Lịch sử Phân viện sinh học Đà Lạt

Lịch sử Phân viện sinh học Đà Lạt

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên là một đơn vị nghiên cứu đa ngành trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đóng trên địa bàn vùng Tây Nguyên. Tiền thân của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học tại Đà Lạt được thành lập ngày 20/9/1978 theo Quyết định số 496/VKH-TCCB của Viện Khoa học Việt Nam và được đặt trong cơ cấu tổ chức của Phân viện Khoa học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đến năm 1993, theo cơ cấu tổ chức mới của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia (TTKHTN&CNQG), trước đây là Viện Khoa học Việt Nam, Phân viện Sinh học tại Đà Lạt thuộc Viện Sinh học nhiệt đới tại thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc TTKHTN&CNQG, được thành lập theo quyết định số 55/KHCNQG-QĐ ngày 22/6/1993 của Giám đốc TTKHTN&CNQG.

Ngày 17 tháng 02 năm 2004, theo cơ cấu tổ chức mới của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (trước đây là TTKHTN&CNQG), Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ra quyết định số 33/QĐ-KHCNVN về việc chuyển Phân viện Sinh học tại Đà Lạt thuộc Viện Sinh học nhiệt đới trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Đến ngày 20 tháng 2 năm 2008, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ra quyết định số 211/QĐ-KHCNVN về việc tổ chức lại Phân viện Sinh học tại Đà Lạt trực thuộc Viện Sinh học nhiệt đới thành Viện Sinh học Tây Nguyên trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ngày 19 tháng 02 năm 2013, theo cơ cấu tổ chức mới của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (trước đây là Viện KH&CNVN), Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ra Quyết định số 57/QĐ-VHL về việc chuyển Viện Sinh học Tây Nguyên thành Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Đà Lạt không thôi khiến trái tim các bạn trẻ xao xuyến với hình ảnh cỏ cây thiên nhiên vừa thơ mộng vừa hùng vĩ. Có thể bạn chưa biết hết, nơi đây còn có nhiều công trình kiến trúc đẹp với góc sống ảo vi diệu, điển hình là Phân Viện Sinh Học Đà Lạt. Bạn muốn tìm hiểu về địa điểm này thì cùng happydaytravel.com theo dõi bài viết này.

1. Giới thiệu về Phân Viện Sinh Học Đà Lạt

Contents

  • 1 1. Giới thiệu về Phân Viện Sinh Học Đà Lạt
  • 2 2. Hướng dẫn đường đi tới Phân Viện Sinh Học
  • 3 3. Có điều gì tạo nên sức hút của Phân Viện Sinh Học?
    • 3.1 Kiến trúc độc đáo
    • 3.2 Khu trưng bày mô hình động vật 
    • 3.3 Nghiên cứu về thực vật
    • 3.4 Trưng bày hoa lan
    • 3.5 Con đường hầm
  • 4 4. Lưu ý kinh nghiệm khi đi Phân Viện Sinh Học
  • 5 5. Các địa điểm gần đó

Địa chỉ: Số 116 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Giờ mở cửa: 7h30 – 17h00 (từ Thứ 2 – Thứ 6)

Giá vé: 15.000/người.

Phân viện sinh học Đà Lạt còn có tên gọi khác là bảo tàng thiên nhiên Tây Nguyên trực thuộc Viện khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt không xa lắm tọa lạc ngay trên đồi Tùng Lâm. Phân viện sinh học nổi bật giữa khoảng vùng đồi xanh mướt rậm rạp cây cối.

Lịch sử Phân viện sinh học Đà Lạt

Phân viện sinh học Đà Lạt thiết kế theo kiến trúc Pháp cổ

Khung cảnh thiên nhiên đẹp hữu tình bạn sẽ thấy tâm trạng vui tươi, nhẹ nhõm hẳn lên. Tách biệt khỏi sự ồn ào của phố thị, phân viện nằm lặng yên trên đồi cao nơi gió mát, không khí trong lành dễ chịu. Thích hợp cho bạn cùng người thân, bạn bè đi tham quan thưởng ngoạn và tìm hiểu về văn hóa, sinh học của vùng đất này.

Phân viện sinh học được xây dựng từ những năm 50 của thế kỉ XX, qua 20 năm đi vào hoạt động giờ đây đã sở hữu bộ sưu tầm khổng lồ động thực vật quý hiếm. Bước từ ngoài vào trong bạn sẽ choáng ngợp với công trình nghiên cứu dày công của các nhà khoa học và sưu tầm.

Riêng lối kiến trúc cũng vô cùng độc đáo kiểu Pháp với tòa nhà cao lớn đồ sộ, thiết kế lối cổ điển có 4 tầng, 115 phòng, hàng trăm cửa sổ hướng ra đồi thông lộng gió. Bên trong bảo tàng có 7 gian trưng bày, 6 phòng lưu trữ. Phân viện trưng bày đủ các hiện vật gồm động thực vật, nghiên cứu đủ các loại cây cảnh tới 400 loài khác nhau. 

Vai trò của Phân viện sinh học chính là điều tra, nghiên cứu hệ động, thực vật Tây Nguyên. Từ đó tuyên truyền bảo vệ môi trường sống, phục hồi sinh vật quý hiếm, cấm săn bắt thú rừng, thực hiện bảo tồn nguồn gen quý. Phát triển hệ sinh thái giàu, phục vụ nhu cầu tham quan du khách, học tập, nghiên cứu của người dân. Tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức, hợp tác nghiên cứu sinh học. 

Du khách tới phân viện không chỉ ngắm cảnh đẹp mà còn tìm hiểu được nhiều kiến thức bổ ích. Vậy nên, nhiều năm gần đây địa điểm này hot rần rần thu hút đông đảo du khách ghé tới. Nhất là các bạn trẻ tới chụp hình sống ảo với nhiều góc hình độc đáo, ma mị.

2. Hướng dẫn đường đi tới Phân Viện Sinh Học

Phân viện sinh học nằm giữa rừng thông bạt ngàn lộng gió, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km. Đường đi tới đây bằng phẳng cũng không khó tìm, chỉ có đoạn lên đồi là đường đất đi bộ. Bạn tùy chọn phương tiện di chuyển phù hợp như xe đạp, xe máy, taxi, ô tô tự lái. Bạn chưa biết đường thì nên xem trước thông tin, mở google maps tra đường hay hỏi người dân bản địa chỉ dẫn nhé.


Bạn xuất xuất từ chợ Đà Lạt đi theo hướng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh qua trường THCS & THPT Đống Đa một đoạn. Sau đó bạn rẽ trái vào đường tới đồi Tùng Lâm đi thêm khoảng 500m nhìn về phía bên tay phải là thấy ngay Phân Viện.

Lịch sử Phân viện sinh học Đà Lạt

Phân Viện Sinh Học luôn là điểm giới trẻ cực yêu thích

3. Có điều gì tạo nên sức hút của Phân Viện Sinh Học?

Kiến trúc độc đáo

Nhìn từ xa bạn sẽ thấy tòa nhà hiện ra trước mắt như lâu đài cổ đồ sộ mang đậm lối kiến trúc thiết kế theo phong cách phương Tây thời xưa. Mỗi góc đều đẹp với những hoa văn tỉ mỉ, sự phối kết hợp vật liệu, màu sắc khác lạ tạo ra điều gì đó cuốn hút và ma mị đầy bí ẩn.

Bạn sẽ lạc bước vào thế giới cổ tích với tâm trạng tò mò, phấn khích đi khám phá từng ngóc ngách tòa nhà. Toàn bộ tòa nhà được làm bằng đá to, nhiều ô cửa sổ hướng ra đồi. Các bức tường gạch cũ đổ màu rêu phong cũng là background cũng là khung hình sống ảo chất. 

Lịch sử Phân viện sinh học Đà Lạt

Khung cảnh Phân Viện Sinh Học có chút kỳ bí

Bạn đi trong khuôn viên quanh quanh sẽ thấy rừng thông rậm rạp rì rào lá reo trong gió, hít thở không khí trong lành. Ngay ở trước nhà có một cây thập tự có khắc dòng chữ tiếng Latin “Copiosa Apud Eum Pedemptio” dịch nghĩa: “Ơn cứu độ chan chứa nơi Ngài”.

Khu trưng bày mô hình động vật 

Tòa nhà có khu trưng bày được đầu tư quy mô với 7 gian sưu tầm rất nhiều loại động vật quý hiếm tại Tây Nguyên và cả nước. Bao gồm 378 mẫu thú của 58 loài, 242 mẫu chim của 94 loài, 42 mẫu lưỡng thê bò sát của 32 loài, 36 mẫu thú nuôi của 22 loài, hơn 200 mẫu của các loài côn trùng. Các loài được sắp xếp thành khu riêng biệt dễ nhận biết, đi từ động vật cấp thấp tới cấp cao.

Du khách vào tham quan sẽ ngạc nhiên với rất nhiều vật mẫu, xương, sừng, mô hình như thật. Bạn sẽ thấy các loài như culi, khỉ cộc, vượn đen, linh trưởng, sóc nâu, dúi mốc, nhím, tò te, thằn lằn, kỳ nhông, cá sấu, trăn, rùa,…Động vật quý hiếm như khủng long, hổ, vượn, gấu,… và các loài chim.

Lịch sử Phân viện sinh học Đà Lạt

Mô hình các loài động vật quý hiếm

Ngoài việc trưng bày thì các nhà khoa học cũng có ý muốn nhắn nhủ tới mọi người rằng “Hãy bảo vệ môi trường sống, hệ sinh thái, để thiên nhiên là bạn đồng hành của con người”. Thông điệp này vừa kêu gọi vừa tác động tới người xem tới tham quan hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo vệ thiên nhiên.

Trong phòng tham quan còn trưng bày 2 mô hình vũ trụ, mô hình sao kim, sao hỏa. Du khách tới đây sẽ được tham quan và nghe giới thiệu về sự vận hành của các hành tinh trong hệ vũ trụ, tàu vũ trụ và vệ tinh nhân tạo. 

Nghiên cứu về thực vật

Phân Viện Sinh Học Đà Lạt ở tầng ba, tầng bốn là nơi nghiên cứu về thực vật, các nguồn gen quý, chiết tách thành phần cây lấy chất bào chế thuốc chống các bệnh như ung thư. Thực hiện nuôi cấy các mô lan, hoa kiểng, nuôi trồng nấm tìm ra phương pháp, kỹ thuật phục vụ người dân. 

Lịch sử Phân viện sinh học Đà Lạt

Khu nghiên cứu về các loại thực vật và nguồn gen quý

Các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ vi sinh vật bảo vệ môi trường; chế biến, bảo quản thực phẩm. Thực hiện thuần dưỡng, nuôi các loài vi sinh vật, nấm có giá trị, nhân giống. Bán các hợp chất hoạt tính sinh học cao phục vụ cho việc nghiên cứu dược liệu, mỹ phẩm, nông nghiệp.

Trưng bày hoa lan

Tham quan Phân viện du khách sẽ có dịp được tận mắt ngắm bộ sưu tập hoa lan đủ các giống quý từ nhiều mảnh đất tụ hội về. Hệ thống dựng giàn gỗ trồng hoa làn lớn với 900 chậu địa lan nội ngoại, 1300 giò, chậu, bảng phong lan đủ loại. Các loài hoa quý như Tuyết Ngọc, Thanh Lam, Hài Đỏ…Bên trong khu nghiên cứu đang giữ và nuôi cấy gần 200 nguồn gen của loài lan rừng để phát triển cho mai sau. 

Con đường hầm

Phân viện sinh học còn có con đường hầm độc đáo là điểm chụp hình cực ấn tượng. Bạn sẽ tưởng tượng tới con đường hầm xuất hiện trong phim Goblin Hàn Quốc có chút lắng đọng, buồn mà đầy trữ tình. 

Ngay bên cạnh là khu ban công cho các góc sống ảo bạn thường thấy xuất hiện trong các bức hình chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, Những bậc cầu thang, ô cửa sổ phía bên ngoài lên ảnh chỉnh màu chút buồn mà lại rất chất. Nếu bạn kết hợp với trang phục phù hợp sẽ cho ra concept đẹp tuyệt vời.

Lịch sử Phân viện sinh học Đà Lạt

Nhiều góc sống ảo cực chất tại Phân Viện Sinh Học

Đặt chân tới Phân viện bạn sẽ bước vào thế giới mới lạ mỗi góc nhỏ là câu chuyện ẩn chứa đằng sau. Có góc thơ mộng lãng mạn, có góc huyền bí tùy bạn lựa chọn và tạo dáng. Đúng với câu nói một mét vuông nghìn góc sống ảo bạn sẽ thích thú với bức ảnh độc lạ chiếm nghìn like khi đăng tải mạng xã hội. 

Dường như thành phố nccgàn hoa luôn chứa đựng những điều sâu xa mà con người càng khám phá càng thấy hay và chưa  bao giờ cạn ý tưởng nhàm chán cả. Đủ các trạng thái cảm xúc khi bạn tới tham quan các địa danh nổi bật ở vùng đất này. Phân Viện Sinh Học ngày nay luôn được giữ gìn và phát triển để trở thành điểm du lịch và nghiên cứu nổi bật. 

4. Lưu ý kinh nghiệm khi đi Phân Viện Sinh Học

  • Khi đi tham quan bạn sắp xếp trước lịch trình, tìm hiểu thông tin điểm đến và đường đi cẩn thận tới nhanh đỡ mất thời gian
  • Bạn nên xem trước dự báo thời tiết đi tránh trời mưa tham quan cho thú vị và chụp hình thật đẹp
  • Nếu bạn xác định đi chụp ảnh thì có thể chuẩn bị trang trụ, phụ kiện cho concept độc lạ
  • Đi cùng nhóm bạn, người thân sẽ đông vui hơi và mang lại cảm giác thích thú khi khám phá không gian tham quan mới mẻ
  • Phân Viện Sinh Học Đà Lạt không mở cửa cuối tuần, bạn xem trước thông tin cụ thể và liên hệ với quản lý khi cần thiết
  • Vào tham quan bạn đọc quy định, giữ gìn ý thức chung không phá hoại tài sản công, không xả rác bừa bãi hay đùa nghịch làm hỏng đồ đạc, hiện vật quý.
  • Bạn mang theo điện thoại hịn, máy ảnh để săn thật nhiều bức hình đẹp.

5. Các địa điểm gần đó

Khi đi tham quan chắc hẳn bạn sẽ muốn biết thêm các địa điểm nổi tiếng gần nhau tiện đi qua luôn tiết kiệm thời gian và công sức. Happydaytravel.com gợi ý giúp bạn các điểm đến gần Phân Viện Sinh Học Đà Lạt như 

  • Lẩu gà lá é Tao Ngộ
  • Làng hoa Hà Đông 
  • Trường Đại học Đà Lạt 
  • Sân Golf Đà Lạt 
  • Tiệm bánh Liên hoa
  • Đồi Mộng Mơ

Phân Viện Sinh Học Đà Lạt là một điểm tham quan cực kỳ lý tưởng cho bạn muốn khám phá kiến thức sinh học, văn hóa, lịch sử của vùng đất Tây Nguyên. Khi bạn tham thú đủ các cảnh đẹp rừng núi mộng mơ thì đừng quên ghé qua đây. Nếu bạn muốn đăng ký tour tham quan thì liên hệ với Công ty Happyday nhé.