Không xác định được vị trí thai thái hóa

Hormon hCG được tiết ra từ tế bào nhau thai, giúp theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nếu kết quả xét nghiệm ghi nhận chỉ số hCG thấp có ý nghĩa gì? Chỉ số hCG thấp có nguy hiểm không?

Không xác định được vị trí thai thái hóa

Hormone hCG là gì?

hCG (Human Chorionic Gonadotropin) được gọi là hormone thai kỳ vì được hình thành từ các tế bào nhau thai. Hormone hCG có chức năng nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh và gắn vào thành tử cung để làm tổ. Sự xuất hiện của hCG cũng báo hiệu cho cơ thể người mẹ tạm ngưng chu kỳ kinh nguyệt (rụng trứng) để bảo vệ thai nhi.

Trong quá trình mang thai, hCG kích thích các hormone sinh dục hình thành giới tính thai nhi, đảm bảo sự hỗ trợ hệ miễn dịch giữa cơ thể mẹ và bé. Do đó, việc xét nghiệm hCG giúp chị em biết được mình có thai hay chưa. (1)

Vì sao chỉ số hCG thấp?

Ở phụ nữ mang thai, chỉ số hCG thay đổi đáng kể sau mỗi tuần thai. Sau khi thụ thai, nồng độ hCG thường tăng gấp đôi sau mỗi 72 giờ. Mức độ hCG sẽ đạt đỉnh điểm vào giai đoạn 8-11 tuần đầu của thai kỳ, sau đó bắt đầu giảm dần và chững lại trong thời gian còn lại của thai kỳ. Dưới đây là bảng chỉ số hCG trung bình theo từng giai đoạn thai kỳ. Hormone hCG được đo bằng đơn vị mili-quốc tế trên mililit (mIU/mL), tuổi thai được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. (2)

Tuần thai Nồng độ hCG Tuần thai Nồng độ hCG3 6 – 70 mIU/mL 10 47,000 – 190,000 mIU/mL 4 10 – 750 mIU/mL 12 28,000 – 210,000 mIU/mL 5 200 – 7,100 mIU/mL 14 14,000 – 63,000 mIU/mL 6 160 – 32,000 mIU/mL 15 12,000 – 71,000 mIU/mL 7 3,700 – 160,000 mIU/mL 16 9,000 – 56,000 mIU/mL 8 32,000 – 150,000 IU/L 16 – 29 1,400 – 53,000 IUL 9 64,000 – 150,000 IU/L 29 – 41 940 – 60,000 IU/L

Vì sao chỉ số hCG thấp khi đã có thai?

Ở một số trường hợp, lúc đầu thai phụ xét nghiệm có mức hCG thấp so với các mẹ bầu khác. Tuy nhiên, 2 – 3 ngày sau đó chỉ số hCG mới tăng lên. Khi gặp tình huống này, chị em không quá lo lắng cho rằng thai nhi đang có vấn đề! Hãy bình tĩnh theo hướng dẫn của bác sĩ sản phụ khoa, bác sĩ hỗ trợ sinh sản (IVF).

Thông thường, khi nhận thấy kết quả xét nghiệm của thai phụ có chỉ số hCG thấp, bác sĩ chưa đủ cơ sở để đưa ra ngay kết luận mà tiếp tục xét nghiệm nồng độ hCG sau mỗi 2 – 3 ngày để so sánh. Thực chất, nồng độ hCG cao hay thấp trong vài ngày không quan trọng bằng mức hCG tăng giảm theo từng giai đoạn thai kỳ. Đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ có mức hCG thấp lúc đầu nhưng thai nhi vẫn khỏe mạnh sau đó.

Chỉ số hCG thấp thể hiện điều gì?

Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu là 2 cách thông dụng để kiểm tra chỉ số hCG để ghi nhận một phụ nữ có đang mang thai hay không. Với phương pháp xét nghiệm máu đo nồng độ hCG thường được khuyến nghị vào ngày thứ 11 sau khi thụ thai; còn phương pháp xét nghiệm nước tiểu nên thực hiện vào ngày 12 – 14 sau thụ thai.

Việc xét nghiệm máu sẽ chính xác hơn xét nghiệm nước tiểu. Trong xét nghiệm máu có dạng xét nghiệm định tính nhằm phát hiện xem cơ thể mẹ có hCG trong máu hay không, còn xét nghiệm định lượng (hoặc beta) nhằm đo lượng hCG trong máu. (3)

Khi có kết quả xét nghiệm, nếu chỉ số hCG ở mức:

  • Dưới 5 mIU/mL: chưa mang thai
  • Từ 6 đến 24 mIU/mL: được coi là vùng màu xám, cần kiểm tra lại để xem nồng độ hCG có tăng lên hay không, mới có thể xác định mang thai.
  • Trên 25 mIU/mL: mang thai

Chỉ số hCG cao là dấu hiệu đặc trưng ở phụ nữ có thai, nghĩa là chỉ số hCG thấp là chưa có thai; hoặc đã có thai nhưng có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm, hoặc đôi khi kết quả xét nghiệm chưa chính xác, chưa đủ kết luận tình trạng sức khỏe cho thai phụ.

Chỉ số hCG thấp có nguy hiểm không?

Thai phụ có mức hCG thấp thường rơi vào một số nguy cơ sau:

1. Tính sai tuổi thai

Tuổi thai được tính từ ngày kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối trước khi mang thai. Lúc này, trứng chưa xảy ra hiện tượng thụ tinh. Chính vì lý do này nên tuổi thai khác với tuổi phôi. Tuổi thai được tính toán sẽ lớn hơn tuổi thật sự của phôi thụ tinh khoảng 2 hai tuần (với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và 28 ngày). Ví dụ, nếu thai phụ được dự đoán mang thai 6 tuần thì thời điểm thụ tinh, phôi thai hình thành chỉ mới được 4 tuần. Cách tính này chung của thế giới, chứ không riêng Việt Nam.

Với những thai phụ trước đó có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ rõ ngày đầu của kỳ kinh cuối thì dễ tính sai tuổi thai. Nếu tính tuổi thai không chính xác, kết quả xét nghiệm hCG có thể thấp hoặc cao hơn với cách tính tuổi thai của mẹ.

Bác sĩ có thể xác định được tuổi thai chính xác bằng siêu âm. Do đó, ngay khi có dấu hiệu mang thai, thai phụ cần siêu âm sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ thì độ chính xác càng cao. Nếu siêu âm khi thai đã qua 3 tháng thì việc sai số trong chẩn đoán tuổi thai có thể chênh lệch tới 10 ngày, còn 3 tháng cuối mới đi siêu âm thì tuổi thai có thể lệch tới 20 ngày.

Không xác định được vị trí thai thái hóa

2. Sảy thai

Sảy thai thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm ghi nhận nồng độ hCG thấp là một trong những biểu hiện của sảy thai hoặc sắp sảy thai. Hormon hCG được tiết từ nhau thai nên khi thai không phát triển thì nồng độ hCG sẽ giảm.

Những dấu hiệu sảy thai thường gặp như chảy máu âm đạo, sốt, ớn lạnh, mệt lả, vã mồ hôi, đau trằn bụng dưới hoặc đau âm ỉ ở vùng hạ vị, không còn tình trạng ốm nghén… Sau sảy thai, nồng độ hCG trong cơ thể mẹ bắt đầu trở về mức bình thường, đến tuần thứ 4-6 sau sảy thai, nồng độ hCG trở về như lúc chưa mang thai <5mUI/ml.

3. Thai ngừng phát triển

Trứng sau khi thụ tinh bám vào tử cung nhưng bị hư, không thể phát triển thành phôi. Khi túi thai phát triển, hormon hCG có thể được giải phóng nhưng nồng độ hCG không tăng lên do phôi thai ngừng phát triển. Thai thoái triển thường xảy ra rất sớm, thai phụ thường không biết mình đang mang thai bởi các dấu hiệu không khác một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, trừ lượng máu kinh có thể tăng hơn một chút.

4. Thai ngoài tử cung

Thông thường, sau thụ tinh thì phôi làm tổ trong buồng tử cung, thế nhưng ở một số trường hợp, thai lại “đậu” ở bên ngoài buồng tử cung nên gọi là mang thai ngoài tử cung, thường gặp nhất ở vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung… Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, nếu vỡ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Những trường hợp này, kết quả xét nghiệm nồng độ hCG sẽ ghi nhận chỉ số hCG thấp hơn bình thường.

Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung như: ra máu âm đạo bất thường, đau vùng chậu, đau bụng kéo dài, âm ỉ, chậm kinh, mức độ đau bụng tăng dần… Để chẩn đoán thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đo nồng độ hCG, kết hợp siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò qua ngã âm đạo để xác định chính xác vị trí túi thai. Những trường hợp thai ngoài tử cung thì thai không thể phát triển bình thường buộc phải bỏ thai, tránh nguy hiểm cho mẹ.

Nên làm gì khi nồng độ HCG quá thấp?

Chọn bác sĩ sản phụ khoa giỏi: Với trường hợp thai phụ có chỉ số hCG thấp cần lựa chọn bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm về sản phụ khoa để chăm sóc, theo dõi. Bởi ngoài việc xác định có thai hay không, thai phụ sẽ được phát hiện, điều trị sớm những bệnh nguy hiểm khác khiến hCG rơi xuống thấp như: sảy thai, thai ngoài tử cung…()

Chọn bệnh viện uy tín, máy móc hiện đại: Ngoài bác sĩ sản khoa giỏi, thai phụ nên chọn bệnh viện có máy móc hiện đại để quá trình xét nghiệm chuẩn chỉnh, siêu âm chính xác… để chẩn đoán kịp thời bệnh lý của mẹ và thai nhi.

Nếu kết quả hCG thấp, thai phụ cần bình tĩnh, tuân thủ hướng dẫn theo phác đồ điều trị, tái khám đầy đủ để an toàn sức khỏe.

Xem thêm: Xét nghiệm bHCG là gì? Ý nghĩa các chỉ số quan trọng bạn cần biết

Không xác định được vị trí thai thái hóa

Nồng độ HCG thấp có điều trị được không?

Thật không may, với những trường hợp có mức hCG thấp không có phương pháp nào can thiệp, điều trị được. Thế nhưng, bạn không quá lo lắng, bởi không phải nguyên nhân nào gây ra mức hCG thấp cũng nguy hiểm.

Với trường hợp sảy thai có hCG thấp, thai phụ có thể được tầm soát xem còn sót mô thai bên trong tử cung hay không. Nếu không có mô thai, người bệnh không cần điều trị. Nếu còn mô thai, người bệnh có 3 lựa chọn điều trị: để mô thai đào thải tự nhiên, dùng thuốc giúp đẩy thai ra ngoài, phẫu thuật lấy bỏ thai…

Với trường hợp điều trị thai ngoài tử cung cũng áp dụng tương tự như vậy. Nếu thai có kích thước nhỏ, chưa vỡ, người bệnh thường được dùng thuốc để chấm dứt thai kỳ, thai tiêu tự nhiên. Nếu thai lớn, thường được phẫu thuật nội soi và mổ hở, có thể cắt bỏ ống dẫn trứng bị ảnh hưởng.

Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực xét nghiệm, đầu tư máy móc hiện đại nhất để phục vụ khách hàng với phương châm “Hiện đại – Nhanh chóng – Chính xác – Kịp thời”.

Hàng loạt máy móc, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm… được Trung tâm Xét nghiệm nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu Mỹ như: Hệ thống máy Sysmex XN 1000, Sysmex cs-1600, Hệ thống máy Roche Cobas 6000; Hệ thống máy nước tiểu Roche Cobas u701, u601, u411; Máy khí máu Roche Cobas b211; Hệ thống quản lý phòng xét nghiệm Cobas Infinity, máy tách chiết, máy PCR; Hệ thống máy phân tích huyết học Sysmex XN 1000;

Hệ thống máy Hóa sinh – Miễn dịch Roche Cobas 6000; Hệ thống máy xét nghiệm Realtime RT-PCR cao cấp bậc nhất Alinity M tự động của hãng Abbott (Mỹ) với nhiều ưu điểm vượt trội về độ chính xác, thời gian, chi phí và công năng, đây được xem là hệ thống máy xét nghiệm giúp đáp ứng nhu cầu xét nghiệm lên đến hàng nghìn mẫu xét nghiệm mỗi ngày/1 máy.

Nếu bạn nhận kết quả thấy chỉ số hCG thấp hơn so mức bình thường, bạn bình tĩnh tuân theo hướng dẫn, điều trị của bác sĩ. Ngoài những trường hợp không may thì vẫn có nhiều trường hợp dù chị em có nồng độ hCG thấp vẫn mang thai khỏe mạnh.

Làm sao để biết có sảy thai hay không?

Một số triệu chứng của sảy thai:.

Đốm máu nhiều..

Chảy máu âm đạo..

Chất lỏng từ mô hoặc chất lỏng từ âm đạo..

Đau bụng dữ dội hoặc bị chuột rút..

Đau lưng từ nhẹ đến nặng..

Giảm các dấu hiệu như: mất nhạy cảm vú hoặc buồn nôn..

Sau khi sảy thai bao lâu thì nên có thai lại?

Theo như tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, vợ chồng bạn nên chờ ít nhất 6 tháng mới nên mang thai trở lại. Quãng thời gian này sẽ giúp cơ thể chị em có thời gian hồi phục lại, lớp niêm mạc tử cung được khỏe lại và sẵn sàng cho một thời kỳ thai nghén mới.

Thai chưa xác định vị trí là gì?

Mang thai không rõ vị trí (PUL: Pregnancy of unknown location) được xác định là tình huống khi xét nghiệm thử thai dương tính nhưng không thấy dấu hiệu có thai trong tử cung hoặc thai ngoài tử cung qua siêu âm đầu dò ngã âm đạo (TVUS: transvaginal ultrasonography ).

Làm thế nào để không bị sảy thai?

7 cách phòng tránh nguy cơ gây sảy thai.

Độ tuổi mang thai lý tưởng..

Tránh tăng cân quá nhiều..

Không được hút thuốc..

Không nên sử dụng đồ uống có cồn..

Hạn chế thức uống chứa caffeine..

Sức khỏe tổng quát..

Không tự ý sử dụng thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ.