Ruột già con người dài bao nhiêu mét?

Ruột là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa, bắt đầu ở phần dưới dạ dày và kết thúc ở hậu môn. Cấu tạo của ruột gồm ruột non và ruột già, đảm nhận những chức năng riêng biệt, đảm bảo quá trình hấp thụ, phân giải thức ăn diễn ra một cách ổn định, hiệu quả. Do nhiều nguyên nhân, đường ruột có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý như: Nhiễm trùng, hội chứng ruột kích thích, bệnh crohn, ung thư đại tràng… Do đó, việc chủ động bảo vệ sức khỏe đường ruột ngay từ sớm, phát hiện, điều trị bệnh kịp thời là vô cùng quan trọng.

ruột là gì

Ruột là một phần ống tiêu hóa từ phần dưới dạ dày đến hậu môn, bao gồm ruột non (tiểu tràng) và ruột già (đại tràng). Chức năng chính của ruột là vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, cơ quan này cũng có khả năng chống lại các vi sinh vật ( vi khuẩn, virus và kí sinh trùng ) và kiểm soát lượng nước trong cơ thể. Thành ruột chứa một lượng lớn các tế bào thần kinh, thực hiện chức năng truyền tín hiệu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Đó là lý do tại sao khi căng thẳng, lo âu, bụng rất dễ bị đau hoặc xuất hiện tình trạng tiêu chảy, táo bón.

vị trí ruộtRuột có cấu tạo kéo dài từ phần dưới dạ dày đến hậu môn

Phân loại, cấu tạo và chức năng của ruột

Ruột gồm có ruột non và ruột già với cấu tạo và chức năng như sau:

1. Ruột non

Ruột non nối trực tiếp với dạ dày, có chiều dài trung bình 3 – 5 mét nhưng có thể dài đến 9m, được tạo thành từ ba phần gồm: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Tá tràng là phần đầu tiên của ruột non thông với dạ dày qua lỗ môn vị:

    • Tá tràng: Tá tràng là phần ngắn nhất trong ruột non dài khoảng 20 – 25cm, thực hiện chức năng nhận thức ăn chưa được tiêu hóa từ dạ dày qua môn vị. Tá tràng sử dụng dịch tiêu hóa từ túi mật, gan và tuyến tụy để tiêu hóa thức ăn.
    • Hỗng tràng: Hỗng tràng là đoạn giữa của ruột non dài khoảng 250cm, thực hiện chức năng vận chuyển thức ăn thông qua hoạt động co bóp, tiêu hóa và hấp thu phần lớn chất dinh dưỡng sau khi thức ăn được tiêu hóa. Phần còn lại sẽ được đưa dần xuống hồi tràng.
    • Hồi tràng: Hồi tràng là phần cuối cùng và dài nhất của ruột non khoảng 300 cm, thực hiện chức năng hấp thu vitamin B12, acid mật và các thành phần dinh dưỡng còn lại, tiếp nhận phần còn lại của thức ăn đã tiêu hóa để vận chuyển vào ruột già.

Thành trong của ruột non có cấu tạo gồm nhiều nếp gấp, làm tăng diện tích bề mặt của cơ quan. Trước khi đến ruột non, thức ăn đã được dạ dày nghiền nhỏ và biến đổi thành dạng lỏng. Mỗi ngày, ruột non tiếp nhận từ 6 – 12 lít chất lỏng. Thành ruột tạo ra dịch tiêu hóa hoặc enzym, kết hợp với enzym từ gan và tuyến tụy để phân giải thức ăn.(1)

2. Ruột già

Ruột già dài khoảng 150cm và lớn hơn ruột non nên gọi là đại tràng. Chức năng chính là hấp thụ muối, nước từ thức ăn đã tiêu hóa tiêu hóa và loại bỏ chất thải. Khi thức ăn trộn với dịch tiêu hóa di chuyển đến ruột già, tất cả các chất dinh dưỡng hầu như đã được hấp thụ hết. Phần còn lại chủ yếu là chất xơ (thường mất nhiều thời gian để tiêu hóa), tế bào chết bong ra từ niêm mạc ruột, muối, sắc tố mật và nước. Tại đây, vi khuẩn sẽ hấp thụ những chất này để tạo ra vitamin có lợi, vận chuyển vào máu hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất xơ. Cấu tạo của ruột già bao gồm:

    • Manh tràng: Manh tràng là phần đầu tiên của ruột già thực hiện chức năng nhận chất lỏng đã được tiêu hóa từ hồi tràng để vận chuyểnxuống.
    • Đại tràng: Đại tràng là phần chính của ruột già, thực hiện chức năng tái hấp thu nước và hấp thụ muối.

Đại tràng có cấu tạo gồm bốn phần nhỏ:

    • Đại tràng lên: nằm ở bên phải của ổ bụng, co bóp để đẩy các chất chưa được tiêu hóa từ manh tràng đến phần dưới bên phải gan.
    • Đại tràng ngang: Di chuyển từ trái sang phải nằm tầng trên của ổ bụng, thực hiện chức năng vận chuyển thức ăn.
    • Đại tràng xuống: Đại tràng xuống là phần thứ ba của đại tràng, có chức năng đẩy thức ăn từ vị trí gần lá lách xuống phía dưới bên trái bụng.
    • Đại tràng sigma: Hình dạng chữ S, uốn cong vào giữa ruột non, sau đó đổ vào trực tràng.
    • Trực tràng và hậu môn: đây là phần cuối cùng của đường tiêu hóa và thẳng nên gọi là trực tràng. Cơ quan này chứa chất thải còn sót lại, duy trì trạng thái mở rộng cho đến khi đi đại tiện. Tại hậu môn có thể hay xuất hiện các búi trĩ.
cấu tạo ruộtCấu trúc ruột non và ruột già

Những bệnh lý về ruột và vấn đề hay gặp

Một số vấn đề rối loạn, bệnh lý có thể xảy ra ở ruột bao gồm:()

1. Nhiễm trùng đường ruột (viêm ruột)

Viêm ruột do các nguyên nhân hay gặp: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng là một tình trạng nhiễm trùng thường gặp, có thể gặp như do ngộ độc thức ăn. Triệu chứng dễ thường rất dễ nhận thấy, có thể kéo dài khoảng 10 ngày gồm: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, sốt. Biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất là uống đủ nước và chất điện giải. Ngoài ra, để điều trị từng triệu chứng cụ thể như tiêu chảy, người bệnh có thể được chỉ định uống thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn để điều trị nguyên nhân.

sub kênh tiêu hóa tâm anh

2. Táo bón

Táo bón là tình trạng đường tiêu hóa gặp khó khăn trong việc tống khứ phân ra ngoài. Nguyên nhân thường do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu nước, mất cân bằng nội tiết tố hoặc lối sống ít vận động. Táo bón cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc. Tình trạng này thường xảy ra ở người già.

Cách khắc phục hiệu quả là ăn nhiều rau củ quả có nhiều chất xơ, ăn sữa chua, uống nhiều nước và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Nếu táo bón nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc nhuận tràng, thực phẩm bổ sung chất xơ…

3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một nhóm các triệu chứng xảy ra đồng thời, lặp đi lặp lại và làm thay đổi nhu động ruột, bao gồm: đau quặn bụng, tiêu chảy, táo bón, thay đổi thói quen đại tiện… Tuy nhiên, trong trường hợp này, đường tiêu hóa vẫn không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương hoặc bệnh lý rõ ràng nào.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh đường ruột phổ biến, thường gặp ở nữ giới so với nam giới. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định. Có thể sau nhiễm trùng đường ruột, người lo lắng căng thẳng kéo dài. Dự phòng bằng cách thay đổi cahs sống để cân bằng, tăng cường vận động thể lực và sinh hoạt điều độ.

4. Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Trước kia ở Việt nam ít gặp, ngày nay tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Viêm loét đại trực tràng chảy máu thường gây ra triệu chứng đau bụng và đại tiện phân nhầy lẫn máu. Đây là bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch, cơ thể mình tự chống lại niêm mạc đại tràng. Bệnh gây tổn thương nông tại lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc.

Để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ thường kê đơn thuốc aminosalicylate, corticosteroid trong giai đoạn cấp hoặc thuốc ức chế miễn dịch. Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định khi triệu chứng bệnh tiến triển nghiêm trọng hoặc quá trình sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả tích cực.

5. Bệnh Crohn

Trước kia ở Việt nam hiếm gặp, ngày nay bệnh ngày càng tăng. Bệnh Crohn gây viêm mạn tính ở đường tiêu hóa, được xếp chung cùng với viêm loét đại tràng chảy máu vào nhóm bệnh viêm ruột mạn tính thường ảnh hưởng nhiều nhất đến phần cuối của ruột non và vị trí nối với ruột già, nhưng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đường tiêu hóa.

Tương tự như viêm loét đại tràng chảy máu, Crohn là bệnh của hệ thống miễn dịch, cơ thể tự chống lại niêm mạc ruột. Trong bệnh Crohn, tổn thương sâu hơn có thể lan đến lớp cơ hoặc toàn bộ các lớp của thành ruột. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, đại tiện phân lỏng có thể có máu, gày sút, có thể có sốt. Người bệnh cần đi khám sớm để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi trường hợp. Phương pháp điều trị thường được chỉ định là corticosteroid trong giai đoạn cấp hoặc thuốc ức chế miễn dịch, áp dụng liệu pháp sinh học hoặc phẫu thuật.

chức năng của ruột

6. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là bệnh ác tính, có thể xảy ra ở các vị trí đại tràng và trực tràng, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Ở Việt Nam, tỉ lệ tử vong do ung thư đại tràng đứng thứ 5 sau ung thư gan, phổi, ung thư dạ dày và u lympho. Khoảng 70% ung thư đại trực tràng xuất phát từ polyp tuyến và 25 – 30% là từ polyp răng cưa.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng:

    • Béo phì thừa cân
    • Ăn nhiều thịt đỏ, thịt qua bảo quản chế biến
    • Hút thuốc lá
    • Uống rượu
    • Lối sống ít vận động thể lực

Các khối u có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên đại trực tràng. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi, sinh thiết khi có tổn thương. Ung thư giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, vì vậy việc sàng lọc từ sớm là rất quan trọng. Ở giai đoạn muộn, bệnh có thể xuất hiện với những dấu hiệu bất thường sau đây:

    • Tiêu chảy
    • Táo bón
    • Phân có lẫn máu
    • Cảm giác đầy bụng, đau hoặc chướng bụng
    • Mệt mỏi
    • Sụt cân bất thường không rõ nguyên nhân

Phương pháp điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật. Kết quả phụ thuộc vào kích thước, vị trí khối u cũng như giai đoạn ung thư. Người từ 45-50 tuổi nên nội soi tầm soát định kỳ để phát hiện và cắt polyp sớm nhằm phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

bệnh lý về ruộtCác tế bào ác tính hình thành trong đại trực tràng gây ung thư

Cách phòng ngừa bệnh về ruột và cách bảo vệ ruột khỏe mạnh

Các bệnh lý về đường ruột có thể được ngăn ngừa hiệu quả thông qua một số biện pháp hữu ích sau đây:

    • Chế độ ăn: ăn nhiều rau và chất xơ, quả (hạn chế quả ngọt) đảm bảo đủ các thành phần: chất đạm, chất béo và tinh bột. Không nên ăn quá nhiều thịt đặc biệt là thịt đỏ, tăng cường chất đạm từ cá thay cho thịt. Uống/ ăn men vi sinh và các loại thực phẩm có lợi để tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột có sẵn trong thức ăn đó là sữa chua.
    • Tránh ăn/ uống các loại thực phẩm/ đồ uống có thể gây kích thích đường ruột, chẳng hạn như thức ăn nhiều gia vị, thức ăn nhiều dầu mỡ…
    • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ ngày
    • Kiểm soát căng thẳng bằng cách thiền, tập thái cực quyền, yoga, nghe nhạc…
    • Hạn chế uống đồ uống chứa cồn, caffeine, gas…
    • Đi khám bác sĩ và điều trị kịp thời nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường liên quan đến đường ruột như đau bụng, tiêu chảy táo bón, đi đại tiện ra máu, phân màu đen…
cách phòng bệnh về ruộtXây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh để bảo vệ sức khỏe đường ruột

Khoa Tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh Hà Nội và Thành phố hồ Chí Minh), Khoa Gan Mật Tụy , Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về đường Tiêu hóa, bệnh lý tụy tạng, bệnh về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến ruột, cấu tạo, chức năng, các bệnh lý có thể gặp phải và biện pháp bảo vệ ruột khỏe mạnh. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm.

Đường ruột của con người dài bao nhiêu mét?

Với kích thước của ruột non và ruột già ở trên thì cộng lại ruột người dài bao nhiêu? Nếu cộng tất cả các đoạn ruột lại thì tổng chiều dài ruột ở một người trưởng thành sẽ vào khoảng 7,5m. Điều này đồng nghĩa rằng, chiều dài của ruột gần gấp 4 lần so với chiều cao của một người trưởng thành.

Ruột trẻ em dài bao nhiêu?

+ Sơ sinh: ruột non còn lại< 50 cm (tuổi thai<36 tuần), < 72 cm đối trẻ đủ tháng. + Trẻ khác: ruột non còn lại< 75 cm (< 12 tháng) và < 100 cm ( > 12 tháng). Giảm sự bài tiết của ruột, làm chậm lưu thông ruột.

Ruột già là như thế nào?

Ruột già hay đại tràng là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa — chặng cuối cùng của ống tiêu hóa là hậu môn. Ruột già có độ dài trung bình khoảng 1,5m, tuy nhiên có người lại có ruột già dài tới 1,9m. Có sự chênh lệch này là bởi vào giới tính và cơ địa của từng người không giống nhau.

Ruột non có chiều dài bao nhiêu mét?

Theo đó chiều dài của ruột non ước tính dài khoảng 22 feet (~6,7 mét), trong khi đó đại tràng chỉ khoảng 4,9 feet (~1,5 m). Tuy nhiên chiều dài của đại tràng còn phụ thuộc vào giới tính cũng như kích thước của mỗi người. Chiều dài đại tràng trung bình của người Việt Nam là 1,48m.