Kh tám là ai

Tâm không nằm ở đâu cụ thể trên thân.

Nếu vậy mọi người sẽ nghĩ tâm là tâm hồn. Bạn cũng có thể nghĩ như vậy, nhưng bạn chỉ cần phân biệt một chút rằng tâm đây không phải là ‘tâm hồn’ hay ‘linh hồn’ theo như định nghĩa các tôn giáo khác. Vì tâm, theo Phật giáo, là một tiến-trình, một dòng chảy, và luôn luôn biến đổi; chứ không phải là một cái gì đó cố định theo kiểu một ‘linh hồn’ cố định, bất biến và truyền kiếp. Phật giáo không công nhận có một ‘linh hồn cố định, bất biến và truyền kiếp’.

Bạn có thể hiểu nôm na như vầy: tâm là phần không dính líu đến thân, nhưng nó ở đâu đó trong thân. Và chính tâm là cái ghi nhận, nhận thức, chịu, hưởng, và thay đổi không ngừng theo mọi cảm giác sướng-khổ của sự sống.

Phật giáo định nghĩa rõ hơn về tâm với những đặc tính, như sau:

Tâm là một hiện tượng phi-vật-chất, nó nhận thức, nghĩ, nhận biết, nếm trải, và phản ứng với đối tượng bên ngoài thông qua sự tiếp-xúc của giác quan và thức sinh ra từ các giác quan đó.

Theo kinh điển, tâm có hai đặc tínhcơ bản: trong suốt và sáng tỏ.

  • Trong-suốt: có nghĩa là trong suốt, không hình dạng, không màu sắc; không vết, trong sạch; và vì vậy, đặc biệt, có nghĩa là "những ý nghĩ và những đối tượng khác của tâm có thể khởi sinh bên trong nó". (Giống như kiểu một không gian chân không trong suốt, và bụi bặm hay thứ khác có thể xuất hiện và hiện lên bên trong đó).
  • Sáng-tỏ: có nghĩa là sáng và có thể tự chiếu sáng; và vì vậy, đặc biệt, có nghĩa là có thể "thấy-biết" mọi sự vật hiện tượng đúng-như-chúng-là. (Giống như sự sáng tỏ của đèn chiếu có thể chiếu rọi vào chỗ tối để nhìn-thấy mọi thứ một cách rõ rệt).“Trong suốt và sáng tỏ” chính là cách miêu tả cái chân-tâm, cái tâm nguyên thủy, cái tâm gốc của con người. Chân-tâm vốn là thanh tịnh và trí tuệ.

Nhiều người cho rằng tâm ở chỗ trái tim (Điều này trùng hợp trong tiếng Pali, Thái Lan, Hán, Hán Việt: tâm có nghĩa là tim. Tuy nhiên trong nhà Phật, khi các sư thầy nói trái tim là họ chỉ về tâm, còn khi họi nói tâm là chỉ về tâm chú không phải chỉ về trái tim hữu hình đang đập).Có người nghĩ rằng tâm ở trong bộ não, theo nghĩa tâm trí. Điều đó cũng sai, vì não và tim đều là hữu hình, là có thể nhìn thấy được, chụp hình được, giải phẩu được, cắt được, đụng được. Chúng đều là những bộ phận vật chất, không phải là thứ phi-vật-chất như định nghĩa của tâm.

Tuy nhiên, Đức Phật cũng không nói là tâm nằm ở chỗ nào cụ thể trong thân. Phật chỉ gọi tâm như là một cái "hang" bên trong thân.

Một số diễn dịch ẩn dụ khác về tâm được tìm thấy trong kinh điển và luận giảng:

  • Tâm giống như người khách trọ, thân là căn nhà. Khi căn nhà ‘thân’ chết đi hay tan rã, tâm sẽ đi chỗ khác (tái sinh vào sự sống mới);
  • Tâm là không thể nhìn thấy được, mà chúng ta chỉ có thể khái-niệm hay nhìn-thấy tâm thông qua những gì chứa đựng [xuất hiện, hiện lên, có mặt] bên trong nó. Ví dụ, ta chỉ nhìn thấy hay biết những ý nghĩ, ô nhiễm, tham, sân...đang có mặt trong tâm. (Như đã nói, tâm là trong-suốt, có nghĩa là những thứ khác có thể xuất hiện, hiện lên, có mặt bên trong chân không trong suốt đó.)
  • Kinh điển cũng thường ví rằng: Tâm giống như một tấm gương sáng. Nhưng bụi bặm sẽ bám vào càng lúc càng nhiều. Nếu không có biện pháp ngăn chặn bụi bặm hoặc lau chùi bụi bặm, thì cái gương sẽ càng lúc càng dính bẩn và không còn trong-sáng để mà soi.
  • Hoặc, tâm giống như nước trong suốt, tĩnh- lặng và sáng-tỏ. Tâm tham dục giống như nước trong bị trộn với những màu sơn; Tâm đang sân giận giống như nước đang sôi. Tâm đang ngu si, hay buồn ngủ, hay đờ đẫn thì giống như mặt nước bị tảo rong che khuất. Tâm đang bất an (động) và lăng xăng thì giống như mặt nước trong gió động; Tâm của chúng ta thì bị ô-nhiễm và bất-tịnh giống như nước bùn. Càng khuấy động, thì bùn càng vẫn đục thêm, chỉ có giữ nó yên-lặng và tĩnh-tại thì bùn mới lắng lặng xuống, và nước trở thành trong.
  • Hoặc, tâm của chúng ta si-mê và vô-minh giống bầu trời u ám mây đen. Khi nào xua tan được đám mây vô minh đó, tâm sẽ trở lại trạng thái vốn có của nó là cái tâm "trong sáng như bầu trời xanh" . . .
  • Trong một quyển sách dạy rất hay về tu thiền, thiền sư Bhante Gunaratana nói như vầy:

"Vì chúng ta không thể thấy được tâm, nên chúng ta không thể nào chánh niệm (chú tâm) vào một mình tâm. Thay vì vậy, chúng ta chú tâm vào những thứ chứa trong nó...Ví dụ, làm sao để thấy hay biết những tâm tham, sân, si?. Bạn có thể khéo léo so sánh với những lúc mình không (ít) tham, sân, si.".

Ví dụ, đó là cái tâm tức giận (sân) và ngu mờ (si) khi bạn uống rượu, thì bạn có thể nhận ra nó, vì bạn có thể so sánh nó với trạng thái tâm lúc bạn tỉnh táo, không uống rượu. Tuy nhiên, có những trạng thái tâm rất là tinh-vi mà bạn khó nhận biết để mà đối trị nó. Những loại này cần nhiều thời gian tu tập, rồi bạn sẽ thấy được chúng và đối trị được chúng.

- Khi định nghĩa về tâm và sự tu hành, Đức Phật đã nói như vầy :

"Này các Tỳ kheo, tâm này là sáng tỏ, nhưng nó bị làm hư hỏng bởi những ô nhiễm ngẫu nhiên từ bên ngoài. Một kẻ phàm phu không được chỉ dạy không hiểu được điều này đúng như nó là. Vì vậy, đối với người ấy, không có sự tu dưỡng tâm.

"Này các Tỳ kheo, tâm này là sáng tỏ, nhưng nó không bị dính những ô nhiễm ngẫu nhiên từ bên ngoài. Một đệ tử thánh thiện được chỉ dạy hiểu được điều này đúng như nó là. Vì vậy, đối với người ấy, có sự tu dưỡng tâm."

Những câu kinh này có nghĩa là: Tâm vốn có hai trạng thái. Trạng thái vốn có của nó (chân-tâm) là trong-suốt và sáng-tỏ. Trạng thái thứ hai là bị làm hư hỏng bởi những ô nhiễm từ bên ngoài, tức bị lu-mờ và dơ-bẩn. Người không có trí (không học hiểu giáo pháp) thì không hiểu được, nên không thực hành việc tu dưỡng tâm. Người có trí (có học hiểu giáo pháp) thì hiểu được và nỗ lực tu dưỡng tâm, làm trong sạch tâm.

Về mặt tu tập giới hạnh và thiền tập, có một số giảng giải như sau:

Tâm vốn là tinh khiết và trong sạch. Nhưng vì chúng ta bị dính nhiều ô nhiễm và bất tịnh, như: tham, sân, si, và rất nhiều loại thói tâm lâu ngày và lâu đời (tập khí) thuộc ba nhóm tham, sân, si này. Vì có những thứ ô nhiễm đó, con người mới bị khổ đau vì luôn chạy theo khoái lạc nhục dục, chạy theo những niềm tin sai lầm, và tạo ra nghiệp xấu dẫn dắt mình vào vòng sinh-tử liên tục và đầy đau khổ.

Phật giáo đã tìm ra những nguyên-nhân đó của sự khổ và sự luân hồi sinh-tử. Đó chính là dục-vọng và/do những quan niệm sai lầm và si mê (về cái ‘Ta’, bản ngã, linh hồn, về mê tín...).

  1. Những dục vọng và quan niệm sai lầm [tà kiến] đó thể hiện trong chúng ta bằng những thói-tâm [tập khí] thuộc tham, sân, si, dưới những dạng chướng ngại thô-tế và dễ-thấy trong thân tâm.
  2. Những dục vọng và quan niệm sai lầm [tà kiến] đó cũng nằm tàng ẩn bên dưới những lớp sâu của tâm thức [tàng thức] dưới những dạng thói-tâm-nặng [gông cùm] rất vi-tế và khó-thấy, như Đức Phật đã đặt tên.

Muốn hết khổ đau và sinh tử thì phải diệt trừ hết những dục-vọng và những tà-kiến sai lầm và si mê đó. Về mặt thực hành, đó là làm cho tâm trong sạch, loại trừ và tẩy sạch những ô nhiễm đã nói trên. Đó chính là sự tu tập tâm, tu dưỡng tâm. Đó là "thiền". Và những cách thức tu thiền đã được Đức Phật chỉ dạy, và các thầy tổ đã hướng dẫn qua bao đời.

Vì vậy, việc tu hành theo đạo Phật cũng được gọi là "tu tâm", tức là tu sửa tâm: loại bỏ những tâm xấu.

Tiến-trình làm trong sạch tâm nằm trong việc sống giữ giới hạnh, thực hành thiền tập để giúp tâm trong sạch [trong suốt] và trí tuệ [sáng tỏ] như bản chất chân-nguyên của nó.

Khi nào tâm trở nên được trong sạch, tâm được giải thoát, và trạng thái giải thoát hoàn toàn đó được gọi là Niết-bàn: trạng thái cao quý nhất mà các bậc A-la-hán và Phật đã chứng đắc được.

Nguồn:Vấn Đáp Phật Giáo- Lê Kim Kha (biên soạn)

Trong bài “Một tháng đứng đầu sóng ngọn gió không thể nào quên” đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 23-9-2008, tôi có viết:“Đêm 17-10, thiếu niên Lê Văn Tám được anh Lê Văn Châu tổ chức, đã tình nguyện bí mật đột nhập vào bên trong, mang theo diêm và xăng, đã đốt được kho đạn rất lớn của Pháp, gần cầu Thị Nghè. Khi rút lui bị dính xăng, bén lửa, đã cháy thành một cây đuốc sống, nêu tấm gương sáng ngời của thiếu niên Việt Nam xả thân vì nước”. Đọc bài báo đó, có người gọi điện thoại cho tôi biết rằng, họ đã đọc một số sách, được xuất bản trong dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có ghi một trận đánh vào kho đạn Thị Nghè vào ngày 8-4-1946. Trong trận này không thấy nêu “Cây đuốc Lê Văn Tám”. Có người đã gửi cho tôi một tài liệu được lấy trên mạng thông tin điện tử, trong đó giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật”. Giáo sư Phan Huy Lê còn cho biết, tiết lộ ra chuyện này là để trả món nợ với ông Trần Huy Liệu. Sau Cách mạng Tháng 8-1945, ông Trần Huy Liệu đã tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Liệu đã nói với ông Lê rằng: “Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa”. Những năm sau năm 1945, ông Liệu đã giữ chức Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam và đã mất năm 1969. Giáo sư Lê cũng đề cập đến chi tiết phi lý trong chuyện này là: “Cậu bé Lê Văn Tám, sau khi tẩm xăng vào người và tự châm lửa đốt, vẫn còn khả năng chạy từ ngoài vào kho xăng với quãng đường 50 mét. Tôi đã hỏi một số bác sĩ và họ cho rằng với sức nóng của lửa xăng, một em bé không thể chạy xa như vậy”. Về phần tôi, khi viết về sự kiện “Cây đuốc sống Lê Văn Tám”, tôi đã tìm hiểu từ cuốn “Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975) của Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1994. Chỉ đạo nội dung cuốn sách này là Ban tổng kết chiến tranh của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. Chủ biên là đồng chí Trần Hải Phụng (nhiều năm làm Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định) và đồng chí Lưu Phương Thanh (phụ trách nghiên cứu lịch sử Đảng). Theo sách này thì đánh kho đạn Thị Nghè có hai lần. Lần thứ nhất vào ngày 17-10-1945 và lần thứ hai vào ngày 8-4-1946.Về trận thứ nhất, ở trang 63 của sách này có ghi:“Ngày 17-10-1945, tại mặt trận phía Bắc, quân ta phục kích ở cầu Tham Lương đánh lui đoàn xe của địch gồm 8 chiếc chở lính có xe thiết giáp yểm trợ, hành quân lên Hóc Môn, ta phá hủy 5 xe và diệt một số tên. 10 giờ, kho đạn Thị Nghè nổ dữ dội. Đây là kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên, đặt tại khu đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, xung quanh kho có hào sâu, tường cao 2 mét, chăng kẽm gai và hệ thống tháp canh, có đèn quét ban đêm. Một đại đội Âu Phi thường xuyên tuần tra canh gác. Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10 (1945) Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt. Gương hy sinh của em bé “đuốc sống” trở thành một hình tượng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, chiến đấu quên mình của thiếu niên nhi đồng trong những ngày đầu chống Pháp”. Ngày 19-10-1945, Báo Cứu Quốc có bình luận: “Trận Thị Nghè ghi vào chiến sử Việt Nam”. Theo sách “Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975)”, ở trang 108, thì kho đạn này còn bị đánh lần 2 vào ngày 8-4-1946 và báo Tin Điễn ra ngày 9-4-1946 đưa tin: “Một tai nạn dữ dội... Kho đạn Sài Gòn (đường Docteur Angier, tả ngạn kênh Avalanche) phát nổ. Tai nạn có thể kéo dài đến nhiều ngày”. Sự kiện trận đánh ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách “Mùa thu rồi ngày hăm ba” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67:“Đêm ngày 17-10-1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn.Đài phát thanh bên kia đường bị sập một phần lớn, đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt… (viết theo tư liệu của Ban Tuyên huấn Quận ủy Bình Thạnh)”. Với các tư liệu như đã nêu trên thì có thể khẳng định: Đánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần vào ngày 17-10-1945 và ngày 8-4-1946; trận ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” là có thực; Lê Văn Tám đã đốt kho đạn, không phải kho xăng; Lê Văn Tám không phải “tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng” mà “đã lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa thành “cây đuốc sống”; người tổ chức, bày kế hoạch cho Lê Văn Tám làm là anh Lê Văn Châu, đã hy sinh trong trận đánh giặc Pháp ở Ngã ba Cây Thị năm 1946. Việc xác định rõ như trên, có ý nghĩa quan trọng vì ở nhiều nơi đã có công viên, trường học, tượng đài, đường phố mang tên Lê Văn Tám. Tại Đền tưởng niệm liệt sĩ ở Bến Dược, Củ Chi, “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” đã được trân trọng tôn vinh.

Với sự kiện “Cây đuốc sống Lê Văn Tám”, ngày 17-10 hàng năm đáng là ngày cho nhân dân ta, đặc biệt là cho tuổi trẻ nước ta tưởng niệm. 

TRẦN TRỌNG TÂN