Nướu răng nổi cục thịt không đau

Hỏi‌‌ ‌‌‌

Chào bác sĩ. Xin bác sĩ cho biết: Răng hàm bị sâu xuất hiện 1 cục thịt thừa, sờ vào hơi đau có sao không ạ? Cháu nên khám và điều trị sâu răng thế nào? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Phạm Thị Cúc (1988)

Trả lời

Chào bạn,

Răng hàm bị sâu xuất hiện 1 cục thịt thừa, sờ vào hơi đau khả năng có thể tủy triển dưỡng phát triển hoặc nướu bò vào lỗ sâu. Bạn đến bệnh viện khám, chụp phim để có chỉ định điều trị sâu răng cũng như triệu chứng nêu trên chính xác nhất.

Bạn có thể đến các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được thăm khám bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi và chia sẻ những lo lắng tới Vinmec. Trân trọng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

  • 15:05 04/05/2022
  • Xếp hạng 4.92/5 với 20366 phiếu bầu

Có nhiều nguyên nhân gây ra nướu nổi cục thịt, dù những nguyên nhân này không mấy đáng lo nhưng nếu bất kỳ ai đang mắc phải tình trạng này cần phải xác định đúng nguyên nhân để đưa ra các chữa trị hiệu quả nhất. Vậy những nguyên nhân nướu răng nổi cục thịt là gì, cùng bacsi247.org đi tìm hiểu nhé

Nguyên nhân nướu răng nổi cục thịt

U nang

U nang là một túi nhỏ chưa bên trong gồm không khí, chất dịch lỏng và nhiều chất khác. Các túi này thường xuất hiện ở xung quanh phần chân của răng chết, chúng phát triển chậm và ít có triệu chứng trừ khi bị nhiễm trùng. Khi u nang bị nhiễm trùng, tại đó bạn sẽ thấy đau và bị sưng. Nếu để lâu, u nang phát triển lớn có thể gây áp lực lên răng và làm hàm càng ngày càng yếu dần theo thời gian.

Áp xe

Áp xe nha chu có thể gây các triệu chứng như:

  • Đau nhói bất ngờ và các cơn đau tăng dần
  • Ban đầu đau một bên lan lên tai sau đó lan rộng ra hàm và cổ
  • Cơn đau nặng hơn khi bạn nằm xuống
  • Đỏ và sưng ở nướu hoặc mặt

Nếu bị áp xe nha chu, bạn cần đến các cơ sở nha khoa để nha sĩ xử lý nguyên nhân gây nhiễm trùng và dẫn lưu mủ ra khỏi chỗ áp xe. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, nha sĩ có thể phải nhổ bỏ răng hoặc thực hiện lấy tủy răng.

Nhiệt miệng

Là những vết loét nhỏ ở vùng khoang miệng và có thể xuất hiện cả trên nướu. Tình trạng này không nguy hiểm và đáng lo nhưng gây ra đau và khó khăn trong việc ăn uống. Một số triệu chứng của nhiệt miệng là:


  • Trong khoang miệng có đốm trắng hoặc vàng có viền đỏ
  • Xuất hiện vết sưng nên có thể nhầm lẫn là nướu răng nổi cục thịt
  • Đau dữ dội
  • Gây ra khó khăn khi ăn uống

Nhiệt miệng có thể tự lành trong vòng một đến hai tuần hoặc bạn cũng có thể tìm mua một số loại thuốc giảm đau không kê đơn để bôi.

U xơ

U xơ ở miệng là những khối u lành tính không phải ung thư hình thành khi mô nướu bị kích ứng hoặc bị thương. Các vị trí mà u xơ có thể xuất hiện như:

  • Bên trong má
  • Dưới răng giả
  • Ở hai bên lưỡi
  • Mặt trong của môi

Triệu chứng của u xơ là xuất hiện những cục u cứng, nhẵn, hình vòm và không đau, đôi khi có thể giống mụn thịt và có màu sắc sẫm hơn hoặc nhạt màu hơn phần còn lại của nướu. Thông thường, u xơ không cần điều trị nhưng bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ nếu u quá lớn.

U hạt nhiễm khuẩn

Vết sưng u hạt nhiễm khuẩn thường:

  • Mềm
  • Không đau
  • Có màu đỏ đậm hoặc tím

Cách điều trị u hạt nhiễm khuẩn thường là phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Lồi xương hàm

Là tình trạng xương ở hàm trên hoặc dưới phát triển tạo thành các cục u trong miệng. Các vết u do tình trạng lồi xương hàm có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm, ở một hoặc cả hai bên hàm. Các vết này thường xuất hiện ở các vị trí:

  • Bên trong hàm dưới
  • Xung quanh lưỡi
  • Dưới hoặc trên răng

Ung thư miệng

Các triệu chứng ung thư miệng khác bao gồm:

  • Vết loét không lành
  • Có một mảng trắng hoặc đỏ trên nướu
  • Có vết loét chảy máu
  • Đau lưỡi
  • Đau hàm
  • Răng lung lay
  • Đau khi nhai hoặc nuốt
  • Khó nhai hoặc nuốt
  • Viêm họng

Tag:

Nổi cục ở lợi là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ em. Tình trạng này khiến trẻ gặp nhiều đau đớn, khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các phụ huynh xoay quanh chủ đề trẻ bị nổi cục ở lợi.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi cục ở lợi

Các nguyên nhân khiến trẻ bị nổi cục ở lợi có thể kể đến như:

1.1 Chế độ ăn uống của trẻ

Việc phụ huynh không kiểm soát dẫn đến trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn vặt…sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khu vực răng và nướu của trẻ, gây nên nhiều bệnh răng miệng nghiêm trọng và nổi cục ở lợi là một trong số đó.

Nướu răng nổi cục thịt không đau

Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn vặt…sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khu vực răng và nướu của trẻ, gây nên nhiều bệnh răng miệng nghiêm trọng

1.2 Cách vệ sinh răng miệng

Trẻ nhỏ không được phụ huynh hướng dẫn chải răng đúng cách hoặc phụ huynh không thường xuyên theo dõi việc chăm sóc răng của con chải răng không sạch sẽ, các mảng bám tính tục gây nên những bệnh lý về miệng và nướu.

1.3 Virus gây bệnh

Theo nghiên cứu, Herpes single tuýp 1 được xác định là virus gây nên tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng, lợi bị phồng rộp vào nổi cục.

1.4 Chấn thương

Khi một tác nhân bên ngoài tác động gây tổn thương cho răng miệng của bé: bị gã, va chạm,….thì tình trạng sưng tấy, nổi u cục sẽ xuất hiện.

1.5 Thăm khám tại các cơ sở nha khoa không uy tín

Khi phụ huynh đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở nha khoa không uy tín, việc các bác sĩ sử dụng dụng cụ nha khoa vệ sinh kém sẽ khiến cho trẻ mắc những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng và nổi cục ở lợi là một trường hợp điển hình.

2. Những dấu hiệu bên cạnh nổi cục ở lợi

Bên cạnh việc xuất hiện những cục nổi lên như mụn ở vùng lợi, trẻ sẽ gặp một số triệu chứng như:

– Lợi bị sưng tấy lên.

– Hơi thở có mùi hôi.

– Khi ăn những thức ăn nóng hoặc lạnh, trẻ sẽ bị nhạy cảm.

– Trẻ biếng ăn, khóc chịu và quấy khóc.

– Một vài trường hợp bị sốt.

– Cục nổi ở lợi sẽ thể bị vỡ ra, bên trong có dịch màu vàng nhạt, có mùi hôi và cơn đau sẽ được giảm dần.

Nướu răng nổi cục thịt không đau

Bên cạnh việc nổi cục ở lợi, một trong những triệu chứng thường gặp là hơi thở của trẻ sẽ có mùi hôi

3. Cách điều trị nổi cục ở lợi

3.1 Trường hợp trẻ mới bị nổi cục ở lợi

Nếu trẻ chỉ mới nổi cục ở lợi ở giai đoạn đầu và được phụ huynh kịp thời phát hiện, đưa bé đi thắm khám thì bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách lấy đi những mảng bám, cao răng và dặn dò kỹ phụ huynh cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách cũng như có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

3.2 Trường hợp trẻ đã bị nổi cục ở lợi nặng hơn

Nếu khi thăm khám, bác sĩ xác định được những cục nổi trong lợi của trẻ đã xuất hiện một thời gian rồi và có diễn tiến nặng hơn, bác sĩ sẽ kết hợp việc vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách lấy cao răng và kê thêm một số loại thuốc uống để giúp tiêu viêm, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và lây lan.

3.3 Trường hợp trẻ bị viêm nặng

Với trường hợp trẻ bị nổi cục mức độ nặng, được xác định không phải viêm thông thường thì bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật để tách nướu và lấy cao răng nằm sâu dưới nướu, vệ sinh khoang miệng cho trẻ kỹ lưỡng.

Nướu răng nổi cục thịt không đau

Nếu trẻ bị nổi cục ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật để tách nướu và lấy cao răng nằm sâu dưới nướu

3.4 Trường hợp viêm nhiễm quá nặng

Đây là trường hợp nặng nhất và cần can thiệp điều trị bằng cách ghép nướu. Nếu mô nướu có hiện tượng viêm nhiễm mức độ nặng, bác sĩ sẽ nạo bỏ khu vực bị viêm. Sau đó, dùng nướu ở vị trí khác để đắp sang khu vực vừa nạo. Việc phẫu thuật này nếu được thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín thì sau khi đã ghép nướu, trẻ sẽ ăn nhai thoải mái và khoang miệng không bị mất đi tính thẩm mỹ. Đặc biệt, sẽ không gặp những biến chứng nguy hiểm như xương hàm bị phá huỷ do vi khuẩn xâm nhập.

4. Biện pháp ngăn ngừa nổi cục ở lợi

– Với những trẻ đang còn bú, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho con bằng gạc hoặc khăn sạch.

– Trường hợp trẻ uống sữa đêm, nên cho con súc miệng lại bằng nước lọc hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn.

– Với những trẻ đã có thể tự đánh răng, phụ huynh nên hướng dẫn con cách chăm sóc đúng cách và nhắc nhở con đánh răng hàng ngày sau các bữa ăn khoảng 30 phút, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Ngoài ra nên hướng dẫn bé dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để bảo vệ răng miệng toàn diện hơn.

– Hạn chế để trẻ ăn những thực phẩm đồ uống có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, đồ uống ngọt,…

– Phụ huynh cần chú ý đến thành phần kem đánh răng của trẻ, tăng cường bổ sung flour và canxi qua kem đánh răng.

– Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng con được khoẻ mạnh và kịp thời điều trị nếu phát hiện thấy bệnh lý nha khoa.

Nướu răng nổi cục thịt không đau

Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần là việc vô cùng cần thiết mà phụ huynh phải lưu ý

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các phụ huynh có thêm những kiến thức hữu ích về chủ đề “trẻ bị nổi cục ở lợi“. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với những cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhé.