Chuẩn mực kế toán về tỷ giá hối đoái

Chuẩn mực kế toán số 10 được xây dựng dùng để quy định, hướng dẫn những phương pháp và nguyên tắc kế toán của những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái áp dụng đối với những trường hợp doanh nghiệp có các hoạt động ở nước ngoại và thực hiện những giao dịch bằng ngoại tệ.

Tại chuẩn mực kế toán số 10, Bộ Tài chính đã quy định và hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp về những giao dịch ngoại tệ, BCTC về các hoạt động ở nước ngoài cần thực hiện chuyển sang đơn vị tiền tệ của doanh nghiệp đó. Cụ thể các công việc đó như nào, hãy cùng EasyBooks tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

Chuẩn mực kế toán về tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực kế toán số 10 – ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Tại đây chuẩn mực kế toán số 10 quy định và hướng dẫn cụ thể các công việc cần làm cho doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch ngoại tệ.

Thứ nhất, về ghi nhận ban đầu

Khi doanh nghiệp thực hiện mua/bán hàng hóa vay/cho vay những khoản được xác định bằng ngoại tệ hoặc trở thành đối tác trong một hợp đồng ngoại hối chưa thực hiện, thanh lý tài sản hoặc là mua tài sản có những phát sinh/thanh toán nợ xác định bằng ngoại tệ hay đơn giản là doanh nghiệp dùng một loại tiền để mua/bán/đổi lấy một loại ngoại tệ nào đó. Tất cả những hoạt động trên sẽ được xác định là một giao dịch bằng ngoại tệ.

Theo đó, khi thực hiện 1 trong nhưng giao dịch ngoại tệ nêu trên doanh nghiệp cần thực hiện hạch toán, ghi nhận ban đầu bằng đơn vị tiền tệ kế toán bằng cách áp dụng tỷ giá hối đoái giữa ngoại tế và đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm ngày giao dịch. Bên cạnh đó, có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch.

Thứ hai, báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán

Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán đối với những khoản mục tiền tệ mà có gốc ngoại tệ cần thực hiện báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ, còn những khoản mục phi tiền tệ có gốc là ngoại tệ cần kế toán báo theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm là ngày giao dịch. Bên cạnh đó những khoản phi tiền tệ sẽ được xác định trên giá trị hợp lý bằng ngoại tệ và cần được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm là ngày xác định giá trị hợp lý.

Đồng thời, doanh nghiệp cần lưu ý rằng giá trị ghi sổ đối với một khoản mục được xác định phải phù hợp với những chuẩn mực kế toán liên quan.

Thứ ba, ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

Trong trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp cần xử lý như sau:

– Thực hiện phản ánh lũy kế riêng biệt trên bảng cân đối kế toán đối với doanh nghiệp mới thành lập trong giai đoạn đầu tư xây dựng nhằm hình thành nên tài sản cố định, những chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thực hiện thanh toán những khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ thực hiện để đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại những khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.

– Đối với những doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, ở gia đoạn SXKD hay hoạt động đầu tư xây dựng nhằm hình thành nên tài sản cố định thì chênh lệch tỷ giá hối đoái được phát sinh khi thực hiện thanh toán những khoản tiền tệ có gốc là ngoại tệ (gồm cả những khoản tiền tệ cuối năm tài chính) được ghi nhận là thu nhập hoặc là chi phí trong năm tài chính.

– Đối với những khoản vay/nợ cần trả có gốc ngoại tệ sẽ đượchực hiện hạch toán theo tỷ giá thực tế vào thời điểm phát sinh sẽ được áp dụng với những doanh nghiệp dùng công cụ tài chính nhằm dự phòng tình trạng rủi ro hối đoái.

Thứ tư, thực hiện đầu tư thuần vào những đơn vị/cơ sở ở nước ngoài

Với những khoản mục tiền tệ nguồn gốc là ngoại tệ có bản chất thuộc phần vốn đầu tư thuần của doanh nghiệp thực hiện báo cáo tại một đơn vị nước ngoài sẽ được phân loại như vốn chủ sở hữu trong BCTC đến khi thực hiện thanh lý khoản đầu tư này. Ở thời điểm này, những khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái doanh nghiệp sẽ thực hiện hạch toán là thu nhập hoặc chi phí phù hợp với đoạn 30.

Doanh nghiệp sẽ thực hiện hạch toán như một khoản hạn chế rủi ro cho những khoản đầu tư tại 1 đơn vị ở nước ngoài sẽ được phân loại như vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính đến khi thực hiện thanh lý khoản đầu tư thuần (áp dụng với những khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được phát sinh từ những khoản nợ cần trả có gốc ngoại tệ). Đồng thời, tại thời điểm này những khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đó sẽ dược hạnh toán là thu nhập hoặc chi phí phù hợp với đoạn 30.

Trên là 04 nội dung cụ thể, quan trọng nằm trong chuẩn mực kế toán số 10 liên quan đến việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Còn báo cáo tài chính với những hoạt động ở nước ngoài tại chuẩn mực kế toán số 10, EasyBooks sẽ làm chi tiết ở bài viết tiếp theo.

07. Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp:

(a) Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ;

(b) Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ;

(c) Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện;

(d) Mua hoặc thanh lý các tài sản; phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ;

(e) Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.

08. Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.

09. Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay. Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch. Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó. Nếu tỷ giá hối đoái giao động mạnh thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung bình cho việc kế toán của tuần hoặc tháng kế toán đó.

Báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán

10. Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán:

(a) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;

(b) Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch;

(c) Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.

11. Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán có liên quan. Ví dụ hàng tồn kho được xác định theo giá gốc, tài sản cố định được xác định theo nguyên giá cho dù giá trị ghi sổ được xác định trên cơ sở giá gốc, nguyên giá hay giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ được xác định của các khoản mục có gốc ngoại tệ sau đó sẽ được báo cáo theo đơn vị tiền tệ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực này.

Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

12. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận ban đầu, hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, được xử lý như sau:

(a) Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng Cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.

(b) Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính, ngoại trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái quy định trong đoạn 12c, 14, 16.

(c) Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

13. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán trong kỳ đó. Nếu giao dịch được thanh toán ở các kỳ kế toán sau, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong từng kỳ cho đến kỳ giao dịch đó được thanh toán.

Đầu tư thuần vào cơ sở ở nước ngoài

14. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ về bản chất thuộc phần vốn đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo tại một cơ sở ở nước ngoài thì được phân loại như là vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho đến khi thanh lý khoản đầu tư này. Tại thời điểm đó các khoản chênh lêch tỷ giá hối đoái này sẽ được hạch toán là thu nhập hoặc chi phí phù hợp với đoạn 30.

15. Một doanh nghiệp có thể có các khoản mục tiền tệ phải thu hoặc phải trả đối với cơ sở ở nước ngoài. Một khoản mục mà việc thanh toán không được xác định hoặc có thể không xảy ra trong một khoảng thời gian có thể đoán trước trong tương lai, về bản chất, làm tăng lên hoặc giảm đi khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp ở cơ sở nước ngoài đó. Các khoản mục tiền tệ này có thể bao gồm các khoản phải thu dài hạn hoặc các khoản vay nhưng không bao gồm các khoản phải thu thương mại và các khoản phải trả thương mại.

16. Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán như một khoản hạn chế rủi ro cho khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp tại một cơ sở ở nước ngoài sẽ được phân loại như là vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho đến khi thanh lý khoản đầu tư thuần. Tại thời điểm đó các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này sẽ được hạch toán là thu nhập hoặc chi phí phù hợp với đoạn 30.