Phát triển năng lượng tái tạo da mang lại lợi ích như thế nào cho châu Âu trong việc bao vệ môi trường không khí?

Châu Âu tập trung phát triển năng lượng tái tạo

Hà Anh

12:03 18/06/2022

Dù đang tăng sản lượng khai thác than và sản xuất điện than như là một giải pháp ngắn hạn để đảm bảo sự an toàn năng lượng giữa khủng hoảng nguồn cung, châu Âu và đặc biệt là Hy Lạp vẫn có những kế hoạch cho tương lai, tập trung vào phát triển năng lượng tái tạo.

Phát triển năng lượng tái tạo da mang lại lợi ích như thế nào cho châu Âu trong việc bao vệ môi trường không khí?
Đầu tư năng lượng tái tạo là mục tiêu quan trọng, song cần chuẩn bị kỹ cho quá trình chuyển đổi. Ảnh: AP

Giải pháp tạm thời

Tại mỏ than lớn nhất của Hy Lạp, những vụ nổ có kiểm soát và tiếng gầm rú của những chiếc máy xúc khổng lồ không còn khiến người dân quá hoảng sợ, vì đã trở nên quen thuộc. Sản xuất than đã được đẩy mạnh tại địa điểm gần thành phố Kozani, miền Bắc Hy Lạp khi xung đột ở Ukraine buộc nhiều quốc gia châu Âu phải tính toán lại về nguồn cung cấp năng lượng của họ.

Than hiện đang giúp châu lục này bảo vệ nguồn cung cấp điện và đối phó với sự gia tăng đáng kể của giá khí đốt tự nhiên do xung đột gây ra.

Theo Ban Giám đốc năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), lượng điện sản xuất bằng than ở khối này đã tăng 19% trong quý 4/2021, khi căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine diễn ra vào cuối tháng 2 và thậm chí ngay cả trước xung đột.

Khí đốt của Nga chiếm hơn 40% tổng lượng khí đốt tiêu thụ ở EU vào năm ngoái, khiến khối này phải tranh giành các lựa chọn thay thế khi giá tăng và nguồn cung bị cắt cho một số quốc gia. Nga cũng cung cấp 27% lượng dầu và 46% lượng than nhập khẩu của EU. Và cuộc khủng hoảng đã đẩy Hy Lạp vào một thời điểm khó khăn trong quá trình chuyển đổi của chính mình.

Trong nhiều thập kỷ, Hy Lạp dựa vào khai thác than non trong nước, một loại than chất lượng thấp và phát thải cao, nhưng gần đây đã đẩy nhanh kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện cũ, hứa hẹn biến năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng chính của nước này vào năm 2030. Hiện tại năng lượng tái tạo chiếm khoảng 1/3 tổng năng lượng của cả nước.

Công viên năng lượng mặt trời tại Hy Lạp - một trong những công viên lớn nhất châu Âu mới hoàn thành, chỉ cách mỏ than non lớn nhất đất nước nửa giờ lái xe, gần thành phố phía Bắc Kozani. Tuy nhiên, trong khi khánh thành cơ sở năng lượng mặt trời mới, Thủ tướng của Hy Lạp, Kyriakos Mitsotakis, vẫn tuyên bố tăng 50% sản lượng than non cho đến năm 2024 làm nguồn dự trữ, song song với kế hoạch đóng cửa thêm các nhà máy nhiệt điện than đang bị tạm dừng hoạt động.

"Không chỉ Hy Lạp mà tất cả các nước châu Âu đang thực hiện những thay đổi nhỏ đối với các chương trình chuyển đổi năng lượng của họ bằng các biện pháp ngắn hạn" - Thủ tướng Mitsotakis cho biết.

Cần chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi

Các quan chức ở Hy Lạp cho biết, đất nước này thích hợp để phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Họ đang thử nghiệm công nghệ pin do EU tài trợ để cố gắng đưa các hòn đảo của mình thoát khỏi các nhà máy điện chạy bằng dầu diesel gây ô nhiễm và tốn kém.

Ông Nikou - Giám đốc mỏ than Kozani, khu mỏ có diện tích gần gấp 9 lần diện tích của Sân bay JFK ở New York, cho biết, sự kết thúc kỷ nguyên than ở Hy Lạp là điều không thể tránh khỏi, niềm tin này cũng được các nhà hoạch định chính sách của Hy Lạp và nhiều chuyên gia chia sẻ với phần còn lại của EU, những người có quan điểm rằng, sự trở lại ngắn ngủi của than sẽ chỉ là một bước lùi trong khi các nước hướng đến tăng cường năng lượng tái tạo trong thời gian tới.

Bà Elif Gunduzyeli - điều phối viên cao cấp về chính sách năng lượng tại Mạng lưới Hành động Khí hậu Châu Âu, một liên minh vận động môi trường có trụ sở tại Brussels, cho biết: “Cố gắng tìm sự an toàn trong mùa đông tới là điều có thể hiểu được. Nhưng nguồn vốn cần thiết để hiện đại hóa ngành công nghiệp than không hề dễ dàng bởi nó không còn thu hút các nhà đầu tư”.

Sự hội nhập của Tây Âu sau chiến tranh chủ yếu nhờ vào than đá - Cộng đồng Than và Thép Châu Âu được thành lập vào năm 1951 là tiền thân của Liên minh Châu Âu- nhưng mức tiêu thụ của EU từ lâu đã bị các quốc gia khác làm lu mờ. Trung Quốc sử dụng nhiều than hơn phần còn lại của thế giới cộng lại.

Tiêu thụ than của EU giảm mạnh hơn 60% trong 30 năm qua, mức giảm này tăng nhanh kể từ năm 2018. Các quy định ở châu Âu và cách họ đạt được các mục tiêu khí hậu quốc tế được các cường quốc công nghiệp khác theo dõi chặt chẽ, cùng với cách thức quản lý để giải cứu các nền kinh tế địa phương trong các cộng đồng khai thác than đang biến mất.

Trung tâm Lignite Tây Macedonia, một mỏ than tại Kozani hiện sử dụng 1.500 công nhân, con số này đã giảm rất sâu so với những năm 1990 (6.000 công nhân). Trong khi Công viên năng lượng mặt trời rộng 400 ha (1.000 mẫu Anh) gần đó chỉ thuê 20 người. Điều này khiến Liên minh công nhân điện lực của Hy Lạp thúc giục chính phủ cho than thời hạn sử dụng lâu hơn, thay vì sử dụng khí đốt nhập khẩu hiện đang đắt đỏ.

“Chúng tôi đã đưa ra quyết định loại bỏ khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng việc nhập khẩu khí hóa lỏng tự nhiên từ Mỹ và các nơi khác cũng liên quan đến quá trình gây ô nhiễm nên nó không phục vụ các mục tiêu khí hậu của chúng tôi” - lãnh đạo Liên minh George Adamidis nói với AP trong một cuộc phỏng vấn.

Liên minh muốn kéo dài tuổi thọ của các nhà máy nhiệt điện than hiện đại thêm khoảng 5 năm, đến năm 2035 và thậm chí tăng tỷ lệ sản xuất điện từ dưới 15% hiện nay lên khoảng 25%.

Chính phủ Hy Lạp cho biết, tiền từ Quỹ Chuyển tiếp Công bằng của EU, được thành lập để giúp các cộng đồng đang tàn phá môi trường và những người khác bị tổn thương bởi quá trình chuyển đổi, sẽ được sử dụng để giúp các khu vực như Kozani khôi phục đất canh tác cùng nhiều kế hoạch khác.

Ông Pavlos Deligiannis, một công nhân mỏ đã nghỉ hưu, kêu gọi các nhà chức trách mở rộng quá trình chuyển đổi và giảm thuế cho các ngành thay thế cũng như các động lực tài chính khác để đầu tư vào khu vực và tạo việc làm.

Ông nói: “Tất cả chúng ta đều biết rằng than đá có hạn sử dụng, vì vậy, thế hệ con cháu của chúng tôi đang rời khỏi thành phố... Nếu muốn có một quá trình chuyển đổi suôn sẻ, hãy nghĩ tới sinh kế tiếp theo trước khi đóng cửa công việc hiện tại. Chúng tôi chưa được chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi xanh”.

Ông Nikou - Giám đốc mỏ than lớn nhất của Hy Lạp Kozani cho biết: “Sự kết thúc kỷ nguyên than ở Hy Lạp là điều không thể tránh khỏi”. Niềm tin này cũng được các nhà hoạch định chính sách của Hy Lạp và nhiều chuyên gia chia sẻ với phần còn lại của EU.

Chủ đề: châu âu năng lượng tập trung phát triển Tái tạo

Năng lượng tái tạo đang được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư và được xem là tương lai của ngành năng lượng toàn cầu. Dưới đây là những ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo, bạn hãy tham khảo để hiểu rõ thêm về các nguồn năng lượng này!

Năng lượng tái tạo là gì, các loại năng lượng tái tạo bao gồm dạng nào?

Năng lượng tái tạo là thuật ngữ để chỉ các loại năng lượng từ những nguồn liên tục, vô hạn theo chuẩn mực của con người. Các loại năng lượng tái tạo:

Năng lượng tái tạo đang được xem là những năng lượng sạch nhất hành tinh và là tương lai của ngành năng lượng toàn cầu. Chúng có nhiều thế mạnh so với năng lượng hóa thạch và tất nhiên cũng đi kèm một vài nhược điểm. Dưới đây là những ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo:

Những ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo

Ưu điểm của năng lượng tái tạo

Ưu điểm đầu tiên của năng lượng tái tạo là có thể tái tạo được, trữ lượng vô cùng lớn, có thể vô tận. Các dạng năng lượng như mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển, mưa… có sẵn và tự do sử dụng, không mất chi phí nhiên liệu. Năng lượng sinh khối cũng có trữ lượng lớn và chi phí nhiên liệu thấp. So với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên… đang ngày càng cạn kiệt, chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng của con người thêm khoảng 50-70 năm, ưu điểm này là một thế mạnh vượt trội.

Nhiều số liệu cho thấy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với sử dụng năng lượng thông thường. Các dạng năng lượng thông thường để được chuyển hóa thành điện sẽ được đốt cháy quá quá trình phức tạp tại nhà máy nhiệt điện nhưng không bao giờ có thể chuyển hóa 100%. Thực tế một lượng lớn nhiệt sau khi được sinh ra sẽ bị phân tán và lãng phí. Ví dụ ở Anh, sản xuất điện từ khí gas, có đến 54% lượng nhiệt bị lãng phí trong quá trình sản xuất điện, lượng điện bị lãng phí trong sản xuất từ than đá là 66%, ở năng lượng hạt nhân là 65%… Còn ở năng lượng tái tạo, không hề lãng phí chút năng lượng nào trong quá trình sinh điện vì dù có hiệu suất thấp hơn nhưng chúng vô tận.

Phát triển năng lượng tái tạo da mang lại lợi ích như thế nào cho châu Âu trong việc bao vệ môi trường không khí?
Sạch, vô tận, có thể khai thác rộng rãi ở mọi khu vực trên trái đất là những ưu điểm của năng lượng tái tạo (Ảnh minh họa internet)

Các dạng năng lượng tái tạo đều là những năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, phát thải ít carbon trong quá trình sản xuất, chuyển đổi. Chính vì vậy, năng lượng tái tạo được biết đến là giải pháp chống lại sự biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, giúp bảo vệ hệ sinh thái chung. Ít tác động đến môi trường tự nhiên, không gây ô nhiễm không khí, không làm gia tăng sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính… là một ưu điểm của năng lượng tái tạo mà con người đang rất cần.

Ưu điểm thứ 3 của năng lượng tái tạo là phong phú, có thể khai thác rộng rãi ở mọi khu vực khác nhau trên trái đất. Ví dụ với năng lượng mặt trời, người ta có thể khai thác nó ở bất cứ nơi nào, miễn là nơi đó có ánh sáng mặt trời, có thể dùng để tạo ra nhiệt làm nước nóng, sưởi ấm, tạo điện nhờ hệ thống điện mặt trời với những tấm pin năng lượng mặt trời… Hay với năng lượng gió, nguồn năng lượng này đã được sử dụng hàng trăm năm nay để di chuyển thuyền buồm, khinh khí cầu, làm các cối xay gió cho hệ thống tưới tiêu… hay xu hướng hiện nay là sản xuất điện năng từ gió ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra, tùy vào từng dạng năng lượng tái tạo mà nó còn có những ưu điểm riêng, ví dụ như năng lượng gió chiếm rất ít không gian; sử dụng năng lượng sinh khối từ các phế phẩm nông nghiệp, công nghiệp giúp giảm các bãi chôn xử lý rác, việc phát triển các loại cây trồng cung cấp cho năng lượng sinh khối còn tăng lượng oxy, giảm CO2 cho môi trường…

Nhược điểm của năng lượng tái tạo

Tuy có nhiều ưu điểm lớn nhưng năng lượng tái tạo cũng tồn tại một số nhược điểm, chẳng hạn như:

Do chịu tác động từ tự nhiên nên năng lượng tái tạo có tính ổn định thấp hơn so với các nguồn năng lượng truyền thống. Chỉ có thể khai thác năng lượng mặt trời vào ban ngày vào những ngày có mặt trời, còn ban đêm hay những ngày trời âm u, mưa thì hệ thống sẽ không hoạt động. Hay với năng lượng gió, các tua-bin gió chỉ có thể sinh điện vào những thời điểm có tốc độ gió thổi trong khoảng 4-25 m/s. Tốc độ gió phải tối thiểu 4 m/s thì các tua-bin gió mới bắt đầu chạy đều và phát điện, nhưng nếu vượt qua 25 m/s thì các tua-bin sẽ ngừng hoạt động để tránh hỏng hóc trong điều kiện gió mạnh.

Phát triển năng lượng tái tạo da mang lại lợi ích như thế nào cho châu Âu trong việc bao vệ môi trường không khí?
Giá lắp điện mặt trời từ năng lượng tái tạo như điện mặt trời đang cao hơn từ năng lượng hóa thạch nhưng ngày càng giảm (Ảnh internet)

Đòi hỏi công nghệ tiên tiến và chi phí cao cũng là một nhược điểm của năng lượng tái tạo. Để tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo để tạo ra điện, cần có công nghệ tiên tiến và chi phí đầu tư khá cao. Hiện nay, chi phí sản xuất điện từ năng lượng tái tạo nhìn chung đang cao hơn so với chi phí từ năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, sự phát triển của năng lượng tái tạo trong xu hướng toàn cầu đã giúp chi phí ngày càng giảm và hiệu suất ngày càng tăng, dần cải thiện nhược điểm này.

Trên đây là một số ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo. Từ những ưu nhược điểm trên có thể thấy việc phát triển năng lượng tái tạo mang lại rất nhiều lợi ích và khai thác tốt các nguồn năng lượng sạch này chính là một cách để đảm bảo vừa phát triển vừa bảo vệ hành tinh.

Vu Phong Enery Group

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email , hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Enery Group hỗ trợ.

Vũ Phong Enery Group là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

Phát triển năng lượng tái tạo da mang lại lợi ích như thế nào cho châu Âu trong việc bao vệ môi trường không khí?
Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Enery Group