P/e thị trường chứng khoán việt nam 2022

Là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, năm 2021, dù dịch bệnh khó khăn, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) vẫn tăng trưởng ngoạn mục, vượt ngoài mong đợi trên nhiều khía cạnh. Đây cũng là năm sôi động nhất trong lịch sử 20 năm vận hành của TTCK Việt Nam.

  • Chứng khoán đảo chiều: Tín hiệu xấu chỉ là tạm thời?

Tổng kết về TTCK năm 2021, ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, TTCK đã phục hồi và có sự bứt phá mạnh mẽ, kéo dài xu hướng tăng trưởng trong dài hạn, mặc dù có những nhịp điều chỉnh do tác động của đại dịch, khi xuất hiện biến chủng virus COVID-19 mới Delta và Omicron. Theo đó, chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm. Phiên cuối năm, thị trường đóng cửa với sắc xanh lan tỏa ở các chỉ số chính. Tính chung cả năm 2021, VN-Index đã tăng gần 36% so với thời điểm cuối năm 2020 và lọt Top 10 thị trường tăng mạnh nhất trên thế giới. Cụ thể, VN-Index tăng 12,31 điểm (0,83%) lên 1.498,28 điểm, HNX-Index tăng 12,34 điểm (2,67%) lên 473,99 điểm, UPCoM-Index tăng 1,07 điểm (0,96%) đạt 112,63 điểm.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 28/12, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP. Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường tính đến cuối tháng 11 đạt 1.727 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2020 với 761 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán và 890 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 25.960 tỷ đồng/phiên. Thanh khoản tăng 250% so với năm 2020, ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 2,3 tỷ USD, xếp thứ 2 trong Đông Nam Á. Năm 2021, số lượng nhà đầu tư tham gia TTCK tăng mạnh trong thời gian gần đây đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên. Chỉ riêng trong 11 tháng qua, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên con số 4,08 triệu tài khoản, tăng 47,3% so với cuối năm 2020. Cùng với đó, các mảng thị trường khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm và TTCK phái sinh cũng có nhiều diễn biến tích cực theo hướng tăng trưởng trong năm 2021…

Với hàng loạt kỷ lục được thiết lập, mọi dự báo về TTCK năm 2022 đều cho rằng thị trường sẽ tiếp tục rộng cửa tăng trưởng. Ông Đinh Đức Minh, Giám đốc đầu tư, người điều hành Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF) thuộc VinaCapital nhìn nhận, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi, các hoạt động đã được mở cửa lại, tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cao so với khu vực. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã có sự thích ứng đáng kể sau 2 năm sống chung với đại dịch, cộng thêm các gói kích thích, nên năm 2022, tổng quan nền kinh tế được nhận định sẽ tốt hơn và là động lực đi lên của TTCK. Tương tự, đại diện Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cũng cho rằng với nhiều động lực thúc đẩy hiện nay, như tâm lý phấn khởi của nhà đầu tư, đi cùng các gói hỗ trợ tài khóa, tăng trưởng kinh tế sẽ giúp hỗ trợ TTCK. Ngoài ra, trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư sẽ tiếp tục có chiều hướng chuyển sang các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán. Tâm lý lạc quan khiến cho các chuyên gia của Chứng khoán TP.HCM (HSC) còn dự báo, VN-Index có thể thiết lập đỉnh mới 1.800 điểm trong năm 2022.

B.K

FigureCurrent2021
P/E
P/B
P/S
ROAA (%)
ROAE (%)
Dividend yield (%)
Market cap (VNDbn)

* 2021 numbers are at end of the year.

P/e thị trường chứng khoán việt nam 2022
Nhà đầu tư theo dõi bảng giá chứng khoán. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)

Trước sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, đặc biệt là phiên bán tháo ngày 25/4, các chuyên gia của Công ty cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn.

Theo VinaCapital, chỉ số VN-Index ngày 25/4 giảm 68,3 điểm về mức 1.310,9 điểm, là một trong những phiên giảm mạnh nhất trong 2 năm qua.

Như vậy tính từ đầu năm 2022 đến nay, VN-Index đã giảm 12,5%. Việc giảm điểm này chủ yếu là do tâm lý nhà đầu tư không mấy lạc quan từ một số sự kiện và thông tin không tích cực.

Cụ thể, vụ việc của Tập đoàn FLC với cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán và Tập đoàn Tân Hoàng Minh với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của các nhà đầu tư thông qua các công ty thành viên của Tập đoàn khiến các nhà đầu tư lo lắng việc điều tra sẽ được mở rộng sang các công ty khác, nhất là đối với các công ty bị nghi ngờ về thao túng giá cổ phiếu và các công ty có tình hình tài chính không tốt, không minh bạch trong việc phát hành trái phiếu.

Hàng loạt các cổ phiếu mang tính chất đầu cơ, đã tăng nóng từ giữa năm 2021 trong khi kết quả kinh doanh không có chuyển biến tích cực đồng loạt bị bán tháo và giảm mạnh.

Điều đó dẫn đến việc bán giải chấp cổ phiếu (margin call) trên diện rộng trong những ngày qua. Ngay cả những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt cũng bị đem ra bán giải chấp để trả tiền vay mua chứng khoán, ảnh hưởng đến toàn thị trường chung.

[Hơn 650 mã cổ phiếu tăng giá, VN-Index lên thẳng một mạch 30 điểm]

Bên cạnh đó, tình hình vĩ mô không có nhiều hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Chẳng hạn, xung đột giữa Nga và Ukraina làm gián đoạn nguồn cung về một số loại hàng hóa cơ bản, đẩy nguy cơ lạm phát lên cao. Tại Mỹ, lạm phát tháng 3/2022 đã lên tới 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cao sẽ khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Một số chuyên gia dự báo Fed sẽ còn tăng lãi suất thêm 6 lần trong năm 2022. Ngoài ra, tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại một số nơi ở Trung Quốc, lệnh phong tỏa ở Thượng Hải cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới.

Một nguyên nhân nữa tác động đến thị trường là thị trường chứng khoán thế giới diễn biến không tích cực trong 2 ngày qua. Chỉ số S&P 500 của Mỹ giảm 2,8% trong ngày 22/4 do lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 4,9% trong ngày 25/4 do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Tính từ đầu năm, chỉ số S&P 500 đã giảm 10,4%, còn chỉ số CSI 300 giảm 22,8%.

Với diễn biến của thị trường vừa qua, các chuyên gia của VinaCapital cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn với mức P/E năm 2022 là 11,5 lần, thấp hơn hẳn so với mức trung bình 5 năm gần nhất (14,5 lần).

“VincaCapital tự tin thị trường có thể vượt qua những sự kiện tiêu cực trong ngắn hạn và diễn biến tích cực hơn trong phần còn lại của năm 2022, vì nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19, với GDP được dự báo tăng khoảng 6,5% trong năm 2022. Đặc biệt, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình 20% trong năm 2022, theo cập nhật mới nhất của Bloomberg,” VinaCapital nhận định.

Các chuyên gia của VinaCapital cũng cho rằng, khi thị trường chứng khoán biến động ngắn hạn, thay vì bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông thì nhà đầu tư nên thật bình tĩnh và thấy đó là một cơ hội tiềm năng để đầu tư thêm với giá rẻ hơn.

Trước đó, VinaCapital cũng cho rằng, việc điều tra, xử lý những vi phạm trên thị trường chứng khoán, tuy có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, nhất là đối với các cổ phiếu thuộc diện đầu cơ tăng nóng, song về dài hạn sẽ là yếu tố tích cực cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Việc xử phạt nghiêm minh sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến triển vọng nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.../.

H.Chung (TTXVN/Vietnam+)

(TBTCO) - Các công ty chứng khoán đưa ra nhận định tích cực đối với thị trường chứng khoán trong bối cảnh hoạt động kinh tế đã được khôi phục hoàn toàn nhờ gia tăng mức độ thích ứng với chiến lược sống chung với dịch Covid-19 và tiêm phòng vắc-xin.

Định giá nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn hấp dẫn

Trong báo cáo triển vọng tháng 2 mới công bố, Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) đưa ra nhận định tích cực đối với thị trường chứng khoán trong bối cảnh hoạt động kinh tế đã được khôi phục hoàn toàn nhờ gia tăng mức độ thích ứng với chiến lược sống chung với dịch Covid-19 và tiêm phòng vắc-xin.

Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro bao gồm các biến chủng Covid mới, sự thay đổi trong định hướng chính sách tiền tệ và tài khóa toàn cầu, nợ xấu, và lạm phát. Do vậy, thị trường chứng khoán vẫn sẽ gặp nhiều biến động hơn trong năm 2022.

Đưa ra mức định giá P/E theo phương pháp thống kê lịch sử, Mirae Asset cho rằng giá P/E của VN-Index đã điều chỉnh đáng kể từ mức trung bình 10 năm cộng 1 độ lệch chuẩn (P/E 17,3 lần) xuống còn 16,7 lần, tuy nhiên vẫn cao hơn mức trung bình 10 năm là 14,9 lần.

Đặc biệt, theo thống kê P/E của các chỉ số trong 1 năm gần nhất, Mirae Asset nhận định các cổ phiếu vốn hóa lớn (đại diện chỉ số VN30) đang giao dịch ở mức thấp và tương đối hấp dẫn hơn nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (đại diện là VN70), cũng như thị trường chung (đại diện là VN-Index).

P/e thị trường chứng khoán việt nam 2022
Ảnh minh họa

Qua thống kê kết quả kinh doanh năm 2021, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE (228 trong tổng số 405 công ty đã công bố) tăng trưởng khoảng 39% so với cùng kỳ.

Theo ước tính của Mirae Asset, tăng trưởng EPS năm 2021 của cả sàn HOSE cũng khoảng 39%, năm 2022 được kỳ vọng đạt gần 19%. Theo đó, công ty chứng khoán này dự phóng các ngành chứng khoán, ngân hàng, bán lẻ, phần mềm và dịch vụ, bất động sản sẽ có mức tăng trưởng cao hơn thị trường chung trong năm 2022.

Với kỳ vọng EPS thị trường kỳ vọng tăng trưởng 28,6%, Mirae Asset giữ nguyên mức dự phóng kịch bản cơ sở cho VN-Index ở mức 1.700 điểm, tương ứng với mức P/E hợp lý khoảng 16 lần và mức tăng trưởng năm 2020-2022 của EPS khoảng 28%.

So sánh tương quan với các thị trường trên thế giới và thị trường trong khu vực, Mirae Asset đánh giá thị trường Việt Nam đang được giao dịch ở mức P/E tương đối phù hợp với mức ROE cao. Mức P/E giao dịch hiện tại của VN-Index dù cao hơn các thị trường cận biên và mới nổi, nhưng thấp hơn nhiều thị trường trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, và Philippines.

Tuy nhiên với triển vọng hồi phục kinh tế và tăng trưởng EPS cao, công ty chứng khoán này cho rằng khả năng Việt Nam vẫn duy trì được mức ROE cao.

"Theo thống kê, EPS của VN-Index được kỳ vọng tăng trưởng 19% YoY trong năm 2022, cao hơn hầu hết các thị trường khác trong khu vực, ngoại trừ Philippines. Tuy nhiên, dù kỳ vọng mức tăng trưởng EPS của Philippines (PCOMP) trong năm 2022 lên đến hơn 31%, thì mức EPS năm 2022 dự phóng vẫn thấp hơn 4% so với thời điểm trước dịch. Do vậy, chúng tôi tin rằng thị trường Việt Nam vẫn đang được định giá tương đối hấp dẫn so với nhiều thị trường khác trong khu vực"- báo cáo của Mirae Asset cho biết.

Những nhóm ngành triển vọng

Trong khi đó phân tích về cơ hội của các nhóm ngành, Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) lưu ý rằng cơ hội năm 2022 sẽ phân hóa rõ nét và có nhiều rủi ro tiềm tàng tại các nhóm cổ phiếu đã ở vùng định giá cao. Do vậy, việc lựa chọn đúng cổ phiếu, doanh nghiệp để đầu tư sẽ là bài toán đặt lên hàng đầu.

Theo ước tính, khi giải ngân đầu tư công tăng thêm 1% thì GDP tăng 0,058%. Như vậy, việc đẩy nhanh đầu tư công kỳ vọng là động lực tăng trưởng GDP và là tiền đề giúp các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng được hưởng lợi trong thời gian tới.

Dự báo cán cân thương mại, Agriseco Research nhận định với sự mở cửa trở lại và phục hồi kinh tế trên toàn cầu, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư trong năm 2022. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam kỳ vọng vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 như dệt may; xơ sợi; cao su; gỗ; thủy sản.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều dư địa để triển khai các gói kích thích hỗ trợ nền kinh tế, tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên nhiều ngành nghề trong xã hội. Nhìn trên thế giới, sau khi Chính phủ các nước tung ra các gói hỗ trợ, chỉ số chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc đều bật tăng mạnh mẽ.

Agriseco Research cho rằng dự báo nhóm bán lẻ, dầu khí, tiêu dùng, khu công nghiệp, xuất khẩu sẽ tiếp đà hồi phục. Việc đẩy mạnh đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng ở các nhóm bất động sản, vật liệu xây dựng và xây dựng. Ngoài ra, nhóm ngân hàng và chứng khoán dự báo duy trì tăng trưởng khi cầu tín dụng tăng mạnh và NIM ổn định. Báo cáo dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường năm 2022 đạt khoảng 25% - 30% so với cùng kỳ, với động lực từ nhóm vốn hóa lớn, bất động sản và ngân hàng.

Từ đây, Agriseco Research dự báo chỉ số VN-Index năm 2022 có thể chạm mốc 1.600 - 1.700 điểm. Dòng tiền mạnh mẽ tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán, số lượng tài khoản mở mới tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022. Đồng thời, triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi, ra mắt các sản phẩm mới như T0, phái sinh, bán khống.

Tuy nhiên, Agriseco cũng chỉ ra một số rủi ro liên quan đến đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp khó lường với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới có thể làm chậm quá trình "bình thường mới". Yếu tố lạm phát nhích tăng và có thể sẽ nâng lãi suất vào cuối năm 2022 sau khi hoạt động sản xuất kinh doanh đã hồi phục. Đặc biệt, báo cáo đánh giá mặt bằng định giá của một số nhóm cổ phiếu đang ở mức cao hơn nhiều lần so với triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp./.