Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

(NSHN) - Thủ đô Hà Nội là vùng đất “nghìn năm văn hiến”. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Hà Nội đã tạo cho mình những phẩm chất riêng, đó là phẩm chất hào hoa, thanh lịch... Những phẩm chất này được hun đúc từ trí tuệ, đạo đức của nhiều thế hệ người Hà Nội và là sự kết tinh tinh hoa của cư dân mọi miền đất nước hội tụ về Thủ đô.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Cách đây hơn 150 năm, Nguyễn Công Trứ đã mở đầu một bài thơ nổi tiếng, bài “Thành Thăng Long” với hai câu:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Nhận xét của Nguyễn Công Trứ đã trở thành câu “chốt” để nói về tính cách người Hà Nội. Chất hào hoa, thanh lịch thể hiện ở sự tài hoa, tao nhã, khéo léo và sành điệu trong cuộc sống; tính chất phóng khoáng, lịch duyệt, quân tử, tinh tế, coi trọng cái đẹp và luôn sáng tạo trong cuộc sống. Tính hào hoa, phong nhã biểu hiện hằng ngày trong cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, ứng xử và cả trong văn hóa ẩm thực.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Trong “Hà Nội thanh lịch” – cuốn sách cuối cùng của đời mình, nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã viết về người Hà Nội như sau: “Người Tràng An rõ ràng là người cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch, đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã, nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người, ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn kệch cỡm, hoạch họe, lố lăng, đê tiện. Người Tràng An ở với nhau, “biết nhịn”, “biết nể”, “biết ngượng”, “suy bụng ta ra bụng người”. Trong thôn phố, có việc là chạy sang thăm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, ăn ý... Tình người rõ ràng ở chỗ: Nhà ai có trẻ lạc, là chạy đến nhà cụ Phúc Hậu, bận gì cụ cũng bỏ đấy, đi rao, tìm khắp nơi; khách nhà quê ra, đi mãi, nóng, nhọc thì thấy ngay bên đường một vại nước vối ngon với mấy cái bát sạch. Người ta tóm cả cái thanh, cái cao, cái lịch sự, ẩn ý vào hai chữ: Thanh lịch”.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Người Hà Nội có cách nói chuyện khoan thai, từ tốn. Kính ngữ, với những thế hệ xưa, rất quan trọng. Con cháu trong gia đình không nói: “Cháu mời bà ăn cơm ạ” mà nói: “Cháu mời bà xơi cơm ạ”. Chủ sẽ không nói: “Bác gắp món này đi”, mà nói: “Bác dùng món này ạ”. Khách sẽ không nói: “Món này bị cháy rồi”, mà nói: “Hình như món này hơi quá lửa”... Gọi người Hà Nội là kiểu cách cũng đúng; là kiêu kỳ cũng đúng; là lãng mạn cũng đúng, nhưng tất cả sự làm dáng, kiêu kỳ hay lãng mạn đó đã giúp tạo nên một Hà Nội lịch lãm, quý phái mà ai cũng có thể nhận ra.

Hỏi nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Phùng, hồn cốt Hà Nội nằm ở đâu, ông trả lời: “Nó nằm ở con người. Người Hà Nội lương thiện, trung thực và hòa nhã. Hết sức nhân văn. Đi nhẹ, nói khẽ, không gây gổ ngoài đường. Người Hà Nội chuộng sự tinh tế, cái gì các cụ để lại là gìn giữ, chăm chút...”.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Hà Nội ngày nay to rộng hơn xưa, đồ sộ hơn, hiện đại hơn. Người Hà Nội giờ cũng đông hơn, nhưng vẻ lịch lãm thì kém xưa nhiều. Vì thế, nhiều người nói Hà Nội xấu hơn xưa. Trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”, nhà văn Nguyễn Khải ngậm ngùi: “Một người như cô phải chết đi, thật tiếc. Lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất Kinh kỳ chói sáng những ánh vàng”.

Nhiều người tiếc cái “ngày xưa”, khi Hà Nội là một đô thị nhỏ xinh, khi mấy chữ “người Hà Nội” luôn là hình mẫu tự hào. Dẫu vậy, phải chấp nhận thực tế rằng sự phát triển nào cũng có mặt trái. Văn hóa Hà Nội đã đổi thay. Những bề bộn của cuộc sống có làm cái “chất” Hà Nội bị pha loãng hơn.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Dù thế nào thì Hà Nội vẫn phải là Thủ đô “nghìn năm văn hiến”, văn hóa Hà Nội phải gìn giữ được nếp sống thanh lịch của một đô thị “kinh kỳ”. Khôi phục những nét đẹp (tinh thần yêu cái đẹp, tự trọng, biết mình, biết người...) đã trở thành bản sắc, tái lập hệ thống tính cách người Hà Nội trong bối cảnh đương đại là hết sức cần thiết bên cạnh việc tuyên chiến với cái xấu đang len lỏi trong cuộc sống hằng ngày. Làm sao để việc ứng xử của người Hà Nội hôm nay xuất phát từ nội tại mỗi cá nhân, từ cảm hứng trước cái đẹp chứ không phải chỉ từ sự bắt buộc...

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Sẽ làm được như vậy, nếu trước hết cộng đồng khoảng 8 triệu người dân Hà Nội, dù sinh sống lâu dài ở đây hay chỉ tạm thời dừng chân, đều có chung một tiếng nói và lòng yêu quý, vun đắp cho mảnh đất này. Nuôi dưỡng, khơi gợi và phát huy vẻ đẹp truyền thống là cách để nối mạch văn hóa ứng xử của người Hà Nội, phát triển nó trong thế đi lên tất yếu của Hà Nội hôm nay.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

"Chất" Hà Nội góp phần tạo nên văn hóa Hà Nội và đó chính là nền tảng vững chắc, là động lực cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hà Nội nghìn năm văn hiến, với những con người mộc mạc, chính nghĩa, lịch thiệp, truyền thống… là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nội. Để hiểu rộng và sâu về nét văn hóa của người Hà Nội đừng quên theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam. Vẻ đẹp của Hà Nội không chỉ nằm ở những danh lam thắng cánh mà cốt là ở con người nơi dây.

Nơi đây được mệnh danh là vùng đất của những nhiều ngôi làng văn hiến. Phần lớn, những ngôi làng, kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp,… nằm rải rác quanh Hà Nội. Điều này mang lại dấu ấn rất đặc biệt cho các du khách, họ vô cùng thích thú những giá trị văn hóa xưa vẫn “sống” trong một thành phố sầm uất nhưng vẫn mang trong mình nét truyền thống vốn có.

Đôi nét về Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương và là thành phố có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ hai về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019).

Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường. Hiện nay, Hà Nội là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý. Quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc. Kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì. Kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Thăng Long

Kể từ khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra “thành Đại La ở nơi trung tâm trời đất” đến nay đã ngót một nghìn năm. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, lớp lớp cư dân ở mọi miền quê về tụ cư sinh sống ở mảnh đất này đã chung sức sáng tạo nên một nền văn hoá mang đậm bản sắc của một vùng đô hội.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Quá trình hội tụ, giao lưu đã kết tinh nên phẩm chất cao đẹp của người Kẻ Chợ – Kinh Kì và không biết từ bao giờ trong dân gian đã cất tiếng ngợi ca một trong nhiều cái nhất của Thăng Long – Hà Nội:

“Nhất cao là núi Ba Vì
Nhất lịch, nhất sắc, kinh kì,Thăng Long”

Vậy “thanh lịch”, một trong những phẩm chất tốt đẹp của văn hoá người Hà Nội là gì và nó được biểu hiện trong văn hoá dân gian như thế nào?

Vẽ đẹp thanh lịch

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cho rằng “thanh lịch” có nghĩa là “thanh nhã, lịch sự”. Còn nhà nghiên cứu văn hoá Hoàng Đạo Thúy giải thích hai từ “thanh lịch” như sau: Người Tràng An là người kinh kì “thanh”, không tục, không thô lỗ, “lịch”, lịch thiệp, lịch sự. Thanh lịch là cái phong cách sống của người Hà Nội.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Vẻ đẹp thanh lịch của người Thăng Long – Hà Nội còn thể hiện ở cách ứng xử trong giao tiếp. Từ lâu, người Hà Nội đã được mọi miền biết đến như là người lịch thiệp:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Chẳng lịch cũng thể con người Thượng kinh.

Giao tiếp lịch sự, tỏ rõ sự hiếu khách là nét đặc trưng của người Kẻ Chợ. Cô gái ở chốn phồn hoa thật ý tứ, ân cần chu đáo thể hiện trong giao tiếp:

“Ba gian nhà khách

Chiếu sạch, giường cao

Mời các thầy vào

Muốn sao được thế.

Mắm Nghệ lòng giòn

Rượu ngon cơm trắng

Các thầy dù chẳng sá vào

Hãy dừng chân lại em chào cái nao

Đêm qua em mới chiêm bao

Có năm ông cử mới vào nhà em

Cau non bổ, trầu cay têm

Đựng trong đĩa sứ em đem ra mời…”

Nghệ thuật ăn uống

Đối với người Hà Nội, ăn uống không đơn giản là cung cấp nguồn năng lượng để duy trì sự sống. Mà nó đã trở thành một phong cách nghệ thuật riêng. Bàn tay khéo léo, tinh tế và tài hoa của người Hà Nội. Đã tạo nên những món ăn có dấu ấn riêng vừa ngon, vừa đẹp vừa hấp dẫn và thích thú. Cũng là món ăn bình thường mộc mạc ở nơi thôn dã nhưng đã được người dân nơi đây tạo ra hương vị riêng. Làm cho mọi người thật khó mà quên được. Sự đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại. Hương vị đậm đà của các món ăn Hà Nội đã tạo nên nét độc đáo, đặc sắc trong văn hoá ẩm thực của chốn phồn hoa đô hội.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Khá nhiều địa danh nổi tiếng về các món ăn và đặc sản của vùng đất này đã được ca dao, tục ngữ nhắc đến:

Món bánh cuốn Thanh Trì

Thanh Trì là địa phương nổi tiếng về món bánh cuốn, thứ bánh trắng trong, mỏng mịn, dẻo và thơm. Được chấm với nước mắm ngon có ít gia vị như chanh, ớt, hạt tiêu trở thành món quà hấp dẫn. Ngoài bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày ở làng Quán Gánh cũng rất nổi tiếng:

“Bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày Quán Gánh”.

Món cốm Vòng nổi tiếng

Nhiều nơi biết làm cốm nhưng có lẽ không có nơi nào hạt cốm dẻo, thơm và ngon. Lại được gói trong lá sen như ở làng Vòng và cốm Vòng từ lâu đã trở thành món quà được nhiều nơi biết đến vì cái hương vị riêng biệt ấy:

“Gắng công kén hộ cốm Vòng

Kén hồng Bạch Hạc cho lòng em vui”

Làng Vòng thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, có nghề làm cốm cổ truyền lâu đời. “Cốm vòng được chọn làm bằng giống nếp hoa vàng, thứ nữa là nếp nâu, nếp chấm đầu, đón lúa non vào sữa vừa đúng thì – chỉ người lành nghề mới biết được – đi bứt lúa về nhà, sàng sẩy, đãi sạch hạt lép để rải chỗ thoáng cho ráo chứ không phơi nắng mất hương. Cho lúa non rang, đảo đều vừa chín tới, quá lửa ra cốm sẽ giòn và ngả màu trắng làm kém ngon và mất đẹp.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Cốm giã trong chiếc cối riêng nông lòng, rộng miệng, mỏ chày tròn đều và ngắn, cầm nặng. Vừa giã vừa đảo đều tay cho cốm trốc vỏ. Mỗi lần giã vài trăm chày lại sàng sẩy. Qua năm sáu lượt mới xong một mẻ. Rải cốm vào lá sen già mà ủ lại, vừa giữ được hương lúa, vừa ướp lấy mùi ngát dịu của lá sen. Cốm đầu nia hạt mảnh như lá me, xanh đều thơm lâu được để dành cho khách sành. Ăn cốm phải ăn thong thả, nhấm nháp chút một, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ. Tận hưởng cái hương vị tuyệt mĩ của đất trời đem cho. Cốm là quà trang nhã, thanh lịch, không chấp nhận sự thô bạo, vội vàng”. Và cốm Vòng là một đặc sản nổi tiếng của Kẻ Chợ:

“Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua”

Gạo thơm của làng Mễ Trì

Ngoài cốm Vòng, làng Mễ Trì (tên nôm là Kẻ Mẩy), từng sản xuất gạo thơm nổi tiếng, cúng tiến vua, được vua đặt tên là Mễ Trì (cái ao gạo). Làng còn có tên là Mễ Sơn (núi gạo). Gạo thơm Mễ Trì có nhiều loại như tám xoan, tám hương, dự hương, dé cánh… cũng rất nổi tiếng

“Mễ Trì thơm gạo tám xoan

Dự hương, dé cánh thóc vàng như tơ”

Và rất nhiều đặc sản nổi tiếng khác

Hà Nội còn nổi tiếng với những món ăn gắn với từng địa danh cụ thể với những “Giò Trèm, nem Vẽ, chuối Xù”, “Khoai lang Triều Khúc, bánh đúc Đơ Bùi”. Đó là “ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây”, là “Cá rô Đầm Sét”…… Không ai có thể quên được hương vị đậm đà, khó quên của bát bún ốc, bún chả, bún thang, bát phở, bánh tôm Hồ Tây và chả cá Lã Vọng.

Thật ra nhiều món ăn ở Hà Nội được mang từ nhiều miền quê đến. Nhưng do cách chế biến, cách bày biện, màu sắc bắt mắt và cách ứng xử trong ăn uống của người Kinh Kì. Đã tinh tế hoá cách ẩm thực của dân quê nên ẩm thực của cư dân nơi đây đã tạo thành một thứ nghệ thuật riêng đặc sắc.

Khéo mặc

Không chỉ “sành ăn”, người Thăng Long – Hà Nội còn biết khéo mặc, mặc hợp thời tiết, khí hậu. Nhìn chung cư dân ở đây chuộng những vải vóc, lụa là có gam màu trang nhã. Ghét màu sắc lòe loẹt, lại được may hợp thời trang vừa gọn gàng, kín đáo. Mà không kém phần duyên dáng, lịch lãm mang vẻ đẹp sâu lắng và rất độc đáo.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Trang phục của người Hà Nội được tạo nên bởi Lĩnh Sài, Nhiễu Giấy – những làng nghề nổi tiếng từ xưa:

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về Kẻ Bưởi với anh thì về

Làng anh có ruộng tứ bề

Có hồ tắm mát có nghề quay tơ”

Kẻ Bưởi chỉ chung các làng thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận trước kia, nay thuộc quận Tây Hồ. Làng Trích Sài ở đây có nghề dệt lĩnh nổi tiếng.

Đã có một thời chiếc áo dài màu sắc trang nhã, chiếc nón ba tầm và đôi guốc mộc. Đã tôn lên vẻ đẹp lịch lãm, duyên dáng của người phụ nữ Thăng Long – Hà Nội:

“Nón này em sắm đáng trăm

Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa

Nón này che nắng che mưa

Nón này để đội cho vừa đôi ta”

Trong cuốn Phố phường Hà Nội xưa, nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy đã viết về vấn đề này như sau: “người Hà Nội chuộng lối sống khoan hoà, giản dị. Ghét lòe loẹt mà thích diểm dắn. Tránh tiếng xa hoa. Dù giàu sang, áo có mớ năm, mớ bảy, cũng phủ một chiếc áo thâm hay tam giang”… Vì là người Kinh Kì nên dân Hà Nội đi đâu cũng được người ta trọng. Lại cũng được mến về tính yêu khách. Ở các nơi, khi người ta nói “nhà tôi có khách Hà Nội về”, là nhiều bà con muốn đến gặp”.

Chú trọng lời ăn tiếng nói

Cách ứng xử của người Hà Nội biểu hiện trước hết là ở tiếng nói. Tiếng nói của người Hà Nội, nhẹ nhàng, êm ái, uyển chuyển và khá chuẩn xác. Trong giao tiếp, người Hà Nội sử dụng ngôn ngữ khá linh hoạt, khiến cho người nghe. Nhất là người ở các địa phương khác, rất dễ mến, dễ cảm và dễ cuốn hút. Cùng với tiếng nói là thái độ cử chỉ, trang phục tạo nên sự lịch lãm, tế nhị mà hầu như chỉ có riêng của người Hà Nội. Nhìn chung, người Hà Nội rất có ý thức trong giao tiếp, chú trọng lời ăn tiếng nói theo một phong cách riêng mà ít địa phương nào trong cả nước có được.

Khiếu thẩm mĩ của người Hà Nội

Ngoài ra, khiếu thẩm mĩ cũng thể hiện phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội. Những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làm nghề truyền thống. Đã tạo nên những sản phẩm đẹp và tinh tế. Thú chơi hoa, cây cảnh tao nhã chẳng những làm đẹp cuộc sống hằng ngày. Nhất là trong những ngày lễ, tết mà còn tạo nên phong cách riêng của cư dân Hà Nội.

Nét đẹp của người Hà Nội xưa và nay

Những phẩm chất tốt đẹp của người Thăng Long – Hà Nội. Được tạo nên trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Chúng được chắt lọc, kết tinh từ mọi miền đất nước và cả tinh hoa văn hoá bên ngoài. Trong quá trình giao lưu, hội nhập tạo cho con người Thăng Long – Hà Nội vừa thuần hậu, lịch sự, vừa hào hoa, phong nhã. Cái riêng đó, nét đẹp văn hóa Hà Nội đó có giá trị độc đáo, đặc sắc của cư dân chốn Kinh Kì – Kẻ Chợ.

Nguồn: Vanhoavietnam.net