Nguyên nhân hay mơ thấy ác mộng

(Dân trí) - Ác mộng là những giấc mơ khó chịu, thường xảy ra vào ban đêm (đôi khi là ban ngày) khi đang ngủ. Ác mộng thường đáng sợ, gây lo lắng và khiến người gặp ác mộng bị mất ngủ.

Nguyên nhân hay mơ thấy ác mộng

Ác mộng được chia thành hai dạng. Dạng thứ nhất là ác mộng lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một cảnh giống nhau. Dạng thứ hai là gặp ác mộng mỗi lần một kiểu khác nhau.

Theo chuyên gia Viktor Lunev của Nga thì nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ác mộng là do ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa buộc phải làm việc thay vì nghỉ ngơi.

Ông Lunev giải thích: "Điều này kích thích các xung động đi vào vỏ não, khiến não gia tăng hoạt động". Chính vì thế ông khuyên không nên ăn trước khi ngủ 3-4 giờ, đặc biệt là thức ăn khó tiêu.

Ngoài ra, ngáy có thể dẫn đến ác mộng, vì khi thiếu không khí cơ thể bị căng thẳng, hoạt động của não tăng lên và giấc ngủ bị gián đoạn. Hội chứng chân không yên có thể cản trở việc nghỉ ngơi vào ban đêm, có cảm giác đau đớn, tê chân và luôn muốn động đậy chân. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyên bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia thần kinh.

Hội chứng chân không yên, hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED), là một bệnh lý thần kinh làm cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được. 

Hội chứng này làm đôi chân cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống. Nó làm cho người bệnh phải đứng lên và di chuyển. Di chuyển giúp giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra ác mộng có thể là viêm loét dạ dày và do sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp động mạch, thuốc chẹn beta. Trong những trường hợp như vậy, cần phải điều chỉnh liệu pháp hoặc thay thế thuốc.

Căng thẳng cũng là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất gây ra ác mộng. Do đó, trước khi đi ngủ, bạn cần hoàn toàn bình tĩnh và trút bỏ mọi gánh nặng trong ngày. Chuyên gia lưu ý rằng, tập yoga có thể giúp ích giải quyết điều này tốt hơn cả.

Nói tóm lại, nguyên nhân của cơn ác mộng rất đa dạng: Đó có thể là do trạng thái thể chất suy giảm, do căng thẳng tột độ, do trải qua các sang chấn tinh thần, trầm cảm; quá tức giận, đau khổ, vui sướng; sốt và bệnh tật, do tác dụng phụ của một vài loại thuốc... nhưng cũng có khi chỉ đơn giản là do thiếu ngủ hay trạng thái bất thường, không thoải mái khi ngủ, ăn quá sát giờ đi ngủ dẫn đến cung cấp rất nhiều năng lượng cho não làm não hoạt động tích cực hơn ngay cả khi ngủ...

Ngoài ra, việc tỉnh giấc giữa đêm thường khiến người mơ mệt mỏi và cả ngày luôn nghĩ đến nó. Nỗi lo có thể gây ra nhiều cơn ác mộng về đêm hơn. Đó là một vòng lẩn quẩn mà nhiều người chưa phá vỡ được.

Ác mộng là một giấc mơ kèm với cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như lo âu hoặc sợ hãi, khiến bạn thức giấc. Ác mộng thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Vậy nguyên nhân của những cơn ác mộng từ đâu mà ra và làm thế nào để ngăn ngừa ác mộng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ThS.BS chuyên khoa Tâm thần Nguyễn Trung Nghĩa để tìm kiếm lời giải đáp.

Nội dung bài viết

  • Ác mộng là gì?
  • Nguyên nhân gây ra rối loạn ác mộng
  • Yếu tố nguy cơ của Rối loạn ác mộng
  • Rối loạn ác mộng gây ra biến chứng gì?
  • Chẩn đoán Rối loạn ác mộng bằng cách nào?
  • Điều trị rối loạn ác mộng như thế nào?

Ác mộng là gì?

Ác mộng thường xảy ra vào khoảng thời gian nửa sau của giấc ngủ. Ác mộng có thể hiếm hoặc thường xuyên, vài lần một đêm. Các cơn ác mộng thường ngắn, nhưng có thể khiến bạn thức dậy và khó đi ngủ trở lại.

Cơn ác mộng thường có đặc điểm sau:

  • Giấc mơ sống động, chân thật và rất buồn
  • Cốt truyện của giấc mơ thường liên quan đến việc bị đe dọa sự an toàn hay tính mạng, nhưng cũng có thể có những chủ đề khác
  • Giấc mơ khiến bạn tỉnh giấc
  • Cảm giác sợ hãi, lo âu, tức giận, buồn hoặc ghê tởm vì giấc mơ đó
  • Đổ mồ hôi hoặc tim đập thình thịch khi đang ngủ
  • Có thể suy nghĩ sáng suốt khi thức dậy và nhớ được chi tiết giấc mơ
  • Gây lo lắng khiến bạn không thể ngủ lại

Các cơn ác mộng chỉ được xem là rối loạn nếu có các đặc điểm sau:

  • Xảy ra thường xuyên
  • Gây đau buồn hoặc suy sụp cả ngày. Chẳng hạn như lo âu hoặc sợ hãi kéo dài, lo lắng sẽ gặp ác mộng lần nữa khi đi ngủ.
  • Có vấn đề về tập trung hay trí nhớ, hoặc không thể ngừng nghĩ về những hình ảnh trong giấc mơ
  • Ngủ ngày, mệt mỏi hoặc giảm sinh lực
  • Suy giảm chức năng nghề nghiệp, học tập hoặc xã hội
  • Rối loạn hành vi liên quan đến việc đi ngủ hoặc sợ bóng tối

Chứng rối loạn này khi gặp ở trẻ em có thể gây rối loạn giấc ngủ đáng kể và phiền muộn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc.

Những lo âu, bận rộn gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Cùng tìm hiểu thêm những thông tin bạn cần biết về chứng rối loạn giấc ngủ ngay.

Nguyên nhân hay mơ thấy ác mộng
Rối loạn ác mộng ở trẻ em có thể gây rối loạn giấc ngủ đáng kể cho cha mẹ

Nguyên nhân gây ra rối loạn ác mộng

Rối loạn ác mộng là một loại rối loạn giấc ngủ liên quan đến các trải nghiệm không mong muốn xảy ra khi đang ngủ hoặc khi thức dậy. Ác mộng thường xảy ra trong giai đoạn cử động mắt nhanh (REM).

Các cơn ác mộng có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm:

  • Căng thẳng hoặc lo âu: Các căng thẳng trong cuộc sống như gia đình, trường học, có thể gây nên ác mộng. Biến cố lớn trong đời như mất người thân, cũng có thể ảnh hưởng tương tự. Người có lo âu thường có nguy cơ cao gặp ác mộng.
  • Sang chấn: Các cơn ác mộng thường xảy ra sau một tai nạn, chấn thương, lạm dụng thể chất hay tình dục. Ác mộng thường gặp ở những người bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
  • Thiếu ngủ: Thay đổi thời gian biểu làm thời gian ngủ thức không đều hoặc gián đoạn hay giảm thời gian ngủ có thể làm tăng nguy cơ gặp ác mộng.
  • Thuốc: Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, hạ áp, chẹn beta và thuốc điều trị Parkinson
  • Lạm dụng chất gây nghiện: Rối loạn sử dụng hoặc cai rượu và thuốc kích thích có thể gây ác mộng.
  • Các rối loạn khác: Chẳng hạn như trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Các bệnh lý y khoa như bệnh tim hoặc ung thư. Rối loạn giấc ngủ cũng có thể đi kèm với ác mộng.
  • Truyện và phim kinh dị: Với một số người, đọc truyện hoặc xem phim kinh dị, đặc biệt trước khi đi ngủ, có thể liên quan đến ác mộng.

Xem thêm: 5 thói quen có hại thường gặp trước khi đi ngủ

Nguyên nhân hay mơ thấy ác mộng
Đọc truyện hoặc xem phim kinh dị trước khi đi ngủ có thể gây ra ác mộng

Yếu tố nguy cơ của Rối loạn ác mộng

Ác mộng thường gặp hơn ở những người có tiền sử gia đình bị rối loạn ác mộng hoặc rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như nói khi đang ngủ.

Chứng rối loạn này có thể gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tuổi và thường giảm sau 10 tuổi. Trong độ tuổi thiếu niên, nữ thường gặp nhiều hơn nam.

Rối loạn ác mộng gây ra biến chứng gì?

Rối loạn ác mộng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lí, bao gồm:

  • Ngủ ngày quá mức: Ảnh hưởng đến công việc và học tập, sinh hoạt hằng ngày như lái xe và tập trung.
  • Rối loạn khí sắc: Chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo âu.
  • Không muốn ngủ: vì sợ sẽ gặp ác mộng lần nữa.
  • Ý nghĩ hoặc cố gắng tự sát.

Chẩn đoán Rối loạn ác mộng bằng cách nào?

Không có xét nghiệm nào được làm thường quy để chẩn đoán rối loạn ác mộng. Ác mộng chỉ được xem là rối loạn nếu các giấc mơ gây đau khổ hoặc khiến người bệnh không thể ngủ đủ giấc. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi về tiền căn bệnh lý và triệu chứng. Bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Xác định các bệnh lý có khả năng gây ra cơn ác mộng. Nếu các cơn ác mộng tái diễn biểu lộ một trạng thái lo âu, có thể cần phải khám tâm thần kinh.
  • Thảo luận về triệu chứng: Rối loạn thường được chẩn đoán dựa trên mô tả chi tiết về các triệu chứng. Có thể cần phải khai thác tiền căn gia đình về rối loạn giấc ngủ, hành vi ngủ của người bệnh.
  • Đo đa ký giấc ngủ: Nếu giấc ngủ bị rối loạn nghiêm trọng, đo đa ký giấc ngủ sẽ giúp xác định các cơn ác mộng có liên quan đến rối loạn giấc ngủ hay không. Các cảm biến được đặt trên cơ thể sẽ ghi lại và theo dõi sóng não, nồng độ oxy máu, nhịp tim, nhịp thở, cử động mắt và chân khi đang ngủ. Video quay lại hành vi khi đang ngủ cũng có thể được thực hiện.
Nguyên nhân hay mơ thấy ác mộng
Đo đa ký giấc ngủ có thể giúp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

Điều trị rối loạn ác mộng như thế nào?

Điều trị rối loạn ác mộng thường không cần thiết. Tuy nhiên, cần điều trị nếu các cơn ác mộng gây lo lắng, rối loạn giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

1. Các hướng điều trị y tế:

Xác định nguyên nhân của chứng rối loạn sẽ giúp xác định hướng điều trị. Điều trị bao gồm:

  • Điều trị y khoa: Nếu ác mộng do bệnh lý y khoa gây ra, mục tiêu điều trị sẽ tập trung vào nguyên nhân đó.
  • Điều trị stress hoặc lo âu: Nếu tình trạng tâm thần kinh, như stress hoặc lo âu, góp phần gây ra ác mộng, các kỹ thuật giảm căng thẳng hoặc trị liệu tâm thần sẽ được đề nghị.
  • Liệu pháp diễn tập hình ảnh: Thường sử dụng với những người gặp ác mộng do rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). Liệu pháp diễn tập hình ảnh giúp thay đổi kết cục của cơn ác mộng để khi tỉnh dậy, nó không còn đe dọa tâm lý nữa. Người bệnh sau đó sẽ diễn tập để ghi nhớ kết cục mới cho cơn ác mộng. Điều này giúp làm giảm tần suất gặp ác mộng.
  • Thuốc: Thuốc hiếm khi được sử dụng để điều trị cơn ác mộng. Tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc cho các cơn ác mộng nặng do rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
Nguyên nhân hay mơ thấy ác mộng
Điều trị stress

2. Thay đổi lối sống

  • Thiết lập một thói quen thư giãn đều đặn trước khi ngủ: Thói quen thích hợp trước khi đi ngủ rất quan trọng. Thực hiện các hoạt động yên tĩnh, nhẹ nhàng – như đọc sách, chơi giải đố – trước khi ngủ. Bạn cũng có thể hít thở sâu hoặc tập các bài tập thư giãn. Đồng thời, nên giữ cho phòng ngủ thoải mái và yên tĩnh.
  • Trấn an người bệnh: Nếu con bạn gặp ác mộng, hãy kiên nhẫn, bình tĩnh. Sau khi trẻ thức giấc sau cơn ác mộng, hãy nhanh chóng xoa dịu trẻ. Điều này giúp ngăn ngừa các cơn ác mộng sau này.
  • Nói về giấc mơ: Mô tả lại giấc mơ. Điều gì đã xảy ra? Trong giấc mơ có ai? Tại sao giấc mơ lại đáng sợ?
  • Viết lại kết cục: Vẽ hoặc viết lại cơn ác mộng và tưởng tượng ra một kết thúc tốt đẹp cho nó.
  • Kiềm chế căng thẳng: Nếu nguyên nhân do stress và lo âu, hãy thực hiện các hoạt động giảm stress đơn giản như hít thở sâu hay thư giãn.
  • Dùng đèn ngủ: Nếu bạn thức dậy giữa đêm, đèn ngủ có thể giúp trấn an tinh thần.

Xem thêm: Top 10 thực phẩm giảm stress hiệu quả mà bạn cần biết

Rối loạn ác mộng khá hiếm gặp mặc dù cơn ác mộng thường rất phổ biến. Khi các cơn ác mộng ảnh hưởng đến chức năng sống thường ngày thì cần phải được điều trị. Nếu bạn có các cơn ác mộng lặp đi lặp lại và kéo dài, gây rối loạn giấc ngủ, sợ đi ngủ hoặc gây rối loạn hành vi, hãy liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị một cách hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.