Sau khi học bài Qua đèo Ngang em rút ra được bài học gì cho bản thân

Sau khi học bài Qua đèo Ngang em rút ra được bài học gì cho bản thân

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Vài nét về Bà Huyện Thanh Quan:

  • Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Nghi Tàm, nay thuộc Tây Hồ (Hà Nội)
  • Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh, Thái Bình), do đó bà mới được gọi là bà Huyện Thanh Quan.
  • Bà là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.
  • Sự nghiệp sáng tác: Bà sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật. Những tác phẩm của bà hiện còn lại 6 bài thơ Đường luật (gồm: Thăng Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, Chùa Trấn Bắc, Cảnh chiều hôm, Cảnh Trấn Võ, Qua Đèo Ngang).
  • Thơ bà trang nhã, mang nặng tâm trạng "hoài cổ".

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ ra đời vào khoảng thế kỉ XIX, trong lần đầu tiên bà xa nhà, xa quê, vào kinh đô Huế nhận chức "cung trung giáo tập" (dạy nghi lễ cho các cung nữ, phi tần theo chỉ dụ của nhà vua), dừng chân lại nơi đèo Ngang.

Sau khi học bài Qua đèo Ngang em rút ra được bài học gì cho bản thân

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Xuất xứ

Bài thơ nằm trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, NXB Văn hóa, Hà Nội.

Chủ đề

Bài thơ "Qua Đèo Ngang" cho thấy bức tranh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

Chữ viết

Chữ Nôm

Thể thơ

Thất ngôn bát cú Đường luật

  • Gồm tám câu, mỗi câu 7 chữ.
  • Gieo vần: cuối câu 1, 2, 4, 6, 8
  • Phép đối giữa câu 3 - 4, câu 5 - 6
  • Phối thanh bằng - trắc

Bố cục

Bài thơ được chia làm hai phần:

  • Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh Đèo Ngang
  • Phần 1 (2 câu thơ cuối): Tâm trạng của nhà thơ

NỘI DUNG [edit]

1. Cảnh Đèo Ngang

  • Thời gian: bóng xế tà (lúc trời đã về chiều, ánh nắng dần tắt, màn đêm dần buông xuống). Đây là thời khắc khép lại một ngày cũng là thời gian con người sum họp gia đình; thường gợi nỗi buồn man mác, nỗi nhớ nhà với những ai đang xa gia đình.
  • Không gian: vũ trụ bao la "trời non nước" gợi không gian mênh mông, cao rộng khiến nhà thơ cảm thấy cô đơn, lẻ loi giữa đất trời.
  • Sự vật: cỏ cây, hoa lá, đá (cỏ cây chen đá, lá chen hoa) được miêu tả bằng phép điệp từ động từ "chen" gợi lên khung cảnh thiên nhiên chen chúc, um tùm, chật chội, rợn ngập, trống vắng, quạnh hiu.
  • Câu ba và câu bốn:

        - Sử dụng phép đối giúp tạo nhịp điệu cân đối cho câu thơ:

              + Đối thanh (bằng trắc):

Câu 3

Lom

khom

dưới

núi

tiều

vài

chú

Thanh

B

B

T

T

B

B

T

Câu 4

Lác

đác

bên

sông

chợ

mấy

nhà

Thanh

T

T

B

B

T

B

B


              + Đối từ loại:

Từ loại

Tính từ

Giới từ

Danh từ

Danh từ

Lượng từ

Danh từ

Câu 3

Lom khom

dưới

núi

tiều

vài

chú

Câu 4

Lác đác

bên

sông

chợ

mấy

nhà

              + Đối cấu trúc câu: Cả hai câu đều cùng dạng câu đảo các thành phần, thứ tự: vị ngữ - trạng ngữ - chủ ngữ.

        - Con người được khắc họa bằng từ láy tượng hình "lom khom" và phép đảo ngữ "tiều vài chú" làm nổi bật vẻ vất vả, nhỏ bé, ít ỏi, gợi sự sống hiếm hoi ở nơi Đèo Ngang hoang vu này.

        - Cuộc sống con người hiện lên với vẻ thưa thớt qua từ láy "lác đác" và phép đảo ngữ "chợ mấy nhà" gợi sự vắng vẻ, thưa thớt; sự sống ấy bị chìm vào không gian hoang sơ, hoang vu, đìu hiu, rộng lớn của cảnh thiên nhiên Đèo Ngang.

        - Sử dụng phép đối:

              + Đối thanh (bằng trắc):

Câu 5

Nhớ

nước

đau

lòng

con

quốc

quốc

Thanh

T

T

B

B

B

T

T

Câu 6

Thương

nhà

mỏi

miệng

cái

gia

gia

Thanh

B

B

T

T

T

B

B

              + Đối từ loại:

Từ loại

Động từ

Danh từ

Động từ

Danh từ

Danh từ

Câu 5

Nhớ

nước

đau

lòng

con quốc quốc

Câu 6

Thương

nhà

mỏi

miệng

cái gia gia


              + Đối cấu trúc câu: Cả hai câu đều cùng dạng câu đảo các thành phần, thứ tự: vị ngữ - chủ ngữ.

        - Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật nhân hóa: con quốc  cũng đau lòng, nhớ nước; còn con chim đa đa lại rất thương nhà đến mức kêu mỏi miệng.

        - Sử dụng đảo ngữ: chủ ngữ "con quốc quốc", "cái gia gia" được đặt ở cuối câu thay vì ở đầu câu thơ để nhấn mạnh nỗi nhớ quê nhà, nhớ nước.

        - Sử dụng nghệ thuật chơi chữ đồng âm: từ "quốc" có nghĩa là nước, từ "gia" có nghĩa là nhà. Từ tượng thanh "quốc quốc" thể hiện cho nỗi nhớ nước và "gia gia"  thể hiện nỗi nhớ nhà da diết. Nhà thơ nhớ nước dù không xa nước là vì bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

Tiểu kết: Cảnh của Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người, nhưng còn hoang sơ. Cảnh được nhìn vào lúc chiều tà, lại với một tâm trạng cô đơn cho nên gợi cảm xúc buồn, vắng lặng. Âm thanh da diết, khắc khoải làm tăng thêm sự vắng lặng, hiu quạnh, não nùng; cũng là bộc lộ tâm trạng nhớ tiếc về quá khứ vàng son của đất nước, nỗi nhớ nhà khi phải xa quê.

2. Tâm trạng của tác giả

  • Câu thơ "Dừng chân đứng lại trời, non, nước" mở ra không gian mênh mông, rộng lớn. Nhà thơ dừng chân, trước mặt, xung quanh chỉ có trời, núi, sông nước. Có thể thấy, đây là vẻ đẹp thiên nhiên đất nước vô cùng hùng vĩ, bao la.
  • Đằng sau bức tranh thiên nhiên ấy là tâm trạng cô đơn của nhà thơ " Một mảnh tình riêng, ta với ta"Tương quan giữa cảnh trời, non, nước với cái "ta" - chỉ có một mình là tương quan đối lập, ngược chiều. "Trời, non, nước" bát ngát, rộng mở bao nhiêu thì "mảnh tình riêng" càng cô đơn, nặng nề, khép kín bấy nhiêu.

        - Cụm từ "ta với ta" là cụm từ bộc lộ độ cô  đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Nhà thơ không thể tâm sự nỗi buồn, nỗi đau của mình với ai mà chỉ là một mình mình biết, một mình mình hay.

\( \rightarrow \) Các con chữ câu kết đều mang một nỗi niềm đơn chiếc: "một - mảnh - tình - riêng - ta - ta".

Tiểu kết: Hai câu kết đã cực tả nỗi buồn thầm lặng cô đơn đến tột cùng của người lữ thứ. Đó là tâm trạng nhớ quê nhà, nhớ nước đã lên tới đỉnh điểm trở thành một mảnh tình riêng.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình làm nổi bật tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ.
  • Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm (lom khom, lác đác), từ tượng thanh (quốc quốc, gia gia) , nghệ thuật đối (câu 3, 4 và 5, 6), tương phản (giữa không gian thiên nhiên rợn ngợp với mảnh tình riêng đơn côi nhỏ bé), đảo ngữ (câu 3, 4 và 5, 6).

LIÊN HỆ [edit]

Phiên bản âm nhạc lấy ý tứ từ tác phẩm Qua đèo Ngang được ca sĩ Dật Hanh trình bày (thí sinh tham gia chương trình Sing my song (Bài hát hay nhất)  năm 2018).

style="font-size:large;"> 


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Sau khi học bài Qua đèo Ngang em rút ra được bài học gì cho bản thân

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế