Self identity là gì

Cách đây 2 năm trong một chuyến đi chơi vào mùa hè cùng đứa bạn thân, mình bất chợt thốt ra một câu: “Tao nghĩ tao đang bị identity crisis mày ạ” Nhìn mặt nó chưng hửng trong vòng 2 giây, mình lập tức tìm cách dịch cụm từ “identity crisis” sang tiếng Việt, nhưng suy nghĩ mãi mà không tìm ra được từ nào phù hợp, mình đành giải thích vòng vo cả mấy phút đồng hồ, nhưng kết quả mình vẫn không nghĩ cách giải thích của mình trong tiếng Việt có thể biểu đạt được hết những gì mình đang cảm thấy.

Cũng chính từ lúc đó, mình suy nghĩ về khái niệm “identity” nhiều hơn. Mỗi lần về nhà nói chuyện với mẹ, mình lại muốn nói rằng con bị “identity crisis”, nhưng vì mẹ không biết tiếng Anh nên ban đầu mình tạm dịch là “khủng hoảng nhân dạng”, rồi đến “khủng hoảng tính cách”, hay “rối loạn bản sắc”, nhưng lần nào nói xong mình đều sợ mẹ phát hoảng vì nghĩ mình bị rối loạn tâm lý hay khủng hoảng tâm thần gì đấy nên đành phải từ từ giải thích lại. Nói đi nói mãi thì chắc mẹ cũng hiểu, nhưng vì thiếu từ ngữ để biểu đạt một cách chính xác, mình lần lượt dùng những từ như “tính cách”, “các mặt khác nhau của con người”… mà thật ra không có từ nào mình cảm thấy hài lòng cả.

Hôm nay rảnh rỗi ngồi google “khái niệm identity trong tiếng việt” và đọc được một vài bài viết bình luận theo hướng học thuật thì mình mới biết không phải mình dốt tiếng Việt, mà thật ra khái niệm identity trong văn hoá Việt Nam cơ bản không tồn tại.

Bài viết định nghĩa:

“Bản sắc liên quan đến một cái gì đó thực và có thể nhận diện được bởi bất kì ai đó. Identity, ngược lại, là cái gì đó mà mọi người NGHĨ ra hoặc TƯỞNG TƯỢNG rằng đó là cái thật CỦA CHÍNH NÓ. Nó không tồn tại trong chính nó, mà là được chế dựng ra, được tưởng tượng ra hoặc được tạo tác ra.”

http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-nghien-cu-lch-s/576-dich-ban-sc-va-identity.html

Đây có lẽ là định nghĩa cơ bản nhất cho sự khác biệt giữa “bản sắc” (từ được dịch theo từ điển của identity) và identity. Tuy mình không đồng tình hoàn toàn với cách giải thích trên, mình nghĩ rằng đây là cách trình bày ngắn gọn, súc tích và gần gũi với sự thật nhất mà mình được nghe từ trước đến giờ.

Trong văn hoá Việt Nam, “bản sắc” luôn đi kèm với “dân tộc”, hoặc những danh từ mang tính tập thể. Người ta nói “bản sắc dân tộc”, “bản sắc khu vực”, “bản sắc vùng miền”, “bản sắc văn hoá”, chứ không ai nói “bản sắc cá nhân”, “bản sắc bản thân”. Vì thế bản sắc có thể nói là những giá trị, đặc điểm văn hoá chung và đặc trưng của một cộng đồng, được xây dựng và đã tồn tại qua nhiều thế kỉ, đóng vai trò quan trọng và cốt lõi trong việc duy trì sự gắn kết của cộng đồng đó qua thời gian.

Tuy nhiên, identity lại mang tính cá nhân nhiều hơn. Mỗi người đều sở hữu một identity khác nhau và identity của mỗi người được hình thành dựa vào những kinh nghiệm, tiếp xúc khác nhau của họ trong quá trình lớn lên. Điều quan trọng hơn nữa là identity của mỗi người đều có thể thay đổi vào bất kì lúc nào trong cuộc sống. Vì vậy mà trong tiếng Anh tồn tại những khái niệm khác nhau như: self-identity, cultural identity, national identity (gần nghĩa hơn với bản sắc dân tộc), gender identity… và thậm chí cả identity crisis.

Vì thế, mình cho rằng có một lỗ hổng khác biệt lớn trong văn hoá khi dịch identity là bản sắc. Văn hoá châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đề cao tính tập thể và chủ nghĩa dân tộc, trong khi văn hoá phương Tây đề cao cái tôi cá nhân và sự tự do dân chủ. Nói như thế không phải là nói văn hoá Việt Nam không dân chủ, nhưng vai trò của cá nhân trong văn hoá Việt không được đề cao, vì vậy từ trước đến nay chưa tồn tại “bản sắc cá nhân” bao giờ.

Tuy nhiên, trong xã hội toàn cầu hoá hiện nay, những cá nhân sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nhưng lại nhận được sự giáo dục của phương Tây như mình đều ít nhất trải nghiệm qua cảm giác “identity crisis”. Đó là cảm giác bất an và mất phương hướng khi bản thân trải qua những sự thay đổi trong nhận thức về các mặt khác nhau của cuộc sống. Đối với bản thân mình, identity crisis là cả một quá trình dài tìm kiếm những giá trị quan trọng nhất đối với bản thân. Đam mê? Gia đình? Quan hệ xã hội? Làm việc và cống hiến? Ở Mỹ mình suy nghĩ một kiểu, đầy đam mê, sẵn sàng thử thách, không ngại khó khăn, nhưng cũng đầy bất an. Nhưng mỗi lần về VN thì mình dường như thoát khỏi cái bong bóng đầy lý tưởng ấy, cảm giác an toàn và suy nghĩ thực tế hơn, không còn đặt cái tôi lên trước nữa mà thay vào đó là gia đình, bố mẹ, nhưng lại luôn cảm thấy tù túng và khao khát tự do. Mình chắc hẳn bạn nào đi du học cũng không ít thì nhiều trải qua những cảm giác tương tự, và quyết định của mỗi người phụ thuộc vào sự lựa chọn identity của họ: họ quan trọng những giá trị nào, họ muốn gì và chịu sự tác động của xã hội ra sao.

Do vậy, mình không hoàn toàn đồng ý với định nghĩa mà mình trích dẫn ở trên: “Identity, ngược lại, là cái gì đó mà mọi người NGHĨ ra hoặc TƯỞNG TƯỢNG rằng đó là cái thật CỦA CHÍNH NÓ”. Có lẽ so với bản sắc (dân tộc), identity không dễ nhận ra vì nó mang tính cá nhận hơn, tuy nhiên không có nghĩa là identity là thứ không tồn tại. Mọi người không NGHĨ hoặc TƯỞNG TƯỢNG ra identity, trên thực tế, identity của mỗi người luôn tồn tại và thay đổi song song với quá trình phát triển của mỗi con người, chỉ chẳng qua là người ta có suy nghĩ về nó hay không mà thôi. Hiện nay, xã hội Việt Nam chấp nhận nhiều sự ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, và vì thế identity của mỗi người ngày nay trở nên đa dạng hơn so với con người vài chục năm về trước. Thiết nghĩ, mặc dù ta nên bảo tồn những nét văn hoá cơ bản và giá trị cốt lõi của dân tộc, nhưng khi ta nói đến “bản sắc dân tộc”, ta cần thận trọng suy xét đến những thay đổi đang diễn ra để không áp đặt những giá trị cũ lên thế hệ trẻ hiện nay.

(Bài viết dựa trên ý kiến và trải nghiệm cá nhân chứ không mang tính nghiên cứu nào)

Bản sắc cá nhân (tiếng Anh: personal identity)[1] là một vấn đề trong triết học đề cập đến câu hỏi "Cái gì làm cho một cá nhân tại một thời điểm cũng chính là cá nhân đó ở một thời điểm khác?" hoặc là "Chúng ta thuộc về dạng nào?". Thuật ngữ "bản sắc" trong "bản sắc cá nhân" chỉ về bản sắc lượng ("numerical identity"). Nói chung, bản sắc cá nhân là bản sắc lượng duy nhất của một cá nhân theo thời gian[2][3], có nghĩa là, điều kiện cần và đủ để nói rằng một cá nhân tại một thời điểm này và một cá nhân ở một thời điểm khác là "như nhau", bất biến qua thời gian.

Self identity là gì

Cái gì làm cho một cá nhân bất biến từ thời điểm này đến thời điểm khác — làm cho một cá nhân cũng chính là cá nhân đó ở những thời điểm khác nhau?

Bản sắc lượng nói rằng X và Y là đồng nhất về số (lượng) chỉ có nghĩa là X và Y cùng là một thứ. Bản sắc cá nhân không phải là nhân cách, mặc dù một số thuyết về bản sắc cá nhân vẫn quan niệm rằng sự liên tục của nhân cách có thể là cần thiết cho một ai đó bất biến theo thời gian. Liên quan đến việc trả lời các câu hỏi về tính bất biến, như với điều kiện nào thì một cá nhân tiếp tục hoặc không tiếp tục tồn tại, các nhà triết học đương đại thường tìm cách trả lời trước tiên các câu hỏi về chúng ta thuộc về loại nào, là những câu hỏi nền tảng nhất.

Nhiều người cho rằng chúng ta là những động vật, hay sinh vật, nhưng nhiều người khác lại tin tưởng mãnh liệt rằng không cá nhân nào có thể tồn tại mà không có các đặc điểm tinh thần, như ý thức. Vì một sinh vật có thể tồn tại mà không cần có ý thức, cả hai quan điểm này đều không đúng (nếu chúng ta là những sinh vật thì chúng ta có thể tồn tại mà không có ý thức; nhưng nếu chúng ta không thể tồn tại mà không có ý thức thì chúng ta không phải là sinh vật). Do vậy, để xác định các đặc điểm (ví dụ như ý thức) ấy có cốt yếu đối với sự tồn tại liên tục của một cá nhân hay không, cần thiết trước tiên phải hỏi chúng ta là dạng nào.

Søren Kierkegaard, Philip K. Dick, Daniel Kolak, Gottlob Frege, Derek Parfit, Anthony Quinton, David Wiggins, Sydney Shoemaker, Bernard Williams, Peter van Inwagen, Carl Jung, Erik Erikson, Hugo Münsterberg, Wilhelm Wundt, Paul Ricœur, James Marcia, Mario Rodríguez Cobos

  1. ^ Personal Identity [Internet Encyclopedia of Philosophy]
  2. ^ Personal Identity (Stanford Encyclopedia of Philosophy)
  3. ^ Identity (Stanford Encyclopedia of Philosophy)

Nguồn sơ cấp

  • John Locke, Of Ideas of Identity and Diversity
  • Thomas Reid, "Of identity. Of Mr. Locke's account of our personal identity". In Essays on the Intellectual Powers of Man. Reprinted in John Perry (ed.), Personal Identity, (2008)
  • J. Butler, Of personal identity. Reprinted in John Perry (ed.), (2008).
  • Søren Kierkegaard, Either/Or
  • Søren Kierkegaard, The Sickness Unto Death
Nghiên cứu
  • Vere Claiborne Chappell, The Cambridge Companion to Locke. Cambridge University Press, 1994. 343 pages. ISBN 0-521-38772-8
  • Shaun Gallagher, Jonathan Shear, Models of the Self. Imprint Academic, 1999. 524 pages. ISBN 0-907845-09-6
  • Brian Garrett, Personal Identity and Self-Consciousness. Routledge, 1998. 137 pages. ISBN 0-415-16573-3
  • James Giles, No Self to be Found: the Search for Personal Identity. University Press of America, 1997.
  • J. Kim & E. Sosa, A Companion to Metaphysics. Blackwell, 1995, Page 380, "persons and personal identity".
  • G Kopf, Beyond Personal Identity: Dogen, Nishida, and a Phenomenology of No-Self. Routledge, 2001. ISBN 0-7007-1217-8
  • E. Jonathan Lowe, An Introduction to Philosophy of the Mind. Cambridge University Press, 2000.
  • E. Jonathan Lowe, The Possibility of Metaphysics: Substance, Identity, and Time. Oxford University Press, 2001. 288 pages. ISBN 0-19-924499-5
  • E. Jonathan Lowe, A Survey of Metaphysics. Oxford University Press, 2002, chapters 2,3, 4.
  • Harold W. Noonan, Personal Identity. Routledge, 2003. 296 pages. ISBN 0-415-27315-3
  • Eric Todd Olson, The Human Animal: Personal Identity Without Psychology. Oxford University Press, 1997. 189 pages. ISBN 0-19-513423-0
  • H. B. Paksoy, Identities: How Governed, Who Pays? ISBN 0-9621379-0-1
  • Derek Parfit, Reasons and Persons, part 3.
  • John Perry (ed.), Personal Identity. Berkeley: University of California Press, 2008 (2nd edition; first edition 1975).
  • John Perry, Identity, Personal Identity, and the Self. Indianapolis, Hackett, 2002.
  • John Perry, A Dialogue on Personal Identity and Immortality. Indianapolis, Hackett, 1978. ISBN 0-915144-53-0
  • A. E. Pitson, Hume's Philosophy of the Self. Routledge, 2002. 224 pages. ISBN 0-415-24801-9
  • Mark Siderits, Personal Identity and Buddhist Philosophy. Ashgate Publishing, Ltd., 2003. 231 pages. ISBN 0-7546-3473-6
  • Marc Slors, The Diachronic Mind. Springer, 2001. 234 pages. ISBN 0-7923-6978-5

  • N Agar, Functionalism and Personal Identity. Nous, 2003.
  • E J Borowski, Diachronic Identity as Relative Identity. The Philosophical Quarterly, 1975.
  • SD Bozinovski, Self-Neglect Among the Elderly: Maintaining Continuity of Self. DIANE Publishing, 1998. 434 pages. ISBN 0-7881-7456-8
  • Andrew Brennan, Personal identity and personal survival. Analysis, 42, 44-50. 1982.
  • M. Chandler, C. Lalonde, B. W. Sokol, D. (Editor) (eds.) Personal Persistence, Identity Development, and Suicide. Blackwell Publishing, 2003. ISBN 1-4051-1879-2
  • WE Conn, Erikson’s "identity": an essay on the psychological foundations of religious ethics.
  • J Copner,The Faith of a Realist. Williams and Norgate, 1890. 351 pages.
  • Fields, Lloyd (1987). “Parfit on personal identity and desert”. Phil Quarterly. 37: 432–441. doi:10.2307/2219573.
  • Foulds, GA (tháng 8 năm 1964). “PERSONAL CONTINUITY AND PSYCHO-PATHOLOGICAL DISRUPTION”. Br J Psychol. 55: 269–76. doi:10.1111/j.2044-8295.1964.tb00910.x. PMID 14197795.
  • Garrett, Brian (1990). “Personal identity and extrinsicness”. Mind. 97: 105–109.
  • W Greve, K Rothermund, D Wentura, The Adaptive Self: Personal Continuity and Intentional Self-development. 2005.
  • J Habermas, The paradigm shift in Mead. In M. Aboulafia (Ed.), Philosophy, social theory, and the thought of George Herbert Mead 1991. Albany, NY: State University of New York Press.
  • GF Hellden, Personal Context and Continuity of Human Thought: Recurrent Themes in a Longitudinal Study of Students' Conceptions.
  • J Jacobson, Islam in Transition: Religion and Identity Among British Pakistani Youth. Routledge, 1998. 177 pages. ISBN 0-415-17085-0
  • M Kapstein, (Review) Collins, Parfit, and the Problem of Personal Identity in Two Philosophical Traditions. Philosophy East and West, 1986.
  • Christine M. Korsgaard, Personal Identity and the Unity of Agency: A Kantian Response to Parfit. Philosophy and Public Affairs, Vol. 18, No. 2 (Spring, 1989), pp. 101-132.
  • JC LaVoie, Ego identity formation in middle adolescence. Journal of Youth and Adolescence, 1976.
  • Michael Metzeltin, Wege zur Europäischen Identität. Individuelle, nationalstaatliche und supranationale Identitätskonstrukte, Berlin, Frank & Timme, 2010. 285 pages. ISBN 978-3-86596-297-3
  • D Mohr, Development of attributes of personal identity. Developmental Psychology, 1978.
  • Parfit, Derek (1971). “Personal identity”. Philosophical Review. 80 (1): 3–27. doi:10.2307/2184309.
  • R W Perrett, C Barton, Personal Identity, Reductionism and the Necessity of Origins. Erkenntnis, 1999.
  • P. Ricoeur, Soi-même comme un autre, 1990. Paris:Seuil. (en: Oneself as another)
  • Robinson, John (1988). “Personal identity and survival”. Journal of Philosophy. 85: 319–328. doi:10.2307/2026722.
  • B Romero, Self-maintenance therapy in Alzheimer's disease. Neuropsychological Rehabilitation, 2001.
  • BM Ross, Remembering the Personal Past: Descriptions of Autobiographical Memory. Oxford University Press, 1991. ISBN 0-19-506894-7
  • S Seligman, RS Shanok, Subjectivity, Complexity and the Social World. Psychoanalytic Dialogues, 1995.
  • JM Shorter, More About Bodily Continuity and Personal Identity. Analysis, 1962.
  • J Sully, Illusions: A Psychological Study. Appleton, 1881. 372 pages.
  • DG Thompson, The Religious Sentiments of the Human Mind. 1888.
  • Michel Weber, « Process and Individuality » in Maria Pachalska and Michel Weber (eds.), Neuropsychology and Philosophy of Mind in Process. Essays in Honor of Jason W. Brown, Frankfurt / Lancaster, Ontos Verlag, 2008, pp. 401-415.
  • Bernard Williams, Bodily Continuity and Personal Identity. Analysis, 1960.
  • Bernard Williams, The Self and the Future, in Philosophical Review 79, 1970.

  • Daniel Dennett, Where am I?
  • Roots, Identity, Nationality A brief critical analysis of the concept of identity
  • Phineas Parkhurst Quimby on Personal Identity
  • Max More, The Diachronic Self: Identity, Continuity, Transformation.
  • Vakhtangi Makhniahvilim Parfit and Whitehead on personal identity.
  • Personal Identity, Reductionism and the Necessity of Origins. Erkenntnis. Volume 51, Numbers 2-3 / November 1999.
  • V. Chappell, Locke on Consciousness. philosophy.fas.nyu.edu.
  • James Giles, The No-Self Theory: Hume, Buddhism, and Personal Identity, Philosophy East and West, 1993.
  • The Unity of Consciousness. science.uva.nl.
  • D. Cole, Artificial intelligence and personal identity. Synthese, 1991.
  • Nervous system development -- network origins. benbest.com.
  • 'Brain Death and Technological Change:  Personal Identity, Neural Prostheses and Uploading'
  • Forum on Personal Identity
  • The Immateriality of the Soul and Personal Identity
  • 'Personal Identity and the Methodology of Imaginary Cases'
  • Personal Identity Syllabus — 'The Metaphysics of Persons'
  • PHI 330 Homepage — Metaphysics
  • PHL 242-442 — Metaphysics
  • 'Staying Alive   The Personal Identity Game
  • Tannsjo, Torbjorn — 'Morality and Personal Identity'
  • Topics in Metaphysics — Personal Identity
  • 20th WCP:  Persons and Personal Identity
  • The Duplicates Paradox by Ben Best; theories about the problem of personal continuity.
  • William H. Swatos, Jr. (Editor), Identity. Encyclopedia of Religion and Society.
  • Ego identity formation in middle adolescence. springerlink.com.
  • Personal Identity & Immortality'. individual.utoronto.ca.
  • John Locke on Personal Identity.
  • Persons, Animals, And Bodies.

  • Olson, Eric T. “Personal Identity”. Trong Zalta, Edward N. (biên tập). Stanford Encyclopedia of Philosophy.
  • Personal Identity - bài viết của Carsten Korfmacher trên Internet Encyclopedia of Philosophy

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bản_sắc_cá_nhân&oldid=67115997”