Lifsap là gì

Theo tài liệu của Dân Việt có được, trong năm 2019, Dự án cạnh tranh Ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP), phần của BQL Trung ương, có những khoản chi như tiền ăn, tiền tàu xe, máy bay, phòng ngủ... đều lấy từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).

  • Sự thực đằng sau dự án LIFSAP 80 triệu USD: Bỏ rơi nông dân, chuồng trại như... ổ chuột
  • Dự án chăn nuôi LIFSAP tiền tỷ tan hoang, dân nuôi lợn Thủ đô lâm nợ, thất vọng
  • Dự án chăn nuôi LIFSAP "triệu đô" tan hoang, dân nuôi lợn Thủ đô lâm nợ, thất vọng
  • Cận cảnh: Chuồng trại chăn nuôi lợn của dự án LIFSAP bỏ không, tan hoang, nông dân khóc ròng

Như Dân Việt đã có loạt bài phản ánh về "Sự thật đằng sau Dự án 80 triệu USD" của LIFSAP nêu thực trạng, các hộ chăn nuôi ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khi tham gia vào dự án này đã lâm nợ, chuồng trại xập xệ trong khi đã phải chi ra tới 134 triệu USD cho cả 2 gói vay theo 2 giai đoạn. Vậy thực sự, số tiền trên đã được chi vào những khoản, mục gì?

Lifsap là gì

Một dự án có tổng mức đầu tư đến 134 triệu USD, nhưng cái người chăn nuôi nhận được là chuồng trại xập xệ như thế này. Ảnh: Trần Quang.

Năm 2019, chỉ riêng BQL Trung ương Dự án LIFSAP, thuộc BQL các Dự án Nông nghiệp được giao tổng nguồn vốn là 26,2 tỷ đồng; trong đó 6,2 tỷ đồng là vốn ngân sách và 20 tỷ đồng vốn vay của WB thuộc khoản vay bổ sung. Trong số này, có hơn 3,38 tỷ đồng phải hủy bỏ do kế hoạch lập không sát, trong đó có 2,38 tỷ đồng từ nguồn vốn đối ứng của ngân sách và hơn 1 tỷ đồng vốn vay WB.

Như vậy, tổng số thực chi là 22,8 tỷ đồng với 3,81 tỷ đồng từ vốn ngân sách và 18,99 tỷ đồng vốn vay của WB.

Trong 22,8 tỷ đồng đã chi, có 15,6 tỷ đồng được chi để mua sắm thiết bị, công nghệ, còn lại 7,2 tỷ đồng chi vào rất nhiều khoản khác nhau, không liên quan trực tiếp đến việc hỗ trợ cho người chăn nuôi.

Cụ thể, chỉ riêng khoản hội nghị đã chi hết 882 triệu đồng, trong đó lấy từ nguồn vốn vay 831 triệu đồng. Trong đó, toàn bộ 194,8 triệu đồng chi phí mua vé máy bay, tàu xe đều được lấy từ vốn vay WB; khoản chi bù tiền ăn hết 239,4 triệu đồng, thì lấy 206,7 triệu đồng từ vốn vay WB. 

Tương tự, một số khoản chi khác cũng được lấy từ vốn vay WB như: 98 triệu đồng tiền phòng ngủ, chi khác 110 triệu đồng.

Cần tiến hành kiểm toán, thanh tra ngay Dự án LIFSAP

Theo một chuyên gia, việc xét duyệt quyết toán đối với các khoản chi của Dự án LIFSAP mới đơn thuần nằm ở mặt sổ sách, giấy tờ; còn việc xem các khoản chi trên có đúng mục đích, đơn giả, hiệu quả không thì cơ quan kiểm toán, thậm chí thanh tra phải vào cuộc kiểm tra. Vẫn theo vị chuyên gia này, dự án thực tế là để hỗ trợ trực tiếp cho các hộ chăn nuôi, nhưng chỉ riêng ở BQL Trung ương đã chi 7,2 tỷ vào các khoản khác thì cần phải xem xét lại.

"Vì sao tiền ăn, tiền phòng ngủ, tiền vé máy bay, tàu xe, nhiên liệu đi lại... cũng lấy vào nguồn vốn vay, mà không lấy từ nguồn vốn đối ứng của ngân sách? Đã gọi là vốn vay, thì chúng ta phải trả lãi suất, điều này có nghĩa là việc ăn, ngủ, đi lại cũng phải... trả lãi"- vị chuyên gia này nói.

Dự án được thực hiện trên địa bàn 12 tỉnh/thành gồm: Cao Bằng, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An và TP.HCM.

Trong buổi tổng kết giai đoạn 2010-2015, ông Tôn Thất Sơn Phong, giám đốc dự án đánh giá: Mặc dù gặp một số khó khăn ở giai đoạn đầu, song kết quả của dự án đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu ban đầu đã đề ra, Dự án được đánh giá là "thành công".

Dự án đã triển khai thiết lập được 46 vùng GAHP với 11.201 hộ GAHP, hỗ trợ nâng cấp 235 cơ sở giết mổ và 378 chợ thực phẩm tươi sống trên 12 tỉnh/ thành phố.

Riêng tại vùng quy hoạch chăn nuôi thí điểm tại tỉnh Đồng Nai, trong 5 năm, đã thành lập được 52 nhóm GAHP, với 1.031 hộ tham gia; tổ chức 415 lớp tập huấn về quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP), hệ thống ghi chép, thú y cho nông dân trong và ngoài nhóm GAHP; Tổ chức đào tạo cho hơn 500 cán bộ khuyến nông, thú y nâng cao năng lực chuyện môn về lĩnh vực nghiệp vụ; hỗ trợ 52 hệ thống nghiền, trộn thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ 717 hộ sửa chữa chuồng trại; 679 công trình khí sinh học; chứng nhận VietGAP cho 622 hộ chăn nuôi; xây dựng 22 cơ sở giết mổ và 31 chợ thực phẩm tươi sống trên địa bàn tỉnh,…  Các hộ được chứng nhận VietGAHP đã tham gia vào chuỗi kết nối sản phẩm an toàn, gia tăng được giá trị của sản phẩm do mình làm ra. Đặc biệt đã cung cấp được sản phẩm cho Công ty Vissan để phục vụ thị trường.

Nhìn chung toàn dự án, chuỗi chăn nuôi khép kín từ “Nhóm/hộ GAHP – CSGM - Chợ thực phẩm tươi sống” trong các vùng GAHP đã được thiết lập, đi vào hoạt động. Trong đó có khoảng 39.000 hộ chăn nuôi được tiếp cận dịch vụ khuyến nông chăn nuôi chất lượng cao và kịp thời. 8.500 hộ chăn nuôi trong vùng ưu tiên được đào tạo qui trình chăn nuôi an toàn. Do vậy, sản xuất và phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn; Năng lực cán bộ thú y xã được nâng cao; Giảm 50% số gia súc, gia cầm mắc các bệnh thông thường trong các xã dự án. Tỉ lệ tiêm phòng vắc-xin cao phòng các bệnh thông thường (>90%) trong các hộ tham gia dự án.

Hạ tầng chăn nuôi an toàn và thị trường sản phẩm chăn nuôi được thiết lập; 130 lò mổ và 400 chợ thực phẩm tươi sống được nâng cấp và áp dụng tốt quy trình quản lý chất thải; Năng lực quản lý ngành chăn nuôi và thú y được nâng cao để kiểm tra giám sát các vấn đề môi trường và VSATTP.  

Hạn chế sẽ là điểm yếu cho dự án trong tương lai

Với hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi qua việc áp dụng các phương thức chăn nuôi an toàn (GAHP) tăng, tỉ lệ chết của vật nuôi giảm 30%, rút ngắn thời gian vỗ béo 15%, tăng số lượng đàn vật nuôi của nông hộ 15%; 70% hộ, 90% các lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Giảm ô nhiễm môi trường gây ra do ngành chăn nuôi qua việc hỗ trợ các các hộ chăn nuôi, lò mổ và các chợ thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường. Từ đó đạt tỷ lệ 90% các lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống trọng điểm đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh ATTP.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công dự án còn một số điểm yếu là: Mức độ liên kết giữa các hộ GAHP, nhóm GAHP còn yếu làm lượng sản phẩm đầu ra phân tán, chưa đạt đến được một quy mô lớn để tạo tác động đáng kể cho chuỗi giá trị ngành hàng, do đó giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao; Hoạt động truy xuất nguồn gốc mới dừng lại ở thí điểm, xây dựng thương hiệu mới ở mức truyền thông chưa thực sự được thực hiện như là giải pháp nhằm tạo sự khác biệt giữa sản phẩm GAHP và không GAHP nên chưa nâng cao được giá trị sản phẩm. Các nội dung này cần thiết phải khắc phục trong pha bổ sung vốn của Dự án.

Trước những hiệu quả kinh tế cao và dự án đã có ảnh hưởng tốt đến các vấn đề xã hội, môi trường và an toàn thực phẩm, dự án tiếp tục được khởi động giai đoạn 2 (2016-2018) và được coi như “chất xúc tác” thúc đẩy quá trình thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 và Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.