên cơ sở nâng cấp đường 15B chạy dọc thị trấn 3,8 km, là trục chính nối thị trấn Thanh Chương với Vinh, Đô Lương. Trên địa bàn hiện có 10,1 km đường nhựa, 21,2 km đường xi măng, 4 km đường cấp phối,... Trong đó đã có 30 tuyến đường được mang tên các danh nhân.

Về sông ngòi: Sông Lam chạy dọc huyện, ngăn cách thị trấn với Thanh Lĩnh và các xã vùng hữu ngạn. Sông bồi đắp phù sa màu mỡ ven sông, cung cấp nguồn hải sản, là nơi cấp và thoát nước, phục vụ cho sản xuất và đời sống, là nguồn cát sạn làm vật liệu xây dựng quan trọng. Xa xưa, sông Lam còn là tuyến giao thông đường thủy quan trọng. Tuy nhiên, những năm mưa to, lụt lớn, sông Lam cũng đe dọa đến sản xuất và đời sống.

Rào Gang (sông Đa Cương), không chỉ là nguồn nước giúp ích cho sản xuất, sinh hoạt mà còn có ý nghĩa thoát nước cho thị trấn và các xã lân cận, chảy xuống Tổng Xuân Lâm ra sông Lam.
Khe Son: Thoát nước cho vùng phía nam Thị trấn, chảy ra sông Lam.

Về thổ nhưỡng: Vùng ven sông, suối, soi bãi, chủ yếu là đất phù sa, pha cát, đất thịt nhẹ có thể trồng cây lương thực, rau màu. Vùng đồi núi chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, một số ít bị bào mòn, trơ sỏi đá, chua phèn, bạc màu, có thể trồng cây ăn quả. Một số ruộng quanh chân đồi trũng thấp, lầy thụt được cải tạo thành ao hồ.

Về khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, thị trấn Thanh Chương có chung đặc điểm khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ. Khí hậu chia thành hai mùa khá rõ. Mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nóng nhất là tháng 7, kèm theo gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào) gây khô nóng, hạn hán, nhiệt độ cao nhất lên đến trên 40°C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ thấp nhất có khi xuống dưới 10°C. Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1.500mm. Lượng mưa phân bố không đều, lớn nhất vào tháng 8, 9, 10, thường gây ngập úng; thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, kèm theo gió mùa Đông Bắc gây giá rét. Hàng năm, thường chịu ảnh hưởng từ 2 - 4 cơn bão, sức gió từ cấp 7 đến cấp 10, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Về khoáng sản: Hiện tại, chưa phát hiện tài nguyên khoáng sản gì đáng kể. Chỉ có cát sạn từ sông Lam; một vùng có mỏ đất sét, tạo điều kiện cho việc tạo nguồn vật liệu xây dựng.

5. Dân số, lao động
a) Quy mô và mật độ dân số
Năm 2022, thị trấn có 2.848 hộ, với 11.092 nhân khẩu, phân bố trên 07 khối dân cư. Mật độ dân cư không đều, có xu hướng quy tụ về các khu vực phát triển thuận lợi như ở các khối trung tâm.

b) Lao động
Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2022 là 4.616 người, chiếm 41,6% dân số. Chủ yếu là lao động phi nông nghiệp.

6.Dân tộc, tôn giáo
a) Về dân tộc
- Cư dân hầu hết là dân tộc Kinh, chỉ có một số ít các nhân khẩu từ nơi khác đến có gốc các dân tộc thiểu số như dân tộc Thái.

b) Về tôn giáo
Phần lớn cư dân theo đạo thờ cúng tổ tiên, ông bà; một số theo đạo Công giáo và một số theo Phật giáo. Trên địa bàn có 01 cơ sở thờ tự (Chùa Ngưu Tử).

7.  Vài nét về đặc điểm văn hóa, xã hội và truyền thống
Cư dân thị trấn vừa có yếu tố truyền thống lâu đời của Thanh Ngọc, Đồng Văn, Thanh Đồng, vừa có yếu tố “động” của bộ phận nhập cư gắn với quá trình công tác của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan, bệnh viện, trường học, xí nghiệp, chợ Dùng,... Cộng đồng cư dân truyền thống mang đậm nét bản sắc của người dân từ xa xưa đã gắn với mảnh đất này cũng như một bộ phận “tinh hoa” từ các miền quê khác. Qua quá trình sinh sống đã biết, chia sẻ, thông cảm lẫn nhau, tạo ra một đô thị mang đậm nét bản sắc quê hương.

Nét nổi bật là người dân chịu khó, chăm chỉ, có ý chỉ vươn lên. Một bộ phận buôn bán nhỏ, hàng vặt, nhưng nhờ tiết kiệm, “góp gió thành bão” mà tạo cho mình cuộc sống ổn định. Nhiều gia đình từ buôn bán nhỏ mà làm nên những của hàng, cửa hiệu khá giả, có uy tín.

Khác với cư dân những đô thị mới, đô thị lớn, cư dân ở đây có truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Do thử thách trong quá trình chống chọi với thiên tai, giặc dã, người dân cố kết cộng đồng, “tối lửa tắt đèn có nhau”.
Vốn là miền quê hiếu học, khổ học, học giỏi, sự học được người dân quan tâm. Các trường học trên địa bàn đều là những trường có chất lượng hàng đầu của huyện. Nhiều gia đình dù kinh tế còn khó khăn nhưng vẫn ưu tiên việc học cho con cháu. Nhiều gia đình khá giả nhờ sự đầu tư bền vững cho con em.

Tôn giáo, tín ngưỡng được tự do và tôn trọng theo đúng pháp luật. Phần lớn cư dân theo đạo thờ cúng Tổ tiên, ông bà; có cơ sở thờ tự Phật giáo (chùa Ngưu tử), có 26 hộ dân với 56 người theo đạo Thiên chúa. Bà con lương, giáo, giới phật tử tôn trọng lẫn nhau, chung sống lành mạnh với nhau trên địa bàn.

8. Một số thông tin, tình hình, số liệu về phát triển kinh tế
-Hiện tại có hơn 70 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn;
-Cơ cấu kinh tế: +Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 32,6%;
+ Dịch vụ thương mại: 63,4%; +Nông, lâm nghiệp: 4%;
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2015 - 20201): 12%;
-Thu nhập bình quân đầu người/năm: 90 triệu đồng;
-Số trạm biến áp: 9 trạm.
-Các nghề gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ phát triển nhanh:
+Sản lượng gạch tuynen: 36 triệu viên/năm;
+Gạch không nung: 1,9 triệu viên/năm;
-55 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;
-600 hộ kinh doanh cá thể;
-Tổng diện tích gieo trồng năm 2021 là 276,35 ha;
-Tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm 2021 đạt 1300 tấn;
-Thu nhập bình quân/ha đất canh tác nông nghiệp: 81.6 triệu;
-Số trang trại có thu nhập ổn định: 10;
-Diện tích rừng trổng: 114 ha;
-Nuôi trồng thủy sản: 27,2 ha;
-Thu ngân sách năm 2021: Hơn 20 tỷ đồng.

9. Một số thông tin, tình hình, số liệu về văn hóa-xã hội
-Số trường Mầm non công lập: Gồm 2 cụm trường, 17 lớp, 587 cháu; Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1
-Số trường Mầm non tư thục:  01 trường;
-Trường Tiểu học: 32 lớp, 1050 em; Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1
-Trường THCS: 12 lớp, 403 em, Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1
-Hệ thống truyền thanh cơ sở: 12 cụm loa.
-Quản lý chặt chẽ hoạt động Karaoke; băng đĩa, intenet;
-Tất cả các Khối đều có thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ;
-Số hộ dùng nước sạch: đạt tỷ lệ 100%;
-Lao động qua đào tạo đến năm 2021: 70%;
-Tỷ lệ hộ nghèo năm 2021: 1,2%;
-Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2021 là 85%;
-Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng: 100%;
-Số cây xanh đã trồng sống: 1.455 cây;
-Tiếp tục duy trì hoạt động “Chủ nhật xanh” hàng tháng.

10. Vài nét về quốc phòng, an ninh
-Xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện tốt công tác quân sự địa phương và công tác Dân quân hàng năm;
-Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu gắn với làm tốt trực phòng chống lụt bão, phòng chống cháy rừng.
-Tổ chức sơ khám và khám tuyển nghĩa vụ quân sự hàng năm đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng;
-Thực hiện tốt việc tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ, tiếp nhận và đăng ký quản lý quân nhân xuất ngũ trở về địa phương.
-Thực hiện tốt các chính sách Hậu phương quân đội;
-Duy trì tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Tổ tự quản kiểu mẫu”;
-Số tuyến đường có điện chiếu sáng ban đêm: 15 tuyến;
-Số camera an ninh công cộng đã lắp đặt: 12 cái Hiện nay, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành và Nhân dân Thị trấn đang tập trung xây dựng Thị trấn Thanh Chương đạt chuẩn đô thị văn minh giai đoạn2022 -2024.

Tin tưởng rằng với sự quan tâm của Huyện ủy – HĐND – UBND, các Ban, Ngành, Đoàn thể cấp huyện, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị trấn Thanh Chương sẽ khắc phục mọi khó khăn, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Thanh Chương nhiệm kỳ 2020-2025, đoàn kết chung sức thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, thi đua xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập người dân, hướng đến đơn vị đạt chuẩn đô thị văn minh vào năm 2024./.

Huyện Thanh Chương có bao nhiêu xã và thị trấn nêu cụ thể tên xã thị trấn?

1 - Cát Văn chia thành 3 là: Thanh Cát, Thanh Bài và Thanh Bình. 2 - Minh Sơn chia thành 4 là: Thanh Đức, Thanh Mỹ, Thanh Nho và Thanh Hòa. 3 - Tam Đồng chia thành 3 là: Thanh Tiên, Thanh Liên và Thanh Chung. 4 - Đồng Thanh chia thành 2 là: Thanh Hương và Thanh Lĩnh.

Huyện Nam Đàn có bao nhiêu xã thị trấn?

Huyện Nam Đàn có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nam Đàn (huyện lỵ) và 18 xã: Hồng Long, Hùng Tiến, Khánh Sơn, Kim Liên, Nam Anh, Nam Cát, Nam Giang, Nam Hưng, Nam Kim, Nam Lĩnh, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Xuân, Thượng Tân Lộc, Trung Phúc Cường, Xuân Hòa, Xuân Lâm.

Huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An có bao nhiêu xã?

Huyện Yên Thành có 38 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Hậu Thành, Hùng Thành, Bảo Thành, Bắc Thành, Công Thành, Đô Thành, Đồng Thành, Đức Thành, Hồng Thành, Hợp Thành, Hoa Thành, Khánh Thành, Lăng Thành, Liên Thành, Long Thành, Lý Thành, Mã Thành, Minh Thành, Mỹ Thành, Nam Thành, Nhân Thành, Phúc Thành, Phú ...

Huyện Thanh Hà Hải Dương có bao nhiêu xã?

Huyện Thanh Hà có thị trấn Thanh Hà và 24 xã: An Lương, Cẩm Chế, Hồng Lạc, Hợp Đức, Liên Mạc, Phượng Hoàng, Quyết Thắng, Tân An, Tân Việt, Thanh An, Thanh Bính, Thanh Cường, Thanh Hải, Thanh Hồng, Thanh Khê, Thanh Lang, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Xuân, Tiền Tiến, Trường Thành, Việt Hồng, Vĩnh Lập.