Phật lịch 2566 là gì

  • Sự kiện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Văn phòng Ban Trị sự
  • Thông báo T.Ư GPHPVN
  • Chưa phân chuyên mục
Ý nghĩa Phật đản PL.2566

Bởi

Ban biên tập

-

10 Tháng Năm, 2022

0

78

Share

Facebook

Phật lịch 2566 là gì
Phật lịch 2566 là gì
Phật lịch 2566 là gì

Tải file PDF : Thông điệp, Diễn văn, Ý nghĩa Phật đản PL.2566

  • TAGS
  • PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2566
  • KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN PL.2566
  • HT THÍCH BẢO NGHIÊM

Share

Facebook

Bài trướcDiễn văn Phật đản PL.2566 của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN

Bài tiếp theoLãnh đạo Công an TP. Thủ Đức đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản PL.2566 đến chư Tôn đức BTS GHPGVN TP. Thủ Đức

Ban biên tập

Mùa Phật đản lại về, người con Phật khắp năm châu lại hân hoan chào đón ngày đức Đạo sư mang ánh sáng trí tuệ bao la và suối nguồn yêu thương bất tận đến cho nhân loại. Đây là dịp cho tất cả chúng ta ôn lại lịch sử của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, là cơ hội để người Phật tử chiêm nghiệm, sống theo lời dạy vàng ngọc của Ngài, đi theo con đường giác ngộ của Ngài để đưa nhân loại đến hòa bình, an lạc và hạnh phúc.

Đức Phật dạy: Mọi sự vật, hiện tượng đều do duyên sinh. Theo đó, con người có trách nhiệm trong mỗi suy nghĩ, hành động của mình để bảo vệ sự tươi đẹp của hành tinh, và có vai trò quyết định sự phồn vinh, thịnh vượng, tương lai của vũ trụ mà chúng ta đang sống.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Thế Tôn lại dạy: Người nào không thành tựu Thánh giới, Thánh tuệ, Thánh định và Thánh giải thoát thì người đó tự rời khỏi pháp và luật của đức Như lai. Tu tập Giới - Định - Tuệ là thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với chính mình, với tha nhân, với nhân sinh và với xã hội. Theo lời dạy của đức Phật, trách nhiệm xã hội là tiêu chuẩn của cả đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ hành động vì hạnh phúc, an lạc của nhân loại. Do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người đệ tử Phật cũng phải nêu cao đạo hạnh, nghiêm trì giới luật và tuân thủ pháp luật; đồng thời siêng năng thực hành giáo lý từ, bi, hỷ, xả để nuôi dưỡng thân tâm. Đó chính là nền tảng thực hiện trách nhiệm xã hội, xóa bỏ điều ác, hận thù, vô cảm trong xã hội. Đây cũng chính là tiền đề và là động lực để mỗi chúng ta thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, cùng nhau xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Mùa Phật đản năm nay trở về trong không khí hân hoan sau hơn 2 năm dịch bệnh Covid-19 phải thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều mức độ khác nhau. Ngay lúc này, người con Phật càng phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc. Mỗi Tăng Ni cần nêu cao trách nhiệm và làm tròn bổn phận của mình trên tinh thần: Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển, nỗ lực không ngừng làm cho Đạo Phật xương minh, xây dựng Giáo hội vững mạnh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc, tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Kính mừng đại Lễ Phật đản, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi gửi lời tán thán công đức tới Chư tôn đức Tăng Ni các cấp Giáo hội, và cơ sở tự viện trong cả nước, đồng bào Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài đã làm tốt công tác phụng sự nhân sinh, tốt đời đẹp đạo; kính chúc tất cả sống an lành trong giáo pháp của Đức Như Lai!

Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.

ĐỨC QUYỀN PHÁP CHỦ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG

Tải xuống các files PDF Thông điệp, Diễn văn và Ý nghĩa Phật đản Phật lịch 2566 có ấn ký dùng để in do Trung ương GHPGVN phổ biến chính thức theo đường dẫn sau:

GN - Niên đại Đản sinh và nhập Niết-bàn của Đức Phật Thích Ca, về phương diện nghiên cứu độc lập hiện tồn nhiều thuyết khác nhau, nhưng về phương diện phổ quát, Phật giáo thế giới đều thống nhất. 

Quảng cáo

Tin liên quan

  • Có hai loại giới Bồ-tát?
  • Băn khoăn về thời gian thọ giới
  • Vô tình sát sinh tội có nặng không?

GN - Hỏi: Xin hỏi quý Báo về các vấn đề liên quan đến Phật lịch như: Phật lịch được tính từ năm nào? Cách tính Phật lịch? Ngày nào trong năm sang trang năm mới của Phật lịch?Cách tínhPhật lịch và ngày sang năm mới của Phật lịch giữa hai truyền thống Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền có giống hay khác nhau?

(LƯU LY, luuly…@gmail.com)

Bạn Lưu Ly thân mến!

Niên đại Đản sinh và nhập Niết-bàn của Đức Phật Thích Ca, về phương diện nghiên cứu độc lập hiện tồn nhiều thuyết khác nhau, nhưng về phương diện phổ quát, Phật giáo thế giới đều thống nhất Đức Phật Thích Ca đản sinh năm 624 (trước Công nguyên) và nhập Niết-bàn năm 544 (trước Công nguyên), trụ thế 80 năm.

Về Phật lịch, Phật giáo thế giới lấy mốc năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn để tính năm đầu Phật lịch (544 trước Công nguyên). Khởi nguyên từ Đại hội Phật giáo Thế giới tổ chức lần thứ I tại Sri Lanka (Tích Lan) vào năm 1950, toàn thể đại biểu Phật giáo đại diện 26 quốc gia thống nhất lấy năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn làm mốc để tính năm đầu Phật lịch (cờ Phật giáo thế giới cũng được quyết nghị công bố và áp dụng tại Đại hội lịch sử này). Đến Đại hội Phật giáo thế giới lần thứ VI, tổ chức tại Campuchia (Cam-bốt) vào năm 1961, thống nhất ngày kỷ niệm Phật đản sinh trên toàn thế giới là ngày rằm tháng Tư âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak của Ấn Độ).

Cách tính Phật lịch là lấy năm Đức Phật nhập Niết-bàn cộng với năm hiện tại. Ví dụ, năm 2021 thì Phật lịch được tính: 544 + 2021 = 2565. Tuy nhiên, nói năm 2021 ứng với Phật lịch 2565 là nói chung, chính xác phải tính được ngày để sang năm mới Phật lịch.

Hiển nhiên, Phật giáo thế giới đã chọn năm Phật Thích Ca nhập diệt làm mốc tính năm đầu Phật lịch thì chắc chắn ngày sang trang Phật lịch trong năm phải là ngày kế sau ngày Đức Phật nhập diệt. Nhưng thực tế hiện nay, ngày sang trang Phật lịch trong năm lại là ngày kế sau ngày Đức Phật đản sanh (ngày 16-4 âm lịch). Vì sao như vậy? Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật Thích Ca đản sanh ngày 15-4 âm lịch (trước năm 1960 là ngày 8-4 âm lịch), Thành đạo ngày 8-12 âm lịch và Nhập diệt ngày 15-2 âm lịch. Theo Phật giáo Nam truyền, ngày 15-4 âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak) là ngày Đại lễ Tam hợp, kỷ niệm ba sự kiện Phật Thích Ca Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn. Hiện Phật giáo thế giới đã chuẩn hóa ngày sang trang Phật lịch là ngày kế sau ngày Phật Niết-bàn (ngày 16-4 âm lịch) hàng năm. Nhưng vì ngày Phật nhập diệt trùng với ngày Phật đản sanh (theo Phật giáo Nam truyền) nên khiến nhiều người nghĩ rằng sau ngày Phật đản là ngày sang trang Phật lịch.

Như vậy, sau khi xác định được ngày sang trang năm mới Phật lịch là ngày 16-4 âm lịch hàng năm, thì ngay trong năm 2021, trước ngày 16-4 âm lịch (trước 27-5-2021) Phật lịch vẫn tính 2564, từ ngày 16-4 âm lịch (27-5-2021) trở đi cho đến Phật đản năm sau, Phật lịch được tính 2565.

Như đã trình bày, hai truyền thống Phật giáo lớn trên thế giới đều thống nhất về năm Phật lịch đầu tiên là năm Đức Phật nhập Niết-bàn. Tuy vậy, về ngày Đức Phật nhập Niết-bàn giữa hai truyền thống Phật giáo có chút khác biệt (Nam truyền ngày 15-4 âm lịch, Bắc truyền ngày 15-2 âm lịch), và Phật giáo thế giới chọn ngày 16-4 âm lịch để sang trang năm mới Phật lịch là theo Phật giáo Nam truyền.

Phật lịch là gì?

Phật lịch là loại lịch Phật giáo được sử dụng chủ yếu tại Đông Nam Á đại lục, ở một số quốc gia như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Việt Nam, Sri Lanka... Nó loại Âm - Dương lịch với các tháng được gán so le 29 và 30 ngày, với ngày nhuận và tháng 30 ngày bổ sung thêm vào ở các khoảng có chu kỳ.

Phật lịch 2566 là năm bao nhiêu?

Sáng 15/5 (tức ngày 15/4 âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự, Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 (Dương lịch 2022).

2022 Phật lịch bao nhiêu?

Sáng 15/5 (tức 15/4 năm Nhâm Dần) tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - chùa Quán Sứ, Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566, dương lịch 2022.

Phật đản 2566 là gì?

2566 - DL. 2022. Nhân kỷ niệm 3 sự kiện lớn: Đản sinh, Thành đạo và Niết-bàn của Đức Thế Tôn, chúng ta ôn lại thánh hạnh của Ngài cùng Tăng đoàn năm xưa để thấy được sự chuyển biến, đổi thay rõ nét của xã hội kể từ khi ánh đạo vàng xuất hiện.