Khu xử lý rác thải sơn tây chương mỹ

  • Nhịp sống Thủ đô
  • Đời sống
  • Giao thông - Đô thị
  • Đầu tư
  • Môi trường

TP - Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Núi Thoong (xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có diện tích trên 10ha, chủ đầu tư là Cty Môi trường Đô thị Xuân Mai, sau 8 năm vẫn còn là bãi cỏ hoang.

Khu vực này đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, tuy nhiên do nhiều năm chưa triển khai nên cỏ cây mọc um tùm. Phía bên ngoài các ống nước to ngổn ngang, bên trong có một hồ nước được chủ đầu tư xây dựng trước đó để làm hố chôn rác.

Khu vực Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Núi Thoong

Được biết, Dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Núi Thoong được bắt đầu triển khai từ năm 2014 với công suất giai đoạn I là 240 tấn/ngày đêm. Mục tiêu của dự án là xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho địa bàn các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức. Tuy nhiên, thời điểm này do chưa có mặt bằng triển khai dự án nên hiện nay toàn bộ khung nhà xưởng (đã hoàn thành lắp đặt) vẫn chưa được đưa ra dự án mà nằm trong kho bãi của chủ đầu tư.

Đến tháng 9/2017, UBND huyện Chương Mỹ mới hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cho Nhà đầu tư (tổng thời gian thu hồi đất 9 năm mới hoàn thành).

Lãnh đạo Cty Môi trường Đô thị Xuân Mai cho biết, ngày 2/4/2018, UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản 1378 yêu cầu Nhà đầu tư phải thay đổi công nghệ hiện đại.

Thực hiện định hướng của thành phố Hà Nội về sử dụng công nghệ hiện đại, chiếm dụng ít quỹ đất trong xử lý rác. Năm 2019, đơn vị đã hợp tác với Cty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Sóc Sơn và Cty EB Environmental Energy (Viet Nam) Holdings Limited để liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy đốt rác phát điện công suất 2.000 tấn/ngày đêm (ngđ) tại Núi Thoong. Theo quy hoạch, tại huyện Chương Mỹ có 2 điểm xây dựng nhà máy rác là Núi Thoong và Đồng Ké. Tuy nhiên, cả 2 đều có công suất xử lý rác nhỏ nên doanh nghiệp đã đề xuất chuyển công năng dự án nhà máy Đồng Ké sang dự án Núi Thoong nâng công suất xử lý rác lên 2.000 tấn rác/ngđ để đạt công suất phát điện.

Theo doanh nghiệp này, về năng lực tài chính, công nghệ đốt rác đều đã đầy đủ. Các hồ sơ cơ bản đã xong, hiện chỉ chờ Thủ tướng ký phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch rác là có thể thực hiện xây dựng.

Từ ngày 6.10 đến nay, khu xử lý chất thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) dừng tiếp nhận rác do trạm xử lý nước thải gặp sự cố.

Bãi rác Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: LĐ

Ngày 16.10, ông Nguyễn Viết Đạt - Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây - xác nhận với Lao Động nội dung trên.

Theo ông Đạt, việc tạm dừng tiếp nhận rác vào bãi Xuân Sơn do trạm xử lý nước rác của đơn vị vận hành gặp sự cố, trong khi đó khối lượng nước rỉ rác lớn dẫn đến cơ sở này không thể tiếp tục xử lý nước rác.

“10 ngày qua, khu xử lý chất thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) dừng tiếp nhận rác khiến cho toàn bộ lượng rác thải phải chuyển tải qua bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn). Hiện thị xã đang đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội sẽ phân luồng đưa rác thải về các địa điểm khác để xử lý”. Lãnh đạo thị xã Sơn Tây nói.

Đơn vị quản lý cũng đã đề xuất thành phố cho xây dựng bãi chứa thứ 2 nhưng chưa được phê duyệt. Được biết, bãi rác này đang còn tồn đọng trên 54.000m3.

Để tránh rác ùn ứ trên đường, phố Thị xã Sơn Tây đã đưa rác tập kết tại 6 bãi tạm thời, đồng thời có biện pháp che phủ, phun khử trùng đảm bảo vệ sinh. Tương tự, địa bàn các huyện còn lại như Thanh Oai, Mỹ Đức... cũng phải tìm mặt bằng để chứa rác tạm thời trong thời gian bãi rác Xuân Sơn dừng hoạt động.

Lãnh đạo thành phố đã đồng ý phương án tạm lưu chứa nước rác trong tình huống khẩn cấp (sử dụng ô chứa bùn dự phòng chứa nước rỉ rác) và yêu cầu khắc phục ngay sự cố, vận hành trở lại trạm xử lý nước thải rác công suất 700m3/ngày.

Bãi rác Xuân Sơn đang là nơi tiếp nhận và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ 13 địa bàn gồm 12 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa và thị xã Sơn Tây với khối lượng bình quân hiện nay khoảng 1.500 tấn/ngày (trong thời điểm dịch COVID-19 lượng rác tiếp nhận khoảng 1.250 tấn/ngày). Trong đó, xử lý chôn lấp 1.400 tấn/ngày (tăng 230 tấn/ngày, khoảng 20% so với kế hoạch) và khối lượng gói thầu, quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thiếu vị trí tiếp nhận, xử lý.

Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội có 17 khu xử lý chất thải rắn. Nhưng hiện thành phố mới có 2 khu xử lý (Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây) hoạt động.

Chủ đề