Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi

Nín đi em, Bố Mẹ bận ra tòa!

Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi

Thằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói

Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm.

Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm

Không nấu nướng và không hề trò chuyện

Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm

Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?

Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu

Ngoài hai tiếng ra tòa vừa nghe nói

Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi

Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về.

Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp

Nó sung sướng vào ra tíu tít

Rồi quây quần, nồi cơm mở vung ra!

Nó biết đâu bố mẹ nó ra tòa

Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý

Chẳng phải chỗ năm xưa đi đăng ký

Chẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xa.

Nó biết đâu Bố Mẹ nó ra tòa

Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ

Đứa còn Mẹ thì thôi, không còn Bố

Hai chị em rồi sẽ mất nhau…

– Nín đi em! Em khản giọng khóc gào

Chị mếu máo, đầm đìa nước mắt

Những bố mẹ bên bờ chia cắt

Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!

SỞ GD&ĐT …..
TRƯỜNG THPT ….
 
ĐỀ CHÍNH THỨC
THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG LẦN 3
NĂM HỌC 2017 – 2018
    MÔN THI: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa!


Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi
Thằng bé khóc, bụng chưa quen chịu đói
Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm.
 
Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm
Không nấu nướng và không hề trò chuyện
Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm
Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?
 
Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu
Ngoài hai tiếng ra tòa vừa nghe nói
Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi
Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về…
                        ( trích bài thơ Hai chị em, Vương Trọng, 1985)
Câu 1. Xác định thể thơ và phong cách ngôn ngữ của văn bản?(0.5đ)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm? (0.75đ)
Câu 3. Anh/ chị hiểu điều gì qua hai câu thơ: Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi/Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về… (0.75đ)
Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì ? Nêu lí do vì sao tâm đắc thông điệp đó.(1.0đ)
Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1. (2,0 đim) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nỗi đau của những đứa trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 đim)


   “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008, tr.30)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn. ———–HẾT———-

HƯỚNG DẪN CHẤM


 

       Đã có một thời, bài thơ ”Hai chị em” của tác giả Vương Trọng được dán ở nhiều căn phòng xử án, nó như tiếng chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ trước khi đi đến một quyết định cuối cùng cho cuộc hôn nhân của họ - ly hôn! Dù đã đọc rất nhiều lần bài thơ trong mỗi buổi nói chuyện chuyên đề nhưng tôi vẫn nghẹn lòng mỗi khi đọc lại.

Nín đi em, Bố Mẹ bận ra toà!Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổiThằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói

Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm.

           4 câu thơ đầu tác giả đưa ta đến một hình ảnh hai đứa trẻ thơ: Đứa chị lên bảy dỗ đứa em ba tuổi khóc vì đói bụng, bố mẹ chúng chẳng kịp nấu cho chúng một bữa sáng vì còn mải ra tòa phân giải. Chao ôi! Liệu họ có đau lòng không khi nhìn cảnh đứa ba tuổi “xé áo chị đòi cơm”, những đứa con đứt ruột đẻ ra, mong ngóng, chăm bẵm ngày đêm vất vả, để rồi chỉ vì lo giải quyết chuyện của người lớn mà họ đã không kịp lo cho chúng một bữa ăn! Cảnh bố mẹ chúng ra khỏi nhà cũng rất khác mọi hôm, lẻ loi, lặng lẽ:

Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hômKhông nấu nướng và không hề trò chuyệnHai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm

Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?

            Họ để mặc con trẻ kêu khóc, tự xoay sở với nhau, chúng làm sao lo nổi ở cái tuổi ngây dại này? Vậy nên tâm hồn con trẻ thật vô tư, không hề biết trách móc, ca thán, đứa chị chỉ biết vỗ về an ủi đứa em.

Biết lấy gì dỗ cho em nín đâuNgoài hai tiếng ra toà vừa nghe nóiChắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi

Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về.

        Chúng làm sao hiểu nổi nghĩa của hai tiếng “ra tòa” là gì? trong suy nghĩ ngây thơ của chúng vẫn cho rằng bố mẹ đi rồi lại trở về bên nhau trong khung cảnh thật ấm cúng tình thân của cha mẹ, để rồi

Mẹ bế em âu yếm, vuốt veBố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếpNó sung sướng vào ra tíu tít

Rồi quây quần, nồi cơm mở vung ra!

          Chỉ mấy câu thơ thôi tác giả cho ta thấy một bức tranh của cảnh chia đàn xẻ nghé, đau đớn bởi sự chia lìa của tình vợ chồng, tình mẫu tử, tình chị em.

Nó biết đâu bố mẹ nó ra toàĐối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lýChẳng phải chỗ năm xưa đi đăng kýChẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xa.Nó biết đâu Bố Mẹ nó ra toàLà cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụĐứa còn Mẹ thì thôi, không còn Bố

Hai chị em rồi sẽ mất nhau…

           Trong cuộc sống gia đình tránh sao khỏi những khó khăn, những bất đồng, những cãi vã. Nhưng nếu những người làm cha, làm mẹ hãy biết hạn chế bớt “cái tôi”, biết điều chỉnh và biết bằng lòng với những gì mình đã cố gắng thì gia đình sẽ bình yên hơn. Liệu họ có biết đằng sau mỗi cuộc chia tay kết cục sẽ là gì? Phía sau những cuộc xung đột của mẹ cha là những cái giật mình trong giấc ngủ con thơ! Phía sau những cuộc chia ly là nước mắt và cả sự thù hận trong lòng con trẻ! Vậy thì, hỡi những người đã là cha là mẹ hãy cân nhắc được mất trước khi đi đến quyết định cuối cùng cho một cuộc hôn nhân.

Nín đi em! Em khản giọng khóc gàoChị mếu máo, đầm đìa nước mắtNhững bố mẹ bên bờ chia cắt

Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!

           Một bài thơ hay, cảm động và xót xa. Cho dù ở bất cứ thời điểm nào, vấn đề gia đình vẫn luôn được đặt ra, cần phải quan tâm, coi trọng bởi nó là nền tảng của xã hội, nhất là trong cuộc sống thời hiện tại, những tác động xấu của cơ chế thị trường, của hội nhập, mở cửa đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến mỗi người, làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng trở nên xa cách và lỏng lẻo; khi mà sự hiếu nghĩa, thủy chung bị giảm sút, nhu cầu đòi hỏi cho cá nhân ngày càng cao thì nguy cơ nền móng gia đình bị phá vỡ ngày càng lớn. Đôi khi chỉ cần một chút khoan dung, một chút nhường nhịn và một chút am hiểu tâm lý vợ chồng thì mọi việc phức tạp sẽ được hóa giải; quan trọng nhất đối với mỗi người là hãy biết bằng lòng với những gì mình đang có bằng sự cố gắng nỗ lực của mình và người thân của mình; khả năng của mình đến đâu thì hãy đón nhận đến thế, có như vậy mới thấy lòng thanh thản và có như vậy hạnh phúc mới mỉm cười, tôi đã từng đọc ở đâu đó một chân lý “Hạnh phúc không tùy thuộc vào hoàn cảnh mà tùy thuộc vào thái độ sống của bạn. Nếu bạn không tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính bản thân mình thì sẽ không thể tìm thấy được ở nơi nào khác”.

             Mỗi lần đọc lại bài thơ, đọc những con số ngày càng tăng của các vụ ly hôn, mới thấy được Đảng, Nhà nước ta ban hành những chủ trương về xây dựng gia đình, lấy ngày 28-6 hằng năm là ngày Gia đình Việt Nam có ý nghĩa biết bao. Bắt đầu từ năm 2012, Liên hợp quốc đã chọn ngày 20.3 hằng năm là “Ngày quốc tế hạnh phúc” nhằm nâng cao nhận thức của toàn nhân loại trong việc công nhận hạnh phúc là một chỉ tiêu phát triển toàn cầu.

           Hạnh phúc là đích đến trong cuộc đời của mỗi con người. Dù là bất kỳ ai cũng khao khát mình được sống hạnh phúc. Mục đích thì rõ ràng là vậy song có rất nhiều quan điểm tranh luận hạnh phúc là gì? Làm thế nào để có được hạnh phúc? Đừng nghĩ rằng hạnh phúc là cái gì cao xa mà hãy nghĩ đơn giản rằng, hạnh phúc là cái làm cho mình luôn thấy nhẹ lòng, là niềm vui nhẹ nhàng khi sống bên người thân, bè bạn, đồng nghiệp; chứ hạnh phúc không hẳn là cứ phải có cuộc sống cao sang, thật nhiều tiền và thật nhiều thứ. Gia đình vẫn luôn là bến đỗ bình an nhất cho mỗi người khi trở về, nơi cho ta cảm giác được yêu thương, được tôn trọng, được an ủi, sẻ chia và cả trách hờn. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm hơn với bản thân và với các thành viên trong gia đình từ việc sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui chơi, giao tiếp và ứng xử để gìn giữ và làm đẹp thêm truyền thống gia đình Việt Nam, bởi cội nguồn của văn hóa Việt Nam đều bắt nguồn từ văn hóa gia đình, gia đình ổn định và phát triển sẽ tạo cho mỗi người sức mạnh về ý chí và hành động, là hành trang cho mỗi người tự tin vững bước trong cuộc sống. Xin mượn câu nói của Thi hào J.W. Goethe để kết thúc bài viết “Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất”.

                                                                                                                                                    Lê Mai