Ppp là viết tắt của từ gì

Hình thức PPP (Public - Private - Partnership): Hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Gọi tắt là PPP) là hình thức được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khu vực tư nhân để thực hiện, quản lý, vận hành những dự án phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ công Với mô hình này, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về dịch vụ và phía tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán bằng chất lượng dịch vụ (khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020)

Hợp đồng dự án PPP là gì?

Khoản 16 điều 3 Luật Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định: Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này.

Ppp là viết tắt của từ gì

Hình thức PPP là gì? Hợp đồng hợp tác theo phương thức đối tác công tư có thể thực hiện theo các loại hợp đồng dự án nào?

Hợp đồng dự án PPP có thể thực hiện theo các loại hợp đồng dự án nào? Chia theo những lĩnh vực nào?

Các dạng hợp đồng cụ thể của PPP được quy định tại Điều 45 Luật Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 trong đó có 6 dạng hợp đồng chính, tùy từng dạng hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt, hợp đồng dự án PPP được chia thành hai nhóm cụ thể là:

Nhóm thứ nhất bao gồm những hợp đồng dự án có áp dụng thu phí trực tiếp từ cá nhân hoặc tổ chức khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ công:

- Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định;

- Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng

- Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng

Nhóm thứ hai bao gồm những hợp đồng dự án mà Nhà nước sẽ thanh toán dựa theo chất lượng sản phẩm, dịch vụ công:

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành; được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP;

- Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước

Còn một loại hợp đồng nữa được hình thành dựa trên cơ sở là sự kết hợp giữa các loại hợp đồng BOT, BTO, BOO, O&M, BTL, BLT được gọi là hợp đồng hỗn hợp.

Như vậy, tùy vào từng lĩnh vực, sẽ có những loại hợp đồng áp dụng khác nhau để phù hợp với mỗi dự án PPP.

là loại dự án được thực hiện giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư. Tìm hiểu rõ về các quy định của dự án PPP sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định khi thực hiện dự án dịch vụ công. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu dự án PPP là gì? Quy định về dự án PPP.

1. Dự án PPP là gì?

.jpg)

Dự án PPP là gì?

PPP là từ viết tắt của Public Private Partnership hay còn gọi là hợp đồng đối tác công tư. Đây là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa 2 bên là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng hay cung cấp dịch vụ công.

Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm hay dịch vụ công thông qua việc thực hiện một trong các hoạt động sau:

- Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình hay hệ thống cơ sở hạ tầng;

- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình và hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;

- Vận hành, kinh doanh công trình hay hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.

Đầu tư PPP là gì?

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác, hợp đồng PPP hay đầu tư PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư hay doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện.

2. Quy định về dự án PPP

.jpg)

Quy định về dự án PPP

2.1. Phân loại dự án PPP

Dự án hình thức dự án theo hình thức đối tác công tư được phân loại theo quy định của Bộ luật Đầu tư, theo đó, các dự án PPP phụ thuộc vào thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Dự án PPP được chia thành:

- Dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;

- Dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

- Dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Bộ luật Đầu tư;

- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh..

2.2. Lĩnh vực có thể xác lập dự án đầu tư PPP

Tuy nhiên, không phải bất kỳ lĩnh vực nào, các chủ thể cũng có quyền ký kết hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Chỉ với một số lĩnh vực đầu tư có quy mô nhất định thì có xác lập dự án đầu tư theo hình thức này. Một số lĩnh vực đầu tư có thể thực hiện dự án theo hình thức PPP, cụ thể:

- Giao thông vận tải;

- Lưới điện, nhà máy điện trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp khác được quy định theo Luật Điện lực;

- Cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải;

- Giáo dục - Đào tạo

- Hạ tầng công nghệ thông tin

2.3. Quy mô đầu tư dự án PPP

Theo đó, quy mô đầu tư tối thiểu của dự án PPP cũng được quy định rõ ràng:

- Không dưới 200 tỷ (VND) đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 4 Luật PPP. Với trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn thì mức đầu tư không dưới 100 tỷ (VND);

- Không dưới 100 tỷ đồng với các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 4 Luật PPP;

- Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a, b không áp dụng đối với dự án hợp đồng O&M.

3. Thực trạng các dự án PPP ở Việt Nam

.jpg)

Thực trạng các dự án PPP ở Việt Nam

Hình thức dự án PPP bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 khi Chính phủ ban hành Nghị định số 77-CP về quy chế đầu tư theo áp dụng cho đầu tư trong nước. Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi để ngày càng tiếp cận với thông lệ quốc tế, dự án đầu tư theo hình thức PPP được quy định cụ thể tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và 30/2015/NĐ-CP.

Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP đã có hiệu lực từ 1/1/2021 được kỳ vọng sẽ tạo được “cú huých” huy động vốn từ tư nhân nhằm phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam và giảm áp lực ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cho thấy, hiện nay có rất ít dự án PPP được chấp thuận do còn nhiều điểm “không hợp lý” trong quá trình phát triển.

Khi triển khai các dự án PPP ở Việt Nam đang phát sinh một số hạn chế khi hầu hết các dự án đều đang tập trung trong lĩnh vực giao thông. Một số dự án chuyển tiếp trong lĩnh vực giao thông, năng lược còn phát sinh một số vướng mắc và có nguy cơ rơi vào bế tắc nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để.

Để tháo gỡ các vướng mắc, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án PPP, nhiều chuyên gia kinh tế đã đề xuất các bộ, ngành liên quan nhanh chóng thực hiện những giải pháp tháo gỡ. Sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện dự án PP, thay đổi tư duy quản lý kinh tế, tăng cường các thể chế xúc tiến và phát triển thị trường.

Trên đây là các thông tin liên quan đến dự án PPP và thực trạng triển khai dự án PPP tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng bạn đọc đã sở hữu được cho mình những thông tin hữu ích liên quan đến dự án PPP.