Người bị kiến nghị khởi tố là gì năm 2024

1. Theo quy định tại khoản 3 Điều 144 BLTTHS năm 2015 thì kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Như vậy, trên cơ sở quy định này, kiến nghị khởi tố chỉ gửi cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà không gửi cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 2. Khoản 3 Điều 12 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định như sau: “Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, tố giác, báo tin về tội phạm và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm”. Quy định như trên không có nghĩa chúng ta có thể hiểu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố. Việc xem xét về thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2017). Trên cơ sở quy định tại các điều 144, 145 và 146 BLTTHS năm 2015 và quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2017 cho thấy, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chỉ tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình. Do đó, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố. Mặt khác, trên thực tế, với sự hiểu biết pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc gửi nhầm kiến nghị khởi tố đến cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hầu như không xảy ra. Nếu có, cán bộ được phân công tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ hướng dẫn cụ thể để cơ quan nhà nước chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Vụ 14,VKSND tối cao

Tố giác tội phạm là báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi phạm tội của người nào đó. Bài viết sau đây NPLaw sẽ làm rõ cách hiểu đúng về người bị tố giác tội phạm và bảo vệ người bị tố giác trong vụ án hình sự.

Người bị kiến nghị khởi tố là gì năm 2024

I. Thực trạng bảo vệ người bị tố giác

Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người tham gia tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Người bị tố giác, kiến nghị khởi tố có thể hiểu là cá nhân, tổ chức bị tố cáo về một hành vi có dấu hiệu tội phạm; bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị khởi tố bằng văn bản.

Trong tố tụng hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền, nhưng để người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có điều kiện trình bày ý kiến của mình về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố cũng như tạo điều kiện cho họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng, pháp luật phải quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ nhất định. Đó là cơ sở pháp lý để người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, nhưng cũng là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật.

II. Quy định pháp luật về bảo vệ người bị tố giác

1. Khái niệm người bị tố giác

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chưa có một quy định cụ thể về định nghĩa người bị tố giác. Theo lý luận về pháp luật tố tụng hình sự, có thể hiểu cách đơn giản, người bị tố giác là cá nhân, tổ chức bị tố cáo về một hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Quyền của người bị tố giác

Theo Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố như sau:

- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

  • Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
  • Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác là ai?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác như sau:

Người bị kiến nghị khởi tố là gì năm 2024

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:

  • Luật sư;
  • Bào chữa viên nhân dân;
  • Người đại diện;
  • Trợ giúp viên pháp lý.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo khoản 3, khoản 4 Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác như sau:

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
  • Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có nghĩa vụ:

  • Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
  • Giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

III. Giải đáp một số câu hỏi về bảo vệ người bị tố giác

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có được vắng mặt trong buổi lấy lời khai của người bị tố giác không?

Theo khoản 3 Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có quyền:

  • Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

Người bị kiến nghị khởi tố là gì năm 2024

Căn cứ quy định nêu trên thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có quyền có mặt tại buổi lấy lời khai của người bị tố giác, đây không phải quy định bắt buộc. Do đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có thể vắng mặt trong buổi lấy lời khai của người bị tố giác.

2. Người bị tố giác có bị tạm hoãn xuất cảnh không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm hoãn xuất cảnh như sau:

- Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:

  • Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
  • Bị can, bị cáo.

Theo quy định trên, không phải mọi đối tượng bị tố giác đều tạm hoãn xuất cảnh mà chỉ tạm hoãn xuất cảnh với các trường hợp qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc họ bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người đó.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tố giác có thể là người thân của người bị tố giác không?

Theo Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác như sau:

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:

  • Luật sư;
  • Bào chữa viên nhân dân;
  • Người đại diện;
  • Trợ giúp viên pháp lý.

Theo quy định trên, thì người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tố giác có thể là người thân của người bị tố giác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về bảo vệ người bị tố giác

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tố giác uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về bảo vệ người bị tố giác. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.

Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về bảo vệ người bị tố giác, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau: