Phaân tích và so sánh quyền tự do kinh doanh

Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã tương đối thành công trong việc thiết lập được hệ thống pháp luật khá đồ sộ với hàng trăm đạo luật, các loại điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trong đó có pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư. Đây là lĩnh vực có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, nhìn chung đã góp phần quan trọng cung cấp cơ sở pháp lý để Việt Nam chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mở cửa, hội nhập.

Tính ổn định của pháp luật doanh nghiệp và đầu tư sẽ tạo khung khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực của thông lệ tốt và phổ biến ở khu vực và quốc tế; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn, nguồn lực vào sản xuất-kinh doanh; góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra.

Luật Doanh nghiệp tính từ Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 minh chứng cho đường lối chấp nhận kinh tế tư nhân, ban đầu một cách dè dặt, tiến tới cởi mở hơn ở Việt Nam. Tuy vậy, tư duy này bị hạn chế đáng kể bởi tư tưởng doanh nghiệp nhà nước, khu vực kinh tế nhà nước là chủ đạo, được ưu tiên các nguồn lực để phát triển. Lý do khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam kém phát triển, chưa hẳn đã bởi các quy định có tính kỹ thuật của Luật Doanh nghiệp, mà có thể là bởi các tư duy kinh tế khác chèn ép. Vì lẽ đó, lần ban hành năm 2014 hay gần đây là năm 2020 của Luật Doanh nghiệp chưa hẳn đã là giải pháp trúng cho những rắc rối của khu vực kinh tế tư nhân nước ta.

Tùy góc nhìn, người ta có thể phân tích hệ thống pháp luật theo các tiêu chí và mục đích khác nhau. Mức độ ổn định của từng lĩnh vực cũng rất khác xa nhau. Để khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thay đổi rất nhanh pháp luật về đầu từ trong hơn 30 năm qua, chủ yếu để mở cửa thị trường, cam kết và bảo hộ đầu tư, tăng quyền tiếp cận tài nguyên và tự quản lý doanh nghiệp của chủ đầu tư, trên thực tế tạo điều kiện cho chuẩn mực pháp luật quốc tế hoặc nước ngoài, ví dụ về quản lý điều hành công ty được áp dụng trên lãnh thổ nước ta.

Hệ thống pháp luật Việt Nam có thể được nhìn nhận dưới nhiều lớp cắt, pha trộn, chồng lấn, bồi đắp cho nhau. Lớp biến động mạnh mẽ nhất là pháp luật được du nhập thời hội nhập. Sâu hơn là tầng các khuôn khổ tư duy, khuôn mẫu, thể chế có từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, pháp luật thời thực dân, thậm chí là di sản của các triều đại phong kiến. Cuối cùng, qua thời gian, luật trở thành lệ, lệ lâu ngày thành thói quen hiển nhiên, một phần văn hóa ứng xử của người dân nước ta. Để minh họa có thể quan sát các lớp cắt khác nhau của quyền tự do kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh, được làm những gì pháp luật không cấm, là một chủ thuyết mới được du nhập vào nước ta từ hơn 20 năm nay, bắt đầu từ Luật Doanh nghiệp 1999, và sau đó là sửa đổi Hiến pháp năm 2001 (lần đầu tiên ghi nhận chế độ pháp quyền). Đó là tầng pháp luật du nhập thời hội nhập. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Việt Nam phải tuân thủ các cam kết quốc tế, tuân thủ chế độ pháp quyền, tựa như một nguyên tắc để gia nhập WTO và các Hiệp định thương mại tự do (FTAs). Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được tiếp nhận dưới những ảnh hưởng quốc tế như vậy.

Tuy nhiên, công chức và bộ máy nhà nước thực thi pháp luật đó lại chịu ảnh hưởng đáng kể của các quán tính, di sản của pháp luật thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Doanh nghiệp, pháp nhân, đại diện doanh nghiệp, con dấu thể hiện những tư duy pháp lý được du nhập từ thời kế hoạch hóa tập trung, thậm chí phụ trộn với di sản dân luật được du nhập vào nước ta đầu thế kỷ XX dưới thời thực dân. Tư duy về quản lý nhà nước, quản trị công ty, không thể thay đổi nhanh qua vài lần sửa Luật Doanh nghiệp, và chịu ảnh hưởng đáng kể của các truyền thống, tập tục cổ xưa, công ty và thói quen kinh doanh của người Việt Nam thể hiện những truyền thống văn hóa lâu đời trên đất nước chúng ta, như người Pháp đã chăm chú quan sát và tổ chức nền cai trị của họ cho phù hợp. Hộ gia đình, kinh tế gia đình, hùn hạp, quản trị kinh doanh ... chắc không hề thiếu trong văn hóa ứng xử lâu đời của người Việt Nam. Đó là những tầng sâu hơn khi nghiên cứu về pháp luật doanh nghiệp. Những tầng sâu hơn thì thường ổn định hơn, khó có thể thay đổi bởi văn bản pháp luật. Chúng có thể có khả năng kháng cự bền bỉ để tạo ra bản sắc văn hóa, cùng là công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần, song nền quản trị và điều hành công ty của người Việt khác với người Hàn, người Hoa, hay người Nhật.

Dĩ nhiên, nếu nhìn nhận như vậy, du nhập pháp luật thời hội nhập được lai ghép vào các thể chế chính trị xã hội có sẵn ở nước ta, tùy theo lĩnh vực mà tác động tới các tầng pháp luật khác nhau. Có thể minh họa ảnh hưởng của cải cách pháp luật kinh doanh, thương mại chắc sẽ lan truyền và bám rễ chắc chắn hơn trong ứng xử của người Việt Nam, hơn là các cải cách về bầu cử, tổ chức bộ máy hành chính hay hệ thống chính trị.

Một góc nhìn khác về pháp luật có thể phân tách pháp luật trên giấy; pháp luật qua hành động được thực thi ngoài đời, và pháp luật trong ý niệm, tư tưởng của con người. Không hẳn lúc nào các khuôn mẫu hành vi ứng xử này cũng đồng nhất, chúng đôi khi rất khác xa, thậm chí đối nghịch, loại trừ lẫn nhau. Hiển nhiên, chúng tương tác và thúc đẩy lẫn nhau. Đối xử giữa các thành phần kinh tế nhà nước - doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và kinh tế tư nhân là một ví dụ minh họa rõ nét sự khác biệt giữa luật trên giấy, luật ngoài đời, và luật trong ý niệm. Hiến pháp quy định các thành phần kinh tế đều được cạnh tranh binh đẳng trên thực tế doanh nghiệp nhà nước và FDI cảng lớn càng được nhiều ưu đãi, và trong tư tưởng, dù phần lớn doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, chúng vẫn cần được xem là chủ đạo, là công cụ chính cho Nhà nước để điều tiết nền kinh tế.

Dù các góc nhìn có thể khác nhau, song các đợt sóng cải cách pháp luật, mà thực chất là du nhập pháp luật thời mở cửa và hội nhập, đã lan tỏa, phát huy ảnh hưởng sâu hơn rất nhiều pháp luật trên giấy. Cải cách pháp luật thúc đẩy thay đổi đường lối của Đảng đối với khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước và đầu tư nước ngoài. Cải cách pháp luật cũng thúc đẩy thay đổi và lan truyền nhận thức lẫn quyền, giúp người dân biết tập hợp sức mạnh và tạo ra tiếng nói để đòi hỏi quyền tự do kinh doanh. Cải cách pháp luật tạo ra diện mạo và cung cách vận hành mới của các thiết chế tưởng là cũ dưới các vỏ bọc trước đây. Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các chính quyền địa phương, khu vực doanh nghiệp vận hành với những luật chơi mới, Việt Nam đã trở thành một trật tự xã hội đổi mới, năng động, khác rất xa so với những gì tồn tại vào năm 1986.

Trên đây là những góc nhìn khác nhau về sự ổn định của pháp luật đầu tư hoặc doanh nghiệp. Ổn định, suy cho cùng, là liên tục thay đổi một cách hợp lý cho phù hợp với thời đại. Có những phần nổi thay đổi nhanh, song cũng có những phần nền móng ít bị ảnh hưởng, trường tồn hơn.

Xét về mặt kinh tế, Việt Nam chứng kiến một sự phát triển liên tục từ Đổi mới cho tới nay. Với gần 100 triệu dân, đạt ngưỡng phát triển của Ai Cập và Philippin, Việt Nam là một quốc gia cải cách thành công. Bớt dần đói nghèo, cuộc sống của hàng triệu người được cải thiện, một giai cấp trung lưu đang lớn dần. Đến năm 2035 dự báo một nửa dân số nước ta sẽ đạt ngưỡng thu nhập được gọi là của giới trung lưu theo mọi tiêu chuẩn thế giới, với mức chi tiêu trên 15 USD một ngày. Với kim ngạch ngoại thương gấp đôi GDP nền kinh tế Việt Nam đã đứng thứ 5 trên thế giới về mức độ mở cửa thị trường, chỉ đứng sau Lúcxămbua, Hồng Kông, Xingapo, và Ailen. Nửa triệu doanh nghiệp với hàng nghìn công ty tư nhân mọc nên như năm sau cơn mưa cùng các dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn dân, nhiều dự án quy mô hàng tỷ USD, đã góp phần thúc đẩy tiến bộ kinh tế, từ đó giúp xã hội đã trở nên tự do và cởi mở hơn. Đó là những mặt lấp lánh không thể phủ nhận được của tấm huy chương, trong đó có sự góp phần của pháp luật doanh nghiệp và đầu tư.

Các làn sóng cải cách pháp luật doanh nghiệp và đầu tư từ năm 1986, nhất là sau năm 2005, đã liên tục tiếp diễn, giúp lĩnh vực pháp luật này hoàn chỉnh, đầy đủ, ổn định, minh bạch, dáng tin cậy, được thực thi hiệu quả và công bảng hơn. Tùy góc nhìn và tiêu chí, người ta có thể đánh giá khác nhau về mức độ thành công của cải cách pháp luật và dự báo các thách thức sắp tới. Thành tựu của pháp luật doanh nghiệp và đầu tư là bên vững, vì nhiều quy định trong lĩnh vực pháp luật đó đã trở thành các giá trị hiển nhiên, được chia sẻ rộng rãi, và vì thế bám rễ sâu hơn vào hành vi ứng xử của người Việt Nam. Ví dụ, có thể nhấn mạnh các thành tựu sau đây:

- Thành lập doanh nghiệp là quyền tự do của người dân;

- Nhà nước không có thẩm quyền cấp phát quyền đó, mà ngược lại thực hiện đăng ký doanh nghiệp như là một dịch vụ công phục vụ người dân;

- Luật Doanh nghiệp giới thiệu một số mô hình kinh doanh có tính chất định hướng để người dân lựa chọn; dự liệu chuẩn mực để bảo vệ quyền lợi của người góp vốn, bảo vệ lợi ích công cộng; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đã trở thành các mô hình kinh doanh phổ biến, quen thuộc ở nước thị

Ngoài các giá trị công đó, trong quản trị kinh doanh, chủ doanh nghiệp có quyền tự định đoạt rộng rãi; tự thiết kế cấu trúc vốn, quyền điều hành tương ứng cấu trúc vốn trong công ty;

Sau khi thành lập, doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô, được tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, đóng góp không hạn chế cho nền kinh tế, được đối xử bình đẳng so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Từ năm 2005 cho tới nay, các nhóm nhân tố thúc đẩy cải cách pháp luật doanh nghiệp và đầu tư ở Việt Nam bao gồm:

Các cấp Đảng, đã chấp nhận vai trò của khu vực kinh tế tư nhân một cách rõ rệt hơn, thậm chí dự báo có thể chấp nhận vai trò lớn hơn nữa của kinh tế tư nhân và các tập đoàn kinh tế tư nhân;

- Chính phủ và các bộ quản lý ngành và doanh nghiệp hậu thuẫn, được lợi từ các chính sách quản lý của từng ngành, ví dụ như các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, có tiếng nói trong thể chế Đảng và Nhà nước, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp nhà nước, và kêu gọi đầu tư;

Chính quyền các tỉnh, đằng sau đó là các nhóm lãnh đạo ở các tỉnh, mong muốn thúc đẩy kinh tế tư nhân và kêu gọi đầu tư nước ngoài, thúc đẩy địa phương phát triển, thúc đẩy phản cấp trong lĩnh vực đầu tư và đăng ký, quản lý doanh nghiệp:

- Hiệp hội đại diện cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và cách vận động chính sách chuyên nghiệp của họ;

- Tiếng nói của khu vực kinh tế tư nhân trong nước, nhất là những nhóm doanh nghiệp có quan hệ tốt với chính quyền, có năng lực thâu tóm nhanh chóng các nguồn lực kinh tế quan trọng như đất đai, các dự án đầu tư công

Báo chí, các tổ chức xã hội, dư luận xã hội, mạng xã hội, phản ánh những lợi ích đa chiều, phân tán khi người dân ngày càng trở nên đòi hỏi hơn, biết nhận thức và bảo vệ các quyền tự do kinh doanh, tự do sở hữu, tự do khế ước của mình. Có nhiều căn cứ để khẳng định xu thế pháp luật doanh nghiệp và đầu tư của Việt Nam sẽ ngày càng trở nên ổn định, minh bạch, tuân theo các nguyên tắc thị trường hơn. Đây là xu thế chính, chưa thấy bằng chứng thuyết phục nào cảnh bảo về nguy cơ lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp và đấu tư sẽ trở nên bất ổn định trong tương lai gần.

Tuy nhiên, lĩnh vực pháp luật này có thể không mang lại lợi ích, hiệu quả đáng kể, nếu chúng bị vô hiệu hóa bởi các lĩnh vực pháp luật khác, ví dụ cụ thể là pháp luật hợp đồng pháp luật cạnh tranh, và rộng hơn là pháp luật liên quan đến quản trị nhà nước, quản trị địa phương. Do thời gian nghiên cứu có hạn, phác thảo dưới đây là những quan sát ban đầu, góp phần nhận diện một số thách thức đối với pháp luật doanh nghiệp và đầu tư, từ đó góp phần gợi ý các ưu tiên lập pháp, và giảm sát lập pháp phù hợp.

Thục ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2005 là những phiên bản sửa đổi không đáng kể Luật Doanh nghiệp năm 1999. Cốt lõi của các đạo luật này là quyền tự do kinh doanh, đã được ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp năm 1999, Các mô hình kinh doanh để người dân lựa chọn về cơ bản vẫn được giữ nguyên, bao gồm: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, hợp danh, các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, trong số này, doanh nghiệp tư nhân là một thiết kế bất ổn, gây nhiều phiền phức trong đời sống pháp lý, các hình thức hợp danh chưa trở nên phổ biến. Các đạo luật về sau chỉ diều chỉnh các chính sách đăng ký thành lập doanh nghiệp, làm rõ thủ tục góp vốn, cải thiện các kỹ thuật bảo vệ cổ đông và người góp vốn thiểu số. Những vấn đề kỹ thuật này là sự phát triển liên tục, thường xuyên của pháp luật công ty.

Lưu ý, có một khoảng trống pháp lý lớn đã diễn ra cùng với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, song ít được bàn tới. Đó là Luật Doanh nghiệp năm 2005 thay thế Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, và vì thế vô hình trung đã vô hiệu hóa các kênh quản lý, gây ra một khoảng trống pháp lý rất lớn, đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước độc lập, vẫn chiếm tới hơn 30% GDP của nước ta vào thời điểm đó. Điều này dẫn tới sự ra đời thiếu kiểm soát chặt chẽ của 12 tập đoàn kinh tế nhà nước, mà tới năm 2011 người ta mới bắt buộc phải chấm dứt chính sách thí điểm này, và từng bước giải quyết hậu quả của chúng. Sự mơ hồ, bất ổn này của pháp luật doanh nghiệp đã góp phần tạo ra và như đã thay đổi với một số tập đoàn kinh tế nhà nước sau này.

Pháp luật doanh nghiệp và đầu tư gắn liền với pháp luật hợp đồng và cạnh tranh. Sự mất ổn định hoặc thiếu hiệu quả của hai lĩnh vực pháp luật hợp đồng và cạnh tranh ngay lập tức sẽ làm giảm hiệu quả của các đạo luật về doanh nghiệp và đầu tư.

Để minh chứng, có thể thấy dựa trên trụ cột Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014, và hiện nay là Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, pháp luật hợp đồng và điều kiện kinh doanh của nước ta đã trở nên phức tạp và chống chéo, Luật chuyên ngành được ban hành ngày càng nhiều, đôi khi che lấp và xa dần các đạo luật gốc. Pháp luật kinh doanh bất động sản, nhà ở, chung cư, các quyền tài sản phải sinh từ bất động sản và các sản phẩm bất động sản kiểu mới, xây dựng, chứng khoản, bảo hiểm, vận tải, quảng cáo... trên thực tế là luật riêng, điều chỉnh trực tiếp các quan hệ hợp đồng và điều kiện kinh doanh. Chỉ khi luật riêng không quy định, người ta mới thường quay lại tìm các quy định nền tảng có trong Bộ luật Dân sự hoặc Luật Thương mại, hoặc Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Công việc cần ưu tiên hiện nay là rà soát các quy định ngày càng nhiều của điều kiện kinh doanh và luật hợp đồng chuyên ngành, nếu phát hiện chủng mâu thuẫn hoặc trái với các nguyên tắc của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cần sửa đổi hoặc loại bỏ. Cho thời gian khoảng 10 năm nữa, chắc rằng chưa nên sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2020. Ngược lại, nên ưu tiên giám sát tổ chức thực hiện, từng bước làm lan truyền sang các ban ngành quản lý khác tư duy tôn trọng tự do sở hữu, tự do định đoạt tự do khế ước, xem đó là quyền đương nhiên của người dân, doanh nghiệp.

Quy định pháp luật chuyên ngành về hợp đồng, điều tiết các loại hợp đồng như mua bán điện, các loại dịch vụ vận tải, hợp đồng xây dựng, mua bản nhà, chung cư, tín dụng, ngân hàng, thế chấp, bảo lãnh... do các bộ chuyên ngành soạn thảo. Thậm chí, chính quyền địa phương cũng có thể can thiệp vào quyền tự do khế ước thông qua các chính sách can thiệp ở cấp địa phương. Từ đó xuất hiện nguy cơ các quy định có tính chất điều tiết, quản lý nhà nước này can thiệp đáng kể vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tư pháp có chức năng thẩm định trước khi ban hành hoặc giám sát thực thi các văn bản pháp luật hợp đồng chuyên biệt này. Từ phản hồi của cộng đồng doanh nghiệp, căn liên tục tập hợp, gom lại các bất cập từ quy định pháp luật hợp đồng chuyên ngành, đánh giá chúng có tuân thủ Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2020 hay không, và nếu cần, phải kiến nghị sửa đổi hoặc hủy bỏ.


Bắt đầu có hiệu lực hành ngày 01/01/2021

Kim Kyong Dong: Confucianism & Modernization in East Asia: Critical Riflexions. Palpave McMillan, 2017 Cùng xem Bui Ngoc Son Cofician Constitutionalism in East Asia, Routledge, 2016.

Paul Doumer Xử Đông Dương, Ngh, Thế Giới, Hà Nội 2015, tr.271.

Xem thêm nội dung này tại https://www worldbank.org/th/country vietnam/overview

Dân theo http://www un org/en/development/desa/policy/wespi/wesp_current/2014wesp_country_classification.pdf

WB Vietnam 2035 Report, p. 12, at https://auschamen.org/wp content/uploads/2017/06/World Bank-Vietnam-report-2035.pdf 4. https://www.theglobaleconomy.com/rankings/trade openness/

Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương, http://doanhnghieptrunguong.vn/

http://www.incham.vn/en/information/userful-links/foreign-businessgroups-in-vietnam/

http://isee.org.vn/wp-content/uploads/2018/11/benchmark-assessment of-civil-society-space-in-vietnam.pdf