Nghệ thuật đại cương là gì

NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG


General Artistry

  1. Mã học phần: LIT1100

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Học phần tiên quyết: không

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

  5. Giảng viên:

    1. Họ và tên: Phạm Xuân Thạch

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


    1. Họ và tên: Hoàng Cẩm Giang

Chức danh: Giảng viên

Học vị: Tiến sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội


    1. Họ và tên: Trần Hinh

Chức danh: Giảng viên chính

Học vị: Cử nhân

Đơn vị công tác: Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội (cán bộ nghỉ hưu)


  1. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức

Nắm được đầy đủ, chính xác kiến thức chung của môn học như:

+ Hiểu được khái niệm nghệ thuật là gì? Nghệ thuật khác với khoa học, chính trị và tôn giáo như thế nào?

+ Hiểu được đặc trưng và bản chất của nghệ thuật nói chung.

+ Hiểu được nguồn gốc và quá trình phát triển nghệ thuật

+ Hiểu được những thành tựu cơ bản của một số nền nghệ thuật tiêu biểu

+ Hiểu được quá trình sáng tác, thưởng thức và phê bình một tác phẩm nghệ thuật

+ Hiểu được đặc trưng của các loại hình nghệ thuật cụ thể như nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh.



- Kĩ năng:

+ Có kĩ năng nhận biết, thưởng thức, phân loại một tác phẩm nghệ thuật cụ thể.

+ Có kĩ năng phân tích, đánh giá, phê bình một tác phẩm nghệ thuật độc lập (một bức tranh, một công trình điêu khắc, kiến trúc, một tác phẩm điện ảnh, một bản nhạc, một tác phẩm thơ hay tiểu thuyết...).

+ Có kĩ năng vận dụng các kiến thức nghệ thuật nói chung; đặc biệt: kịch, thơ, tiểu thuyết, điện ảnh, so sánh và liên hệ giữa chúng với nhau.



- Thái độ:

+ Có thái độ trân trọng, nghiêm túc và khoa học khi đánh giá một tác phẩm nghệ thuật cụ thể, thấy được cái hay và cái đẹp của nó.

+ Tự bồi dưỡng cho bản thân về tình yêu với cái đẹp trong nghệ thuật để từ đó có khả năng tạo lập được cái đẹp trong cuộc sống.

+ Có cái nhìn đúng đắn, khoa học khi tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật.

+ Hiểu được tính cách, tâm hồn, tình cảm con người ở các dân tộc khác nhau qua các nền nghệ thuật khác nhau. Từ đó có sự trân trọng thành tựu nghệ thuật và con người Việt Nam.


  1. Chuẩn đầu ra của học phần

  • Kiến thức: Sinh viên phải nắm được khái niệm, nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của nghệ thuật, có hiểu biết về một số nền nghệ thuật tiêu biểu.

  • Kỹ năng: Sinh viên phải biết nhận biết, thưởng thức, phân loại một tác phẩm nghệ thuật cụ thể, có kĩ năng phân tích, đánh giá, phê bình một tác phẩm nghệ thuật độc lập.

  • Thái độ: Sinh viên phải có thái độ trân trọng, nghiêm túc và khoa học khi đánh giá một tác phẩm nghệ thuật cụ thể, thấy được cái hay và cái đẹp của nó, có cái nhìn đúng đắn, khoa học khi tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật, hiểu được tính cách, tâm hồn, tình cảm con người ở các dân tộc khác nhau qua các nền nghệ thuật khác nhau.

  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm điểm

8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp


05%


Bài tập và seminar

- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

- Thuyết trình, thảo luận



05%


8.2. Kiểm tra đánh giá định kì:




Kiểm tra giữa môn

Bài viết trong 60 phút

30%


Thi hết môn


Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức: Thi viết tại lớp hoặc Tiểu luận ở nhà

60%


Kết quả môn học




100%

(10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc

9.1. Học liệu tham khảo bắt buộc:

1.Trần Hinh & Hoàng Cẩm Giang, Bài giảng Nhập môn Nghệ thuật học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường ĐHKHXH & NV, 2012

2. Nguyễn Quân, Ghi chú về nghệ thuật, NXB Trẻ, 2008

3. Lê Lưu Oanh, Văn học và các loại hình nghệ thuật, NXB ĐHSP Hà Nội, 2006

4. M.Cagan, Hình thái học nghệ thuật, NXB Hội Nhà Văn, 2004

5. Nguyễn Quân, Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, NXB Tri Thức, 2010

6. Davide Bordwell & Kristin Thompson, Nghệ thuật điện ảnh, NXB GD, 2008

7. Warren Buckland, Nghiên cứu phim, NXB Tri Thức, 2010



9.2. Học liệu tham khảo thêm

8. E.H.Gombrich, Câu chuyện nghệ thuật, NXB Văn nghệ th.ph HCM, 1998

9. Nguyễn Thị Minh Thái, Phê bình tác phẩm văn hóa nghệ thuật trên báo chí, ĐHQG Hà Nội, 2005

10. Vưgôxki, Tâm lý học nghệ thuật, NXB KHXH, 1995

11. Bruno Toussaint, Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình, Hội Điện ảnh VN, 2007

12. Nhiều tác giả, Mỹ học và văn học kịch, NXB Sân khấu, 1984

13. Cinthia Freeland, Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, NXB Tri Thức, 2001

14. Pôxpêlốp, Dẫn luận nghiên cứu văn học, 2 tập, NXb GD,



  1. Tóm tắt nội dung học phần

Môn học có nội dung là những kiến thức cơ bản nhất về bản chất và nguồn gốc của nghệ thuật, các khuynh hướng và quan điểm khác nhau về quá trình hình thành, phát triển của nghệ thuật ở Phương Tây và Phương Đông, từ đó đi sâu phân tích các loại hình nghệ thuật: nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật điện ảnh, mối quan hệ giữa các ngành nghệ thuật với nhau, đặc biệt ở những ngành nghệ thuật gần gũi với văn học như sân khấu, điện ảnh. Môn học cũng giới thiệu và phân tích mối liên hệ qua lại giữa sáng tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật, giữa nghệ sĩ và hiện thực đời sống xã hội, về vai trò và chức năng của mỗi loại hình nghệ thuật, tác động qua lại giữa bản thân đối tượng nghệ thuật và nhu cầu thưởng thức cái đẹp của công chúng trong đời sống xã hội

  1. Nội dung chi tiết học phần:

Bài 1: Bản chất của nghệ thuật

1.1. Nghệ thuật là gì?

- Một số quan niệm khác nhau về cách xác định các nhóm ngành nghệ thuật.

- Phạm vi của nghệ thuật.

- Bản chất của nghệ thuật.

- Tính năng động chủ quan trong phản ánh đời sống của nghệ thuật.

1.2. Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật

- Đối tượng phản ánh của nghệ thuật.

- Phương thức phản ánh của nghệ thuật.

- Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật.

1.3. Tác dụng xã hội của nghệ thuật

- Tác dụng thanh lọc của nghệ thuật.

- Tác dụng nhận thức của nghệ thuật.

- Tác dụng giáo dục của nghệ thuật.

- Tác dụng giải trí của nghẹ thuật

- Tác dụng giao tiếp của nghệ thuật

- Mối quan hệ giữa các tác dụng thanh lọc, nhận thức, giáo dục, giải trí, giao tiếp của nghệ thuật.

Bài 2: Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghệ thuật

2.1. Một số học thuyết về nguồn gốc nghệ thuật

2.1.1. Thuyết Trò chơi (du hí)

2.1.2. Thuyết Biểu hiện tâm hồn

2.1.3. Thuyết Mô phỏng (bắt chước

2.1.4. Thuyết Ma thuật

2.1.5. Học thuyết Marx – Lénin về nguồn gốc nghệ thuật.

- Nghệ thuật khởi nguồn từ nhu cầu tinh thần lấy thẩm mĩ làm trung tâm.

- Vai trò của lao động trong nghệ thuật.

- Yếu tố khách quan của sự hình thành nghệ thuật.

- Mối quan hệ qua lại giữa nghệ thuật và hiện thực xã hội.

- Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng.

2.2. Lịch sử các nền nghệ thuật

2.2.1. Sự phát triển của nghệ thuật và sự phát triển của đời sống xã hội.

+ Sự phát triển của nghệ thuật và sự phát triển của quan niệm thẩm mĩ của con người.

+ Tính kế thừa trong phát triển nghệ thuật.

+ Ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền nghệ thuật dân tộc.

+ Ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các loại hình nghệ thuật.

+ Kế thừa truyền thống và cách tân sáng tạo trong nghệ thuật.

2.2.2. Một số thành tựu tiêu biểu trong các nền nghệ thuật Phương Tây.

2.2.3. Một số thành tựu tiêu biểu trong các nền nghệ thuật Phương Đông.

2.2.4. Một số thành tựu tiêu biểu trong nền nghệ thuật Việt Nam.

Bài 3: Cấu trúc tác phẩm nghệ thuật

3.1. Nội dung của tác phẩm nghệ thuật

- Nội hàm của nội dung tác phẩm nghệ thuật

- Các yếu tố của nội dung tác phẩm nghệ thuật

3.2. Hình thức của tác phẩm nghệ thuật

- Kết cấu của tác phẩm nghệ thuật

- Ngôn ngữ nghệ thuật

- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật.

Bài 4: Sáng tác, thưởng thức và phê bình nghệ thuật

4.1. Sáng tác nghệ thuật

- Động cơ và quá trình sáng tác nghệ thuật

- Hoạt động tư duy trong sáng tác nghệ thuật

- Nguyên tắc sáng tác nghệ thuật

- Phong cách và trường phái nghệ thuật.

4.2. Thưởng thức tác phẩm nghệ thuật

- Tính chất của thưởng thức nghệ thuật

- Qúa trình thưởng thức tác phẩm nghệ thuật

- Đặc điểm tình cảm và sự đồng cảm trong thưởng thức tác phẩm nghệ thuật.

4.3. Phê bình tác phẩm nghệ thuật

- Tính chất của phê bình tác phẩm nghệ thuật

- Tiêu chuẩn của phê bình tác phẩm nghệ thuật

- Thái độ phê bình tác phẩm nghệ thuật

- Phương pháp phê bình tác phẩm nghệ thuật

Bài 5: Loại hình tác phẩm nghệ thuật

5.1. Quan điểm và nguyên tắc phân chia các loại hình nghệ thuật

5.1.1. Quan điểm phân chia

5.1.2. Nguyên tắc phân chia

5.2. Một số loại hình nghệ thuật tiêu biểu

5.2.1. Nghệ thuật tạo hình

5.2.1.1. Đặc trưng của nghệ thuật tạo hình.

- Ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình.

- Phân chia nghệ thuật tạo hình

- Đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật tạo hình.

5.2.2. Hội hoạ

5.2.3. Nghệ thuật điêu khắc

5.2.4.Nghệ thuật nhiếp ảnh

5.2.5. Nghệ thuật kiến trúc

5.1. Nghệ thuật ngôn từ

5.1.1. Phương thức thể hiện, đặc trưng và sự phân loại của nghệ thuật ngôn từ.

- Ngôn từ và phương thức xây dựng hình tượng nghệ thuật.

5.1.2. Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ.

5.1.3. Phân loại nghệ thuật ngôn từ.

- Đặc trưng của thơ.

- Đặc trưng của tiểu thuyết.

5.3. Nghệ thuật tổng hợp

5.3.1. Kịch

- Đặc trưng của nghệ thuật kịch

- Kịch văn học và kịch sân khấu

- Kết cấu và xung đột kịch

- Nhân vật trong kịch

- Ngôn ngữ kịch

- Phân loại nghệ thuật kịch

- Xu thế phát triển của kịch hiện đại

5.3.2. Điện ảnh

5.3.2.1. Điện ảnh là gì? Một số thuật ngữ quan trọng trong điện ảnh

- Khuôn hình cảnh quay trong điện ảnh

- Dàn cảnh và montage trong điện ảnh

- Âm thanh, tiếng động, âm nhạc và lời thoại trong điện ảnh.

5.3.2.2. Đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh và ngôn ngữ điện ảnh

- Tính sát thực

- Tính hình ảnh

- Tính không, thời gian

- Tính mongtage

- Tính tổng hợp

5.3.2.3. Phân loại tác phẩm điện ảnh

5.3.2.4. Xu thế phát triển của điện ảnh đương đại

5.3.2.5. Điện ảnh và truyền hình.




ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Người lính bộ đội Cụ Hồ
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văn nguyễn Phương Khánh CÁi huyềN Ảo trong tiểu thuyết toni morrison
files -> Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội tháng 2 và nhiệm vụ trọng tâm tháng năm 2015 phần thứ nhấT
files -> Cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> HưỚng dẫn chung về HÌnh thức trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học về trình bày
files -> Tiểu luậN : Ứng dụng mạng neural trong nhận dạng ký TỰ quang học gvhd : ts. Đỗ Phúc


tải về 2.23 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Nghệ thuật đại cương là gì
Nghệ thuật đại cương là gì
Nghệ thuật đại cương là gì
Nghệ thuật đại cương là gì
Nghệ thuật đại cương là gì
Nghệ thuật đại cương là gì
Nghệ thuật đại cương là gì
Nghệ thuật đại cương là gì

nghệ thuật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.56 KB, 34 trang )

Mở đầu
1.Lí do chọn đề bài.
Vì múa la một loại hình nghệ thuật được rất nhiều người ưa chuộng và muốn theo
đuổi nó và mình cũng la một trong những người đấy.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Xem các tài liệu ở thư viện và mạng xã hội và sách giáo trình
3.Mục tiêu nghiên cứu.
“Đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc “.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu.
Khai thác cơ sở lý luận từ đó xác định phương hướng ứng dụng vào trong học
tập, sáng tác của sinh viên.
5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Những loại nghe thuật múa khác nhau.
6.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
Tiếp cận đề tài tiểu luận theo quan điểm của nghệ thuật múa.


Nội dung
Chương I :Một số vấn đề chun về nghệ thuật múa.
1.1.khái niệm
Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người,
gắn bó với con người từ thời nguyên thủy. Trải qua tiến trình hình thành, phát triển
văn hóa nghệ thuật của con người, múa hiện diện là một thành tố văn hóa qua mọi
thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử ấy, nghệ thuật múa luôn phát triển, ngày một hoàn
thiện những chức năng, đặc trưng nghệ thuật, hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc.
Nghệ thuật múa là biểu hiện trình độ, tri thức văn hóa, tư duy thẩm mĩ, sáng tạo
văn hóa, nghệ thuật của các tộc người Việt Nam. Nó tham gia vào nhiều sinh hoạt
văn hóa cộng đồng, như phong tục, tập quán, đời sống văn hóa tâm linh và lễ hội.
Văn hóa nói chung, nghệ thuật múa nói riêng là thực thể tồn tại trong đời sống xã
hội. Từ đó mang ý nghĩa văn hóa, xã hội và là đối tượng nghiên cứu khoa học của
khoa học xã hội nhân văn, văn hóa học, nghệ thuật học. Chính vì vậy, nghệ thuật


múa là đối tượng chính yếu của các công trình nghiên cứu khoa học nghệ thuật
múa.
Nhận biết, thấu hiểu những giá trị, đặc trưng, vai trò của nghệ thuật múa trong văn
hóa, xã hội và tiến trình lịch sử hình thành phát triển một loại hình nghệ thuật có
đặc thù riêng biệt, kể từ thời xa xưa đến ngày nay, nghệ thuật múa đã là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, văn hóa học, nghệ thuật học, trong đó có
nghệ thuật múa. Xuất phát từ tình yêu, trách nhiệm nghề nghiệp, các nhà khoa học,
nghệ sĩ múa đã tiến hành nhiều công trình khoa học với các cấp nghiên cứu khác
nhau. Đó cũng là quá trình hình thành đội ngũ lý luận nghiên cứu nghệ thuật múa,
tuy còn khiêm tốn, nhưng chính đội ngũ này đã gặt hái được những thành quả nhất
định.
Chỉ tính từ thời điểm sau Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến nay,
ngành nghệ thuật múa đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách
chuyên khảo nghệ thuật múa và luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về đề tài nghệ thuật
múa đã bảo vệ thành công. Nghệ thuật múa thực sự là đối tượng nghiên cứu khoa
học hấp dẫn, thu hút nhiều nghệ sĩ múa, nhiều nhà khoa học để tâm nghiên cứu.
Theo thống kê chưa đầy đủ, ngành nghệ thuật múa đã có những kết quả sau: 28
công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Thành phố, cấp Tỉnh,
cấp ngành, trong đó có các phần, chương, mục về nghệ thuật múa; 5 công trình độc
lập chuyên về nghệ thuật múa, thuộc công trình cấp Bộ, cấp thành phố Hà Nội; 57


công trình sách nhiều loại, nhiều nội dung chuyên ngành về nghệ thuật múa; 60 đề
tài luận văn chuyên về nghệ thuật múa dân tộc, hiện đại đã bảo vệ thành công và
nhận học vị thạc sĩ, 5 đề tài luận án chuyên về nghệ thuật múa đã bảo vệ thành
công và nhận học vị tiến sĩ…
Từ kết quả trên, có thể kể đến những công trình, sách, đề tài, luận văn, luận án có
tính đại diện để minh chứng cho những kết quả nghiên cứu khoa học chuyên ngành
nghệ thuật múa Việt Nam.
1.2.sự ra đời.


Nghệ thuật múa những năm đầu thế kỷ XXI, công chúng hâm mộ chủ yếu là múa
tạp kỹ, nhảy múa, múa ba lê, còn khoảng cách. Ngôn ngữ múa biểu cảm có phần
trừu tượng hoặc phương pháp tạo hình động biến đổi nhanh, nhiều động tác ước lệ
chưa biểu cảm trực tiếp trong nhận biết số đông công chúng.
Những năm 1954, sau 1975 bình thường sử dụng khái niệm “vũ”, là từ Hán bao
gồm những biến thể nghệ thuật nhảy múa. Nhiều thuật ngữ Hán ảnh hưởng sâu
đậm trong đời sống xã hội và nghệ thuật văn hoá Việt. Sau 1954 còn sử dụng từ
Hán trong ngôn ngữ giao tiếp, nhưng đa số công chúng bình dân thường sử dụng
tiếng Việt gọi tên các đoàn nghệ thuật là: ban hát, đoàn kịch… không sử dụng từ
Hán. Trong kháng chiến hai cách sử dụng ngôn ngữ cứ đan xen nhau, gọi là: đội
tuyên văn, đội tuyên truyền Việt Minh, đoàn ca vũ… Năm 1951, Nhà nước chính
thức công nhận thuật ngữ ‘đoàn văn công” khi Bộ Văn hoá ra quyết định thành lập
đoàn nghệ thuật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gọi là:
Đoàn [1]Văn công Nhân dân Trung ương, đến năm 1954 đổi thành Đoàn Ca vũ
Nhân dân Trung ương lại thêm từ Hán (vũ) thay cho từ múa. Sau đó, Đoàn Ca vũ
đổi thành Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương.
Khái niệm ca múa phổ biến trong ngôn ngữ đại chúng và văn bản Nhà nước.
Những thay đổi ấy như bước thăng trầm định mệnh, múa còn bỡ ngỡ trước công
chúng, trải nhiều thập kỷ múa dần phổ biến được số đông đón nhận, xem là nét
sinh hoạt văn hoá. Nhảy múa là nghệ thuạt cổ xưa, ra đời cùng loại hình âm nhạc
trong bầy người nguyên thuỷ cách đây 3000 * năm trước công nguyên với đặc
trưng biểu cảm trực tiếp niềm vui, sự chiến thắng, kết quả săn bắt thú… bằng động
tác biểu cảm các hoạt động đời sống con người. Múa là nghệ thuật tạo hình không


gian động, lấy con [2][3]người và đạo cụ làm ngôn ngữ ước lệ, tái hiện các hoạt
động đời sống xã hội. Nghệ thuật nhảy múa nguyên thuỷ mang tính tôn giáo - ma
thuật, chưa tách khỏi nghi lễ tâm linh. Vào thế kỷ thứ I năm 96 1 sau công nguyên,
loài người phát triển nẩy sinh các thứ bậc xã hội, múa phân hoá biến đổi thành
nhảy múa sinh hoạt dân dã, múa nghi lễ mang tính chuyên nghiệp trong các tu


viện, nhà thờ châu Âu. Khoảng năm 476 2 , kết thúc chế độ chiếm hữu nô lệ mở ra
chế độ phong kiến châu Âu kéo dài đến năm 1640 3 , đây là thời kỳ phát triển múa
chuyên nghiệp, hình thành vũ công, đội múa trong các nhà quý tộc, phong kiến.
Múa chuyên nghiệp chia thành nhảy múa tạp kỹ, múa ba lê.
Múa tạp kỹ là tiết mục nhảy múa riêng, dựa trên chất liệu múa dân gian hoặc hiện
đại cấu thành điệu nhảy mang nội dung cốt truyện, một cảnh múa, diễn trong
chương trình ca múa tổng hợp nghệ thuật tạp kỹ.
Múa ba lê (Balette) ra đời thế kỷ XVII (năm 1661)*, từ múa cung đình Pháp, phát
triển sang Ý, Nga… là nghệ thuật tổng hợp đỉnh cao tạo hình múa. Múa ba lê, cấu
trúc tác phẩm bằng các nhân tố: kịch bản văn học, âm nhạc, nhảy múa đích thực
nghệ thuật tạo hình múa. Múa ba lê, cấu trúc nhiều loại nhảy múa: sô lô, tam tứ,
nhảy múa tập thể – màn ba lê tạo hình. Cấu trúc vở múa ba lê sử dụng ba thành
phần: Nhảy múa ba lê, múa điệu bộ ước lệ tượng trưng, nhảy múa giải trí.
Múa ba lê, tạo dựng hình tượng biểu cảm nội dung tình cảm tư tưởng kịch bản
múa.
Múa điệu bộ, nhảy múa mang tính diễn xuất tái hiện lại những động tác biểu đạt
tình cảm nhân vật, miêu tả tình huống hoàn cảnh theo sát nội dung kịch bản múa.
Nhảy múa giải trí, không phát triển hành động kịch múa, là những tiết mục riêng
diễn tả tính cách, trạng thái tình cảm nhân vật, hoặc tạo không khí vũ hội, xây dựng
môi trường sống các nhân vật kịch múa.
Những điệu nhảy ra đời năm 570 sau công nguyên ở Tây Ban Nha lan truyền sang
Achentina, Áo, Mỹ… đến thời đại xã hội công nghiệp 1919, chia thành bốn loại:
múa dân gian, múa tạp kỹ, kịch múa ba lê, nhảy múa sinh hoạt đại chúng ra đời
cùng nhạc rock…


Những năm cuối thế kỷ XX, xuất hiện nhảy múa thể thao, kết hợp con người, đạo
cụ làm ngôn ngữ biểu cảm thẩm mỹ. Nhảy múa thể thao thay đổi căn bản ngôn ngữ
nghệ thuật là các đạo cụ: cái vòng, rải lụa, chiếc khăn, đôi giầy ba tanh, dụng cụ
nhào lộn trên không, vũ điệu dưới nước bơi tạo hình… Ngoài ra còn múa do động


vật trình diễn trong rạp xiếc, bằng những động tác tự nhiên nhào lộn, nhảy theo
điệu nhạc trữ tình, hài hước… mang tính mỹ học, một tinh thần trí tuệ mà công
chúng khâm phục hào hứng. Múa đồ vật, là nghệ thuật tung hứng, uốn dẻo tạo hình
nhào lộn trên thang, dây dọc… là những sáng tạo ngôn ngữ múa hiện đại. Ba hình
thức múa mới được công nhận bởi nằm trong cấu trúc loại hình nghệ thuật không
thời gian, diễn cảm trực tiếp bằng tạo hình trừu tượng, không miêu tả trong cấu
trúc tác phẩm.
Quá trình phát triển nhảy múa cấu thành các thể loại: múa dân gian, nhảy múa tạp
kỹ, kịch múa ba lê, nhảy múa thể thao, nhảy múa đại chúng có hàng chục loại biến
tướng khác nhau rock – rap, rock, hard rock, pop rock, rock heavy me tal, rock &
roll, rock dance… nhảy múa động vật, nhảy múa đồ vật. Những hình thức nhảy
múa mới ra đời là sự lớn mạnh nghệ thuật múa, đáp ứng mọi đối tượng khán giả
mang tính đại chúng.
1.2.Đặc trưng nghệ thuật múa.
2.Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật múa.
Từ nghệ thuật múa dân gian truyền thống…
Nghệ thuật múa Việt Nam từ khi hình thành đã mang dấu ấn của cư dân nông
nghiệp gắn bó với thiên nhiên, muông thú với các vũ điệu tả cảnh sản xuất, săn
bắn. Những hình ảnh đời thường đi vào múa được cách điệu hay đúng hơn là nghệ
thuật hoá bằng tài năng của người nghệ sĩ. Cho nên nghệ thuật múa giữ vị trí quan
trọng và là một thành tố trong văn hoá Việt Nam. Đời sống cộng đồng, cộng cảm
được thể hiện rõ nét qua múa, vì nó không phải là sự diễn tấu của một người mà là
hoạt động của một nhóm người sử dụng nghệ thuật để phục vụ quần chúng.
Thực tế rất khó định mốc được thời gian ra đời của nghệ thuật múa Việt Nam. Nhìn
chung, các nghiên cứu chỉ ra rằng nghệ thuật múa đã ra đời từ kho tàng diễn xướng
dân gian (gồm cả phục vụ tín ngưỡng và nhu cầu thưởng thức của con người). Nếu


như trước thế kỷ X múa thường được dùng trong tín ngưỡng, thì từ khi có nhà
nước độc lập, nghệ thuật múa đã phát triển rộng hơn trong dân gian và được nâng


cao về nghệ thuật bởi triều đình phong kiến. Hầu như phải đến dịp hội làng, tế lễ
nơi tôn miếu, người nông dân làng xã mới có dịp thưởng thức nghệ thuật múa,
nhưng nó đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, và chính họ lại tác động trở lại, phát triển
múa dân gian.
Múa dân gian và múa cung đình phát triển trong những điều kiện không giống
nhau và có cách tiếp cận riêng của từng loại. Điều đó chủ yếu phụ thuộc vào những
người tổ chức, diễn viên và khán giả tiếp nhận. Đề cập tới múa dân gian có thể cho
thấy sự phát triển của loại hình này và vai trò của nó trong lịch sử. Múa dân gian là
loại hình nghệ thuật múa được biểu diễn trong quần chúng do những người diễn
viên không chuyên biểu diễn. Bình thường họ là những người nông dân, khi hội
làng, hội tế cần họ tham gia tập luyện và biểu diễn.
Triều đình phong kiến thể hiện sự quan tâm và có định chế rõ ràng để nhân dân
thực hiện. Năm 1025, Lý Thái Tổ đặt chức quản giáp cho những người múa hát
phục vụ ở làng xã, khi mở hội vào đám tế xuân. Thời kỳ này đã xuất hiện các
phường múa do nhân dân tự tổ chức. Nhà Trần phát triển múa hát dân gian làm
tăng tinh thần và hoà khí nhân dân, góp phân đoàn kết dân tộc. Nhưng vào thời hậu
Lê, múa hát dân gian bị hạn chế, đặc biệt múa hát của các dân tộc thiểu số bị coi
thường.
Đến thời Nguyễn, múa dân gian và cung đình đã tách rời nhau. Múa cung đình tập
trung vào chức năng lễ thức hoặc biểu tượng vương quyền, còn múa dân gian được
bảo lưu bằng những phong tục, lễ nghi.
Trong múa dân gian, nhóm cổ nhất được quy vào những điệu múa phản ánh lễ nghi
nông nghiệp như: múa Chạy Cày, Tùng rí, múa Mo. Chúng là những điệu múa
không có hát mà diễn theo nhịp trống chiêng với âm hình, tiết tấu khá đơn giản.
Nhóm muộn hơn được sáng tác trong thời phong kiến dân tộc, gắn với tục thờ
Thành Hoàng, anh hùng giải phóng dân tộc như điệu múa Dậm ( Thờ Lý Thường
Kiệt), múa Dô ( Thờ Tản Viên và bộ tướng của ông), múa Xuân Phả (Pha trộn yếu
tố cung đình và dân gian)…
Nội dung múa dân gian có 3 điệu chính: Cầu thần linh hoặc chào hỏi, Sản xuất
hoặc chiến đấu chống thiên tai, ngoại xâm; Tình yêu lao động.


Ngôn ngữ của múa dân gian chủ yếu là các động tác phản ánh quá trình lao động
của người dân làng xã: đi cấy, đánh cá, săn thú,…Song nó không quá dễ dãi muốn


thể hiện sao cũng được. Người Việt có những điệu múa trống, đèn, quạt và đặc biệt
là những động tác múa tay không với tính chất nổi bật là sự mềm mại, uyển
chuyển, trữ tình, khoan thai. Người nghệ sỹ đưa vào động tác múa tính hài hoà
đăng đối của vẻ đẹp; động tác thể hiện cả giới tính của nhân vật: nữ múa mềm mại,
uyển chuyển, khoan thai, múa tay là chính với những đường tròn trĩnh, uốn lượn,
không gãy góc, cơ thể không vận động mạnh, chân thường khép kín và dùng gối;
múa nam phóng khoáng với động tác tay chân mở rộng, khoẻ nhưng trong cứng có
mềm. Đồng thời tình cảm và tính cách nhân vật cũng được thể hiện ở động tác
múa. Những đường nét lượn sóng được thể hiện qua nhiều động tác múa, tuyến
múa, đội hình múa làm tôn nên sắc thái văn hoá lúa nước và những vẻ duyên dáng,
tinh tế, kín đáo của người Việt. Những điệu múa ô, múa khèn của người Mông,
những điệu múa khiên, múa giáo của các dân tộc Tây Nguyên, xét về mặt luật
động, tạo hình và tuyến múa nó có nhiều điểm phong phú và khác biệt. Chính vì lẽ
đó, nên trong mỗi tác phẩm múa đòi hỏi người biên đạo múa phải nắm bắt được
một cách chính xác những yếu tố ngôn ngữ, đội hình, cấu trúc múa và những yếu
tố môi trường, xã hội, phong tục, tập quán, phần “hồn”, phần “sắc” riêng biệt của
mỗi dân tộc.
Ví dụ như: động tác vai nữ chính (Tiểu Kính) khác với động tác vai nữ lệch (Thị
Màu). Tiểu Kính guộn đổi ngón tay một cách chân phương, tuần tự, còn Thị Màu
guộn đổi ngón tay một cách ngoắt ngoéo và chuyển động tác đột ngột: khi thì chậm
rãi, khi thì nhanh và dừng ở thế ngón tay dở dang.
Tính chất ước lệ có trong múa dân gian nhưng không quá siêu thực, huyền bí,
không đồ sộ, lộng lẫy mà bình dị, trong sáng, hài hoà cân đối, phản ảnh quan niệm
thẩm mỹ của dân tộc. Sinh hoạt văn hoá thông qua biểu diễn múa được người dân
thưởng thức cả trên phương diện cảm thụ và hiểu biết.
Sự phát triển của múa dân gian trong cộng đồng đưa đến sự phong phú về


làn điệu và tích diễn. Người nghệ sĩ dân gian xuất phát từ làng quê, gắn bó với
cuộc sống nông thôn nên họ hiểu và diễn gần với đời sống của người dân làng xã
hơn. Mỗi miền có những điệu múa đặc trưng và cũng có khi sự đặc trưng ấy được
lan toả ra nhiều cộng đồng người ở khu vực khác. Sự di chuyển từ không gian văn
hoá này tới không gian văn hoá khác, tự thân nghệ thuật múa không làm được, mà
chính giá trị của nó đã đưa đến nhiều vùng khác nhau. Khi phân loại các điệu múa
dân gian, điều đáng chú ý là sự xuất hiện phổ biến của điệu múa chèo thuyền ở mọi
miền đất nước, đi vào sinh hoạt văn hoá tinh thần của các cộng đồng ở nhiều khu
vực khác nhau.


Nhờ có sự giao lưu văn hoá giữa nhiều tộc người đã tạo ra nét phong phú cho điệu
múa chèo thuyền.
Múa Dô ( Ở đền Khánh Xuân) hay còn gọi là Xuân ca cung tại làng Liệp Tuyết, xã
Liệp Hạ, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Đây là điệu múa thờ thần Tản Viên và các
bộ tướng của ông. Trong các phần như hát thờ, hát chúc, hát dâng hương, dâng
rượu có múa tay ( Tay cầm quạt tượng trưng cho mái chèo). Các tay chèo (gọi là
“con”) đứng thành hai hàng dọc, hướng thẳng vào bàn thờ và hát vừa xô làm động
tác chèo thuyền. Tay chèo thuyền (bằng quạt), chân trái hơi chùng gối, chân phải
hơi nhún khi tiến khi lùi, người hơi đổ về phía trước (không gian là hai vuông
chiếu vải).
Ở Hà Tây có hội hát chèo Tầu khá nổi tiếng. Đây là hình thức diễn xướng dân gian
tổng hợp, vừa hát vừa múa có các trò chơi. Các bài hát có dân ca nghi lễ (hát thờ)
và dân ca trữ tình (hát bỏ bộ). Hội hát chèo tầu bắt đầu từ ngày rằm đến hết ngày
23 tháng Giêng, diễn ra ở Tổng Gối (Phủ Hoài Đức), nay là xã Tân Hội, Huyện
Đan Phượng, Tỉnh Hà Tây. Để chuẩn bị cho buổi hát, người ta làm thuyền rồng
bằng gỗ dài 4-5m, rộng 2m, đủ chỗ cho 13 cái tầu và con tầu (người) đi lại ca hát,
ở giữa có lầu nhỏ trên cắm cờ hội và 13 cái lọng cho 13 người. Ngoài thuyền ra
người ta còn làm những con voi có cắm cờ. Cả voi và thuyền được gắn bánh xe gỗ
cho dễ di chuyển. Hát chèo tàu có 3 hình thức: khấn, xô và ca khúc. Trong khi hát


người hát phải kết hợp với động tác múa như đang chèo thuyền.
Hội Hát Bả Trạo khá phổ biến ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung. Nó gắn
liền với tục thờ cá ông của ngư dân vùng ven biển. Tham gia hát Bả Trạo là những
ngư dân trong làng chài, được lựa chọn kỹ và mặc trang phục truyền thống khi hát.
Đội Bả Trạo gồm: tổng mũi, tổng lái và khoảng 10 thuyền viên. Tất cả đều tay cầm
dầm chèo được sơn phết đủ các màu. Đội hát được sắp xếp theo đội hình như một
chiếc thuyền: phía trước là Tổng mũi, sau là Tổng lái và hai bên là các thuyền viên.
Họ vừa đi vừa làm động tác chèo thuyền và hát,
Ngoài những hội hát có sử dụng động tác múa chèo thuyền ở trên, hầu hết các địa
phương của Việt Nam đều có những lễ hội truyền thống có sử dụng điệu múa này.
Sự phát triển của điệu múa chèo thuyền từ cụ thể đến cách điệu ( cầm quạt thay
cho cầm mái chèo), nhưng không vì thế mà ý nghĩa của nó thay đổi. Sở dĩ có sự
chuyển biến là do không gian biểu diễn khác nhau. Ngoài mục đích tín ngưỡng,
điệu múa này đã thể hiện tình yêu lao động và sức sáng tạo văn hoá của người Việt
Nam. Từ hình ảnh cụ thể của đời sống, con người đã nhân cách hoá thành hình
tượng nghệ thuật.


Qua hàng trăm năm, nghệ thuật múa của người Việt Nam đã phát triển không
ngừng, từ điệu thức đơn giản đến phức tạp, từ quy mô một vùng mở rộng ra nhiều
khu vực và phát triển với nhiều hình thức khác nhau, trở thành bản sắc văn hoá
Việt Nam.
…Đến sự kế thừa và phát triển nghệ thuật múa Việt Nam trong thời kỳ mới
Bước sang thế kỷ XXI – thế kỷ của thông tin, khoa học, công nghệ, xu thế toàn cầu
hoá trên các mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, đã và đang mở ra những cơ
hội và thách thức mới. Cuốn theo vòng xoáy đó, văn hoá nghệ thuật nói chung,
nghệ thuật múa nói riêng phải tìm cho mình những bước đi, hướng đi mới để thích
ứng và phát triển. Vấn đề đặt ra cho những người làm công tác nghệ thuật múa là
phải suy nghĩ, tìm tòi cái mới trong sáng tạo để những tác phẩm múa mang tính tư
tưởng, thẩm mỹ và giáo dục cao, thể hiện được hơi thở, nhịp sống của ngày hôm


nay. Có như vậy, nghệ thuật múa mới tồn tại và đáp ứng được nhu cầu thưởng
thức của công chúng trong thời đại mới.
Nền nghệ thuật múa Việt Nam hôm nay được bắt nguồn và kế thừa từ nền nghệ
thuật múa dân tộc truyền thống. Trên cái nền cội nguồn đó, mỗi thế hệ đã góp phần
sáng tạo của mình để gìn giữ và làm giầu hơn bản sắc tâm hồn dân tộc bằng cách
phát huy những giá trị vốn có, bên cạnh đó cần phải sáng tạo những yếu tố mới,
sắc thái mới trên cơ sở tiếp nhận và cải biên các giá trị của sự lan toả văn hoá nội
vi và ngoại lai để phát triển nền nghệ thuật múa nước nhà cho phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của dân tộc mình.
Giữ gìn cái cốt lõi, tinh tuý nhất trong vốn múa, giữ được cái “đặc trưng”, “tiêu
biểu” nhất để từ đó phát triển và bổ xung cho hoàn thiện hơn vốn múa của dân tộc,
nó sẽ là nguồn mạch bản sắc văn hoá vô cùng quan trọng để các nhà biên đạo khai
thác và kế thừa.
Kế thừa không đơn thuần là sự khai thác và sử dụng tinh hoa của múa dân gian dân
tộc mà còn phải biết phát huy, bổ sung những thiếu hụt của nó.
Múa dân gian dân tộc Việt Nam là hệ thống múa phong phú, đa dạng, nhưng điều
đó không có nghĩa rằng nó đã hoàn chỉnh, bất biến. Nắm vững và vận dụng ngôn
ngữ múa nước ngoài (múa ballet, múa hiện đại…), một di sản văn hoá của nhân
loại tiếp thu vào việc sáng tác múa hiện nay, là việc làm vô cùng cần thiết. Múa
ballet, múa hiện đại phương Tây với hệ thống ngôn ngữ động tác múa khoa học,
linh hoạt, có kỹ thuật cao, những bước nhảy dài trên không, những vòng quay lớn,


cùng với phương pháp cấu trúc ngôn ngữ, cấu trúc tác phẩm chặt chẽ có tính lôgic
cao…Có thể sử dụng những nét tiên tiến đó để hoà trộn với ngôn ngữ múa dân
gian dân tộc giúp phản ánh sâu sắc hơn tâm tư, tình cảm nguyện vọng của con
người Việt Nam đương đại. Do đó, phải công nhận rằng sự có mặt của ballet cổ
điển châu Âu và múa hiện đại phương Tây ở nhiều nước trên thế giới, được sử
dụng như một phương tiện, phương pháp trong quá trình xây dựng ngôn ngữ múa
của mình, đã làm tăng lên hiệu quả nghệ thuật cho các tác phẩm múa của nước đó.


Chính vì vậy mà sự kết hợp giữa hai dòng ngôn ngữ múa dân gian dân tộc với múa
ballet cổ điển châu Âu hoặc múa hiện đại phương Tây đã trở thành một xu hướng
trong thời đại ngày nay.
Ở Việt Nam, các nhà biên đạo múa cũng đã vận dụng phương pháp kết hợp ngôn
ngữ này áp dụng vào vào trong quá trình sáng tạo những tác phẩm múa mới. Ngay
từ những năn 60 của thế kỷ XX, tác phẩm múa Cánh chim và mặt trời của biên đạo
múa NSND Thái Ly đã như một minh chứng cho sự kết hợp ngôn ngữ Đông – Tây,
sự kết hợp hài hoà giữa múa dân tộc Khơme và múa cổ điển châu Âu, tạo nên sức
sống cho tác phẩm múa này. Những đường nét cong lượn của đôi cánh chim, của
những tạo hình múa mang đậm dáng điệu từ những bức tượng và những điệu múa
đặc sắc của dân tộc Khơme, bên cạnh đó là những bước quay, nhảy lớn và những
cách kết cấu ngôn ngữ tổ hợp, cấu trúc tác phẩm đã khắc hoạ được hình tượng của
con chim vươn lên bay bổng dưới ánh sáng mặt trời. Tác phẩm múa điển hình này
mang đậm bản sắc dân tộc và nó thành như một di sản của nền nghệ thuật múa Việt
Nam.
Tuy nhiên, quá trình lai tạo ngôn ngữ này đòi hỏi các nhà biên đạo phải nghiên
cứu một cách khoa học, tìm tòi và kết hợp khéo léo, biết nhào nặn cái nào là chính,
cái nào là phụ, ứng dụng chúng vào trong mỗi tổ hợp múa, mỗi một đoạn múa,
khúc múa đều có sự liên kết lôgíc giữa những động tác múa dân gian dân tộc với
những động tác múa nước ngoài. Sao cho nhân vật, tác phẩm một mặt vẫn mang
phong cách, tâm hồn dân tộc, mặt khác vẫn đáp ứng và hoàn thiện hơn về kỹ năng,
kỹ xảo múa, góp phần làm phong phú hơn ngôn ngữ múa trong quá trình xây dựng
múa dân tộc hiện đại. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý hiện tượng lạm dụng ngôn ngữ
múa nước ngoài, sự hoà trộn một cách sống sượng, đan xen hoặc quá ham khai
thác những yếu tố kỹ thuật cao của ngôn ngữ múa nước ngoài mà quên mất sự tinh
tế, kín đáo của múa dân tộc, đánh mất đi các giá trị thẩm mỹ vốn có của nó, gây
cho người xem những cảm nhận hoàn toàn trái ngược, phản cảm trong hưởng thụ
nghệ thuật.



Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, các biên đạo Việt Nam đã đi bằng nhiều con
đường khác nhau, tìm kiếm sáng tạo theo nhiều xu hướng khác nhau để cùng đến
một đích – múa Việt Nam dân tộc hiện đại. Chúng ta có thể điểm qua một số xu
hướng sáng tác như: Xu hướng phát triển từ chất liệu múa dân gian; Xu hướng kết
hợp múa dân gian với những động tác sinh hoạt đương đại; Xu hướng kết hợp múa
dân gian với múa nước ngoài (múa ballet cổ điển và múa hiện đại phương Tây).
Dù sáng tạo theo một xu hướng nào đi chăng nữa, thực tiễn đòi hỏi mỗi nhà biên
đạo múa phải nắm vững 2 yếu tố: Dân tộc và hiện đại – 2 yếu tố không thể tách rời
trong một tác phẩm múa hiện nay. Dân tộc để không đánh rơi truyền thống, đánh
mất chính mình, Hiện đại để phù hợp với nhịp sống mới, hơi thở mới của thời đại.
Phải biết coi trọng vốn múa dân gian, khai thác chọn lọc và phát triển chúng theo
những quy luật thẩm mỹ của dân tộc . Đồng thời, phải biết vận dụng tiếp thu
những ưu điểm từ hệ thống ngôn ngữ cùng phương pháp sáng tác của dòng múa
ballet châu Âu và múa hiện đại phương Tây – cụ thể là sự linh hoạt, khoa học và có
tính kỹ thuật, kỹ xảo của ngôn ngữ múa, cách kết cấu ngôn ngữ tổ hợp, câu, đoạn
múa có tính phát triển, có cao trào trong tác phẩm, cấu trúc đề tài tác phẩm lôgic…
Đặc biệt là những phương pháp tư duy trừu tượng nhưng gợi mở, được thể hiện
thông qua tính tạo hình sâu sắc, giầu sức biểu cảm, được kết hợp với tính phức
điệu cao trong một bố cục không gian đa chiều của dòng múa hiện đại phương Tây,
sẽ là những sự tìm tòi mới lạ với những yếu tố bất ngờ lúc thuận, lúc nghịch tạo
nên những giá trị thẩm mỹ mới, sự lôi cuốn, sức hấp dẫn đầy ấn tượng cho tác
phẩm múa.
Ở đây, tính chất dân tộc và hiện đại phải được kết hợp chặt chẽ, xen vào từng hơi
thở của từng yếu tố ngôn ngữ, tạo hình và cấu trúc đề tài trong mỗi tác phẩm múa.
Giải quyết tốt vấn đề dân tộc và hiện đại trong nghệ thuật múa trên cơ sở biết kế
thừa nguồn vốn của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của ngon ngữ
múa nước ngoài trong quá trình sáng tạo nghệ thuật sẽ mang lại những tác phẩm
múa có giá trị, có sức cuốn hút cao, nhiều ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt cho công
chúng đương thời.
Trên sân khấu múa chuyên nghiệp hiện nay xuất hiện nhiều tác phẩm múa được


công chúng đón nhận và đánh giá cao như: Hồn là ai?, Mùa xuân trên bản
H’Mông, Y Đăm, (NSND Công Nhạc); Hương quê, Hoa mai nở (NSND Chu Thuý
Quỳnh); Pho tượng cổ (NSND Ứng Duy Thịnh); Lời ru của rừng, Mênh mang mùa
xuân, Khai sơn phá thạch (NSƯT Anh Phương); Mẹ mặt trời, (Xuân Thanh); Cân
bằng (Mai Anh); Tình quê (Thu Hà); Sự tích trầu cau(NSƯT Minh Thông); Còng


Còng gió (Quang Minh)…. Những tác phẩm ấy thành công trước hết nhờ những ý
tưởng mới, cách cấu từ độc đáo, diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ múa tiên tiến mà nền
tảng là tinh hoa trong múa dân gian dân tộc, đồng thời mang đậm những tinh thần
tìm tòi, đổi mới. Các tác giả đã vận dụng được sự kết hợp cách nghĩ theo tâm lý
dân tộc, với tính triết lý thời đại để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của ngày nay.
Mặt khác, qua các tác phẩm trên chúng ta thấy rằng: Quá trình gìn giữ bản sắc dân
tộc không chỉ được hiểu như là quá trình phát huy những giá trị vốn có mà chủ yếu
phải sáng tạo những đường nét, sắc thái mới của dân tộc dựa trên những đặc điểm
múa dân gian Việt Nam theo những phong tục tập quán, quan niệm đạo đức, quan
niệm thẩm mỹ của dân tộc và sự tiếp thu có sáng tạo tinh hoa nghệ thuật múa của
các nước trên thế giới.
Xây dựng và phát triển nền nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam bằng tâm
huyết của nhiều thế hệ nghệ sĩ nối tiếp nhau đã tạo nên bề dày thành tựu bằng
những tác phẩm múa có giá trị cao đáp ứng nhu cầu của đất nước trong từng giai
đoạn. Những gì mà ngành múa Việt Nam đạt được, cho phép chúng ta tin tưởng
rằng: Nghệ thuật múa Việt Nam đã và sẽ có những bước tiến dài hoà mình vào
bước tiến của dân tộc, của thời đại.
Chương II.nghệ thuật múa
1.1.nghệ thuật múa.
1.1.1.đặc điểm
Múa thời hiện đại, hậu hiện đại nhiều thể loại đan xen hoà nhập vào các loại hình
nghệ thuật không - thời gian đầy biểu cảm thẩm mỹ. Nghệ thuật nhảy múa mang
đặc trưng ngôn ngữ tạo hình biểu cảm trực tiếp trong cấu trúc tác phẩm, bằng


những quy phạm chuyển động ngôn ngữ nghệ thuật.
Những hình thức cấu trúc tác phẩm múa tạp kỹ, là các điệu múa đơn lẻ thường bố
cục thể một đoạn, hai đoạn hoặc ba đoạn. Nguyên tắc phát triển ngôn ngữ múa
thường lấy chất liệu dân gian hoặc những động tác múa hiện đại phương Tây, xây
dựng chủ đề, phát triển có nhắc lại hoặc biến hoá. Xem một điệu múa ngắn thường
thấy đoạn A, các thủ pháp phát triển ngôn ngữ tạo hình nhắc lại và kết thúc. Loại
dài có thể cấu trúc hai đoạn A – B, A – B - A’ , hoặc A – B – C. Múa sử dụng động
tác ước lệ diễn tả bằng các loại chuyển động đội hình: vòng cung, hàng dọc, hàng
ngang, vòng tròn, chữ V và các biến thể của những quy ước trên làm phong phú kỹ
thuật tạo hình múa. Những động tác múa không bắt chước hiện thực cuộc sống,


thường mô tả hình tượng diễn biến nội tâm con người, nhân vật múa bằng động tác
ước lệ tạo hình. Múa là nghệ thuật diễn viên gần với sân khấu, nhưng phản ánh quy
luật tình cảm con người bằng động tác biểu cảm. Mỗi dân tộc, tác giả có những
quy ước riêng, khi sáng tác động tác múa sắp xếp thành hệ thống động tác chuyển
động trong câu múa biểu đạt một ý tưởng. Nhiều câu múa liên kết thành tác phẩm
có chủ đề, ý tưởng diễn tả cao trào, tính kịch và kết thúc. Những động tác ước lệ
múa biểu cảm của các dân tộc: múa xoè, múa sạp Thái, nhiều người đã biết, nhảy
múa toàn thân, đôi tay chuyển động cùng những bước nhảy biểu hiện niềm vui rộn
ràng. Múa Then Tày Nùng, ngôn ngữ động tác chuyển động nửa thân phía trên làm
chủ đạo. Luật chuyển động đôi cánh tay, vai và ngực tạo tuyến gấp khúc thành
đường vòng cung, cổ tay nhấn nẩy biểu cảm mạnh, diễn tả tính ma thuật, huyền bí.
Nhìn vào đôi mắt nét mặt bà Then sẽ thấy cái âm u trầm cảm, khi bùng phát bất
ngờ, lúc trầm tư như đang đối thoại với thần quyền tà ma… Múa cổ điển đồng bào
Khơ me Nam Bộ, ước lệ động tác bất biến chào khán giả, tay trái ngửa ngang
ngực, tay phải giơ ra phía trước. Động tác chém cá sấu: hai tay cuộn ngửa, tay trái
co, tay phải vươn ra chặt xuống. Khi khóc: hai tay khoanh lại, buồn tay chống
cằm… Muốn hiểu múa phải theo dõi liên tục hệ thống động tác chuyển động, quan
sát nét mặt, đôi mắt diễn viên là hệ thống biểu cảm nghệ thuật nghe nhìn tổng hợp.


Múa có nhiều loại hình ngôn ngữ khác nhau nhưng đặc trưng là:
-

Nghệ thuật tạo hình không gian động, ngôn ngữ ước lệ biểu cảm trực tiếp.

-

Cấu trúc động tác trừu tượng tạo hình tượng, cảm xúc thẩm mỹ.

-

Là loại hình nghệ thuật không thời gian, nghe nhìn tổng hợp.

Múa phát triển trong đời sống xã hội cổ xưa đến thời đại công nghệ, hình thành
bẩy thể loại, mỗi thể loại ngôn ngữ biểu cảm riêng, cần nhận biết ba hình thức cơ
bản. Nhảy múa sinh hoạt vũ hội đại chúng mang lại niềm vui, thoả mãn người
nhảy múa. Nhảy múa chuyên nghiệp, trình diễn trên sân khấu là nghệ thuật tạo
hình chuyển động theo thời gian, vận động biến đổi biểu cảm trực tiếp nội tâm con
người, thể hiên đời sống xã hội, đáp ứng công chúng. Nhảy múa tâm linh là nghệ
thuật nghi lễ, không để công chúng xem mà mang lại chân ngã thượng thức.
CHƯƠNG II: CÁC HÌNH THÁI NGHỆ THUẬT MÚA


I. Hình thái múa dân gian
1.1. Khái niệm
- Gs,Ts Lâm Tô Lộc: Múa dân gian là một hình thái múa dân tộc do nhân dân, chủ
yếu là nông dân sáng tạo theo phương thức: đầu tiên có một người khởi thảo, sau
đó những người khác qua nhiều thế hệ kế tục công việc hoàn chỉnh điệu múa ấy,
bởi vậy nó chưa có một cấu trúc nghệ thuật ổn định ngay từ đầu mà được lưu
truyền qua nhiều thế hệ để tiếp tục sự sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của


một cộng đồng.
1.2. Một số phương pháp phân loại múa dân gian
- Múa sinh hoạt dân gian
- Múa biểu diễn dân gian
(Múa biểu diễn dân gian là Múa sinh hoạt dân gian được nâng cao lên, mang tính
bán chuyên nghiệp)
1.3. Đặc điểm của hình thái múa dân gian
- Tên của điệu múa dân gian:
+ Thường gắn với tên của địa phương, của đạo cụ, của tộc người
+ Khuyết danh
- Chủ thể sáng tạo: người dân lao động
- Khách thể sáng tạo: người dân lao động
→ Các điệu múa mang màu sắc cuộc sống sinh hoạt; thể hiện tâm tư, tình cảm của
nhân dân; không đặt ra nhiều chuẩn mực.
- Múa dân gian mang tính đơn giản trong:
+ Trang phục: phong phú, không quy định chặt chẽ
+ Đạo cụ: gắn với đời sống nhân dân (tre, trúc)
+ Âm nhạc: thường là nhạc cụ truyền thống của dân tộc đó
+ Hình thức: thường là múa tập thể với những động tác đơn giản, kết cấu ngắn,
nhịp chẵn 2/4, động tác múa ngắn gọn


→ Đội hình mang tính đồng đều, tôn lên vẻ đẹp của động tác-đội hình hang ngang
và vòng tròn - rất cơ động
→ Múa thường kết hợp với hát, mang tính dị bản.
II. Hình thái múa tín ngưỡng tôn giáo
2.1. Khái niệm
- Múa tín ngưỡng tôn giáo là một hình thái múa dân tộc phục vụ cho tôn giáo dưới
dạng những lễ thức hoặc mang nội dung tôn giáo do những người làm nghề tôn
giáo hoặc giáo dân biểu diễn


2.2. Vài nét về sự hình thành tín ngưỡng và múa tôn giáo
2.3. Đặc điểm và các loại múa tín ngưỡng tôn giáo
- Sự chế định của kỉ luật, kỉ cương
+ Trang phục: khắt khe
+ Động tác: được luyện tập, quy định khắt khe
+ Âm nhạc:
+ Đạo cụ:
Nhưng cũng rất cởi mở cho con người (có lúc múa tự do, thăng hoa…)
- Thường là múa cá nhân (múa đơn) đòi hỏi động tác phức tạp hơn, mang nét
huyền bí
- Chia làm hai đoạn:
+ Múa của thần thánh: là múa của người mà thần thánh nhập vào họ
+ Múa trước thần thánh: là múa của người trước thần thánh
Ví dụ 1: “Múa hầu đồng”
- Chỗ dựa tinh thần
- Củng cố lòng yêu nước
- Là môi trường giá trị văn hóa dân gian
→ tích cực
- Khi con người bị rang buộc quá vào niềm tin, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống


→ mê tín dị đoan
Ví dụ 2: “Múa mo trong tang lễ của người Mường”
- Tùy theo địa vị xã hội (lang hoặc dân) đám tang sẽ kéo dài từ 3-12 ngày đêm
- Nhân vật quan trọng trong tang lễ là ông Mo(một thầy cúng)nhằm bảo vệ linh
hồn người chết, đưa người chết từ cõi sống về cõi chết
- Gồm các màn múa:
+ Múa dâng lễ: thầy Mo cầm quạt, rung chuông để mời thánh sư và hồn tổ tiên về
chứng giám lễ đưa hồn người chết về cõi chết. Động tác múa của thầy Mo: 2 tay
dâng lễ, đưa lên hạ xuống, chân bước nhún vừa tiến vừa lùi theo nhịp cồng chiêng.


Vừa múa thầy Mo vừa niệm thần chú để đuổi ma dữ quấy nhiễu hồn người chết.
+ Múa mặt nạ: (do 1 người nam giới đeo mặt nạ hình người hoặc hình thú vật).
Các động tác múa tự do, ngẫu hứng, bước tiến bước lùi, lúc quỳ lúc đứng, ngả
người chạy quanh quan tài, miệng hú đệm theo tiếng cồng chiêng và lời hát Mo.
+ Múa cờ: (đoàn người múa từ 60-70 người, chỉ diễn ra trong đám tang của tầng
lớp lang, tầng lớp quý tộc). Những người này 2 tay cầm cờ, lúc đi lúc chạy, tung
phất cờ sang 2 bên phải trái, lên trên xuống dưới theo nhịp chiêng trống. Điệu múa
này biểu tượng cho đoàn quân lính bảo vệ linh hồn người chết khỏi sự quấy rối của
tà ma.
+ Múa quạt ma: (điệu múa đặc sắc nhất trong tang lễ của người Mường). Những
người múa là những nàng dâu trong gia đình, thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng
dâu với bố mẹ. Các nàng dâu cầm quạt, xếp hàng theo thứ tự thứ bậc từ dâu trưởng
đến dâu út, làm động tác quạt dâng lên hạ xuống, uốn lượn như hình sóng triền
miên không dứt, biểu tượng cho tình cảm của người sống, của các nàng dâu đối với
gia đình chồng.
+ Múa phá ngục: giải thoát cho linh hồn người chết.
III. Hình thái múa cung đình
3.1. Vài nét về sự phát triển của múa cung đình
- Đối tượng múa chuyên nghiệp, là những nghệ nhân múa giỏi trong dân gian → là
sự phát triển vượt bậc, các điệu múa có sự tập luyện công phu với nhiều động tác
phức tạp
- Có sự đầu tư thỏa đáng về vật chất và tinh thần → tạo ra không gian sáng tạo


- Mang trong mình nét đặc trưng, nét tinh hoa của múa dân gian các dân tộc
- Sự quy định, chế định chặt chẽ về (địa điểm, thời gian, trang phục)
3.2. Các loại múa cung đình

CHƯƠNG III: ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT MÚA
I. Đặc trưng nghệ thuật múa


- Theo nghệ sỹ nhân dân Lê Ngọc Canh:
+ Cách điệu: thêm bớt
+ Tượng trưng: thay thế
+ Khái quát: cái chung
+ Tạo hình: tư thế đặc trưng (có thể do 1 người hoặc nhiều người tạo nên; thường
được tạo thành từ đầu hoặc kết thúc 1 tác phẩm; đặc tính cơ bản: cô đọng nội dung)
- Theo nghệ sỹ nhân dân Đặng Hùng:
+ Phương tiện biểu hiện đặc thù
+ Quy tắc kết cấu
+ Tình cảm, sự say mê và cảm xúc
II. Đặc trưng ngôn ngữ múa
2.1. Khái niệm
2.2. Các thành phần cấu tạo ngôn ngữ múa
- Động tác:
+ Là thành phần cấu tạo nhỏ nhất của nghệ thuật múa, không có động tác thì không
có nghệ thuật múa
+ Có 2 loại:
. Động tác chính: do người biên đạo sáng tạo ra nhằm phục vụ cho tác phẩm của
mình. Trong 1 tác phẩm múa chỉ có 1 vài động tác chính, được lặp đi lặp lại nhiều
lần khiến người xem có thể nhớ được toàn bộ hoặc 1 phần động tác chính.


. Động tác phụ: có vai trò bổ sung, làm rõ nghĩa cho động tác chính. Là yếu tố để
phân biệt múa của dân tộc này với múa của dân tộc khác bởi trong mỗi động tác
đều ẩn chứa những đặc trưng về văn hóa, xã hội, tự nhiên của mỗi cộng đồng
- Đội hình:
+ Giúp tăng thêm vẻ đẹp của động tác
+ Biểu đạt nội dung nào đó
+ Các kiểu đội hình:
. Hàng ngang: thường xuất hiện khi có yêu cầu để biểu dương, đề cao sức mạnh.


. Chéo: biểu hiện có tính chất sắc bén, đặc biệt dùng trong múa chiến đấu, diễn tả
sức tiến công sắc nhọn, mạnh mẽ gây ấn tượng ở đội hình dài và đông.
. Vòng tròn: sử dụng trong nội dung lien hoa, giao hạo.
. Mũi tên: biểu hiện khí thế, diễn tả sự nhất trí cao, đồng lòng đi tới.
. Chữ V: biểu hiện trong không khí nghênh tiếp, nhận mệnh lệnh.
. Vòng cung: biểu đạt sự phô diễn, đề cao đặc trưng khi cần thiết.
. Bán nguyệt: sử dụng với yêu cầu trình bày, bày tỏ 1 sự kiện, 1 vấn đề được giãi
bày.
. Hàng dọc: biểu hiện khí thế gây ấn tượng ở độ dầy, tầng tầng, lớp lớp tạo không
khí hung hồn.
. Dọc đôi: biểu hiện sự đón chào, mừng đón tâm tình …
- Tạo hình:
+ Cô đọng nội dung
+ Thường diễn ra (dừng) trong một khoảng thời gian nhất định
+ Gồm: tạo hình tĩnh và tạo hình động
+ Thường xuất hiện ở đầu, cuối và giữa tác phẩm
+ Được phát triển ở 3 khía cạnh (căn cứ vào không gian của sân khấu)
. Tầng: cao thấp
. Tầm: xa gần


. Diện: rộng hẹp
- Kịch câm:
+ Sử dụng kịch câm nhằm bổ sung cho nghệ thuật múa ->kịch câm phải chuyển
biến để phù hợp với nghệ thuật múa (âm nhạc gắn liền với động tác)
+ Luật động:
. Là những chuyển động của cơ thể người diễn viên.
. Gồm 2 loại:
.. Luật động theo quy luật tự nhiên
.. Luật động trái quy luật tự nhiên: thường là sự sáng tạo của nhà biên đạo, giúp tác


phẩm hấp dẫn khán giả.
2.3. Phân loại ngôn ngữ múa
- Ngôn ngữ múa sinh hoạt: là động tác mô phỏng lại sinh hoạt của con người trong
lao động, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận dễ múa, nội dung phong phú.
- Ngôn ngữ múa biểu hiện: là động tác sáng tạo nhằm thể hiện sắc thái tình cảm
của con người; là sự sáng tạo của biên đạo múa; mang tính đa nghĩa (mỗi người
hiểu theo 1 hướng khác nhau)(theo quan điểm của nghệ sỹ Lê Ngọc Canh).
2.4. Đặc trưng ngôn ngữ múa
- Động tác chuyển động
- Đội hình chuyển động
- Tiết tấu chuyển động
- Tạo hình trong ngôn ngữ múa
CHƯƠNG IV: CÁC THỂ LOẠI MÚA
I. Các thể loại hình thức
1.1. Múa 1 người (solo)


- Tập trung mọi
thủ pháp nghệ thuật
+ Khả năng biểu diễn các kỹ thuật, kĩ xảo
+ Khả năng biểu hiện cảm xúc
+ Sự phù hợp về ngoại hình
1.2. Múa 2 người (duo)


- Đòi hỏi khả năng biểu
diễn các kĩ thuật, kĩ xảo
- Khả năng biểu lộ cảm xúc
- Phù hợp về ngoại hình
- Phải có kĩ thuật bê đỡ (sự phối hợp nhịp nhàng, tạo sự cân bằng, sử dụng lực hợp


lý)
- Múa bè: trên cùng 1 đoạn nhạc, người này múa động tác này, người kia múa động
tác khác
- Múa đối đáp: thường dùng trong nội dung mang tính lãng mạn trong tình yêu, 1
người múa 1 người đứng yên và ngược lại
1.3. Múa 3 người (trio)


Khả nămg kĩ thuật.
- Khả năng biểu hiện.
- Thường dùng để khắc học những tính cách trái ngược nhau (Ví dụ: đánh ghen…).


- Đội hình có lúc tách ra để giành không gian cho người diễn viên bộc lộ tính cách,
tình cảm.
1.4. Múa 4 người (quatuto)

Thường là múa đồng điệu, đồng đều với nhau nhưng cũng có lúc sử dụng múa bè.
1.5. Múa tập thể


- Là hình thức múa phổ biến, hay được sử dụng trong hình thái múa dân gian.
- Động tác đơn giản, chủ yếu sử dụng yếu tố đồng đều của đội hình.
1.6. Tổ khúc múa (suité)


- Là thể loại múa được kết cấu theo nhiều chương, mỗi chương có 1 chủ đề riêng
nhưng đều phục vụ cho 1 chủ đề chính, có thể tách rời từng chương (ví dụ: tổ khúc
múa 4 mùa).
1.7. Thơ múa


- Kết cấu theo từng chương, mỗi chương có chủ đề riêng.
- Có nhân vật trung tâm(nhân vật chính, nhân vật dẫn truyện).
- Có kết cấu, xung đột, kịch tính, giải quyết mâu thuẫn.
- Không có nhân vật phản diện trong thơ múa (dùng trong các tác phẩm mang tính
ca ngợi).
(Ví dụ: thơ múa Tô Vĩnh Diện, Lê Văn Tám…).
- Nếu không có nhân vật trung tâm thì thơ múa trở thành múa tập thể.


Giáo trình Nghệ thuật học

Nghệ thuật học là môn học mang tính đại cương không quá đi sâu vào các loại hình nghệ thuật, không trình bày diễn trình phát triển của lịch sử mỹ thuật nói riêng, mà ở đây vấn đề nghiên cứu chính là những thành tựu của con người đạt được qua các giai đoạn lịch sử về: văn học, âm nhạc, điện ảnh, s... » Xem thêm

Chủ đề:

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. MỤC LỤC CHƯƠNGI:NGUỒNGỐCCỦANGHỆTHUẬT..............................................................................1 1.Đốitượng,phươngphápnghiêncứucủanghệthuật...............................................................1 1.1.Đốitượngnghiêncứu........................................................................................................1 1.2.Phươngphápnghiêncứu..................................................................................................1 2.Nguồngốccủanghệthuật.......................................................................................................1 2.1.Nguồngốccủanghệthuậtđượcgiảithíchtheomộtsốhọcthuyết..................................1 2.2.Vaitròcủanghệthuậttrongđờisốngxãhội....................................................................3 CHƯƠNGII:MỘTSỐTHÀNHTỰUNGHỆTHUẬTPHƯƠNGTÂY...............................................5 BÀI1:NGHỆTHUẬTNGUYÊNTHỦY.......................................................................................6 1.ĐặcđiểmchungcủaMỹthuậtNguyênthủy........................................................................6 2.ThànhtựunghệthuậtNguyênthủy......................................................................................6 3.Tínhtượngtrưng,ướclệtrongnghệthuậtNguyênthủy......................................................8 BÀI2:THÀNHTỰUNGHỆTHUẬTHYLẠPCỔĐẠI...............................................................10 1.HoàncảnhxãhộithờikỳHylạpcổđại..............................................................................10 2.Mộtsốthànhtựunghệthuậtcơbản.................................................................................11 BÀI3:THÀNHTỰUNGHỆTHUẬTLAMÃCỔĐẠI.................................................................16 1.Vănhóa,xãhộithờikỳLaMãcổđại.................................................................................16 2.NghệthuậtKiếntrúc.........................................................................................................16 3.NghệthuậtĐiêukhắc.........................................................................................................18 BÀI4:THÀNHTỰUNGHỆTHUẬTTRUNGCỔ......................................................................21 1.HoàncảnhxãhộithờiTrungcổphươngtây......................................................................21 2.ThànhtựunghệthuậtthờiTrungcổ...................................................................................21 3.NghệthuậtHộihọa............................................................................................................22 4.NghệthuậtĐiêukhắc.........................................................................................................23 BÀI5:THÀNHTỰUNGHỆTHUẬTPHỤCHƯNG....................................................................24 1.Vănhóa,xãhộithờikỳPhụchưng.....................................................................................24 2.KháiniệmvàcơsởhìnhthànhnghệthuậtPhụcHưng......................................................26 3.ThànhtựunghệthuậtPhụcHưng......................................................................................27 BÀI6:THÀNHTỰUNGHỆTHUẬTCỔĐIỂN...........................................................................34 1.Cơsởhìnhthànhnghệthuậtcổđiển.................................................................................34 2.ĐặcđiểmnghệthuậtCổđiển............................................................................................34 BÀI7:THÀNHTỰUNGHỆTHUẬTTHẾKỶXVIII....................................................................38 1.Đặcđiểmvănhóa,xãhội...................................................................................................38 2.Mộtsốthànhtựunghệthuật..............................................................................................38 BÀI8:THÀNHTỰUNGHỆTHUẬTCUỐITHẾKỶXVIIIĐẦUTHẾKỶXIX...........................41 1.Vàinétvềvănhóa,xãhội..................................................................................................41 2.Đặcđiểmnghệthuật..........................................................................................................41
  2. CHƯƠNGIII:THÀNHTỰUNGHỆTHUẬTPHƯƠNGĐÔNG.......................................................46 .........................................................................................................................46 BÀI1:THÀNHTỰUNGHỆTHUẬTẤNĐỘ..............................................................................47 1.Vănhóa,xãhộiẤnĐộ......................................................................................................47 2.Đặcđiểmnghệthuật..........................................................................................................48 BÀI2:THÀNHTỰUNGHỆTHUẬTTRUNGQUỐCCỔĐẠI....................................................52 1.Vàinétvềvănhóa,xãhội................................................................................................52 2.ĐặcđiểmnghệthuậtTrungQuốc.....................................................................................53 3.ThànhtựumỹthuậtTrungquốc.........................................................................................54 CHƯƠNGIV:MỘTSỐTHÀNHTỰUNGHỆTHUẬTCUỐITHẾKỶXIXĐẦUTHẾKỶXX.........62 1.NghệthuậtHộihọa................................................................................................................62 1.1.NghệthuậtÂntượng......................................................................................................62 1.2.XuhướngnghệthuậtTânấntượng(Néo–Impresionnisme)vàHậuẤntượng.............66 1.3.NghệthuậtDãthú...........................................................................................................70 1.4.NghệthuậtLậpthể..........................................................................................................73 1.5.NghệthuậtTrừutượng....................................................................................................74 1.6.NghệthuậtSiêuthực(SURRÉALESME)........................................................................76 2.Mỹthuậtứngdụng(Design)..................................................................................................77 3.Nghệthuậtsắpđặt................................................................................................................78 CHƯƠNGV:ĐẶCTRƯNGCỦACÁCLOẠIHÌNHNGHỆTHUẬT................................................80 BÀI1:NGHỆTHUẬTKIẾNTRÚC............................................................................................81 1.Cơsởphânchiacácloạihìnhnghệthuật..........................................................................81 2.KháiniệmnghệthuậtKiếntrúc..........................................................................................82 3.Lịchsửhìnhthànhvàpháttriển.........................................................................................84 4.ĐặctrưngngônngữvàcácthểloạiKiếntrúc...................................................................84 BÀI2:NGHỆTHUẬTĐIÊUKHẮC............................................................................................88 1.Kháiniệm...........................................................................................................................88 2.Lịchsửhìnhthànhvàpháttriển.........................................................................................88 3.Đặctrưngngônngữđiêukhắc...........................................................................................88 4.Cácthểloạiđiêukhắc........................................................................................................89 BÀI3:NGHỆTHUẬTHỘIHỌA................................................................................................92 1.Kháiniệm...........................................................................................................................92 2.Lịchsửhìnhthànhvàpháttriển.........................................................................................92 3.Đặctrưngngônngữ,cácthểloạihộihọa.........................................................................92 BÀI4:NGHỆTHUẬTTRANGTRÍ............................................................................................96 1.Kháiniệm...........................................................................................................................96 2.Lịchsửhìnhthànhvàpháttriển.........................................................................................96 3.Đặctrưngnghệthuậttrangtrí.............................................................................................96 4.Cácthểloạinghệthuậttrangtrí.........................................................................................97
  3. BÀI5:NGHỆTHUẬTMÚA........................................................................................................98 1.Kháiniệm...........................................................................................................................98 2.Lịchsửhìnhthànhvàpháttriển.........................................................................................98 3.Đặctrưngnghệthuậtmúa..................................................................................................98 4.Mộtsốthểloạinghệthuậtmúa..........................................................................................99 BÀI6:NGHỆTHUẬTSÂNKHẤU...........................................................................................104 1.Kháiniệm.........................................................................................................................104 2.Lịchsửhìnhthành,pháttriển...........................................................................................104 3.Đặctrưngngônngữ,thểloạinghệthuậtSânkhấu.........................................................104 BÀI7:NGHỆTHUẬTĐIỆNẢNH............................................................................................108 1.Kháiniệm,lịchsửhìnhthànhvàpháttriển......................................................................108 2.Đặctrưngngônngữ,thểloạinghệthuậtĐiệnảnh..........................................................108 ..................................................................................................................110 BÀI8:NGHỆTHUẬTVĂNHỌC.............................................................................................111 1.Kháiniệm.........................................................................................................................111 2.Lịchsửhìnhthànhvàpháttriển.......................................................................................111 3.Đặctrưngngônngữ,cácthểloạivănhọc........................................................................111
  4. CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT Mở đầu Nghệ thuật học là môn học mang tính đại cương không quá đi sâu vào các loại hình nghệ thuật, không trình bày diễn trình phát triển của lịch sử mỹ thuật nói riêng, mà ở đây vấn đề nghiên cứu chính là những thành tựu của con người đạt được qua các giai đoạn lịch sử về: văn học, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc, hội họa… Từ đó nghiên cứu sâu về khái niệm, lịch sử hình thành cũng như những đặc trưng cơ bản của các loại hình nghệ thuật. Từng chương trong học phần này sẽ giải quyết các vấn đề đó. Chương 1 sẽ bắt đầu với việc lý giải nguồn gốc của nghệ thuật. Mục tiêu - Giải thích các căn cứ nguồn gốc của nghệ thuật - Nêu bật được tính khoa học và ưu thế của thuyết Tổng sinh lực và sinh l ực thừa. Từ đó giúp người học có cái nhìn toàn diện về sự ra đời và nguồn gốc của nghệ thuật. 1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của nghệ thuật 1.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu những thành tựu cơ bản của nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật cơ bản. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Hệ thống những thành tựu cơ bản của nghệ thuật, so sánh các giai đoạn khác nhau để tháy được những tiến bộ vượt bậc của con người trong diễn trình lịch sử. 2. Nguồn gốc của nghệ thuật 2.1. Nguồn gốc của nghệ thuật được giải thích theo một số học thuyết. Khoảng một triệu năm trước đây con người đã đứng thẳng, thoát thai khỏi giới động vật. Hình thức sơ khai nhất của xã hội loài người được hình thành: Xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Công cụ lao động của các cư dân đầu tiên này đều được làm từ đá. Vì vậy, theo khảo cổ học thời kỳ này được gọi là thời kỳ đồ đá, gồm ba giai đoạn: Đồ đá cũ - đồ đá giữa và đồ đá mới. Ở thời kỳ đồ đá cũ con người sống bằng săn bắt và đánh cá. Họ biết chế tạo công cụ lao động. Trải qua một thời gian dài v ới người Crôma nhông, dấu hiệu về sự làm đẹp đã xuất hiện. Họ chú ý tới cách ăn mặc, trang trí vách hang bằng các hình vẽ thú vật và họ còn làm những bức tượng nhỏ bằng nhiều chất liệu như ngà, xương… Tộc người này sống vào cuối thời kỳ đồ đá cũ. Phải chăng đây là lúc nghệ thuật tạo hình xuất hiện và một đời sống thẩm mỹ đã 1
  5. dần được hình thành? Không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn nghệ thuật tạo hình bắt đầu ra sao và từ bao giờ. Tuy vậy căn cứ trên các hình vẽ tìm thấy ở một số hang động như Antamira (Tây ban nha) Látxcô (Pháp), một số bức tượng phụ nữ đã được xác định niên đại có thể cho ta hình dung về sự ra đời của nghệ thuật tạo hình trong đời sống nguyên thuỷ. Từ 30.000 năm đến 10.000 năm trước công nguyên đã bắt đầu để lại những dấu vết về nghệ thuật tạo hình, theo như cách gọi của chúng ta ngày nay. Cách chúng ta hơn 5.000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ viết, lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những ký hiệu để trao đổi. Ví dụ hình tròn có chấm ở giữa là mặt trời ( )… Dần dần các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thì từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau những hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con người thời tiền sử vẽ hoặc khắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống có l ẽ họ cũng chưa nghĩ rằng đó là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các đồ vật, nơi sinh hoạt của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thuỷ việc vẽ hình cũng giống như việc săn bắt hay các công việc khác. Nó không chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật mà còn gắn với cái có ích. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình lúc này còn gắn với những tín ngưỡng, ma thuật. Theo E. H. Gombrich, tác giả cuốn “Câu chuyện nghệ thuật” thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những người thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúng bằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật s ẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tất nhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứu về 2 lịch sử mỹ thuật của thời nguyên thuỷ. Ngoài 2 ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa là những thông tin nhắn gửi cho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua các hình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút… cho chúng ta biết về các động vật thời nguyên thuỷ, ở bức tranh khác ta được chứng kiến cách đánh cá, cách quăng lưới, cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để giải trí. Thuyết bắt chước là sự mô phỏng các sự vật xung quanh, nghệ thuật là sự sáng tạo trên căn cứ có sẵn của thế giới hiện thực khách quan. Thuyết Du hí: Nghệ thuật giải trí lành mạnh: nghệ thuật Múa, âm nhạc ra đời. Thuyết ma thuật: Nghệ thuật không phải thứ tôn giáo thần bí, ma thuật .Tính chất ma thuật được thể hiện ở những gia đoạn sơ khai, mông muội khi con người cảm thấy mình quá nhỏ bé trước thế lực siêu nhiên. Thuyết Biểu hiện: Biểu hiện cảm xúc của tác giả được thể qua tác phẩm Nguồn gốc của nghệ thuật được lý giải trên cơ sở thuyết “Tổng sinh lực và sinh lực thừa”. Nghệ thuật bước ra từ đời sống con người. Ví dụ: Người bình thường sản xuất được 10 giỏ tre một ngày. 2
  6. Một người năng lực ưu tú vượt trội: sản xuất 10 giỏi tre chỉ 1/2 ngày, thời gian rỗi còn lại người đó còn chau chuốt cho giỏ tre đó thẩm mỹ hơn, sơn màu và trang trí các chi tiết đẹp mắt.Như vậy nghệ thuật ra đời khi con người thỏa mãn sự say mê của tác giả, đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh thần. 2.2. Vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội - Nghệ thuật giúp con người nhận thức thế giới trong tính tổng thể - toàn vẹn của nó. - Nghệ thuật phản ánh một mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực nói chung. - Nhờ nghệ thuật con người hiểu biết di sản văn hóa thế giới - Số phận con người trong xã hội là đối tượng trung tâm của phản ánh. Nghệ thuật giúp con người nhận thức được chính mình, tự nghiền ngẫm và xem xét bản thân… Nghệ thuật đảm nhiệm chức năng giáo dục sâu sắc và có hiệu quả nhất so với hình thái ý thức xã hội. Nghệ thuật làm cho mỗi người phải tự ưu tư, trăn trở, lựa chọn, nêu ra những giá trị tích cực và phương tiện thẩm mỹ hay đạo đức mà không gò vào các khuôn mẫu. Sức mạnh giáo dục của nghệ thuật chủ yếu hướng vào tình cảm. Nghệ thuật chỉ ra, nhấn mạnh nét đẹp trong cuộc sống mà ở đời thường con người không nhận ra, khêu gợi tình cảm trong sáng của con người, làm con người thêm yêu và hòa nhịp vào cuộc sống. 3
  7. Câu hỏi: 1. Trình bày nguồn gốc của nghệ thuật và sự hiểu biết của bạn về Tổng sinh lưc và sinh lực thừa. 2. Phân tích tính sự đổi mới của thuyết Tổng sinh lực và sinh lực thừa trên cơ sở những minh chứng nghệ thuật cụ thể. 3. Nêu vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội. 4
  8. CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY Mở đầu Con người ngay từ thời cổ đại đã có những sáng tạo vượt bậc về văn học, thiên văn học, khoa học, nghệ thuật. Trong đó mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn chương được coi là những loại hình phát triển, nó thể hiện tư duy thâm mỹ cao c ủa con người. Dần dà qua các giai đoạn lịch sử với đỉnh cao thời kỳ văn hóa Phục Hưng con người đã thể hiện sức sáng tạo của những con người “khổng lồ”. Thời kỳ khai sáng, thời kỳ cận đại, .... nghệ thuật mang nhiều màu sắc. Chương 2 sẽ giải quyết những thắc mắc của con người hiện đại về những sáng tạo vô cùng kỳ diệu của con người phương Tây qua các giai đoạn cổ đại, Trung cổ, Phục Hưng, Khai sáng, Cận đại. Mục tiêu - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nền tảng về văn hóa xã hội phương Tây. - Làm bật lên những sáng tạo và thành tựu đạt được của con người trong các giai đoạn này, đồng thời hiểu biết cơ bản về đặc điểm nghệ thuật cũng như lý tưởng thẩm mỹ của con người phương Tây qua các giai đoạn khác nhau. 5
  9. BÀI 1: NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY 1. Đặc điểm chung của Mỹ thuật Nguyên thủy 1.1. Đặc điểm về đối tượng nghệ thuật Trong các hình vẽ còn lại trên vách, hang, động nơi con người thời nguyên thuỷ sinh sống chủ yếu là các hình thú hoặc đơn lẻ hoặc bầy đàn, ở một số tác phẩm đã có ý thức bố cục các hình tượng theo một chủ đề nhất định. Người nguyên thuỷ đã rất thành công khi vẽ con vật. Nhất là các hoạt động của chúng được diễn tả khá điêu luyện và rất sống động. Đối tượng chủ yếu trong nghệ thuật giai đoạn này là các con thú như ngựa, bò, hươu, tuần lộc… điều này có thể lý giải được. Với cuộc sống nguyên thuỷ, các con vật đó đã góp phần nuôi dưỡng con người, chúng là nguồn thức ăn chính của họ, là đối tượng gần gũi nhất đối với con người. Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ thực tế, người nguyên thuỷ cũng không thể vượt quá cuộc sống hiện thực của mình, tầm hiểu biết của mình. 1.2. Đặc điểm về kỹ thuật, chất liệu Một vấn đề đặt ra: Người nguyên thuỷ vẽ bằng gì? Và cách họ vẽ ra sao? Màu vẽ được gọi là mầu thổ hoàng. Đó là một loại màu được chế tạo bằng cách mài các khoáng chất thành bột rồi pha với nước. Màu đỏ lấy từ đá hematite (ô xit sắt hay đất son) màu trắng từ đá Kalin hoặc phấn, màu đen từ dioxit mangan hay than đá. Một số cộng đồng người còn biết đun nóng các khoáng chất để tạo ra màu mới. Đôi khi để có chất kết dính màu thổ hoàng người nguyên thuỷ đã biết dùng mỡ, hoặc tuỷ sống động vật và nhựa cây. Kỹ thuật vẽ thì đơn giản, có thể dùng que, tay đ ể vẽ. Chất liệu của điêu khắc phong phú lơn. Có thể họ khắc, chạm lên xương, sừng, ngà voi hay đá mềm… 2. Thành tựu nghệ thuật Nguyên thủy Ngày nay chúng ta đã tìm được trên một trăm hang động có hình vẽ. Phần lớn đều nằm ở miền Bắc Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp. Tuy vậy có hai hang còn lưu giữ nhiều hình vẽ đẹp. Đó là hang Anta - mi - ra (Tây Ban Nha) và hang Látxcô (Pháp). Đây được coi là hai bảo tàng lớn của nguyên thuỷ. Hang Anta - mi - ra được phát hiện năm 1863 do một sự tình cờ. Sau 16 năm tìm hiểu, nghiên cứu về các hình vẽ bò rừng ở trong hang con người thế kỷ XIX mới tin rằng hang Anta - mi - ra chính là một trong những địa điểm nổi tiếng của mỹ thuật thời nguyên thuỷ. Trong hang có nhiều hình vẽ con bò rừng (Bi đông) trong các dáng khác nhau và r ất s ống động. Ngoài những đặc điểm được miêu tả chính xác các hình vẽ này còn đ ược thể hiện với những đường nét mềm mại, đậm nhạt sinh động. Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật còn gọi hang Anta - mi - ra là “Toà tiểu giáo đ ường Xicxtin của thời nguyên thuỷ”. 6
  10. Hang Latxcô (Pháp) lại do một nhóm trẻ em đi chơi trong khu rừng Latxcô, do một sự bất ngờ chúng tìm thấy một chiếc hang lớn. Trên vách và trần hang chúng thấy có nhiều hình vẽ thú vật. Trong đó rõ và đẹp nhất là hình ngựa, bò… Ngựa ở hang Latxcô được thể hiện có màu sắc và đậm nhạt gợi khối. Những hình vẽ này thành công đến mức người ta có thể ví nó với hình vẽ ngựa của các hoạ sĩ Trung Quốc, những bậc thầy về diễn tả con vật. Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng lối vẽ màu ở đây khá độc đáo. Màu được thổi lên hình vẽ qua một ống sậy hoặc ống xương. Các hình vẽ được tô màu đỏ là chủ yếu. Trên hình vẽ có một số mảng màu được cạo bớt đi để diễn tả khối, tạo sự sinh động cho hình tượng. Các tranh vẽ còn lại đến ngày nay được định tuổi từ khoảng 15.000 đến 10.000 năm tr ước công nguyên. Bên cạnh hình thú, ở đây còn có hình tượng con người: Những người đi săn bị thương ở giữa các con vật, hình người ném lao hoặc hình người nhảy múa với mặt nạ thú… Cách chúng ta hơn 5.000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ viết, lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những ký hiệu để trao đổi. Ví dụ hình tròn có chấm ở giữa là mặt trời ( )… Dần dần các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thì từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau những hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con người thời tiền sử vẽ hoặc khắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống có lẽ họ cũng ch ưa nghĩ rằng đó là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các đồ vật, nơi sinh hoạt của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thuỷ việc vẽ hình cũng giống như việc săn bắt hay các công việc khác. Nó không chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật mà còn gắn với cái có ích. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình lúc này còn gắn với những tín ngưỡng, ma thuật. Theo E. H. Gombrich, tác giả cuốn “Câu chuyện nghệ thuật” thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những người thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúng bằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật sẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tất nhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứu về 2 lịch sử mỹ thuật của thời nguyên thuỷ. Ngoài 2 ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa là những thông tin nh ắn gửi cho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua các hình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút… cho chúng ta biết về các động vật thời nguyên thuỷ, ở bức tranh khác ta được chứng kiến cách đánh cá, cách quăng lưới, cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để giải trí. Những con người đầu tiên có mặt ở khắp nơi trên thế giới: Người Olduvai ở Đông phi, người Bắc Kinh (Trung Quốc), người Nêanđéctan (Đức), người Crôma 7
  11. nhông (Pháp)… Dấu vết về nghệ thuật của họ vì vậy cũng trải ra trên một địa bàn rất rộng lớn: từ Châu Phi, Châu Á đến Châu Âu (Bắc Âu). 3. Tính tượng trưng, ước lệ trong nghệ thuật Nguyên thủy Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ thực tế, người nguyên thuỷ cũng không thể vượt quá cuộc sống hiện thực của mình, tầm hiểu biết của mình. Cuộc sống ấy hướng vào những gì gần gũi, thân quen nhất. Đó chính là sự tìm hiểu các loài thú đ ể có thể săn bắt được, hoặc tránh xa những con thú nguy hiểm, dữ tợn… Tất cả những điều đó được thể hiện qua hình vẽ. Nghệ thuật nguyên thuỷ vì vậy mới chỉ dừng lại ở việc diễn tả một cách tài tình các con thú. Hình tượng con người cũng được đề cập tới, nhưng nghệ sĩ nguyên thuỷ đã sử dụng các sơ đồ hoá, hoặc phong cách hoá đ ơn giản và ước lệ khi vẽ con người. Ngược lại trong điêu khắc lại phát hiện thấy hầu hết là tượng người, mà chủ yếu là phụ nữ, được phát hiện nhiều nơi trên thế giới. Tượng có thể có kích thước to nhỏ khác nhau. Cái nhỏ nhất khoảng 3,5cm, cái lớn nhất khoảng 23cm. Các bức tượng này được làm bằng nhiều chất liệu như ngà, sừng, xương, đá hoặc đất nung chúng có chung đặc điểm là: Tỉ lệ chung chưa được chú ý, chưa cân đ ối. Phần đầu và tay chân không được diễn tả kỹ. Phần được chú trọng nhất là phần thân cùng với sự cường điệu phóng đại các chi tiết: Ngực, mông, bụng. Phần chân dung hầu như không được diễn tả. Có lẽ các nghệ sĩ khi làm những pho tượng này đã bị chi phối bởi những suy nghĩ đặc biệt, mang theo tinh thần tư duy nguyên thuỷ. Phong cách bao trùm mỹ thuật nguyên thuỷ là phong cách tả thực. Nghệ sĩ nguyên thuỷ đã đi từ đơn giản đến phức tạp dần. Nhưng dù đơn giản hay phức tạp họ đều đi đến một cái đích: Đó là cố gắng diễn tả đối tượng một cách đúng nhất và sống động nhất. Điều này chứng tỏ sự quan sát kiên trì và chính xác những đặc điểm của đối tượng. Sở dĩ người nguyên thuỷ thích tả thực vì những bức vẽ đó chưa đơn thuần là nghệ thuật mà nó còn gắn liền với nhiều chức năng khác. Những chức năng đó đòi hỏi hình vẽ phải chính xác, phải giống thực một cách tối đa. Lúc ban đầu, hình vẽ được diễn tả bằng nét là chính. Người thời nguyên thuỷ chú ý nhất đến đường sống lưng của con vật. Có thể nói đó chính là trục tạo dáng cho hình tượng nghệ thuật. Sau này, khi tư duy đã phát triển, con người biết tìm ra các màu vẽ, rồi tìm cách diễn tả chỗ đậm, chỗ sáng. Từ nét đậm nhạt, màu sắc, từ những hình đơn lẻ đến các bức tranh có ý thức bố cục, đề tài, đó chính là sự phát triển c ủa mỹ thuật thời nguyên thuỷ thông qua loại hình nghệ thuật vẽ hình, chạm khắc hình lên vách, 8
  12. trần hang động. Cùng với phong cách tả thực, các nghệ sĩ nguyên thuỷ còn biết cách điệu, ước lệ hoá, sơ đồ hoá. Lấy bức chạm “Một đàn hươu qua sông” trên một mảnh xương tìm thấy ở hang Mê - ri làm ví dụ. Tác giả đã rất giỏi khi chạm hình 3 con hươu đầu đàn và một con cuối đà, ở giữa tác giả chỉ diễn tả các cặp sừng cao dần, phía dưới dùng các gạch chéo với cách làm như vậy tác giả đã cho chúng ta thấy một đàn hươu rất đông đang di chuyển. Các hoa văn gạch chéo, hay những cặp sừng tượng trưng. 9
  13. BÀI 2: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI 1. Hoàn cảnh xã hội thời kỳ Hy lạp cổ đại Sau Ai Cập cổ đại, vào khoảng thế kỷ XVIII TCN, ở phía bên kia Địa Trung Hải, Hy Lạp ra đời, lãnh thổ của nó bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Ê Giê và vùng Tây Tiểu á. Hy Lạp không thuận lợi về nông nghiệp song lại tốt trong việc giao thông trên biển. Với tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho Hy Lạp phát triển thủ công nghiệp và ngoại thương. Nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền văn minh Hy Lạp trong đó có nghệ thuật tạo hình. Cho đến tận ngày nay, khi nhắc đến Hy Lạp người ta sẽ nghĩ ngay đến đền thờ Pác Tê Nông (Parthénon), đến các pho tượng trên biển của Hy Lạp như tượng người ném đĩa, tượng vệ nữ Mi lô… nghệ thuật Hy Lạp đã phát triển và đ ể l ại nhiều thành tựu vĩ đại. Thành tựu của nghệ thuật tạo hình Hy Lạp vừa biểu hiện sự sáng tạo tuy ệt vời của người Hy Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hy Lạp về trí tuệ trong tạo hình. Con người thời nay không chỉ khâm phục trước những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Hy Lạp. Họ đã tìm thấy trong nền nghệ thuật cổ đại này một tư tưởng nhân văn cao thượng, một nền nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị và vẻ đẹp của con người. Đây là cơ sở để xây dựng một nền văn hoá mới, thấm đẫm những tư tưởng nhân văn. Nhà nước Hy Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ chứa đựng những tư tưởng dân chủ tiến bộ, là Nhà nước thông bang, ở đó có hai vua với quy ền l ực như nhau, vừa là thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ và người xử án. Chế độ xã hội ở đây là chế độ dân chủ chủ nô, chế độ đó, mở đường cho các nhà khoa học, những nghệ sĩ, những công dân tự do này được phát triển tài năng, trí sáng tạo. Điều này giúp nghệ thuật cũng như khoa học Hy Lạp cổ đại phát triển mạnh. Nghệ thuật Hy Lạp còn được nuôi dưỡng bằng một nguồn đất đặc biệt – nguồn thần thoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp về thế giới thần linh giống như thế giới con người. Đó là quan niệm “thần nhân đồng hình”. Quan niệm này chi phối tới việc xây cất các công trình kiến trúc. Những câu chuyện gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ tạo hình. Họ tìm thấy ở đây chất thơ, chất cảm xúc, thúc đẩy họ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, thấm đượm tinh thần nhân văn. Năm 776 TCN thế vận hội lần đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp. Phong trào rèn luyện sức khoẻ để trở thành các chiến binh dũng mãnh đồng thời tạo ra những cơ thể đẹp đẽ cân đối. Đó là nguồn mẫu hình lý tưởng cho các nghệ sĩ Hy Lạp nghiên cứu sáng tạo ra tỷ lệ vàng cho hình tượng con người. 10
  14. Hội tụ tất cả những yếu tố trên là điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển của văn hoá, nghệ thuật Hy Lạp. Nghệ thuật Hy Lạp nhất là kiến trúc và điêu khắc đã đạt tới đỉnh cao chỉ sau hơn 200 năm, từ thế kỷ VII đến V TCN. 2. Một số thành tựu nghệ thuật cơ bản 2.1. Nghệ thuật hội họa Ngh ệ thuậ t hộ i ho ạ Hy L ạp h ầu nh ư không còn gi ữ đ ượ c tác ph ẩm nào, các tác gi ả , tác ph ẩm danh ti ếng c ủa h ọ còn đ ượ c l ưu truy ền trong sách, truyện ta biết được tên tuổi: Apenlơ, Giơxít, Pôlinhơ… với đ ề tài ch ủ y ếu là l ịch sử và thần thoại Hy Lạp. Các tác phẩm được vẽ với phong cách tả thực, sinh đ ộng. Ngoài ra có m ột ngu ồn tài li ệu khá phong phú cho ngh ệ thu ật v ẽ hình mang tính đ ồ ho ạ, đó là nh ững hình v ẽ trên nh ững chi ếc bình c ổ Hy L ạp. Bình cổ Hy L ạp có nhi ều ki ểu dáng đ ẹp. Đi ều đáng chú ý là các hình v ẽ trang trí trên đ ồ gố m c ổ Hy L ạp có hai cách trang trí: Hình v ẽ đen trên n ền tr ắng sáng ho ặ c hình v ẽ màu đ ỏ trên n ền g ốm đen. Các ho ạ sĩ trang trí l ưu ý đ ặc bi ệt đ ế n y ế u t ố nét, mảng trong các hình v ẽ. Đ ề tài thay đ ổi qua các th ời kỳ: Th ần tho ạ i, duyên dáng và đa tình, l ịch s ử. Tính chất tôn giáo, thần thoại bộc lộ ở nội dung, đề tài. Nhưng qua các hình tượng nhân vật các tác giả lại muốn ca ngợi vẻ đẹp của con người, một vẻ đẹp hoàn thiện cả về ngoại hình và nội tâm. Các nghệ sĩ Hy Lạp đã bỏ đ ược công thức chi phối trong nghệ thuật tạo hình buổi ban đầu, những ước lệ tạo hình cơ sở để tiến tới một nền nghệ thuật hiện thực giàu tính nhân văn. Các loại hình nghệ thuật tạo hình đều phát triển và có thành tựu cao, để lại cho nhân loại nhiều tác ph ẩm vô giá. Đó là nền móng, là cơ sở cho nghệ thuật tạo hình châu âu sau này. 1.2 Nghệ thuật điêu khắc và trang trí kiến trúc Trong đời sống của người Hy Lạp thời cổ đại, tôn giáo đóng vai trò quan trọng. Họ thờ rất nhiều vị thần. Thể loại kiến trúc phát triển là kiến trúc đ ền thờ gần như toàn thể các công trình xây dựng có giá trị nghệ thuật, to đẹp nhất thuộc về tôn giáo. Kích thước đền thờ vừa phải, không quá lớn đồ sộ. Nó cũng giống nghệ thuật kiến trúc Ai Cập ở chỗ kiến thức kiến trúc chính là kiến thức cột. Kiến trúc Hy Lạp có 3 thức cột chính: Thức Đôríc, thức Iônic, và thức Corinthian Sự khác nhau giữa các thức cột này được phân biệt bởi phần đầu cột và các khía rãnh. Cột Đôríc có hai mươi khía rãnh khá rộng. Hai mươi bốn đôi khi là bốn tám khái của cột Ioníc sâu hơn, khít hơn. Cột Đôríc ra đời sớm nhất và phát triển ở Pðloponnêse và các khu dân cư ở miền Nam ý và đảo Sixin (Sicile). Phong cách Iôníc thanh mảnh và duyên dáng hơn. Phần đầu cột được trang trí bằng hình guột cột Đôríc 11
  15. Iônic Côranhtiêng trang trí. ở thời Hy Lạp hoá thức Cô ranh tiếng được sử dụng nhiều. Phần đầu cột được trang trí bằng những hoạ tiết và cách điệu mềm mại và trang nhã. - Đền thờ Pác tê non (Partenon) được khởi công trên đồi Acrôpôn (Acropolis) thờ nữ thần Atêna (Athena): là đền thờ kết hợp hài hoà giữa sự khoẻ khoắn của thức Đô níc và sự duyên dáng nhẹ nhàng của thức Iônic. Vẻ đẹp của Pác tê non th ể hiện trong sự cân đối, hài hoà về tỷ lệ giữa các bộ phận kiến trúc. Nó còn bộc l ộ trong sự đơn giản, trang nhã của khối kiến trúc chủ yếu dựa trên những đường thẳng với trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc và phù điêu dạng trụ ngang. Kiến trúc cân đối hài hoà của Pác tê non được trang điểm thêm đẹp đẽ, l ộng l ẫy bằng các tác phẩm điêu khắc của Phi đi át và các học trò của ông. Tác giả của Pác tê non là Ichtinốt và Can Li Crát. - Ngoài Pác tê non, Hy Lạp còn rất nhiều đền thờ nổi tiếng: Đền thờ thần Dớt ở Péc Gam Ô Lym Pia và đền thờ thần biển cả Pô Dây Đon (Poseidon) ở phía Nam Aten,… Đền Pác-Tê-Nong Cho tới thế kỷ VI TCN, các đền thờ của Hy Lạp đều được làm bằng gỗ hoặc gạch. Đến thế kỷ V, người Hy Lạp chuyển sang các kiến trúc đá cẩm thạch lộng lẫy và sang trọng, với bốn mặt đền là các hàng cột đá. Kiến trúc tôn giáo là thể loại biểu hiện tài năng của người Hy Lạp. Bên cạnh đó họ còn quy hoạch đô thị, xây dựng các nhà hát, thành luỹ… vào thời kỳ các thế kỷ IV – II TCN. Từ thế kỷ IV trong kiến trúc Hy Lạp còn phát triển loại kiến trúc lăng mộ, có những lăng lớn, đẹp đẽ được xếp 12
  16. vào một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại như lăng vua Mô xô lơ (Mausole) ở Halicácnat (Halicrnasse) Kiến trúc Hy Lạp nói chung là vẻ đẹp trang nhã, mực thước, trong sáng với kết cấu kiến trúc chính là phong cột trên mặt bằng hình chữ nhật. Cũng giống như kiến trúc, điêu khắc Hy Lạp cũng được phát triển qua 3 thời kỳ. ở thời kỳ cổ sơ hình tượng điêu khắc rất đơn giản, trước đó nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đã bắt đầu những bước đi dò dẫm t ừ th ế kỷ X - VIII. Ph ần l ớn là các tượ ng nhỏ bằng đồng thanh, đồng nung, hoặc ngà voi th ể hi ện m ột cách s ơ lược hình tượng các con vật, con người hay các quái v ật trong s ự k ết h ợp gi ữa ngườ i và vật. Đôi khi còn có những tượng b ằng gỗ, di ễn t ả các v ị th ần. Điêu khắc thời kỳ này gắn liền với tôn giáo. Thời cổ sơ (Thế kỷ VII – VI trước công nguyên) Trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp xuất hiện 2 loại tượng: Tượng nam khoả thân và nữ mặc áo dài. Những tượng này được thể hiện trong dáng đ ứng thẳng, hai tay buông theo thân. Tượng trong dáng tĩnh, nghiêm trang cân đ ối. Tỷ lệ cơ th ể cũng như hình khối chưa chuẩn mực, chất liệu sử dụng là đá. Thời gian này, trong điêu khắc Hy Lạp vẫn thấy những ảnh hưởng của ước lệ tạo hình phương Đông. Tượng “nhìn ngay ngó thẳng” và gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng. Sang thế kỷ VI trong phong cách làm tượng đã có sự chuyển biến. Các tượng thẳng đứng như cây cột dần được thay thế bằng những pho tượng dáng động từ đơn giản đến phức tạp dần. Nửa đầu thế kỷ V, điêu khắc Hy Lạp được đánh dấu bằng các tác phẩm chạm nổi ở đền thờ thần diễn tả 12 chiến công người anh hùng Hecquyn (Hercules). Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau, sinh động. Hình tượng điêu khắc đã thoát khỏi sự chi phối của ước lệ tạo hình cơ sở. Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp bước vào thời kỳ mới. Thời cổ điển (Thế Kỷ V – IV trước công nguyên) Từ gi ữ a th ế kỷ V thành bang A ten đã phát tri ển tr ở thành trung tâm l ớn c ủ a Hy Lạ p c ả v ề ch ế đ ộ xã h ội cũng nh ư văn hoá ngh ệ thu ật. Ng ườ i đ ứng đ ầ u v ề điêu kh ắ c th ờ i này là Phi đi át (Phiđias), Pô ly clét (Polycléte) và Mirông. Pô ly clét dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sáng tạo của mình cho việc tìm ra tỷ lệ chuẩn cân đối, hài hoà của cơ thể nam giới. Tiêu biểu là tượng Đôripho (Doryphore) người lực sỹ vác giáo: có tỷ lệ 7 đầu, cân đối, hài hoà của các tỷ lệ giữa đầu, thân, tay, chân, sự mềm mại, sống động của hệ thống cơ, chất đá đã biến thành da thịt, có cảm nhận được sự vững chắc của cơ thể, sự chuẩn xác về giải phẫu tạo hình kết hợp với cái đẹp của đường nét, hình khối. 13
  17. Mirông lại nghiên cứu dáng động của hình tượng con người. Tiêu biểu là tượng “người ném đĩa” cho ta hình ảnh của một lực sĩ cường tráng đang vận động hết sức của cơ thể để vung tay ném đĩa, ở đó có sự phối hợp cái đẹp về dáng, về hình, về tỷ lệ. Trong sự phối hợp phần chân nghiêng và thân nhìn chính diện. Sự kết hợp đã tạo ra sự chuyển động và vẻ đẹp hoàn mỹ cho tác phẩm. Người ném đĩa- Mi-ron Sang thế kỷ IV, điêu khắc Hy Lạp lại tiến thêm một bước, nếu ở thời kỳ trước các tác giả muốn đạt đến độ mẫu mực về tỷ lệ, hình khối, tạo dáng đ ộng thì thế kỷ này họ lại muốn tăng thêm chất liệu thực cho tượng, bớt chất lý tưởng hoá với đại biểu là: Xcopa (Scopas), Pra Xi Ten (Praxitéle), Li Xíp (Lisippe), Mô Xô Lơ… tác phẩm của ông như (Hernes), Héc Mét, tượng nữ thần săn bắn ác Tê Mít và đ ặc biệt là các tượng vệ nữ như vệ nữ của cơ thể nữ. Đến đây các nghệ sĩ Hy Lạp đã phô diễn vẻ đẹp tuyệt mỹ mà tạo hoá đã ban tặng cho “phái yếu” qua những pho tượng khoả thân. Có lẽ cũng vì lẽ đó mà khi tìm thấy hai pho tượng vô danh: Vệ nữ Mi lô và tượng nữ thần chiến thắng ở Xa Mô Crát: Hai phong cách và hai vẻ đ ẹp khác nhau: Một lý tưởng hoà và một tràn đầy, hiện thực. Thời kỳ Hy Lạp hoá (thế kỷ III – II trước công nguyên) Ở thời kỳ này, Aten không còn là trung tâm cường thịnh duy nhất như thời trước, trên những miền đất mới ở Tiểu á và Bắc phi mọc lên những trung tâm mới. Điêu khắc cũng như điêu khắc đều muốn tìm đến một phong cách mới. Hoặc ti ếp tục phong cách của giai đoạn trước nhưng đẩy cao hơn về mặt biểu hiện những tình 14
  18. cảm đau thương, bi thảm như những tác phẩm “người lính Gô loa bị trọng thương” hay người chiến binh gô loa giết vợ và tự sát”… Trong pho tượng này gây ấn tượng mạnh cho thị giác và cảm xúc. Hoặc phức tạp hơn trong phong cách diễn tả, hoặc cường điệu hoá. Thể loại thường gặp trong điêu khắc thời Hy Lạp hoá là nhóm tượng và phù điêu lớn Phù điêu trên diềm mũ cột đền thờ Pðcgam dài khoảng 120m, bao quanh đền thờ, diễn tả cuộc giao chiến giữa các thần linh và những người khổng lồ. Mọi hình tượng đều được diễn tả bằng kỹ thuật điêu luyện, hình khối mạnh mẽ, cường độ dữ dội trong động tác. Nhóm tượng Lao Cun: Mang đầy chất bi tráng, diễn tả một cảnh tượng khủng khiếp về số phận con người. Nhóm tượng diễn tả 3 nhân vật, mỗi người mang một nét đẹp riêng. Ngoài cái đẹp lý tưởng về hình thể, tác giả còn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp về tính cách, về sự bộc lộ nội tâm. Qua hình dáng, thái độ khác nhau của 3 nhân vật đã bộc lộ nỗi khiếp sợ, đau đớn, kiệt sức của 3 cha con. Sức căng vặn của 3 cơ thể, kết hợp với đường cong ngoằn ngoèo của hai con rắn đã tạo nên nhóm tượng có bố cục chặt chẽ, gắn bó thể hiện nội dung sâu sắc 2.3 Nghệ thuật sân khấu Hy lạp là quốc gia xuất hiện nền văn minh khá sớm, người Hy lạp đặc biệt chú trọng đến đời sống tinh thần, những nhà hát ngoài trời, thư viện quốc gia (Aleccxăngđria) chứa hơn 40 vạn cuốn sách là một minh chứng cho sự phát triển văn hóa cộng đồng của người Hy Lạp. Nghệ thuật hát và biểu diễn ngoài trời phục vụ các công dân Hy lạp đã được người Hy Lạp rất hưởng ứng vì thế nó nhanh chóng trở thành loại hình nghệ thuật san khấu phát triển mạnh mẽ cho tới tận thời kỳ Hylạp hóa 2.4 Nghệ thuật văn học Văn chương là nguồn nuôi dưỡng tinh thần của người Hy lạp, những câu chuyện thần thoại chính là ước mơ mà người Hy lạp gửi gắm mong ước một xã hội nhân văn chỉ có niềm vui, một thế giới tinh thần mơ mộng của con người. Các thể loại chính: thần thoại, bi kịch, anh hùng ca 15
  19. BÀI 3: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI 1. Văn hóa, xã hội thời kỳ La Mã cổ đại Nề n mỹ thuậ t La mã đ ượ c hình thành do nhi ều ngu ồn ảnh h ưở ng. Có hai nguồ n ngh ệ thu ật chính t ạo nên dòng văn hoá La mã c ổ đ ại là Hy L ạp và ngh ệ thuậ t c ủa ng ườ i Êt ơrúcxc ơ, m ột t ộc ng ườ i s ống ở các qu ốc gia đô th ị ở Bắ c mỹ và ch ịu ả nh h ưở ng c ủa ng ườ i Hy L ạp, h ọ có thành t ựu v ề đúc đ ồng. Đi ề u đó góp ph ần t ạo nên s ự phát tri ển c ủa La mã v ề điêu kh ắc, nh ất là t ượ ng chân dung. Người La mã đã học theo người Hy Lạp rất nhiều lĩnh vực về thần thoại, văn học, sử thi… Mặc dù vậy, trong nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác La mã có nh ững sáng tạo riêng và góp rất lớn cho khoa học và nghệ thuật tạo hình. Nhất là nghệ thuật kiến trúc. Sự phát triển và giàu có của La mã góp phần thúc đẩy sự ra đời và đ ạt đ ến đỉnh cao của một số loại hình nghệ thuật mang đặc điểm đặc trưng của La mã. Vì vậy có thể khẳng định rằng, nền văn hoá La mã là nơi hội tụ của nhiều tinh hoa văn hoá của nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Song nó vẫn có những sáng tạo riêng rất về nghệ thuật. 2. Nghệ thuật Kiến trúc Có thể nói nghệ thuật kiến trúc La mã đã phát triển phù hợp với nhu cầu c ủa người La mã. Nó có nhiều điểm khác với Hy Lạp và nhất là Ai Cập. ở Hy Lạp những công trình xây dựng to lớn và tráng lệ thì nhà ở La mã lại nhỏ bé khiêm tốn. ở Ai Cập cũng chỉ chú ý đến các kiến trúc “nhà ở cho linh hồn”, và thần linh, còn nhà cho con người cũng đơn giản. Với La mã thì khác, họ xâm chiếm được vùng nào, họ cho xây dựng, quy hoạch đô thị, tạo tiện nghi cho cuộc sống của mình. Trong kiến trúc La mã, kiến trúc thế tục được đặc biệt chú trọng và phát triển. Các thể loại kiến trúc phong phú. Trong đó nổi lên là các kiến trúc công cộng như trụ sở Viện nguyên lão, đề thờ, cửa hàng, kho chứa, nhà tắm… Ngoài ra còn có kiến trúc phục vụ cho nhu cầu về mặt tinh thần cho con người, nhất là đ ể tôn vinh chiến công, chiến tích của các hoàng đế La mã, như các khải hoàn môn, trụ biểu, đấu trường, nhà hát… Bên cạnh đó họ còn sáng tạo trong thể loại nhà ở tập thể. Đi theo với kiến trúc, trong quy hoạch đô thị người La mã đã chú ý đ ến các công trình cấp thoát nước. Đấu trường Côlidê (Colisée) – Rôma: Là một đấu trường lớn nhất La mã cổ đại, được xây dựng theo hình dạng elíp: vòng ngoài có kích thước 188 x 156m. Sân 16
  20. đấu bên trong là 86 x 54m. Mặt ngoài cao 49m gồm 4 tầng, 3 tầng dưới mỗi tầng có 80 vòm uốn. Sức chứa của đấu trường lên tới 50.000 người. Đây là sự kết hợp các thể thức kiến trúc của Hy Lạp. Tầng 1 là biến thể của thức Đôníc, tầng 2 là một cột theo kiểu Iôníc, tầng 3 là kiểu thức Côranhtiêng, tầng 4 sử dụng mảng đ ặc là chính. Thỉnh thoảng có chỗ cửa nhỏ, kết cấu theo kiểu nhẹ dần lên. Bên cạnh những hàng cột theo kiểu Hy Lạp là các vòm cuốn bán nguyệt mang đặc trưng kiến trúc La mã. Sự kết hợp đó đã tạo cho mặt ngoài đấu trường một dáng vẻ đặc biệt, phản ánh được một cách rõ nét đặc điểm của nghệ thuật La mã. Đấu trường Co-li-de Khải hoàn môn: Thường được bố cục 3 cổng vòm. Nổi bật là cổng chính ở giữa, hai bên là hai cổng nhỏ. Chúng thường có kích thước l ớn, độ r ộng và s ử d ụng nhiều vòm, vòng cung, thường được xây bằng gạch, đá vôi, ngoài bọc bằng đá cẩm thạch… Khải hoàn môn thường được xây dựng để tôn vinh và ghi l ại chiến thắng của các hoàng đế La mã. Vì vậy trang trí ở đây là phù điêu và chỉ phủ kín mặt ngoài kiến trúc. Nó không mang giá trị vật chất cụ thể mà là biểu trưng cho các hoàng đ ế, khẳng định quyền bá chủ dành cho người chiến thắng: Khải hoàn môn Trujan (114 – 129), Titus, Séptimiút (203)… Trong tất cả thể loại kiến trúc La mã, họ đều sử dụng vòm cuốn nhiều kiểu. Người La mã tỏ ra có biệt tài trong việc xây dựng mái vòm với kỹ thuật điêu luyện, có sự kết hợp của nhiều vật liệu: Gạch, đá… Họ xây dựng nhiều nhà tắm công cộng, phong tranh, thư viện, … phục vụ cho nhu cầu của con người. Cầu dẫn nước: Qua sông Gard, cao 49m, dài 274m, gồm 3 tầng móng, lớp dưới có 6 cống vòm, lớp 2 có 11 cổng vòm, trên cùng là 35 cổng vòm, các c ổng vòm này không giống nhau. Cầu móng có độ nghiêng thích hợp để lúc nào cũng có nước chảy. Được xây bằng gạch, đá để mộc. Điều này tạo vẻ đẹp cho tác phẩm nghệ thuật này. Do tướng quân và thống đốc La mã Aguriba, bạn và anh em cọc chèo với hoàng đế Augustua xây dựng. 17

Nghệ thuật thuần nhất là gì?

Cùng mang tất cả những đặc điểm chung đó, loại nghệ thuật thuần nhất là hình thức sáng tạo đặc biệt, được tạo nên bởi người nghệ sĩ có cá tính độc đáo, có tâm hồn giàu cảm xúc, có tài năng sáng tạo.

Chữ thuần nhất nhằm nói tới sự thống nhất chặt chẽ và hài hòa giữa phương tiện và mục đích, giữa nội dung và hình thức trong loại hoạt động này. Nước ngoài có những từ ngữ như beaux arts, belles lettres (Pháp), văn nghệ thuật (Nga), để đối lập với nghệ thuật ứng dụng.

Nghệ thuật ở đây là tiếng nói tình cảm, tư tưởng của con người gửi đến con người, nhằm biểu đồng tình, kêu gọi, tác động, định hướng cho con người đi vào chiêm ngưỡng, chọn lựa những kinh nghiệm sống và kinh nghiệm tình cảm, thông qua cái cấu trúc cảm tính sinh động đơn nghĩa và đa nghĩa, tả thực và ước lệ, miêu tả và biểu hiện, tạo nên bởi tưởng tượng và hư cấu, đó là hình tượng.

Để tiếng tới một bảng danh mục nghệ thuật với sự phân loại cụ thể, xuất phát từ định nghĩa trên, tìm các tiêu chí, các bình diện để phân loại, xếp loại, đó là công việc của khoa hình thái học nghệ thuật.

Tư tưởng hình thái học có rất sớm từ trong mỹ học cổ đại, và trước đó nữa, là trong tư duy thần thoại. Người Hy Lạp xưa có cả một gia hệ các nữ thần (muses) tập hợp dưới trướng của Apollon, thần mặt trời, thần trí tuệ, và phần nghệ thuật.

Tất cả 9 nữ thần nghệ thuật tượng trưng cho 9 loại hình như hoạt động như sau: Clio (lịch sử), Euterpe (âm nhạc), Thalie (hài kịch và thơ điền viên), Melpomene (bi kịch), Terpsichore (múa), Erato (oán thi), Polymnie (thơ trữ tình), Uranie (thiên văn và hình học), Calliope (hùng biện và anh hùng ca).

Trong gia hệ các nữ thần này, con người cổ đại đã có ý thức kén chọn những tinh hoa thuộc về đời sống trí tuệ và tâm hồn, và coi trọng sự nhận thức của con người cả về khoa học và nghệ thuật, chưa tách biệt nghệ thuật ra khỏi khoa học, vẫn là một khối nguyên hợp những sáng tạo tinh thần.

Tuy không có mặt trong gia hệ này, nhưng kiến trúc và thủ công mỹ nghệ vẫn có những vị thần bảo trợ khác nhau, đó là vị thần lữa, cũng là thần luyện kim Hephaistos, chuyên lo xây dựng cung điện và rèn vũ khí cho các thần, dạy cho thế gian làm các lò rèn.

Nữ thần Athena con gái của Zeus, cũng là một nữ thần khoa học và nghệ thuật, chăm lo nghề kim chỉ thêu thùa và cả âm nhạc dụng cụ. Căn cứ trên tư duy thần thoại đó, các nhà mỹ học về sau đã dựng nên hai hệ thống nghệ thuật dưới sự chỉ đạo của hai vị thần: hệ thống Apollon (các nghệ thuật tinh thần) và hệ thống Hephaistos (các nghệ thuật vật chất).

Thâu tóm những quan niệm phân loại, những tư tưởng hình thái học qua các thời đại, có thể rút ra các cặp tiêu chí phân loại sau đây:

a) Tiêu chí bản thể (onthologie): NT không gian/ NT thời gian thực hoặc tĩnh/động.

Xác định điều kiện tồn tại của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, nảy sinh những đặc trưng về phương thức sáng tạo và thể hiện.

b) Tiêu chí tâm lý: NT thính giác/ NT thị giác

Thính giác gắn liền với tiêu chí nghệ thuật thời gian, thị giác gắn liền với nghệ thuật không gian. Cặp tiêu chí này phân chia nghệ thuật thành hai loại bị chi phối đặc trưng tâm sinh lý sáng tác và cảm thụ là nghe và nhìn.

c) Tiêu chí ký hiệu (sémiologie): miêu tả/ không miêu tả

Còn gọi là miêu tả (description) hay tạo hình (figuratif) / biểu hiện (expressif)

Do đặc điểm trực tiếp bộc lộ thái độ của chủ thể hay gián tiếp bộc lộ chủ thể, thông qua những hình ảnh tái tạo hiện thực nghệ thuật, sẽ có hai loại tác phẩm khác nhau, là thiên về chủ quan hay thiên về khách quan.

d) Tiêu chí tính năng: NT đơn tính (một tính năng)/ NT lưỡng tính (hai tính năng)

Hoặc NT thuần nhất/ NT ứng dụng

Đây là tiêu chí quan trọng nhất nhằm phân biệt hai hệ thống nghệ thuật khác biệt nhau: hệ thống nghệ thuật thuần nhất chỉ mang một tính năng là tính năng thẩm mỹ.

Hệ thống nghệ thuật ứng dụng mang hai tính năng là tính năng ích dụng và tính năng thẩm mỹ. Trong đó, tính năng ích dụng là cơ bản, và tính năng thẩm mỹ là thứ yếu. Một loại hình nghệ thuật thường mang mấy đặc điểm phù hợp với mấy tiêu chí khác nhau.

Chẳng hạn, âm nhạc là nghệ thuật thời gian, thính giác, không miêu tả, một tính năng (hoặc hai tính năng, nếu là nhạc ứng dụng). Hội họa là nghệ thuật không gian, thị giác, miêu tả (trừ thể loại trừu tượng), một tính năng (hoặc hai tính năng, nếu là hội họa ứng dụng).

Cuối cùng, có những loại hình mang đặc trưng của nhiều nghệ thuật, vì sử dụng phương tiện của tất cả các nghệ thuật đó, gọi là nghệ thuật tổng hợp (như sân khấu, điện ảnh, kiến trúc,…). Do đó, có thể thêm một cặp tiêu chí thứ 5.

e) NT độc lập/ NT tổng hợp

Hoặc: NT độc lập/ NT liên kết (chỉ có hai yếu tố như văn học với âm nhạc, múa và nhạc múa.

Ngoài ra, người ta có thể kể các cặp tiêu chí khác, như trình diễn/ không trình diễn, ngôn ngữ/ phi ngôn ngữ.

Sau đây, xin giới thiệu ba bảng danh mục: bảng danh mục tổng quát bao gồm tất cả các loại hình; bảng danh mục nghệ thuật đơn tính – nghệ thuật thuần nhất; bảng danh mục nghệ thuật lưỡng tính – nghệ thuật ứng dụng.

ĐẠI CƯƠNG NGHỆ THUẬT HỌC

Nghệ thuật tổng hợp vận dụng tất cả các phương thức và phương tiện thể hiện của nghệ thuật...View more