Mức lương đóng bảo hiểm năm 2023

Kể từ năm 2022 trở đi, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ không tăng nữa.

Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019  quy định, người lao động đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.

Theo đó, tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.

Như vậy, lao động nam đủ điều kiện về hưu năm 2023 đóng đủ 24 năm BHXH thì được hưởng lương hưu bằng 53% tiền lương tháng đóng BHXH.

Còn lương hưu của lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2023 được tính như sau:

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45% tiền lương tháng đóng BHXH.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Do đó, lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2023, đóng đủ 25 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 63% tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối tượng nào nghỉ hưu được hưởng lương hưu tối đa?

Kể từ năm 2022 trở đi, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ không thay đổi nữa. Lao động nữ cần đóng tối thiểu 15 năm và lao động nam cần đóng tối thiểu 20 năm.

Cách tính số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu được hưởng lương tối đa:

Số năm đóng BHXH để hưởng lương tối đa = (Số năm đóng BHXH để hưởng lương 45%, xét theo năm về hưu) + 15

Như vậy, lao động nam đóng đủ 35 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu năm 2022 sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng BHXH, đây là tỷ lệ tối đa. Còn lao động nữ, đóng đủ 30 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu từ năm 2022 sẽ nhận được lương hưu tối đa.

Trong trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc, nhưng về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu thì theo nguyên tắc mức hưởng lương hưu được tính như trên với mức tối đa 75%; sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Vì vậy những trường hợp bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ không được hưởng lương hưu với mức tối đa.

(Theo Nhịp sống kinh tế)

Mức lương đóng bảo hiểm năm 2023

Đóng đủ năm BHXH nhưng nghỉ hưu non, bảo lưu thời gian đóng có ảnh hưởng đến lương hưu?Đây là nội dung mà người đóng đủ số năm BHXH để hưởng lương hưu nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu rất quan tâm.

Chiều 9/10, Ban Tuyên giáo Trung ương phát thông báo về Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, trong đó cho biết Trung ương đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước ba năm 2023-2025; phương án điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2023.
Sau khi thảo luận, Ban chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo tiếp thu, hoàn chỉnh, ban hành kết luận. Đồng thời, Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo nêu trên, trong đó có phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.
Sáng cùng ngày, trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về các vấn đề kinh tế, xã hội, ngân sách, quy hoạch và phương án điều chỉnh tiền lương.
Theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Trung ương, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 kéo dài, chủ trương này liên tục phải lùi. Tháng 11/2021, Quốc hội đồng ý lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương; đồng thời, chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
  Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.
  Tại phiên họp tháng 6/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn lực, sớm trình Quốc hội quyết định cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm thích hợp.
  Ngày 29/9, tiếp xúc cử tri Hải Phòng trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, trong ba năm gần đây, do nguyên nhân khách quan, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại. Tuy nhiên, đây là vấn đề cấp thiết, do đó Quốc hội sẽ bàn vấn đề này tại kỳ họp thứ tư vào cuối năm.