So sánh cổng trục với cầu trục năm 2024

Cầu trục và cổng trục, đều di chuyển linh hoạt trên đường ray có sẵn, xe con (palang) di chuyển trái – phải được trên dầm chính.

So sánh cổng trục với cầu trục năm 2024

Cầu trục dầm đơn

Điểm khác nhau giữa: Cầu trục – Cổng trục

  • Cầu trục là loại thiết bị có đường ray đặt trên cao nhà xưởng, hệ đường ray của cổng trục lại được thiết kế nằm dưới mặt đất.
  • Hệ điện dọc cho cầu trục thường là dùng ray điện an toàn 3P, hệ cấp điện cho cổng trục dạng sau (Rulô quấn nhả cáp kiểu đối trọng hoặc rulo điện, rulo lò xo hoặc điện dọc sâu đo tăng đơ cáp mềm)
  • Với cầu trục thì hệ ray được đặt trên dầm đỡ ray, dưới dầm đỡ là hệ vai cột, khung nhà xưởng. Hệ ray của cổng trục lại được đặt trên nền nhà xưởng, phía dưới ray là hệ móng bê thông cốt thép.
  • Cầu trục được lắp đặt bên trong nhà xưởng, cổng trục thường hoạt động ngoài trời.
  • Cổng trục có nhiều biến thể hơn so với cầu trục (Cổng trục dầm đơn, cổng trục dầm đôi, cổng trục chân dê, cổng trục container, cổng trục đẩy tay,…)

So sánh cổng trục với cầu trục năm 2024

Cổng trục dầm đôi chất lượng

Mỗi loại thiết bị nâng hạ đều có chức năng hoạt động giống nhau, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi nhà xưởng, nhà máy, kho bãi mà chúng ta lựa chọn loại cầu trục hay cổng trục cho phù hợp. Hoặc có thể kết hợp cả hai.

Nhìn chung cầu trục và cổng trục là khá giống nhau, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt rõ ràng về hai loại máy trục này. Cùng phân biệt sự khác nhau giữa chúng.

Trước hết hãy xem cầu trục là gì?

– Là một loại máy trục kiểu cầu có thể di chuyển trên đường ray đặt trên cao dọc theo nhà xưởng.

– Xe con mang hàng di chuyển trên kết cấu thép kiểu cầu.

– Bằng sự phối hợp giữa các chuyển động, máy có thể dịch chuyển vật đến bất cứ vị trí nào trong không gian làm việc của nó

So sánh cổng trục với cầu trục năm 2024

Cầu trục vận chuyển hàng hóa trong nhà máy

Tiếp đến tìm hiểu về cổng trục là gì?

– Cổng trục cũng là một loại máy trục có kết cấu thép như khung cổng. Tùy vào kết cấu thép, mục đích sử dụng mà cổng trục có loại công xôn hay không.

– Là thiết bị nâng hạ sử dụng để nâng hạ hàng hóa, di chuyển xe con mang hàng, di chuyển cổng trục.

– Cổng trục được ứng dụng rỗng rãi trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng dầm cầu, các công trình thủy điện, thủy lợi, xây dựng quốc phòng, phục vụ trong các phân xưởng nhà máy cơ khí sửa chữa đóng tàu, sử dụng xếp dỡ hàng hóa tại các cảng biển, cảng sông, các nhà máy phân xưởng sản xuất kết cấu bê tông cốt thép.

So sánh cổng trục với cầu trục năm 2024

Cổng trục nâng hạ các khối bê tông

Như vậy có thể phân biệt cầu trục và cổng trục như sau:

– Cổng trục thì cố định còn cầu trục thì cơ động hơn do di chuyển được trên đường ray.

– Cổng trục chỉ nâng và hạ còn cầu trục lại có thể di chuyển sang bên do có xe con

Mỗi loại máy trục trên đều có những đặc điểm và chức năng quan trọng như nhau. Tùy vào mục đích sử dụng của mỗi nhà máy phân xưởng, các công trình mà chúng ta lựa chọn loại cổng trục hay cầu trục, có thể là cả hai.

Bán cổng trục và cổng trục đều là thiết bị nâng hạ, di chuyển vật nặng phổ biến ngày nay. Thế nhưng hai thiết bị này lại có thiết kế khác biệt đôi chút. Điểm khác nhau giữa hai thiết bị này như thế nào? Ứng dụng thực tế ra sao? Hãy cùng HKD tìm hiểu chi tiết qua bài viết nhé!

Bán cổng trục và cổng trục là gì?

- Từ tên gọi đã có thể thấy được cổng trục và bán cổng trục có khá nhiều điểm chung. Khái niệm của hai thiết bị này được chi tiết trong Thông tư 52/2016/TT-BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục.

- Cụ thể, Thông tư 52 nêu rõ: “Cổng trục là loại máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và di chuyển tải trọng trong không gian, tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác có dầm cầu tựa trên ray bằng các chân cổng.” Trong khi đó, bán cổng trục lại hơi khác đôi chút.

So sánh cổng trục với cầu trục năm 2024

Bán cổng trục dầm đơn 2 tấn khẩu độ ngang 7 mét tại HKD

“Bán cổng trục là loại máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và di chuyển tải trọng trong không gian, tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác có dầm cầu tựa trực tiếp trên đường ra ở một đầu và dựa trên chân cổng ở đầu kia.”

So sánh về thiết kế và cấu tạo của cổng trục, bán cổng trục

- Thực chất, xét về cấu tạo thì cổng trục và bán cổng trục giống nhau khi đều sở hữu những bộ phận gồm dầm chính, đường chạy ray di chuyển, pa lăng, chân cổng trục, bánh xe, thiết bị neo giữ cổng trục trong điều kiện không làm việc… Điểm khác biệt chủ yếu đến từ thiết kế của hai thiết bị nâng hạ - di chuyển vật nặng này.

- Theo đó, cổng trục được tạo nên bởi các chân cổng kết hợp với dầm chính vắt ngang ở phía trên cao. Số lượng chân cổng trục là số chẵn, đối xứng với nhau. Thông thường là loại 2 chân cổng hoặc 4 chân cổng. Mục đích là để phân tán đều trọng lực của vật nặng khi thiết bị hoạt động.

So sánh cổng trục với cầu trục năm 2024

Cổng trục dầm đơn 2 tấn khẩu độ ngang 7 mét

- Dầm chính vắt ngang phía trên cao tạo thành hình ảnh của một chiếc cổng nên thiết bị được gọi là cổng trục. Trong khi đó bán cổng trục là thiết bị có một chân. Thiết bị chỉ có một đầu giàn thép lắp đặt trực tiếp với chân cổng. Đầu kia đặt tựa và lăn trên đường ray như một bên của cầu trục.

- Xét đến cùng thì bán cổng trục cũng là một loại cổng trục (nửa cổng trục, nửa cầu trục). Vì vậy cấu tạo, phương thức hoạt động, cách lắp đặt gần như giống hệt nhau. Điểm khác biệt duy nhất là thiết bị có kết cấu một bên chân cổng thay vì hai bên chân cổng hoặc 4 chân đối xứng như cổng trục thông thường. Ngoài bán cổng trục còn có cổng trục chữ A, cổng trục đẩy tay, cổng trục có công soon một bên, cổng trục có công soon hai bên, cổng trục một chân cứng một chân mềm…

.jpg)

Bán cổng trục dầm đơn 2 tấn chiều cao nâng hạ 6 mét

Phương thức hoạt động của cổng trục và bán cổng trục

- Cấu tạo giống nhau, thiết kế có phần tương tự nên phương thức hoạt động của cổng trục và bán cổng trục cũng không có sự khác biệt. Trên thị trường hiện nay đa số là cổng trục – bán cổng trục một dầm. Tức là thiết bị có duy nhất một dầm chính có kết cấu hình chữ I hoặc hình dầm hộp.

- Trường hợp khách hàng có nhu cầu nâng hạ hàng hóa trọng lượng lớn đến cực lớn thì có thể chọn cổng trục dầm giàn hoặc cổng trục dầm đôi. Bộ phận dầm chính được treo bởi các đòn treo, đòn khung và liên kết với chân của cầu trục bằng bu lông. Chân cổng trục cũng liên kết với dầm biên (chân chạy) bằng bu lông.

.jpg)

Cổng trục dầm đơn 5 tấn do HKD cung cấp và lắp đặt

- Pa lăng được lắp đặt bên cánh dưới của dầm chính (cổng trục dầm đơn) hoặc đặt ngồi theo kiểu blog bên trên dầm chính. Pa lăng có nhiệm vụ neo giữ để nâng hạ, di chuyển hàng hóa, vật nặng hoạt động theo đường chạy ray di chuyển tới vị trí mà kỹ thuật viên điều khiển. Từ đó giải phóng sức người, gia tăng hiệu suất làm việc với hàng hóa trọng lượng đơn vị tấn, kích thước cồng kềnh.

Ứng dụng của cổng trục và bán cổng trục

- Cổng trục và bán cổng trục có nhiệm vụ giống nhau khi đều hỗ trợ vận chuyển, nâng hạ hàng hóa có tải trọng lớn mà không tốn nhiều công sức, thời gian. Cả hai thiết bị đều sở hữu kết cấu chắc chắn, hoạt động sắp xếp, vận chuyển hàng hóa linh hoạt, độ chính xác cao.

- Cổng trục ứng dụng đa dạng từ công trình trong nhà cho đến ngoài trời. Trong đó phổ biến hơn cả là sử dụng trong các bến bãi, kho hàng, cảng biển… Trong khi đó bán cổng trục lại sở hữu tải trọng đa dạng, khẩu độ ngang từ 5 – 30 mét, chiều cao nâng có thể đạt 15 đến 20 mét.

So sánh cổng trục với cầu trục năm 2024

Bán cổng trục dầm đơn HKD

So sánh cổng trục với cầu trục năm 2024

Cổng trục dầm đôi 3 tấn do HKD cung cấp

- Thiết bị chủ yếu ứng dụng trong các nhà máy và kho bãi. Điển hình như cơ sở đóng tàu, nhà máy sản xuất cơ khí, nhà máy sản xuất sắt thép, cơ sở sản xuất bê tông, nhà máy thủy điện… Nói chung ứng dụng của cổng trục và bán cổng trục tương tự nhau.

- Đặc điểm về mặt thiết kế góp phần hỗ trợ cho thiết bị khi hoạt động. Bán cổng trục có thể tận dụng công trình sẵn có để thay thế cho một bên chân cổng trục. Tuy nhiên không phải công trình nào cũng hỗ trợ như vậy. Trong trường hợp đó cổng trục mới là lựa chọn hoàn hảo nhất.