Phương pháp nghiên cứu đề tài thuế thu nhập doanh nghiệp

TÓM LƯỢCTrong những năm qua, chính sách thuế của Đảng và Nhà nước ta đã có những tác độngđáng kể đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thốngcác quy phạm pháp luật về thuế, bài khóa luận phân tích nội dụng pháp luật về thuế thunhập doanh nghiệp hiện nay nói chung và tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênHà Tâm. Bằng việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình áp dụng các quy định phápluật hiện hành về điều chỉnh vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp em xin trình bày với đềtài khóa luận “Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại công tyTNHH MTV Hà Tâm” em đưa vào ba phần chính:Chương I: Những lý luận cơ bản điều chỉnh chính sách thuế: Chương này tập trung đưa ranhững khái niệm cơ bản về chính sách thuế theo nhiều góc độ khác nhau để có cái nhìn đachiều về cách thức hình thành của thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, những đặctrưng của thuế TNDN, những đặc điểm về thuế TNDN của công ty, pháp luật điều chỉnhnhững vấn đề về thuế TNDN, những hạn chế, tiến bộ của pháp luật….Chương 2. Thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH MTV Hà Tâm: phân tích các số liệu,báo cáo tài chính để có thể thấy được những tồn tại của quy phạm pháp luật thuế trongcông ty. Qua đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện về thuế thu nhập doanhnghiệp tại công ty TNHH MTV Hà Tâm.Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh chính sách thuế: Xây dựngcác giải pháp hoàn thiện dựa trên những hạn chế và quan điểm nhìn nhận của cá nhân.LỜI CẢM ƠNTrước tiên em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các Quý thầy cô Trường Đại họcThương mại cũng như Quý thầy cô Khoa Kinh tế - Luật, những người đã trực tiếp giảngdạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, để em có được một hành trang quý báugiúp em có thể tự tin bước vào con đường sự nghiệp sau này. em xin chân thành cảm ơncô giáo – Nguyễn Thanh Hương, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thựctập tại Công ty TNHH MTV Hà Tâm và làm khóa luận tốt nghiệp.Trong quá trình làm khóa luận, do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều cũng như thời giannghiên cứu hạn hẹp nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính mongnhận được sự góp ý, nhận xét từ phía giáo viên hướng dẫn, các Quý thầy cô để kiến thứccủa em ngày càng hoàn thiện hơn và có được những kinh nghiệm quý báu để áp dụngtrong thực tiễn làm việc sau này.Em xin chân thành cảm ơn!Sinh viên thực hiệnMỤC LỤCTÓM LƯỢCLỜI CẢM ƠNMỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦUTính cấp thiết của đề tàiTổng quan các công trình nghiên cứuXác lập và tuyên bốĐối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứuPhương pháp nghiên cứuKết cấu khóa luận tốt nghiệpCHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT THUẾTHU NHẬP DOANH NGHIỆP1.Một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp2.Khái niệm và phân loại thuế3.Đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp4.Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp5.Cơ sở ban hành6.Nội dung pháp luật điều chỉnh7.Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệpCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP DOANHNGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MTV HÀ TÂM2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng2.1.1 Tổng quan tình hình2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp.2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty.2.4 Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứuCHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THUNHẬP DOANH NGHIỆP3.1 Quan điểm và định hướng hoàn thiện về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.3.1.1. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh3.1.2. Đảm bảo tính thống nhất quả pháp luật3.1.3. Đảm bảo việc hoàn thiện xuất phát từ những bất cập hạn chế hiện hành.3.1.4. Đảm bảo tính tương thích với pháp luật các nước và điều ước quốc tế.3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta3.2.1. Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với công nghiệp hỗ trợ.3.2.2. Về ưu đãi dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư quy mô lớn.3.2.3. Về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chuyến về nước từ dự án đầu tư ra nướcngoài của doanh nghiệp Việt Nam.3.2.4. Về bổ sung quy định nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOLỜI NÓI ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tàiThuế là một chính sách quan trọng của nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngânsách, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. . Trước nền kinh tế đang bước vàohội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế và tiến trình chuyển đổi dần cơ cấu tỷ trọng cácchính sách thuế không ngừng thay đổi theo thực tiễn phát triển. Mỗi doanh nghiệp đềutuân thủ nghiêm ngặt quy định về các chính sách thuế trong quá trình hoạt động kinhdoanh đảm bảo nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, xã hội. Các thành phần kinh tế đãphát huy tính năng động và tiềm lực sẵn có tạo nên một bức tranh phát triển toàn diệntrên tất cả các lĩnh vực, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Việt Nam đã ký kết hiệp định TPP và thành lập cộng đồng kinh tế ASIAN (AEC) vớisức mạnh của 10 quốc gia Đông Nam Á cùng với hàng rào thuế quan và phi thuế quanđược gỡ bỏ, một thị trường rộng lớn đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong traođổi hàng hóa, thương mại, thu hút đầu tư và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, cungứng khu vực. Vì vậy, Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về thuế của nước ta đã cónhũng cải thiện đáng kể, đặc biệt là pháp luật về thuế TNDN. Tuy nhiên, một số doanhnghiệp đã lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trốn thuế, gian lận thuế, hay những quyđịnh của pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệp, gây nên thất thu lớn cho ngân sáchNhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc tìm ra những tồn đọngvà khắc phục những khó khăn pháp luật về thuế TNDN nên được đặt lên hàng đầu để tạođiều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy thương mại, tạo sự ổn định cho nền kinh tế.2.Tổng quan các công trình nghiên cứuThuế thu nhập doanh nghiêp là một sắc thuế quan trọng với những đóng góp tích cựcvào tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế TNDNgiữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nướcvà thực hiện phân phối thu nhập. Thuế là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhànước. Bộ máy nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn tài chính trang trải cho các chiphí hoạt động của nó và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà xã hội giao phó, để cóđược nguồn tài chính đó, nguồn quan trọng nhất và chủ yếu nhất là thu từ thuế. Hiện naynền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp mới đượcthành lập rất nhiều. Để đóng góp vào ngân sách nhà nước các doanh nghiệp phải đóngthuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là nguồn thu lớn trongthuế doanh thu. Thực trạng hiện nay, công tác quản lý thu thuế TNDN của nhà nước cũngnhư việc chấp hành luật thuế TNDN của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.Việc nghiên cứu về chế định của thuế TNDN thường được tiến hành dưới dạng các bàiviết tạp chí, tham luận hội thảo hoặc những chuyên đề nhỏ trong các công trình nghiêncứu chung.Luận văn của tác giả Nguyễn Công Minh:”phân tích tác động của thuế thu nhập doanhnghiệp.” phân tích khái niệm, đặc điểm bản chất của thuế TNDN, thực tiễn thực hiện tạicác doanh nghiệp và 1 số đề xuất để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.Luận văn :”giải pháp hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020”của tác giả Trầm Thiện Ân nêu các yêu cầu, thực tế áp dụng của thuế TNDN ở Việt Nam,kết quả chúng ta đã đạt được, nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình thực hiện,qua đó nêu nên giải pháp và định hướng để hoàn thiện thuế TNDN ở Việt Nam.Tạp chí tài chính có bài viết của tiến sĩ Lê Quang Thuận:” kinh nghiệm quốc tế về phòngchống gian lận thuế”để phòng chống gian lận thuế, xử lý hiệu quả quản lý thuế tăngcường chế tài xử phạt các hành vi gian lận thì phải hoàn thiện chính sách thuế để hạn chếcác kẽ hở có thể bị lợi dụng gian lận thuế.Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán có bài viết :”quyết toán thuế TNDN” Quyết toánthuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những vấn đề nóng được dư luận vàcộng đồng DN quan tâm. Do vậy, thời gian qua, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã banhành các văn bản hướng dẫn, đồng thời yêu cầu các cơ quan thuế các địa phương tích cựchỗ trợ DN.Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đa phần là đi theo phương pháp nghiêncứu về một khía cạnh của pháp luật về thuế TNDN. Có thể nói chưa có công trình nghiêncứu riêng biệt nào về các quy phạm pháp luật Việt Nam quy định về thuế TNDN. Vì vậybài khóa luận này sẽ đi sâu vào phân tích cụ thể về thuế TNDN theo pháp luật hiện hànhvà áp dụng cụ thể vào công ty TNHH MTV Hà Tâm.3.Xác lập và tuyên bốLuật thuế TNDN được sửa đổi bổ sung 2016 có nhiều điểm mới tiến bộ hơn luật thuế thunhập doanh nghiệp 2013. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc trong quátrình tìm hiểu và áp dụng luật mới tại doanh nghiệp của mình cần được hướng dẫn đểhoàn thiện. Nhận thức được tầm quan trọng đó, qua thời gian thực tập, tìm hiểu về tìnhhình sản xuất kinh doanh cũng như việc thực hiện nghĩa vụ về thuế TNDN tại công tyTNHH MTV Hà Tâm , xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay của công ty, em quyết địnhlựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật ViệtNam và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH MTV Hà Tâm” để làm khóa luận tốtnghiệp của mình. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, thu thuế, tuân thủ luật thuế tạicác doanh nghiệp thời gian qua và từ đó đề xuất giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quảchính sách thuế TNDN tại các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:Đề tài nghiên cứu quan điểm khoa học về thuế TNDN như khái niệm về thuế, thuếTNDN, những đặc trưng cơ bản của thuế TNDN... các quy định của pháp luật Việt Namhiện hành về thuế TNDN. Từ đó tìm hiểu những mặt hạn chế của pháp luật về thuếTNDN quy định trong Luật thuế TNDN 2013và chỉ ra những điểm mới trong Luật sửađổi bổ sung luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2016.Thứ nhất, nhóm quản lý thuế. Quản lý thuế là một trong những nội dung quan trọngkhông thể tách rời hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động quản lý thuế của cơ quan nhànước có thẩm quyền là hoạt động tuân thủ đúng theo quy định của luật thuế, luật hànhchính và pháp luật có liên quan đảm bảo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ quyền hạncủa mình trong công tác giám sát, kiểm tra, tuân thủ và đánh giá theo đúng luật thuế.Thứ hai, các tổ chức, cá nhân trực tiếp hay gián tiếp tuân thủ nghĩa vụ thuế với nhà nước.Đảm bảo nộp thuế đầy đủ, công bằng và đúng hạn trong công tác nộp thuế, thực hiệnchính sách thuế.Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tạicông ty TNHH MTV Hà Tâm. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về thuế TNDNtrong công ty và tìm ra những phương án giải quyết thích hợp nhất để hoàn hiện việc thựchiện pháp luật về thuế TNDN trong công ty.* Mục đích nghiên cứu của đề tài:Việc nghiên cứu đề tài giúp hiểu biết chính sách thuế TNDN thông qua các cơ sở lí luận,những quy định của pháp luật về thuế TNDN để tìm ra những thực trạng pháp luật điềuchỉnh và thực trạng thực hiện các quy định đó cụ thể tại công ty TNHH MTV Hà Tâm.Để hoàn thành mục tiêu chung này cần giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:Thứ nhất, hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về pháp luật về thuế TNDN.Thứ hai, nghiên cứu, phân tích được thực trạng pháp luật về thuế TNDN tại công tyThứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thuế TNDN tại công ty.* Phạm vi nghiên cứuThứ nhất là không gian nghiên cứu: bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu pháp luật về các chínhsách thuế TNDN tại Việt Nam. Cụ thể đề tài đi sâu tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luậtTNDN trong công ty TNHH MTV Hà Tâm.Về thời gian nghiên cứu: Để đảm bảo tính phù hợp và tiếp cận pháp luật một cách hợp lý,đề tài khóa luận của tác giả xin giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV HàTâm từ khi thành lập (năm 2008) cho đến nay.Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong những vấn đề liên quan đến thuếTNDN theo Luật thuế TNDN sửa đổi bổ sung năm2016.5.Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp tổng hợp, thống kê,so sánh, phân tích. Lý luận kết hợp với thực tiễn để nghiên cứu, gắn nghiên cứu lý luậnvới tổng kết thực tiễn, bám sát quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước. Đồngthời tham khảo có chọn lọc, kế thừa các công trình khoa học đã công bố của các tác giảcó liên quan đến đề tài.Phương pháp nghiên cứu được sử dụng thêm là phương pháp so sánh, phương pháp lịchsử dùng để xem xét các quy định của pháp luật từ trước tới nay từ đó có thể đánh giá cácyêu cầu của pháp luật về thuế TNDN dưới góc nhìn khái quát và tổng hợp hơn.Kết cấu khóa luận tốt nghiệpNội dung của bài nghiên cứu khoa học bao gồm 3 chương:Chương I: Những lí luận cơ bản điều chỉnh pháp luật về thuế TNDN.Chương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp tại công tyTNHH MTV Hà Tâm.Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệpDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Sách, giáo trình-Giáo trình luật thuế Việt Nam, chủ biên TS Phạm Thị Giang Thu. Tập thể tác giả TSNguyễn Thị Ánh Vân, TS Nguyễn Văn Tuyến, ThS Vũ Văn Cương.-Sách của TS Phan Bích Liên:” hướng dân thực hiện kế toán doanh nghiệp”.2. Luận văn, luận án, khóa luận1.Trầm Thiện Âm luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính nhà nước:” giải pháphoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020”.2.Luận văn của tác giả Nguyễn Công Minh:”phân tích tác động của thuế thu nhập doanhnghiệp.”3. Luận văn của Công Thị Hồng Nhung:”Hoàn thiện công tác thuê giá trị gia tăng và thuếthu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp”4.Luận văn” hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạnhiện nay” của tác giả Lại Hải Đăng dưới sự hướng dẫn của TS Phùng Thế Tính học việnchính sách phát triển.5. Đề tài của Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Trang “Lựa chọn chính sách kế toán trong bốicảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập Doanh nghiệp”.3.Báo, tạp chí1.TS. LÊ QUANG THUẬN - VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH TÀICHÍNH :”Xu hướng cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới”.http://tapchitaichinh.vn/tags/dGh14bq_IHRodSBuaOG6rXAgZG9hbmggbmdoaeG7h3A=/thue-thu-nhap-doanh-nghiep.html2.Ngân hàng Thế giới (2012). “Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống côngbằngvàhiệuquảhơn”;http://tapchitaichinh.vn/tags/dGh14bq_IHRodSBuaOG6rXAgZG9hbmggbmdoaeG7h3A=/thue-thu-nhap-doanh-nghiep.html3.http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/tu-van-phap-luat/quyet-toan-thue-thu-nhapdoanh-nghiep-2016-can-luu-y-van-de-gi-101999.html với đề tài:” quyết toán thuế thunhập doanh nghiệp.”4.http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/doanh-nghiep-duoc-huong-loi-tu-uu-dai-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-52379.html.5.Thực thi và tuân thủ chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.6.Chính Phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, Hà Nội.7.Đỗ Huyền (2013), "Cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư",http://www.hiephoidoanhnghiep.vn, ngày 08/01/2013.8. Tổng cục Thuế (2014), Quyết định số 74/2014/QĐ-TCT ngày 27/01/2014 của Tổngcục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình thanh tra thuế, Hà Nội.4. Website:1. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/kinh-nghiem-quoc-teve-phong-chong-gian-lan-thue-34023.html.2.http://ketoanthienung.vn/cach-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-tam-tinh-theo-quy-hien-hanh.htm3. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuoc-song/2016-08-04/giam-thue-thunhap-doanh-nghiep-tiep-suc-cho-doanh-nghiep-34282.aspx4.http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-96-2015-TT-BTC-huong-dan-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-tai-Nghi-dinh-12-2015-ND-CP-279331.aspx5. http://www.docluat.vn/van-ban-phap-luat-thue-thu-nhap-doanh-nghiepDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTGTGTTNHHNSNNCNHTGiá trị gia tăngTrách nhiệm hữu hạnNgân sách Nhà nướcCông nghiệp hỗ trợCHƯƠNG II.NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬPDOANH NGHIỆP1.Một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp1.1.1.Khái niệm và phân loại thuếKhái niệm: Thuế ra đời là mang tính tất yếu gắn liền với sự tồn tại của nhà nước Các Mácviết: “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thuđược tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”. Việc thuthuế tạo ra một nguồn thu tài chính lớn cho nhà nước, qua đó nhà nước có thể tồn tại vàthực hiện chức năng của mình. Do vậy thuế là một hiện tượng tất yếu, xuât hiện và tồn tạicùng các hiện tượng kinh tế xã hội khác, nó có thể khái quát qua định nghĩa nhưsau:”Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức cá nhân phải nộp cho nhànước khi có đủ những điều kiện nhất định”.Các Mác viết: “thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để khobạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”.Như vậy có thể thấy thuế là một khoản giá trị mà người có nghĩa vụ thực hiện phải nộpcho nhà nước theo quy định pháp luật thuế.Thuế là nghĩa vụ của người nộp thuế.Tronglịch sử, khoản giá trị đó có thể tồn tại dưới dạng vật có giá trị nhưng hiện tại thì thuế tồntại dưới dạng tiền tệ.Phân loại:Nghiên cứu thuế không chỉ có ý nghĩa học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.Hệ thống thuế quốc gia do nhiều loại thuế hợp thành, mỗi loại có đặc điểm và chức năngriêng. Khi phân tích và cân nhắc theo tiêu chí nhất định thì một số loại thuế có đặc điểm,chức năng tương tự. Dựa vào đó, các nhà lập pháp có thể phân loại để dễ dàng quản lý vàsử dụng chính sách thuế. Theo mục đích điều tiết, thuế gồm có hai loại là thuế trực thu vàthuế gián thu.Thuế trực thu bao gồm thuế thu nhập gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhậpcá nhân đánh vào của cải của đối tượng lao động có mức thu nhập nhất định và doanhnghiệp hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. Chúng gọi là thuế trực thu vì người chịuthuế chính là người có nghĩa vụ nộp thuế. Khi đó, người nộp thuế không thể chuyển rờinghĩa vụ mình phải chịu cho người khác trước nhà nước và pháp luật. Thuế trực thu đảmbảo tính công bằng khi xác định được đối tượng phải chịu thuế nhằm điều tiết giá trịthặng dư của chủ thể chịu thế giúp giảm chênh lệch giàu nghèo và đảm bảo chắc chắnnghĩa vụ nộp tiền của người chịu thuế.Thuế gián thu bao gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế sản xuất và bán hàng. Thuế gián thu làcác loại thuế đánh vào người tiêu dùng cuối cùng các sản phẩm hàng hóa. Người chịuthuế là khách hàng tuy nhiên người nộp thuế lại là các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu. Thuếgián thu giúp hạn chế sự phản ứng từ đối tượng chịu thuế nhưng không tạo ra sự bìnhđẳng trong sự điều tiết thu nhập với các đối tượng chịu thuế.Ngoài ra còn có cách phân loại dựa vào đối tượng tính thuế có thuế đánh vào tài sản, thuếđánh vào thu nhập và thuế tiêu dùng. Tùy mục đích mà nhà nghiên cứu có thể phân loạithuế dựa trên các tiêu chí khác nhau để kịp thời tiếp cận phản ánh.1.1.2.Đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệpĐặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước. Vai trò của thuế là tạonguồn tài chính cho ngân sách nhà nước, khoản thuế mà cơ quan thuế thu được từ ngườinộp thuế sẽ được đưa vào quỹ ngân sách nhà nước để chi trả thực hiện chức năng của nhànước. Tính bắt buộc của thuế thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế thì buộc phải chuyểngiao một phần tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, nếu khôngthực hiện thì sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết. Còn đối với cơ quan thuthuế thì tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, cơ quan thu thuế buộc phải thực hiện việc thu thuếđối với mọi tổ chức cá nhân có nghĩa vụ là như nhau mà không được có sự ưu tiên với bấtkì người nộp thuế nào.Thứ hai, thuế gắn với quyền lực nhà nước. Để thuế phát huy vai trò của mình đối với xãhội thì nhà nước đã pháp luật hóa thuế thành hệ thống pháp luật, từ đó buộc mọi cá nhânphải tuân thủ. Chỉ găn với yếu tổ quyền lực thì thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụtạo nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước.Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp.Không như phí và lệ phíchỉ được nộp khi đối tượng nộp đã nhận được một lợi ích ngay từ phía nhà nước thì thuếlà khoản bắt buộc mà người nộp thuế phải nộp cho nhà nước khi có những điều kiện nhấtđịnh. Khi nộp thuế người nộp sẽ không được nhận lại một số tiền tương đương với khoảnthuế đã nộp mà chỉ nhận được những lợi ích không thể xác định dưới dạng vật chất như:yên bình xã hội, sự phát triển kinh tế… đó là tính không hoàn trả trực tiếp của thuế. Sốtiền thuế phải nộp không phụ thuộc vào mức độ hưởng lợi ích của người nộp thuế…Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp:Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNNThuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế trực thu. Thuế TNDN và thuếthu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước. Ở cácnước phát triển hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớntrong tổng thu Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế,quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngàycàng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNNThuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế:Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suất hợp lý, mà thuếthu nhập doanh nghiệp còn được sử dụng là một biện pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tưvào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập trung khuyến khích đẩymạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và của các nhà đầu tư nướcngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằngviệc sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức độ khác nhau.Thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thunhập, bảo đảm công bằng xã hộiMột trong những mục tiêu của thuế thu nhập doanh nghiệp là điều tiết thu nhập, đảm bảosự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụngcho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những đảm bảo bìnhđẳng công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc.1.2.Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp1.2.1.Cơ sở ban hành:Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999thay cho Luật thuế lợi tức.Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được banhành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểmvà không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mởrộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thunhập doanh nghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triểncủa nền kinh tế trong giai đoạn mới.Luật thuế được ban hành để .đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cân đối ngânsách và đảm bảo sự chấp thuận từ phía người nộp thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp làcông cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triểntheo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. . Luật thuế sốSố 14/VBHN-VPQH ra đời sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một loạt chính sách thuế.Ngày 10/05/1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thuế TNDN (có hiệu lực từ ngày01/01/1999) thay thế cho Luật Thuế lợi tức. Để khắc phục một số nhược điểm của LuậtThuế TNDN 1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thuế TNDN 2003 vào ngày17/06/2003, có hiệu lực vào ngày 01/01/2004 bao gồm 8 chương với 32 điều. Đến năm2008, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế TNDN mới thay thế Luật Thế TNDN 2003 (cóhiệu lực vào ngày 01/01/2009) gồm 4 chương với 20 điều. Và đến năm 2013, nhằm đápứng tình hình phát triển của đất nước và khắc phục một số thiếu sót trong luật thuếTNDN 2008, Quốc hội đã ban hành luật sửa đổi bổ sung luật thuế TNDN 2013, có hiệulực từ ngày 01/01/2014, thể hiện một bước tiến mới trong cải cách pháp luật thuế vớinhững thay đổi căn bản và quan trọng.1.2.2.Nội dung pháp luật điều chỉnhKhóa luận chỉ đi sâu tìm hiểu đề tài về những chính sách thuế được áp dụng phổ biếntrong công ty TNHH MTV Hà Tâm. cụ thể là vướng mắc tồn tại trong luật thuế TNDNThuế là một công cụ quan trọng trong chính sách tài chính, thuế được nhà nước sử dụngđể thực hiện vai trò quản lý vĩ mô kinh tế xã hội. Việc nghiên cứu chính sách thuế, đặcbiệt là các chính sách thuế được áp dụng trong doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng.Đối với doanh nghiệp là người thực thi các luật thuế, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh cóthể liên quan đến một hoặc nhiều sắc thuế. Hơn nữa, một điểm rất cơ bản để xem xét ảnhhưởng của thuế tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chính sách, thủ tục thuếđược áp dụng và bộ hóa đơn, chứng từ kèm theo. Việc có những chính sách thuế chưađồng nhất, cách hiểu về những quy định thuế hiện tại ở một số địa phương cũng khácnhau, do vậy nghiên cứu chính sách thuế giúp doanh nghiệp vận dụng giải thích và thốngnhất quan điểm xử lý với cơ quan thuế một cách hài hòa, đảm bảo doanh nghiệp thựchiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình, mà không ảnh hưởng đến lợi ích mà doanh nghiệpđược hưởng. Đối với thủ tục hành chính về thuế, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khichưa nắm rõ các quy định liên quan và mất thêm thời gian khi phải hoàn chỉnh hồ sơ, kêkhai thông tin theo yêu cầu.1.3.Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnhThuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng táiphân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ởnước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơsở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tàichính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao;ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhậnđược thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nướcsử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể cóthu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhànước được công bằng, hợp lý.Đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế( doanh nghiệp):Việc đánhthuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa phải đảm bảo người nộpthuế không phải nộp số thuế quá lớn. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triểnvà ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy độngnguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngàycàng dồi dào. Cân bằng sao cho không gây phản ứng thuế của người dân mà Nhà nướcvẫn duy trì được hoạt động của mình.Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của cáccơ sở kinh doanh nên nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế,nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuếTNDN.Cần đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng dễ hiểu khi đánh thuế TNDN: tránh tình trạng nhànước ban hành một loại thuế chồng lên thuế khác. hệ thống pháp luật thuế giữa các quốcgia cũng cần tính tới khả năng các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có đốitượng tính thuế ở một quốc gia khác, để tránh cho việc trùng lặp không xảy ra khi xâydựng hệ thống pháp luật thuế, cần tham khảo, tìm hiểu về pháp luật thuế ở các quốc giakhác trước khi xây dựng pháp luật ở nước mình.CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP DOANHNGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MTV HÀ TÂM2.1.Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng.2.1.1 Tổng quan tình hìnhDoanh nghiệp không phải là một thực thể mà là sự kết hợp nhiều yếu tố sản xuất. Ddanshthuế vào doanh nghiệp nghĩa là đánh vào các yếu tố sản xuất hợp thành doanh nghiệp,.Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế . Hiện nayở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trongviệc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập.Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanhnghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặtra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phânphối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước.Tuy nhiên, cùng với những lợi ích to lớn mà các công ty mang lại cho nền kinh tế nước tathì nhiều vấn đề phức tạp cũng đã nảy sinh. Trong đó phải kể đến vấn đề trốn thuế, tránhthuế của các công ty đa quốc gia đang ngày càng phát triển với quy mô ngày càng lớn,thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất thu nghiêm trọng cho NSNN. Và nó đã gây rất nhiềukhó khăn cho công tác quản lý thuế của chúng ta hiện nay. Thực tế, công tác thanh tra,kiểm toán các doanh nghiệp của chúng ta vẫn còn nhiều yếu kém nên việc phát hiện vàxử lý trốn thuế và tránh thuế của các doanh nghiệp chưa được thực hiện triệt để. Do đo,việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp để hạn chế các hành vi trốn thuế và tránh thuế củacác doanh nghiệp luôn là vấn đề thời sự cấp bách.2.1.2 Nhân tố ảnh hưởngVề kinh tế: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, sau khi gia nhập WTO và ký kếthiệp định TPP, nước ta cắt giảm thuế nhập khẩu khiến cho ngân sách nước ta giảm đángkể. Vì vậy, hệ thống thuế cần phải đảm bảo sao cho bảo hộ được nền kinh tế trong nướcmà vẫn tuân thủ theo điều ước quốc tế và các hiệp định được ký kết. Để quản lý, điềuhành vĩ mô nền kinh tế xã hội, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ như: Kế hoạch hoá, phápluật, các chính sách tài chính tiền tệ..vv. Trong các công cụ trên thì chính sách tài chínhtiền tệ đóng vai trò quan trọng nhất và Thuế là một công cụ quan trọng trong chính sáchtài chính tiền tệ, thuế được nhà nước sử dụng để thực hiện vai trò quản lý vĩ mô kinh tếxã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào ngânsách nhà nước. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp được đặt ra không chỉ nhằm manglại đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập.Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mụctiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhấtđịnh. Như vậy, có thể thấy sự tác động của thuế có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đếnviệc điều tiết kinh tế thị trường của Nhà nước. Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện địnhhướng phát triển sản xuất. Chính sách thuế có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạora sự phát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, làmgiảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường xảyra các chu kỳ kinh doanh đó là chu kỳ dao động lên xuống về mức độ thất nghiệp và tỷ lệlạm phát, sự ổn định nền kinh tế với tình trạng có đầy đủ công ăn việc làm, lạm phát ởmức thấp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững là hướng phấn đấu nỗ lực củamọi chính phủ nhằm san bằng chu kỳ kinh doanh, đưa giá cả về mức ổn định.Về chính trị: Làm kinh doanh thì phải hiểu pháp luật của nhà nước quy định đối với lĩnhvực hoạt động của mình. Thông qua luật pháp nhà nước điều tiết hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, điều tiết cung cầu. Các công cụ pháp luật mà nhà nước sử dụngđối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thuế ( thuế doanh thu, thuế lợitức, thuế suất, thuế tiêu thụ đặc biệt…). Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quantrọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiềuhướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Kinh tế thị trường làm ratăng sự phân hoá giàu nghèo, sự phân hoá này có những khi bất hợp lý và làm giảm tínhhiệu quả kinh tế-xã hội. Do vậy, cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hộinhằm hạn chế sự phân hoá này. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầutư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiếnlược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định..Thuế thu nhập doanh nghiệp là loạithuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huymột cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xétnó dưới nhiều khía cạnh.Các yếu tố chủ quan:Cơ quan thuế: Như vậy, việc thực thi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp chịu tác độngtrực tiếp của cơ quan thuế. Tổng cục thuế đưa ra những văn bản hướng dẫn dựa trên cơ sởcác văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp mà Chính phủ ban hành. cụ thể chocác cơ quan thuế ở trung ương và địa phương trong việc thực hiện thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp. Việc thống nhất hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế không những chophép Nhà nước quản lý thống nhất chế độ thuế trong cả nước, mà còn tạo cơ sở về mặt tổchức, đảm bảo thực hiện thành công đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế.Về ý thức chấp hành pháp luật về nộp thuế của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp ít khi viphạm về thời gian quy định nộp tờ khai thuê mà chủ yếu vi phạm về cơ chế tự khai, tựnộp thuế. Nguyên nhân là do ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế của người dâncòn kém. Hiện nay hầu hết các cơ sở kinh doanh vừa và lớn đang kê khai nộp thuế theophương pháp khấu trừ, nếu chất lượng kê khai thấp sẽ gây thất thu thuế cho NSNN, dẫntới tình trạng bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Như vậy, chất lượng côngtác kê khai nộp thuế đối với khu vực kinh tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tính trung thực, tựgiác của doanh nghiệp.2.2 Thực trạng các quy định quy phạm pháp luật điều chỉnh chính sách thuế thu nhậpdoanh nghiệpBên cạnh những kết quả đạt được của Luật thuế TNDN hiện hành, trước yêu cầu cảicách thuế một số tồn tại chính của Luật thuế TNDN hiện hành như sau:Về phương thức đánh thuế: Luật thuế TNDN chưa quy định một cách rõ ràng phươngthức đánh thuế (theo tiêu thức thường trú hay nguồn phát sinh thu nhập). Mặc dù Luậtthuế TNDN cũng đã bổ sung quy định về các văn phòng điều hành, chi nhánh cung cấpcác dịch vụ, địa điểm xây dựng, đại lý, gọi chung là cơ sở thường trú tại Việt Nam thuốcđối tượng nộp thuế tại Việt Nam. Nhưng trong một số trường hợp, một số công ty ViệtNam có đầu tư ra nước ngoài, việc kê khai thuế thu nhập ở nước ngoài chưa được quyđinh cụ thể, vì vậy chưa có căn cứ xử lý về mặt pháp lý.Về mức thuế suất: mức thuế suất theo Luật thuế TNDN hiện nay là 20%. Đây là mứcthuế suất trung bình so với khu vực, tuy nhiên mức thuế suất này vẫn còn khá cao .Về thu nhập chịu thuế: Về phương pháp xác định doanh thu, chi phí được trừ, khôngđược trừ làm cơ sở tính thuế TNDN chưa cụ thể, chưa đảm bảo tính thực thi. Cụ thể làcác quy định về thời điểm xác định doanh thu; cách xác định doanh thu trong một sốtrường hợp cụ thể ; các khoản chi phí được trừ và chưa được trừ chưa được quy định rõràng ; một số khoản chi phí thực tế cần thiết cho sản xuất kinh doanh nhưng không đượcchấp nhận khi tính thuế. Điều này vô hình chung đã khiến các doanh nghiệp phải chịuthuếnhiềuhơnThuế TNDN phục vụ quá nhiều các chính sách xã hội làm mất tính trung lập của thuếThuế TNDN còn được lồng nhiều chính sách xã hội vào các điều khoản ưu đãi miễn ,giảm thuế như quy định về miễn, giảm thuế cho các đối tượng là thương binh, người tàntật, Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, …Điều này gây phức tạp trong quản lý,làm giảm đi tính trung lập và tình thuần khiết kinh tế, dễ dẫn đến các hiện tượng lợi dụngđểtrốnthuế,lậuthuế.Mối quan hệ giữa thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân còn bất hợp lýChưa có quy định rõ mối quan hệ giữa thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân với người cóthu nhập cao, vì trên thực tế có hiện tượng một cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh,vừa có thu nhập từ tiền lương và các khoản thu nhập khác bị điều chỉnh bởi hai luật thuếThuế TNDN còn một số điều khoản chưa phù hợp với thông lệ quốc tếThuế TNDN vẫn còn một số điều khoản chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảmbảo tính tương thích với các nên kinh tế thị trường khác trong khu vực. chẳng hạn nhưquy định về thuế suất ưu đãi cho các doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm cao,…Một trong những bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành là liệt kê các tài sản cố địnhhiện hữu được để xác định trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhậpchịu thuế. Ngoài ra, hạn chế của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa có quy định cụ thểnào về việc xác định doanh thu, chi phí làm căn cứ cho thu nhập chịu thuế của các hìnhthức kinh doanh như: bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng. Việc xác định thu nhập chịuthuế và thu nhập được ưu đãi thuế theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành là chưahợp lý khi toàn bộ các khoản thu nhập khác đều không được ưu đãi thuế (trong đó cónhiều khoản thu nhập khác liên quan đến hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế) là bấthợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp.