Sự khác nhau giữa tài chính và lưu thông hàng hoá

Các chức năng của tiền tệ

Quan điểm của K.Marx:tiền tệ bao gồm 5 chức năng:Chức năng thước đo giá trị, Chức năng phương tiện lưu thông, Chức năng phương tiện thanh toán, Chức năng phương tiện dự trữ, Chức năng tiền tệ thế giới.

Phân biệt tài chính và tiền tệ

Sự khác nhau giữa tài chính và lưu thông hàng hoá
Phân biệt tài chính và tiền tệ

Thị trường tài chính là một thị trường nơi các nhà đầu tư kinh doanh các công cụ tài chính. Nó cung cấp một phương tiện để phân bổ tiết kiệm để đầu tư. Trong thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính cực kỳ thanh khoản được giao dịch, tức là các công cụ tiền tệ có tính chất ngắn hạn được xử lý. Có thể phân biệt tài chính và tiền tệ với các ý như sau:

Khái niệm tài chính và tiền tệ

Sự khác nhau giữa tài chính và lưu thông hàng hoá
Tài chính- Tiền tệ

  • Trong kinh tế học, tài chính được hiểu là “ công việc quản lý tiền tệ”. Đối với một quốc gia, như Việt Nam chẳng hạn, công việc này được giao cho Bộ Tài chính.
  • Dưới góc nhìn kinh tế học, “tiền” hoặc “ tiền tệ” được hiểu là bất cứ cái gì; phương tiện nào được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện trao đổi.

Phân loại và chức năng của tài chính và tiền tệ

Công việc tài chính của một nhà nước có nhiệm vụ điều phối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các đơn vị kinh tế; quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian (như ngân hàng, quỹ tiền tệ) với các tổ chức kinh tế phi tài chính; quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế với nhau; và quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các nước khác nhau (quan hệ tài chính quốc tế). Tài chính có chức năng phân phối quỹ tiền tệ và giám sát; kiểm tra quá trình vận động của các nguồn tài chính và việc sử dụng các quỹ tiền tệ.

Tiền được phân thành 2 loại: (1) Tiền không có giá trị cố hữu (còn gọi là tiền pháp định); đó là tiền giấy và (2) Tiền có giá trị cố hữu: ví dụ là vàng, bạc,…. Tiền thực hiện ba chức năng là: phương tiện trao đổi, bảo tồn giá trị và là phương tiện hạch toán tài chính.

Tổng khối lượng tiền hiện có trong nền kinh tế được gọi là “ cung tiền” còn khối lượng tiền cần có gọi là “cầu tiền” (thế cân bằng của cung- cầu tiền tệ). Tiền giấy (tiền pháp định) có thể bị lạm phát (inflation). Sự lạm phát tiền giấy xảy ra khi có sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Ngược lại, hiện tượng mức giá chung liên tục giảm được gọi là giảm phát (deflation).

Đọc thêm: CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Bản chất của tài chính và tiền tệ

Sự khác nhau giữa tài chính và lưu thông hàng hoá
Phân biệt tài chính và tiền tệ

Tiền tệ là phương tiện thanh toán trong nền kinh tế : hóa tệ( vàng, bạc, kim loại quý); tín tệ (tiền giấy, tiền kim loại); bút tệ (tiền gửi ngân hàng như séc, thẻ tín dụng); tiền điện tử,…

Tài chính: là việc chuyển vốn (tiền tệ) từ người cho vay tới người đi vay; từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn

Tài chính là nghiệp vụ cho vay và đi vay, nhận gửi tiền; và tiền tương đương tiền đối với ngân hàng; hoặc là quá trình chi tiêu, xuất tiền, hoặc tiền tương đương tiền- nhập tiền,… cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp

Tiền tệ là 1 hàng hóa đặc biệt: có chức năng lưu thông, là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận ( có nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ.

Xem thêm PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Các đặc điểm khác nhau khác của tài chính và tiền tệ

Sự khác nhau giữa tài chính và lưu thông hàng hoá
Phân biệt tài chính- tiền tệ

Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập; phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế; nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.

Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung; được tách ra khỏi hàng hóa một cách tự phát; ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong các hình thái xã hội cổ xưa; khi sản xuất hàng hóa chưa phát triển; vai trò của tiền tệ do nhiều hàng hóa thực hiện (da thú, ngũ cốc, súc vật); dần dần vai trò đó chuyển đổi dần và tiền tệ thay thế các hàng hóa đó cho đến ngày nay.

Mục lục

  • 1 Sự ra đời
    • 1.1 Sự ra đời do sản xuất hàng hóa và tiền tệ
    • 1.2 Sự ra đời do sự xuất hiện nhà nước
  • 2 Các mối quan hệ tài chính
    • 2.1 Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước
    • 2.2 Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính
    • 2.3 Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
    • 2.4 Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
  • 3 Bản chất của tài chính
  • 4 Chức năng của tài chính
    • 4.1 Chức năng huy động
    • 4.2 Chức năng phân phối
      • 4.2.1 Khái niệm
      • 4.2.2 Đối tượng phân phối
      • 4.2.3 Chủ thể phân phối
      • 4.2.4 Kết quả phân phối
      • 4.2.5 Đặc điểm của phân phối
      • 4.2.6 Quá trình phân phối
    • 4.3 Chức năng giám sát
  • 5 Hệ thống tài chính
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

1. Lưu thông tiền tệ là gì?

Lưu thông tiền tệtrong tiếng Anh làCurrency in circulation.

Lưu thông tiền tệ là tính chất lưu thông trên thị trường nhằm định giá cho hàng hóa, dịch vụ. Phản ánh sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế trong quy luật của nó. Tính chất lưu thông được thực hiện tư do theo nhu cầu của các chủ thể tham gia trong thị trường. Tuy nhiên, tiền tệ được phát hành bởi quốc gia nên được quản lý và giám sát với những mục đích lưu thông cụ thể. Các tính chất lưu thông được hình thành trước tiên thông qua phát hành tiền mặt. Trong tiến bộ và phát triển công nghệ và kỹ thuật, các lưu thông không dùng tiền mặt được sử dụng.

Với chức năng của tiền tệ là phương tiện trao đổi. Nhằm thực hiện việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nhu cầu cơ bản. Các trao đổi được tiến hành không ngang bằng cần thiết một đơn vị tiền tệ trong quy đổi giá trị. Và thành toán các khoản nợ giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Khi giá trị tiền tệ được xác định, con người có thể định giá trị cho các nghĩa vụ cần thực hiện. Đó cũng chính là ý nghĩa giúp tiền tệ mang lại giá trị trong nền kinh tế. Lưu thông tiền tệ là cách thức tác động và mang đến hiệu quả trong hoạt động hay phát triển kinh tế.

– Lưu thông bằng tiền mặt.

Lưu thông bằng tiền mặt là cách thức lưu thông vật lý với các nhu cầu trong lưu thông. Khi sự vận động của tiền mặt bao gồm giấy bạc ngân hàng, tiền đúc bằng kim loại được phát hành và lưu thông. Ở nhiều quốc gia, hình thức tiền đúc vẫn được tham gia trong giao dịch. Với các sự vận động này nhằm thực hiện việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, thanh toán nợ. Đảm bảo cho các nhu cầu trong trao đổi đa dạng hàng hóa. Cũng như thực hiện các quy đổi không ngang bằng. Các giá trị có thể được phản ánh thông qua các giao dịch trên thị trường.

Với ý nghĩa ngày càng được thể hiện từ tiền tệ, nhiều người có xu hướng tìm kiếm nhiều hơn tiền tệ thông qua tìm kiếm lợi nhuận hay lao động.Nói cách khác, lưu thông bằng tiền mặt khi hàng hóa dịch vụ và tiền tệ xuất hiện đồng thời trong lưu thông trên thị trường trao đổi. Tính chất của giao dịch phản ánh nhu cầu đồng thời của bên mua, bên bán hay các quan hệ tương tự khác. Đảm bảo cho tính chất giữa cán cân cung cầu trên thị trường.

Với tiền mặt phản ánh nhu cầu được thực hiện dễ dàng. Khi các nhu cầu có thể được thực hiện hầu hết có thể lựa chọn thanh toán tiền mặt. Cá đảm bảo trong quản lý, điều phối hay quy định nghiêm ngặt khác của Chính phủ. Từ đó mà các giá trị của tiền tệ có thể được đảm bảo ổn định. Đáp ứng tốt các nhu cầu thường xuyên của con người mà không tạo ra nhiều biến động.

– Lưu thông không bằng tiền mặt.

Hình thức lưu thông này được thực hiện khi những tiến bộ thị trường được hình thành. Như việc ứng dụng các công nghệ hay nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Vẫn với các ý nghĩa cơ bản của lưu thông và nhu cầu của người sử dụng trên thị trường. Các lưu thông không bằng tiền mặt khi tiền thực hiện chức năng phương tiện trao đổi. Tuy nhiên nó mang đến một ý nghĩa thuận tiện và hữu hiệu khác. Nhằm thực hiện mua bán hàng hóa, dịch cụ thanh toán nợ nhưng bằng các công cụ sử dụng đồng tiền ghi sổ (tiền gửi có thể phát séc) ở các ngân hàng như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán…

Xem thêm: Tiền tệ là gì? Phân tích bản chất và các chức năng của tiền tệ?

Các giá trị của tiền tệ được phản ánh dưới các con số. Chủ sở hữu vẫn có các quyền thực hiện trong giao dịch bình thường. Ngoài ra, việc thực hiện nhu cầu chuyển đổi ra tiền mặt cũng được đáp ứng. Tính chất ghi sổ cần thiết có sự giám sát hay quản lý chật chẽ hơn. Hiện nay ở Việt nam, chỉ ngân hàng được nhà nước giao cho quyền hạn và trách nhiệm này. Đảm bảo cho các giao dịch được thực hiện hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trung ương trong việc quản lí và điều tiết lượng tiền cung ứng… Giảm đáng kể các chi phí lưu thông tiền mặt: in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng gói…

Ngoài ra các tính chất tội phạm công nghệ cao có thể mang đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Do đó cần thiết xây dựng những bảo mật tạo an toàn và tin cậy cho chủ sở hữu. Cũng như mang đến uy tín và chất lượng cho hoạt động nghiệp vụ được ngân hàng thực hiện.