Nghiên cứu xử lý đồng bằng than hoạt tính

BỘ GIÁO DỤC <strong>VÀ</strong> ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP <strong>NGHIÊN</strong> <strong>CỨU</strong> <strong>CÔNG</strong> <strong>NGHỆ</strong> <strong>SẢN</strong> <strong>XUẤT</strong> <strong>VÀ</strong> <strong><strong>KHẢ</strong>O</strong> <strong>SÁT</strong> <strong>KHẢ</strong> <strong>NĂNG</strong> <strong>HẤP</strong> <strong>PHỤ</strong> <strong>KIM</strong> <strong>LOẠI</strong> <strong>NẶNG</strong> <strong>CỦA</strong> <strong>THAN</strong> <strong>HOẠT</strong> <strong>TÍNH</strong> <strong>TỪ</strong> <strong>TRẤU</strong> Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG GIANG LƯƠNG THÁI QUYÊN Ngành: <strong>CÔNG</strong> <strong>NGHỆ</strong> HÓA HỌC Niên khóa: 2004 – 2008 -- Tháng 10/2008 --

  • Page 2 and 3: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XU
  • Page 4 and 5: TÓM TẮT Trấu là một sản p
  • Page 6 and 7: 2.5.3 Các yếu tố môi trườn
  • Page 8 and 9: DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT B.E.T
  • Page 10 and 11: đã được hấp phụ ở đợ
  • Page 12 and 13: Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt v
  • Page 14 and 15: 1.2 Mục đích đề tài Nghiên
  • Page 16 and 17: Nước Bảng 2.1 - Sản lượng
  • Page 18 and 19: Cây lúa Rơm Hạt thóc Trấu (
  • Page 20 and 21: - Trong sản xuất xi măng: Vì
  • Page 22 and 23: 2.2 Than hoạt tính [4], [6], [9]
  • Page 24 and 25: hóa chất vô cơ khi đốt sẽ
  • Page 26 and 27: (mềm), qua thực nghiệm cho th
  • Page 28 and 29: V 1 1 d (2.1) Trong đó: V ∑
  • Page 30 and 31: cacbon. Những vi phạm về cấ
  • Page 32 and 33: 2.2.3 Thành phần hóa học và
  • Page 34 and 35: 2.3.1.1 Quá trình than hóa [4],
  • Page 36 and 37: Hình 2.12 - Cấu trúc lỗ trung
  • Page 38 and 39: H 2hp H 2 (2.11) Theo sơ đồ c
  • Page 40 and 41: Cơ chế (B) thì cho rằng hiệ
  • Page 42 and 43: Nhược điểm: Sản phẩm thu
  • Page 44 and 45: 400, 500, 600 và 700 0 C trong 2,5
  • Page 46 and 47: xác định bề mặt riêng củ
  • Page 48 and 49: và môi trường liên tục ch
  • Page 50 and 51: Khoảng nhiệt độ xảy ra s
  • Page 52 and 53:

    Từ phương trình trên ta vẽ

  • Page 54 and 55:

    Khả năng hấp phụ của chấ

  • Page 56 and 57:

    lỏng tương ứng với nồng

  • Page 58 and 59:

    có thể sử dụng làm vật li

  • Page 60 and 61:

    quan hệ đặc trưng giữa đ

  • Page 62 and 63:

    Kim loại nặng có mặt trong n

  • Page 64 and 65:

    Bảng 2.7 - Hàm lượng kim lo

  • Page 66 and 67:

    hơn đối với các côn trùng

  • Page 68 and 69:

    ALA synthetase (ALAS). Do ức ch

  • Page 70 and 71:

    cần thiết trong việc tạo n

  • Page 72 and 73:

    gây biến dạng. Do đó không

  • Page 74 and 75:

    Chế độ vận hành và bảo t

  • Page 76 and 77:

    Bức xạ do nguồn cung cấp đ

  • Page 78 and 79:

    Hình 2.18 - Nguyên tắc hoạt

  • Page 80 and 81:

    2.7.6 Xử lý số liệu Việc x

  • Page 82 and 83:

    Chương 3 THIẾT BỊ - NGUYÊN L

  • Page 84 and 85:

    3.4 Thiết bị - tiến hành th

  • Page 86 and 87:

    3.4.2 Thí nghiệm than hóa Tiế

  • Page 88 and 89:

    Tiến hành thí nghiệm hoạt h

  • Page 90 and 91:

    sau: Dung lượng hấp phụ Q c

  • Page 92 and 93:

    3.6 Khảo sát khả năng hấp p

  • Page 94 and 95:

    Chương 4 KẾT QUẢ THỰC NGHI

  • Page 96 and 97:

    Hình 4.1 - Ảnh chụp các lọ

  • Page 98 and 99:

    0.09 0.08 0.07 Abs Abs 0.06 0.05 0.

  • Page 100 and 101:

    Trong quá trình thí nghiệm, l

  • Page 102 and 103:

    0.25 0.2 0.15 Abs 0.1 0.05 Abs 0 -0

  • Page 104 and 105:

    hiệu suất giảm hẳn. Việc

  • Page 106 and 107:

    1.4 1.2 1 0.8 Abs 0.6 0.4 Abs 1.6 1

  • Page 108 and 109:

    4.3 Kết quả khảo sát khả n

  • Page 110 and 111:

    Nhận xét : Hệ số tương qua

  • Page 112 and 113:

    Chương 5 KẾT LUẬN - KIẾN NG

  • Page 114 and 115:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Vi

  • Page 116 and 117:

    23. Nagarethinam Kannan, Mariappan

  • Page 118 and 119:

    PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ ĐO HẤ

  • Page 120 and 121:

    PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ĐO BỀ

  • Page 122 and 123:

    PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ ĐO BỀ

  • Page 124 and 125:

    PHỤ LỤC 6: BẢNG ANOVA CHO TH

  • Page 126 and 127:

    Hình: Mẫu trấu sau khi than h

Sử dụng than hoạt tính giải pháp tích cực để có nguồn nước sạch, hợp vệ sinh

Nghiên cứu xử lý đồng bằng than hoạt tính

Nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho hàng triệu người dân Việt Nam ngày càng đa dạng: nước máy, nước giếng khoan, nước mưa... Tuy nhiên, chất lượng của mỗi nguồn nước đang là mối quan ngại đối với sức khỏe của con người. Sử dụng chất hấp phụ là than hoạt tính tại các công trình xử lý nước hiện có là một hướng đi khả thi để có một nguồn nước sạch, hợp vệ sinh.

Than hoạt tính dạng hạt - giải pháp khả thi

Tại Việt Nam, hầu hết các nhà máy nước với nguồn nước mặt áp dụng công nghệ xử lý truyền thống: keo tụ - lắng - lọc - khử trùng. Công nghệ này ngày càng tỏ ra không còn phù hợp với nguồn nước mặt ngày càng ô nhiễm chất hữu cơ như hiện nay.

Than hoạt tính là chất hấp phụ phổ biến, đã được áp dụng lâu đời trong xử lý nước để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ tự nhiên, các chất ô nhiễm vô cơ, các chất hữu cơ tổng hợp khó phân hủy như phenols, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa,... Than hoạt tính dạng hạt (GAC) được sử dụng rộng rãi như một loại vật liệu lọc. Có thể sử dụng GAC trong bể lọc riêng biệt, đặt sau bể lọc cát thông thường, để loại bỏ các chất hữu cơ còn lại trong nước sau bể lọc cát. Thời gian sử dụng của cột lọc GAC phụ thuộc vào loại và lượng chất ô nhiễm trong nước. Thông thường, tuổi thọ GAC dùng để xử lý các sản phẩm phụ của Clo hóa khoảng 6 - 12 tháng, để xử lý thuốc trừ sâu, các chất hữu cơ tổng hợp khoảng 1 - 2 năm, để xử lý mùi và vị (từ các gốc aldehytes, phenols... ) khoảng 2 - 5 năm.

Phương pháp phổ biến nhất hiện nay được áp dụng là ozon hóa. Màng sinh học vẫn được hình thành trên bề mặt có diện tích tiếp xúc lớn của GAC, nhưng hiệu suất hấp phụ cao hơn, nhờ sự kết hợp các quá trình lý - hóa (hấp phụ) và phân hủy sinh học diễn ra trên lớp màng sinh học này. Phương pháp hấp phụ bậc cao này được gọi là lọc than hoạt tính sinh học (BAC). Quá trình BAC kiểm soát các sản phẩm hữu cơ phân hủy sau ozon hóa (hầu hết là các chất phân hủy được bằng sinh học), ngăn cản sự phát triển màng vi sinh vật trong đường ống và tiết kiệm Clo khử trùng. BAC còn cho phép loại bỏ tốt hơn các chất ô nhiễm vô cơ như amoni, nhờ quá trình nitrat hóa sinh hóa, giúp giảm thiểu sự tiêu thụ Clo khử trùng và sự phát triển màng vi sinh trong đường ống cấp nước. Đồng thời, giảm nguy cơ tạo ra những chất hữu cơ khó bị loại bỏ ra khỏi nước, mùi vị bất lợi trong nước thương phẩm.

Ô nhiễm chất hữu cơ - "kẻ thù" của sức khỏe

Hiện nay, trên 70% các nhà máy cấp nước ở Việt Nam sử dụng nước mặt là nguồn nước chính, phục vụ cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nguồn nước mặt lại là nơi tiếp nhận các loại chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp từ các khu đô thị, khu dân cư, nông thôn, các làng nghề sản xuất,... với nhiều loại chất ô nhiễm, kể cả các hợp chất hữu cơ phức tạp, đa dạng, có những dạng tồn tại khó xử lý, làm cho nước có màu sắc và mùi, vị khó chịu, nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Từ các vùng ngoại ô thành thị như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến những vùng nông thôn, nước giếng khoan là nguồn nước sinh hoạt của đa số các hộ gia đình. Nhiều người dân quan niệm nước càng khoan sâu, càng trong thì càng an toàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, các chất hữu cơ khó phân hủy khiến nguồn nước ngầm đứng trước ẩn họa bệnh tật.. Các nhà khoa học cho rằng, ở tầng sâu nước tuy ít các chất hữu cơ hơn nhưng lại bị nhiễm nhiều các kim loại nặng như chì, sắt, măng gan, thủy ngân... tác nhân gây nhiều căn bệnh mãn tính, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Thậm chí, giếng càng khoan sâu càng có nguy cơ nhiễm nhiều asen (thạch tín) chất không màu, không mùi, không vị có thể gây ung thư chỉ trong vòng 3 năm nếu nước có nồng độ cao. Các nguồn nước ngầm đều có nguy cơ nhiễm asen song khu vực nhiễm nhiều asen nhất là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Việc áp dụng phổ biến biện pháp khử trùng bằng Clo như hiện nay còn gây nguy hại đến sức khỏe con người, khi Clo dễ phản ứng với các chất hữu cơ trong nước tạo thành các phức chất nhóm Trihalomethanes, Haloacetic acids là những chất hữu cơ khó bị loại bỏ ra khỏi nước, có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng nước.

Xuân Hợp