Kinh tế bình dương 2023

Tính đến hết quý III năm 2022, tỉnh Bình Dương có 14/34 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, đô thị đạt và vượt kế hoạch năm 2022.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng năm 2022, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh tiếp tục khởi sắc và đạt nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,36% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ tăng 1,48%).

Kinh tế phục hồi tích cực qua từng tháng, từng quý. Cụ thể, tăng trưởng GRDP quý I tăng 5,3%; quý II tăng 8,35%; quý III tăng 8,27% so với cùng kỳ năm 2021.

Kinh tế bình dương 2023
Sản xuất động cơ xe máy ở Công ty Kymco (Đài Loan) tại KCN Đại Đăng, Bình Dương.

Sau đại dịch Covid-19, kinh tế Bình Dương khởi sắc trở lại thông qua số doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp tái gia nhập thị trường với số vốn đăng ký tăng 4,9% so với cùng kỳ.

Chỉ tiêu quan trọng của kinh tế Bình Dương là thu hút đầu tư nước ngoài hiện đã vượt 43% kế hoạch năm. Tính đến ngày 15/9, vốn đầu tư nước ngoài "rót" vào Bình Dương đạt hơn 2,6 tỷ USD, đạt 145% kế hoạch năm, tăng 74% so với cùng kỳ 2021.

Đầu tư trong nước thu hút được 66.468 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 5% so với cùng kỳ 2021), gồm 4.815 doanh nghiệp đăng ký mới (30.674 tỷ đồng) và 1.155 doanh nghiệp bổ sung tăng vốn (40.581 tỷ đồng).

Theo thống kê của UBND tỉnh Bình Dương, tính đến hết quý III/2022, có 14/34 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, đô thị đạt và vượt kế hoạch năm; 17 chỉ tiêu duy trì mức tăng ổn định (đã đạt từ 50-85%, dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch vào cuối năm); còn 3/34 chỉ tiêu đạt thấp là tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu; số bác sĩ; số giường bệnh trên 1 vạn dân.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Dương, nếu tiếp tục giữ đà tăng trưởng như hiện nay thì dự kiến GRDP năm 2022 của tỉnh sẽ đạt kế hoạch đề ra từ 8-8,3%. UBND tỉnh sẽ đề ra các giải pháp cụ thể trong những tháng còn lại của quý IV/2022, phấn đấu hoàn thành kết quả cao nhất đối với 34 chỉ tiêu.

Tại phiên họp vào ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ông Võ Văn Minh lưu ý các sở, ngành quan tâm đến công tác cải thiện môi trường đầu tư.

Ông cho rằng bên cạnh kết quả thu hút đầu tư nước ngoài khả quan, thu hút đầu tư trong nước của tỉnh cũng rất tốt nên cần tiếp tục duy trì. Chủ tịch tỉnh Bình Dương cho rằng cần thành lập các tổ xử lý tháo gỡ nút thắt về giải phóng mặt bằng để phát triển khu, cụm công nghiệp, đầu tư công.

Về nhiệm vụ các tháng còn lại của năm 2022, Bình Dương tiếp tục tập trung công tác chuyển đổi số và cải cách hành chính. Tiếp tục tập trung tháo gỡ điểm nghẽn tại các công trình trọng điểm, như đường cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và đường Vành đai 3, TP.HCM.

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tại buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 năm 2022 do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức ngày 10/8, năm học 2022-2023, Bình Dương có 742 trường học, trong đó 393 trường công lập, 349 trường ngoài công lập (tăng 11 trường), với tổng số 527.102 học sinh các cấp học từ Mầm non (MN) đến Trung học phổ thông (THPT), tăng thêm gần 30.000 học sinh so với năm học 2021-2022.

Kinh tế bình dương 2023
Ông Nguyễn Văn Phong thông tin về việc thiếu giáo viên tại buổi họp báo. Ảnh: Lâm Thiện.

Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương cho biết, trước tình số lượng học sinh tăng cao, toàn tỉnh hiện thiếu 3.102 giáo viên, trong đó khối MN thiếu 465 giáo viên, khối Tiểu học thiếu 1.207 giáo viên, khối THCS thiếu 1.305 giáo viên, khối THPT thiếu 118 giáo viên và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thiếu 7 giáo viên và 538 viên chức khác.

Về vấn đề thiếu giáo viên, theo lãnh đạo sở này ngoài lý do số lượng học sinh tăng, thì từ đầu năm 2021 đến tháng 4/2022, có 527 giáo viên xin nghỉ việc do mức lương hàng tháng thấp hơn lương tối thiểu vùng, không đủ để trang trải cuộc sống.

Ông Phong cho biết thêm, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho ngành GD&ĐT tuyển dụng viên chức với 154 chỉ tiêu (chỉ tính khối đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT). Hiện nay đã tổ chức xét tuyển vòng 1, trong đó có 183 hồ sơ  đủ điều kiện sát hạch vòng 2.

Trên cơ sở tham mưu của Sở GD&ĐT sau khi tuyển dụng, UBND tỉnh xem xét tiếp tục cho chủ trương các đơn vị hợp đồng những viên chức, nhân viên còn thiếu sau tuyển dụng và tiếp tục xem xét, từng bước giải quyết cho những viên chức không trực tiếp giảng dạy nhưng có gốc đào tạo sư phạm được chuyển ra dạy lớp đúng chuyên môn, trên cơ sở đánh giá về chuyên môn của đơn vị sử dụng và cơ quan quản lý trực tiếp.

UBND tỉnh cũng tiếp tục chỉ đạo Sở GD&ĐT dự kiến các phương án về phân công giáo viên dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng.