Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho giáo viên tiểu học

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 21/08/2015, 15:46

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - - - - - ***- - - - - ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN Kính gửi : - Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Việt Trì. - Ban giám hiệu Trường tiểu học Chu Hóa. Tên tôi là: NGUYEN THI AN Sinh ngày: 11/12/1978. Nghề nghiệp : Giáo viên. Nơi công tác: Trường Tiểu học Chu Hóa- Việt Trì- Phú Thọ. Hiện nay tôi đang mang thai nay đã sắp đến ngày sinh bé theo dự kiến của bác sĩ. Vì vậy, tôi làm đơn này xin phép lãnh đạo phòng GD & ĐT thành phố Việt Trì và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Chu Hóa cho tôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước. Thời gian xin nghỉ từ ngày 01 tháng 09 năm 2014 đến ngày 01 tháng 03 năm 2015. Hết thời gian nghỉ thai sản,tôi hứa sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của ngành, của nhà trường. Kính mong lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Chu Hóa xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn! Việt Trì ,ngày 28 tháng 08 năm 2015 Ý kiến của hiệu trưởng Người viết đơn . Hóa cho tôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước. Thời gian xin nghỉ từ ngày 01 tháng 09 năm 2014 đến ngày 01 tháng 03 năm 2015. Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi hứa sẽ trở. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - - - - - ***- - - - - ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN Kính gửi : - Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Việt Trì. - Ban giám hiệu Trường. học Chu Hóa- Việt Trì- Phú Thọ. Hiện nay tôi đang mang thai nay đã sắp đến ngày sinh bé theo dự kiến của bác sĩ. Vì vậy, tôi làm đơn này xin phép lãnh đạo phòng GD & ĐT thành phố Việt Trì và

- Xem thêm -

Xem thêm: ĐƠN XIN NGHỈ THAI sản GIÁO VIÊN, ĐƠN XIN NGHỈ THAI sản GIÁO VIÊN,

September 10, 2021 Biểu Mẫu

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho giáo viên tiểu học

XEM TRƯỚC PDF:

➤➤➤ Bấm tải Full: https://drive.google.com/file/d/1LB4coVGbf-vgnFl8CbKsvEM7sgYRwxbt/view

Tải miễn phí mẫu đơn xin nghỉ thai sản của giáo viên ✿ Được sử dụng dành cho giáo viên và lao động nữ công tác trong ngành giáo dục xin nghỉ thai sản theo chế độ ✿ File Word với nội dung chuẩn soạn sẵn ✿ MS Word trình bày đẹp, chuyên nghiệp, dễ chỉnh sửa ✿ Tải miễn phí

Check Also

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho giáo viên tiểu học

Mẫu đơn xác nhận công tác tại trường

Mẫu đơn xác nhận công tác tại trường ★ Được sử dụng khi giáo viên có nhu cầu xin xác nhận là viên chức đang công tác tại trường ★ Download miễn phí ★ Nội dung dựng sẵn, dễ dàng chỉnh sửa trên file Word ★ MS Word trình bày đẹp, chuyên nghiệp, dễ chỉnh sửa ★ Tải miễn phí

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản của giáo viên và hướng dẫn cách viết. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản của giáo viên? Thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên? Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản của giáo viên?

Chế độ thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội, trong đó đối tượng là giáo viên sẽ được hưởng chế độ thai sản như thế nào? cũng như mẫu đơn xin nghỉ thai sản của giáo viên trình bày ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản của giáo viên và hướng dẫn cách viết:
  • 2 2. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản của giáo viên: 
  • 3 3. Thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên: 
    • 3.1 3.1. Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên: 
    • 3.2 3.2. Mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên: 
  • 4 4. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản của giáo viên:
    • 4.1 4.1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của giáo viên: 
    • 4.2 4.2. Thủ tục nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản: 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-***———-

ĐƠN XIN NGHỈ CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:  Ban Giám hiệu trường ………

Tên tôi là: ………………….

Sinh ngày: …./……/……

Chức vụ: Giáo viên

Tổ: ……..

Đơn vị công tác: Trường …….., huyện……, tỉnh……..

Nay tôi viết đơn này với nguyện vọng và lí do như sau:

Hiện nay tôi đang mang thai gần đến ngày sinh nhưng do điều kiện sức khỏe của bản thân không thể tiếp tục thực hiện được công việc. Vì vậy, tôi làm đơn này xin phép Ban Giám hiệu trường ……….cho tôi được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian xin nghỉ từ ngày ……./……/…… đến ngày ……../……../……..

Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tôi sẽ bàn giao công việc theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường.

Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi hứa sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của ngành và của nhà trường.

Kính mong Ban Giám hiệu nhà trường xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…………, ngày ….. tháng …. năm……

Ý kiến của Ban giám hiệu Người làm đơn

2. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản của giáo viên: 

Căn cứ tại Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đối tượng áp dụng chế độ thai sản bao gồm cán bộ, công chức, viên chức.

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội như sau:

– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lao động nữ mang thai

+ Lao động nữ sinh con

+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

– Người lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

3. Thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên: 

3.1. Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên: 

Khi nghỉ thai sản không trùng với thời gian nghỉ hè thì chế độ nghỉ thai sản giống như người lao động thông thường, theo quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

– Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

– Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

– Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

3.2. Mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên: 

* Tiền trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Trợ cấp một lần = mức lương cơ sở x 2

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng.

– Nếu giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè và không được sắp xếp nghỉ bù thì sẽ được chi trả thêm tiền những ngày không được nghỉ bù.

* Tiền hưởng chế độ thai sản: 

Giáo viên sẽ được hưởng trợ cấp 6 tháng khi sinh, theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ được hưởng như sau:

Mức hưởng hàng tháng = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trong trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

* Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: 

– Trong vòng 30 ngày đầu quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi, giáo viên còn được nghỉ dưỡng sức. Theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì giáo viên được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Lưu ý: Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

– Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản = 30% x mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng

4. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản của giáo viên:

4.1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của giáo viên: 

Hồ sơ làm thủ tục hưởng thai sản khi sinh con: 

– Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con

– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh

– Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau sinh không đủ sức khỏe để chăm con

– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết

– Bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh mẹ chết

– Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện biện pháp tránh thai:

– Giấy ra viện nếu điều trị nội trú.

– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội nếu điều trị ngoại trú.

Hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi:

– Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con

– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi

– Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con phải mổ, sinh con dưới 32 tuần tuổi

– Hồ sơ hưởng chế độ đối với lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con

4.2. Thủ tục nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản: 

Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian giải quyết hưởng chế độ thai sản như sau:

– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Sau đó, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết như sau:

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

– Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.