Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu Informational năm 2024

Nhằm trang bị các kiến thức cơ bản về kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu, nâng cao chất lượng công tác sơ cấp cứu ban đầu và phòng tránh tai nạn thương tích trong Nhà Thiếu nhi, sáng ngày 14/9/2023, Nhà Thiếu nhi Quận 10 phối hợp cùng Hội chữ thập đỏ Quận 10 tổ chức Lớp Tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu và phòng chống thảm hoạ, cho cán bộ, cộng tác viên, giáo viên Nhà Thiếu nhi Quận 10.

Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu	Informational năm 2024

Trong buổi tập huấn, Thạc sỹ Trần Viết Tuấn – Tập huấn viên cấp Quốc gia về sơ cấp cứu, giảng viên Trung tâm Huấn luyện Sơ cấp cứu và Phòng chống thảm hoạ thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn các anh, chị về tầm quan trọng của sơ cấp cứu ban đầu (trong đó thời gian là điều tối quan trọng), đồng thời được hướng dẫn thực hành xử trí sơ cấp cứu ban đầu và phòng tránh các tình huống tai nạn thương tích như: kỹ thuật di chuyển nạn nhân khẩn cấp; sơ cứu dị vật, tắt đường thở; sơ cứu ngừng thở, ngừng tim; sơ cứu chảy máu - sốc; sơ cứu các vết thương phần mềm, băng bó vết thương; sơ cứu gãy xương, kỹ thuật vận chuyển nạn nhân an toàn; sơ cứu bỏng; sơ cứu điện giật; sơ cứu đuối nước,…

Buổi tập huấn diễn ra trong không khí trao đổi sôi nổi, cởi mở giữa báo cáo viên và cán bộ, cộng tác viên, giáo viên Nhà Thiếu nhi; thông qua buổi tập huấn đã giúp trang bị các kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu, hạn chế tai nạn thương tích xảy ra trong Nhà Thiếu nhi nói riêng và trong cuộc sống hàng ngày nói chung.

Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu	Informational năm 2024

Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu	Informational năm 2024

Ghi rõ nguồn "Website Nhà Thiếu Nhi Quận 10 - https://nhathieunhiquan10.com" khi phát hành lại thông tin từ website này

Nạn nhân có bị chấn thương không? Nạn nhân có bị chấn thương cột sống không? Nếu có nên hạn chế di chuyển nạn nhân.

  • Nạn nhân có bị sốc tâm lý không?
  • Nếu có nhiều nạn nhân, cần xác định nhanh tình trạng của họ, ai là người cần được hỗ trợ trước tiên. Bước 2. Lập kế hoạch(3)
  • Gọi trợ giúp y tế (cấp cứu 115, bệnh viện, trung tâm y tế) hoặc gọi trợ giúp từ những người xung quanh.
  • Lập kế hoạch, những gì bạn định làm dựa trên những nhận định ban đầu về tình trạng của nạn nhân (xem lại bước 1: nhận định).
  • Tiến hành sơ cấp cứu cho đến khi có người tới giúp hoặc đã vận chuyển người bệnh đến bệnh viện. Sơ cấp cứu theo trình tự: (ABCDE)
  • Kiểm tra xem đường thở có thông thoáng hay không, có còn thở không?
  • Kiểm soát chảy máu, lưu ý một số nạn nhân bị chảy máu nhiều; có thể tử vong trong vài phút
  • Bệnh nhân không thở (Hồi sinh tim phổi cơ bản - CPR)
  • Chấn thương ở vùng đầu
  • Kiểm soát vết thương chảy máu nhỏ
  • Nẹp xương gãy và làm sạch các vết thương nhỏ Hãy chắc chắn bạn đã quan tâm đến sư an toàn của bạn trong kế hoạch này Bước 3. Thực hiện Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra
  • Tiến hành ngay sơ cấp cứu nếu cần thiết (ABCDE).
  • Sơ cấp cứu dựa trên mức độ ưu tiên của thương tích.
  • Hỗ trợ nạn nhân, người nhà và người xung quanh, nếu cần (điều này bao gồm việc thông báo cho bệnh nhân và gia đình về những gì bạn đang làm và kế hoạch của bạn là gì, để họ cảm thấy bạn đang có kế hoạch trong việc trợ giúp họ).
  • Chuẩn bị cho việc vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện, nếu cần. Khi có nhiều nạn nhân, gọi hỗ trợ ngay lập tức:
  • Gọi những người xung quanh hỗ trợ cấp cứu
  • Gọi tổ cấp cứu lưu động
  • Gọi trung tâm 115 Các số điện thoại khẩn cấp
  • Gọi cấp cứu y tế: 115
  • Với nạn nhân có vết thương ngực hở, đặt ngay gạc miếng hoặc dùng vải, quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín để cầm máu, hạn chế khí tràn vào khoang màng phổi gây khó thở hơn. Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực, nếu lấy bỏ có nguy cơ gây chảy máu ồ ạt, làm nạn nhân tử vong nhanh.
  • Circulation (Tuần hoàn) Trong khi đánh giá và xử trí tuần hoàn, luôn kiểm tra đường thở và hô hấp. Đối với xử trí tuần hoàn, cần kiểm soát chảy máu.
  • Bắt mạch: Mạch cánh tay, cổ tay, mạch bẹn..ường hợp nạn nhân đã có suy hô hấp có thể bỏ qua bước này.
  • Nạn nhân có dấu hiệu lơ mơ, da xanh tái, nhợt nhạt, vã mồ hôi.. Là những dấu hiệu mất máu, cần quan sát, phát hiện các tổn thương chảy máu ngoài. Với những tổn thương chảy máu trong cần phải can thiệp phẫu thuật mới kiểm soát được.
  • Tiến hành các biện pháp cầm máu đơn giản như băng ép hoặt ép chặt vào chỗ chảy máu bằng băng, gạc, vải, quẩn áo sạch. Cần giữ cho đến khi có nhân viên y tế đến
  • Trường hợp nạn nhân có biểu hiện ngừng tuần hoàn-tiến hành CPR cơ bản
  • Disability (Thần kinh) Đánh giá mức độ tổn thương thần kinh theo 4 mức độ: Mức độ 1: Nạn nhân tỉnh và giao tiếp binh thường Mức độ 2: Nạn nhân đáp ứng (trả lời, cử chỉ) với lời nói khi được gọi, hỏi. Mức độ 3: Nạn nhân đáp ứng với kích thích đau (chỉ tiến hành khi gọi hỏi không trả lời) Mức độ 4: Nạn nhân hôn mê, tiên lượng xấu, nên được chuyển sớm đến cơ sở y tế.
  • Trường hợp nạn nhân có tổn thương ở đầu như rách da, vỡ xương sọ, chảy dịch não tủy, hở tổ chức não..ỉ nên dùng gạc sạch hoặc quần áo sạch băng lên vết thương, không được bôi, đắp bất cứ thuốc, hóa chất, lá cây gì hoặc rút dị vật ra.
  • Exposure (Bộc lộ toàn thân)
  • Khi sơ cứu bạn nhân đã ổn định, nên cởi bỏ quần áo đánh giá toàn thân tránh bỏ sót tổn thương.
  • Cho nạn nhân nằm tư thế an toan nhằm bảo vệ đường thở.
  • Tất cả nạn nhân hôn mê đề nên đặt ở tư thế an toàn. *Thế nào là tư thế an toàn? Nằm nghiêng an toàn là một tư thế được hầu hết các hiệp hội cấp cứu hồi sức khuyến cáo trong hầu hết các trường hợp. Ở tư thế này, người bệnh cần được đặt sao cho:
  • Nghiêng hẳn người bệnh về một phía
  • Đầu đặt sát xuống mặt nền sao cho phần cổ cao hơn phần miệng
  • Hai tay đặt duỗi thẳng, vuông góc với thân người hoặc tay trên gấp nhẹ nắm lấy tay dưới đang duỗi thẳng -Chân dưới duỗi thẳng trục với thân mình, chân trên co nhẹ và vắt chéo qua chân còn lại Nếu gặp khó khăn, người sơ cứu có thể sử dụng các đồ vật có sẵn tại hiện trường đặt chắn hai phía của người bệnh để cố định lại tư thế, nên sử dụng gối hoặc vải mềm để tránh gây ra các thương tích không đáng có khác. Tư thế nằm nghiêng an toàn được đánh giá là phù hợp cho hầu hết các hoàn cảnh cấp cứu khác nhau, ngoại trừ những trường hợp nghi ngờ chấn thương cột sống cổ. Tư thế nằm nghiêng an toàn mang lại nhiều lợi ích như:
  • Tạo sự thông thoáng cho đường thở trên, tránh để lưỡi tụt về phía sau.
  • Đưa đờm dãi và các dị vật ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho động tác làm sạch vùng miệng họng
  • Tránh sặc các chất nôn ngược trở lại vào đường hô hấp gây suy hô hấp.
  • Khi nghi ngờ nạn nhân có tổn thương cột sống cổ:
  • Nếu nạn nhân tỉnh, khuyến khích họ nằm yên hoàn toàn.
  • Nếu nạn nhân hôn mê, nên coi như nạn nhân có tổn thương cột sống cổ.
  • Sử dụng các vật liệu có sẵn như túi cát, vật nặng, khăn vải cuộn chặt để cố định 2 bên cột sống cổ, lưng, dùng băng keo, dây để cố định lại. Khi nạn nhân nằm trên căng cứng có thể đặt 2 bao cát ở hai bên cở chiều dài từ tai đến xương đòn rồi cố định bằng dây buộc ở trán, vai, cánh chậu, gối và cổ chân Bước 4. Đánh giá lại
  • Đánh giá lại các hành động sơ cấp cứu của bạn

Phần 3: Kĩ thuật sơ cấp cứu cơ bản kĩ thuật sơ cấp cứu cơ bản

  1. Cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản
  2. Dị vật đường thở
  3. Vết thương chảy máu
  4. Cố định xương gãy
  5. Vận chuyển nạn nhân
  6. Cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản
  7. Đại cương
  8. Thế nào là ngừng tuần hoàn-hô hấp? Ngừng tuần hoàn-hô hấp hay ngừng tim là sự mất đột ngột hoạt động của tim, dẫn đến mất ý thức, không còn nhịp thở bình thường, không có dấu hiệu của tuần hoàn. Tại sao phải cấp cứu càng sớm càng tốt?
  9. Não thiếu oxy 5 phút sẽ bắt đầu tổn thương, 10 phút sẽ tổn thương không hồi phục.
  10. Ngừng tuần hoàn-hô hấp có tỉ lệ tử vong rất cao:
  11. 50% chết tại chỗ
  12. 25% chết sau khi vào viện (do tái phát hoặc biến chứng)
  13. 20% sống sót + di chứng Nếu được hồi sức sớm đạt kết quả tức thì khoẳng 5-20% sống sót không có di chứng thần kinh. Bệnh cảnh ngừng tuần hoàn-hô hấp
  14. Mất ý thức: xuất hiện sau khoảng 10” sau khi ngừng tuần hoan, gian cơ hoàn toàn làm bẹnh nhân ngã vật xuống.
  15. Ngưng thở: xuất hiện sau ngừng tim khoảng 20-60”
  16. Mất mạch cảnh hoặc mạch bẹn
  17. Đồng tử hai bên giãn, không có phản xạ ánh sáng

Nguyên nhân: Trong lâm sàng gồm 12T, trên thực tế hay gặp các nguyên nhân sau:

  1. Chấn thương lớn gây mất máu nhiều
  2. Ngạt thở
  3. Đuối nước
  4. Điện giật...
  5. Bệnh lý 12T (Thiếu thể tích tuần hoàn; Thiếu oxy mô; Toan máu; Tăng/tụt Kali máu; Thân nhiệt thấp; Tụt hạ đường huyết; Tràn khí màng phổi áp lực; Trúng độc cấp; Tamponade tim; Tắc mạch vành, tắc mạch phổi; Thương tích) Quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản (4) Gồm bước: Bước 1: Tiếp cận hiện trường, nhận diện nạn nhân ngừng tim phổi Bước 2: Kích hoạt hệ thống cấp cứu, lấy máy phá rung (nếu có) Bước 3: Kiểm tra mạch Bước 4: Hồi sinh tim phổi theo trình tự C-A-B Bước 1: Tiếp cận hiện trường, nhận diện nạn nhân ngừng tim phổi
  6. Người cấp cứu đầu tiên tới hiện trường, trước hết phải nhanh chóng kiểm tra hiện trường cấp cứu có an toàn hay không. nếu hiện trường không an toàn, cần phải tiến hành di chuyển người bệnh tới nơi an toàn trước khi tiến hành cấp cứu.
  7. Tiến hành đánh giá người bệnh: cần vỗ mạnh vào vai và gọi to để đánh giá người bệnh có đáp ứng hay không.
  8. Quan sát nhanh người bệnh còn thở hay không. nếu người bệnh ngừng thở hoặc thở ngáp, tiến hành ngay bước 2. Bước 2: Kích hoạt hệ thống cấp cứu và lấy máy phá rung (nếu có) Khi phát hiện thấy người bệnh hoặc nạn nhân bất tỉnh, không thở, cần gọi hỗ trợ ngay. ngoài bệnh viện, gọi những người xung quanh trợ giúp và gọi cấp cứu 115; trong viện thì gọi bác sỹ và điều dưỡng trực, cố gắng lấy được máy phá rung tự động (nếu có), sau đó quay trở lại với người bệnh và bắt đầu hồi sinh tim phổi.
  9. Bóp bóng qua mask (mặt nạ): trong điều kiện có trang bị dụng cụ, người cấp cứu dùng mask úp khít lên mũi và miệng nạn nhân và bóng bóp qua mask. có thể giữ mask bằng 1 tay nếu chỉ có 1 người cấp cứu hoặc 2 tay nếu có 2 người. bóng bóp nên được nối với nguồn oxy với lưu lượng là 10-15 lít/phút (nếu có).
  10. Thời gian của mỗi nhịp thổi ngạt hoặc bóp bóng là 1 giây, đạt hiệu quả khi thấy lồng ngực của người bệnh nhô lên. Cần lưu ý tránh tăng thông khí quá mức (thổi hoặc bóp bóng quá nhanh và quá nhiều) vì sẽ tăng áp lực trong lồng ngực, làm giảm dòng máu về tim và giảm hiệu quả của ép tim; dạ dày có thể căng giãn quá mức dẫn đến nguy cơ trào ngược vào phổi.
  11. Phối hợp ép tim và thổi ngạt/bóp bóng: ở người lớn, khi chưa có đường thở nâng cao (ống nội khí quản, mask thanh quản), tiến hành ép tim và thổi ngạt theo chu kỳ 30:2, nghĩa là ép tim 30 lần, sau đó ngừng ép, thổi ngạt hoặc bóp bóng 2 lần và tiếp tục ép tim. sau mỗi 2 phút ( khoảng 5 chu kỳ), ngừng ép tim để kiểm tra mạch. thời gian kiểm tra không quá 10 giây. nếu không có mạch, tiếp tục thực hiện các chu kỳ ép tim và thổi ngạt/bóp bóng như trên.
  12. Nếu có thêm người cấp cứu, nên đổi vị trí người ép tim và người hỗ trợ hô hấp sau mỗi 5 chu kỳ hoặc sau mỗi 2 phút để tránh bị mệt và tăng hiệu quả của ép tim. phối hợp nhịp nhàng giữa người ép tim và bóp bóng, người ép tim cần vừa ép vừa đếm to số nhịp ép để người bóp bóng có thể chuẩn bị và tiến hành bóp bóng đúng thời điểm.
  13. Hạn chế tối đa thời gian ngừng ép tim, chỉ ngừng ép khi kiểm tra mạch, khi thổi ngạt hoặc bóp bóng qua mask và khi sốc điện. mục tiêu đảm bảo phân suất ép tim (chest compression fraction) là tỷ lệ thời gian ép tim/tổng thời gian cpr ≥ 60%. *Sử dụng máy phá rung..... *Một số lưu ý trong quá trình cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản
  14. Vai trò của tiếp cận cấp cứu hồi sinh tim phổi theo nhóm: các bước tiến hành cấp cứu trong hồi sinh tim phổi cơ bản được sắp xếp theo trình tự ưu tiên từng bước phù hợp với việc chỉ có 1 người cấp cứu. khi có một nhóm cấp cứu, có thể tiến hành cùng một lúc nhiều bước cấp cứu, ví dụ: một người gọi hỗ trợ và lấy máy phá rung, người thứ hai tiến hành ép tim, người thứ ba hỗ trợ hô hấp...
  15. Khi đánh giá xem bệnh nhân còn có đáp ứng không, người cấp cứu cần đồng thời quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không nhưng không nên kiểm tra thở bằng “nhìn - nghe - cảm nhận”. việc này có thể làm trì hoãn việc ép tim ngoài lồng ngực. Biện pháp đấm ngực trong cấp cứu ngừng tuần hoàn đã được chứng minh không có hiệu quả và hiện không được khuyến cáo.
  16. Ấn sụn nhẫn hay thủ thuật sellick (Dùng ngón tay cái và ngòn trỏ đè ép lên sụn nhẫn với 1 áp lực 30cmH2O ngay khi bệnh nhân mất tri giác, ấn liên tục cho đến khi đặt được nội khí quản và bơm cuff) không còn được khuyến cáo sử dụng thường quy trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Thủ thuật này không giúp ngăn ngừa hiệu quả hiện tượng khí vào dạ dày và nguy cơ trào ngược dịch vị khi tiến hành bóp bóng hoặc thổi ngạt, ấn sụn nhẫn có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp.
  17. Khi đã có đường thở nâng cao (ống nội khí quản, mask thanh quản...), việc ép tim sẽ được diễn ra liên tục với tốc độ 100 -120 lần/phút không dừng lại cho bóp bóng. người hỗ trợ hô hấp sẽ bóp bóng với tốc độ 10 lần/phút.
  18. Thổi ngạt miệng - miệng, miệng - mũi: kỹ thuật này không còn bắt buộc phải làm trong cấp cứu hồi sinh tim phổi cơ bản, đặc biệt là khi cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện, khi không có màng lọc thổi ngạt. trong trường hợp này người cấp cứu có thể tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng ép tim đơn thuần (hand-only cpr)
  19. Trong trường hợp kiểm còn mạch nhưng người bệnh ngưng thở, người cấp cứu không ép tim và tiến hành thổi ngạt hoặc bóp bóng hỗ trợ với tốc độ 10 lần/phút. *Chỉ tiêu đạt hiệu quả
  20. Màu da hồng trở lại
  21. Đồng tử co lại, không còn giãn to
  22. Mạch cảnh bắt được
  23. Bệnh nhân thở tự nhiên, tim đập trở lại, có thể tỉnh hoặc không
  24. Khi nào ngừng cấp cứu? Sau 30 phút cấp cứu mà nạn nhân vẫn không thở trở lại, tim không đập thì có thể ngừng cấp cứu
  25. Dị vật đường thở, ngạt thở 2 Đại cương
  26. Dị vật đường thở là các vật mắc lại trong đường thở. Dị vật đường thở có thể gây ngạt thở hoàn toàn hoặc một phần. Đây là một tai nạn nguy hiểm, là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nặng nề như tổn thương não không hồi phục, thậm chí tử vong.
  27. Dấu hiệu và triệu chứng(5)
  28. Nạn nhân không thể thở được
  29. Không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn ..
  30. Vết thương chảy máu 3 Đại cương
  31. Khi bị cắt vào da và mạch máu bị vỡ, máu sẽ chảy, một số mạch máu chảy nhiều hơn. mức độ của vết thương được quyết định bởi loại mạch máu và độ sâu của vết cắt
  32. Có thể chảy máu ngoài hoặc chảy máu trong, cầm máu càng sớm thì tai biến càng ít 3 Chảy máu ngoài Đối với vết thương chảy máu ngoài, có thể tổn thương mao mạch, tĩnh mạch, động mạch hoặc tổn thương 2 hay nhiều loại.
  33. Chảy máu mao mạch: máu chảy ri rỉ, thường dễ kiểm soát, chỉ cần ấn vào vết thương để dừng chảy máu
  34. Chảy máu tinh mạch: máu chảy chậm, sẫm màu, cũng có thể kiểm soát bằng cách án vào vết thương
  35. Máu phun thành tia, màu đỏ tươi, cần nhanh chông ấn trực tiếp vào vết thương, gọi 115 để xử trí kịp thời. Các loại vết thương:
  36. Vết trầy da
  37. Vết cắt; do dao, mảnh sanh, mảnh thủy tinh...
  38. Mụn rộp
  39. Vết đâm: đạn bắn, dao, kiếm đâm, que nhọn đâm...
  40. Chảy máu mũi
  41. Xử trí vết thương chảy máu ngoài Phương pháp 1: Băng ép(5) Băng ép là phương pháp hiệu quả nhất để cầm máu B1: Bộc lộ vết thương: cởi hoặc cắt quần áo nạn nhân ra để bộc lộ vết thương. Loại bỏ dị vật nếu được (không cố gắng loại bỏ dị vật vì có thể gây chảy máu nặng hơn).

B2: Sử dụng gạc vô trùng hoặc khăn, vải, quần áo sạch đặt lên vết thương, dùng các ngón tay hoặc lòng bàn tay ép chặt lên vết thương. B3: Nếu là vết thương ở tay thì nâng cao cánh tay lên cao hơn tim, chú ý nâng nhẹ nhàng nếu nạn nhân bị gãy xương kết hợp. Đỡ nạn nhân nằm xuống làm giảm máu chảy qua các vết thương. B4: Giữ miếng gạc rồi dùng băng cuộn sạch vô khuẩn băng ép lên vết thương nhưng không quá chặt làm tắc nghẽn sự lưu thông máu. Nếu máu còn chảy thấm qua lớp băng ngoai cùng thì băng phủ lên thêm 1 lớp nữa, Nếu có dị vật nhô ra dùng gạc đặt hai bên vật thể cho đến khi chúng vừa đủ cao để có thể băng lại mà không đụng tới chúng. B5: Gọi hỗ trợ từ những người xung quanh, gọi điện 115. Theo dõi nhịp thở, mạch, và mức độ phản ứng của nạn nhân. Kiểm tra cách băng bó vết thương, theo dõi và đánh giá sự lưu thông của máu. Nếu băng quá chặt sẽ có biểu hiện:

  • Xanh tím ngón tay, ngón chân
  • Chân, tay lạnh, không thể cử động ngón tay, ngón chân
  • Ngứa, kích thích hay mất cảm giác ở tay, chân. Phương pháp 2: Ép trực tiếp lên mạch máu Thường áp dụng với các vết thương ở tứ chi, làm ngừng cung cấp máu chao tay, chân, không được ép quá 10 phút, không dùng dụng cụ để ép (Chỉ ép bằng tay) vì có thể gây chảy máu nhiều hơn, tổn thương thêm miệng vết thương
  • Ở cánh tay: Động mạch canh tay chạy dọc theo mặt trong canh tay. Dùng đầu ngón tay ấn vào giữa các cơ để ép động mạch vào xương.
  • Ở động mạch đùi: Nằm giữa mặt trong đùi và tại nếp bẹn. Nạn nhân nằm ngửa, hơi gấp gối, dùng ngón tay ấn xuống để ép mạch máu.
  • Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp này với các động mạch khoeo, động mạch mu chan, động mạch nách, động mạch cảnh, động mạch thái dương... Phương pháp 3: Garo Phương pháp này hiện nay hầu như không được sự dụng, chỉ dùng trong các trường hợp khi các biện pháp khác không có hiệu quả, chân tay bị dập nát mà không thể phục hồi được. Kĩ thuật: Chỉ định đặt garô.
  • Khi chi đã bị hoại tử vì để garô quá lâu (quá 3-4 giờ).
  • Khi chi đã bị cụt tự nhiên.
  • Khi đoạn chi ở dưới garô có dấu hiệu hoại tử, hoại thư.
  • Khi bị rắn độc cắn. Còn các trường hợp khác phải nới garô 30 phút một lần.
  • Thứ tự nới garô:
  • Người phụ ấn động mạch ở phía trên garô.
  • Người chính nới dây garô, nới rất từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt thương binh, tình hình máu chảy ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới garô. Để garô nới khoảng 4-5 phút. Trong khi nới, nếu: Thấy máu chảy mạnh ở vết thương, phải ấn lại động mạch cho tốt. Nếu thấy sắc mặt thương binh thay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại ngay. Khi đặt lại dây garô, không đặt ở chỗ cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít để khỏi gây lằn da thịt và thiếu máu kéo dài chỗ đặt garô. Nếu nới garô mà quan sát không thẩy chảy máu nhiều từ chỗ bị thương nữa thì vết thương đã tự cầm máu và không cân đặt lại garô nữa, nhưng vẫn để dây garô tại chỗ và sãn sàng buộc lại nếu chảy máu lại. Cách tháo garô. Những trường hợp không nới garô thì cũng không được tháo garô. Tháo garô để thay thế bằng một biện pháp cầm máu khác: Thứ tự như sau.
  • Dự phòng sốc do tháo garô.
  • Phong bế gốc chi: Novocain 0,25% x 50-100-150 ml tuỳ theo vị trí.
  • Tiêm cafein 0,25 x 1 ống vào bắp thịt.
  • Truyền tĩnh mạch huyết thanh ngọt và vitamin B 1 , C nếu có điều kiện.
  • Một người ấn động mạch, một người tháo garô từ từ, nhẹ nhàng.
  • Thay garô bằng một biện pháp cầm máu khác như băng ép, băng chèn, kẹp hoặc thắt động mạch ... nếu còn thấy chảy máu nhiều.
  • Khi tháo garô phải theo dõi máu chảy tại vết thương. Mạch, nhiệt độ, huyết áp và sắc mặt của thương binh.

Nếu thấy có hiện tượng sốc nhiễm độc do tháo garô phải lập tức đặt lại garô ngay và tiến hành chống sốc tích cực. *Chảy máu cam: (4) B1: Cho nạn nhân ngồi nghỉ, cúi đầu về phía trước B2: Bóp hai canh mũi và thở bằng miệng B3: Trong thời gian trên, không nói chuyện, không nuốt nước miếng, không ho khạc, hắt hơi vì ảnh hưởng tới cục máu đông B4: Sau 10 phút bỏ tay ra, nếu máu vẫn chưa ngừng chảy thì tiếp tục bóp cánh mũi. Sau 30 phút máu vẫn chảy thì đưa nạn nhân tới trung tâm y tế. 3 Chảy máu trong Là tình trạng tổn thương rất nặng, chảy máu sâu bên trong cơ thể dưới lớp da, triệu chứng và dấu hiệu rất đa dạng, tùy thuộc vào loại và vị trí chấn thương như: đau đớn, vật vã, mạch nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi, chân tay lạnh... Một số dấu hiệu gợi ý cơ quan tổn thương: