Tại sao aspirin kích ứng niêm mạc dạ dày

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm hoặc hạ sốt mà không cần phải có đơn kê của bác sĩ. Nhóm này có ít nhất 20 chất có cấu trúc hóa học khác nhau nhưng cách thức tác dụng tương tự nhau. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có mặt trong các loại kem, gel bôi tại chỗ hoặc miếng dán ngoài da (Salonpas, Voltaren emugel...). Chính vì NSAID rất sẵn có và được sử dụng phổ biến như vậy, nên việc tìm hiểu cách dùng phù hợp và các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là hết sức quan trọng.

Các loại NSAID

  • NSAID không chọn lọc (nsNSAID):

Nhiều nhóm hóa học khác nhau của nsNSAID khác nhau về sinh khả dụng và độ thanh thải. Độc tính ở đường tiêu hóa phụ thuộc vào loại hóa chất, liều lượng, công thức giải phóng và thời gian bán thải; ví dụ, ibuprofen và aceclofenac có nguy cơ thấp đối với các biến cố dạ dày nghiêm trọng, nimesulide, diclofenac, meloxicam và ketoprofen có nguy cơ trung bình, và naproxen và indomethacin có nguy cơ cao.

  • Chất ức chế chọn lọc COX-2 (Coxibs):

Nhóm này được cho là duy trì sản xuất prostaglandin thông qua COX-1, chịu trách nhiệm duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, trong một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy coxibs cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ làm tổn thương dạ dày. [15]

Sử dụng NSAID là nguyên nhân phổ biến của bệnh loét dạ dày tá tràng.  Có tới 30% người trưởng thành dùng NSAID có tác dụng phụ trên GI. Quản lý tốt hơn việc sử dụng NSAID với bệnh nhân lớn tuổi nên được thảo luận để giảm các biến cố GI trên liên quan đến NSAID.

NSAID có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng thông qua một số cơ chế, bao gồm:

  • Tác dụng gây kích ứng tại chỗ của các thuốc này trên biểu mô, làm suy giảm hàng rào niêm mạc
  • Ức chế COX-1 làm giảm tổng hợp prostaglandin baỏ vệ tế bào màng nhầy
  • Giảm lưu lượng máu niêm mạc dạ dày
  • Can thiệp vào quá trình sửa chữa các tổn thương bề ngoài
  • Bản chất acid cũng góp phần vào cơ chế bệnh sinh của loét và chảy máu do NSAID gây ra, bằng cách làm suy giảm quá trình phục hồi, can thiệp vào quá trình cầm máu và làm bất hoạt một số yếu tố tăng trưởng quan trọng trong việc bảo vệ và sửa chữa niêm mạc.

Các yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ loét tá tràng khi sử dụng NSAID bao gồm tiền sử bệnh loét dạ dày tá tràng trước đó, lớn tuổi, nữ giới, sử dụng liều cao hoặc kết hợp NSAID, sử dụng NSAID dài hạn, sử dụng đồng thời với thuốc chống đông máu và các bệnh đi kèm.

Mặc dù ban đầu còn gây tranh cãi, nhưng hầu hết các bằng chứng hiện nay đều ủng hộ rằng H pylori và NSAID có tác dụng hiệp đồng với sự phát triển của bệnh loét dạ dày tá tràng. Một phân tích tổng hợp cho thấy rằng việc loại bỏ H.Pylori ở những người dùng chưa sử dụng NSAID trước khi bắt đầu sử dụng NSAID có liên quan đến việc giảm loét dạ dày tá tràng.

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh dạ dày NSAID ở trẻ em chưa được biết rõ, nhưng tỷ lệ này dường như đang gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em bị viêm khớp mãn tính được điều trị bằng NSAID. Các trường hợp báo cáo tình trạng loét dạ dày do dùng ibuprofen liều thấp ở trẻ em, ngay cả khi chỉ sau 1 hoặc 2 liều.

Corticosteroid dùng một mình không làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng; tuy nhiên, chúng có thể làm tăng nguy cơ loét ở những bệnh nhân sử dụng đồng thời NSAID.

Tại sao aspirin kích ứng niêm mạc dạ dày

Loét do NSAID – Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng do NSAID nên được điều trị bằng PPI (ví dụ: omeprazole 20-40 m/ngày) trong 4 đến 8 đến tuần dựa trên kích thước của vết loét. Ở những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng cần sử dụng NSAID hoặc aspirin, sử dụng PPI (ví dụ omeprazole 20 mg mỗi ngày) có thể làm giảm nguy cơ tái phát hoặc biến chứng loét.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Tại sao aspirin kích ứng niêm mạc dạ dày
  facebook.com/BVNTP

Tại sao aspirin kích ứng niêm mạc dạ dày
  youtube.com/bvntp

Viêm loét dạ dày là một loại tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa trên, mở rộng từ lớp cơ niêm đến các lớp sâu hơn của thành ruột. Bệnh khá phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao mình lại bị mắc căn bệnh này không?  Cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp để hiểu rõ hơn về bệnh của mình cũng như cách phòng tránh để việc điều trị đạt hiệu quả hơn bạn nhé.

Mục lục

  • Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
    • 1.Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)
    • 2.Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và steroid
    • 3.Liên quan đến bệnh lý mạn tính hay suy tạng
    • 4.Bệnh tự miễn
    • 5.Loét do stress
    • 6.Chế độ ăn uống không hợp lý
    • 7.Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị viêm loét dạ dày
  • Điều trị viêm loét dạ dày
    • 1.Nhóm thuốc kháng acid
    • 2.Nhóm ức chế thụ thể histamin H­2
    • 3.Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)
    • 4.Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày
    • 5.Các kháng sinh diệt H.pylori
    • 6Điều trị ngoại khoa
  • Thay đổi lối sống tránh viêm loét dạ dày
    • 1.Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP
    • 2.Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
    • 3.Tránh xa các chất kích thích
    • 4.Kiểm soát căng thẳng
    • 5.Thận trọng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào

Viêm loét dạ dày xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các yếu tố phá hủy niêm mạc (HCl, pepsin, acid mật, Helicobacter pylori, rượu …) với các yếu tố bảo vệ niêm mạc (chất nhầy,  Bicarbonate, Prostaglandin, tầng chống thấm …) mà tính trội thuộc về nhóm các yếu tố tấn công.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp nhất là Helicobacter pylori (Hp) và các thuốc kháng viêm không steroid (Non Steroid Anti Inflammatory Drugs _ NSAIDs).

Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày có thể bạn chưa từng biết tới. Dưới đây là những phân tích cụ thể về các nguyên nhân gây bệnh phổ biến.

1.Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)

Helicobacter pylori: là tác nhân thường gặp nhất. 80-90% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP

Vậy tại sao vi khuẩn HP lại được coi là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng?

Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong  dạ dày, nước bọt, răng miệng,… chúng rất dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác qua việc ăn chung đồ ăn, nước chấm, dùng chung bát đũa, cốc uống nước…Nó không chừa một ai. Rất khó có thể phòng tránh vì khả năng lây nhiễm cao từ những việc nhỏ nhặt nhất nên việc điều trị vi khuẩn HP hiện còn đang gặp nhiều khó khăn

Tại sao aspirin kích ứng niêm mạc dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori

Vi khuẩn HP tiết ra các enzym catalase, oxidase, protease,… trong đó đặc biệt nhất là enzym urease. Chính sự có mặt của urease làm phân hủy chất nhầy trong dạ dày, kết hợp với acid HCl và pepsin gây nên tình trạng tổn thương, viêm trợt và dần dần hình thành ổ loét.

Không giống như các vi khuẩn khác, HP sống và phát triển mạnh trong môi trường acid, đồng thời, bản chất vi khuẩn HP là xoắn khuẩn, cư trú ở lớp dưới niêm mạc nên rất khó để tiêu diệt triệt để.

Hiện nay do việc lạm dụng thuốc kháng sinh, dùng không đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ nên tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng gia tăng khiến cho việc điều trị dứt điểm vi khuẩn HP ngày càng khó khăn.

2.Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và steroid

Aspirin và NSAID: Biến chứng nặng do loét dạ dày tá tràng xảy ra ở 1-4% trường hợp bệnh nhân sử dụng NSAIDs thường xuyên. Ngay cả Aspirin khi sử dụng ở liều thấp cũng làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do loét loét dạ dày tá tràng lên 2,6 lần. Nguy cơ tăng lên gấp 5,6 lần khi đồng thời sử dụng Aspirin và NSAIDs.

Aspirin và NSAIDs là các thuốc có hiệu quả tốt và đã được sử dụng từ lâu trong thực hành lâm sàng, nhưng có nguy cơ gây loét dạ dày – tá tràng, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Do được sử dụng phổ biến, các độc tính trên tiêu hóa liên quan đến NSAID và aspirin cần được đặc biệt chú ý.

Cơ chế của việc sử dụng NSAID gây viêm loét dạ dày là do thuốc ức chế COX-1 trên tiêu hóa dẫn đến giảm tiết prostaglandin và tác dụng bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày, do đó niêm mạc dễ bị tổn thương hơn. Ức chế COX-2 cũng có thể có vai trò trong tổn thương niêm mạc.

Helicobacter pylori và NSAID cũng có tác động hiệp lực, Nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng ở người bị nhiễm khuẩn hoặc dùng NSAID lần lượt là 4 và 3 lần so với người bình thường, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên gấp 15,4 lần khi có đồng thời cả hai tác nhân sinh loét.

Tại sao aspirin kích ứng niêm mạc dạ dày
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Steroid (Glucocorticoid): Trên ống tiêu hóa corticoid vừa có tác dụng gián tiếp, vừa có tác dụng trực tiếp làm tăng tiết dịch vị acid và pepsin, làm giảm sản xuất chất nhày, giảm tổng hợp prostaglandin E1, E2 có vai trò trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, corticoid có thể gây viêm loét dạ dày. Tai biến này thường gặp khi dùng thuốc kéo dài hoặc dùng liều cao.

3.Liên quan đến bệnh lý mạn tính hay suy tạng

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan, suy thận, ghép tạng…có liên quan mật thiết đến viêm loét dạ dày.

Khi mắc các bệnh lý mạn tính, bệnh nhân thường có những cảm xúc tiêu cực, khó ngủ, stress, và bắt buộc phải sử dụng thuốc tây dài ngày để điều trị điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày.

4.Bệnh tự miễn

Viêm dạ dày tự miễn là tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày tập trung chủ yếu thân và phình vị do xuất hiện kháng thể chống lại tế bào thành của dạ dày và yếu tố nội, có thể dẫn đến phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, hậu quả dẫn đến là thiếu máu và thiếu vitamin B12, thậm chí dẫn đến ung thư dạ dày.

5.Loét do stress

Những năm đầu thế kỷ 20, người ta nhận thấy rằng, stress và chế độ ăn có vai trò quan trọng trong sự hình thành ổ loét.

Người thường xuyên phải chịu nhiều căng thẳng trong cuộc sống như công việc, học tập, gia đình, các mối quan hệ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn những người khác. Khi rơi vào trạng thái stress quá mức, acid dịch vị sẽ tăng tiết làm cho dạ dày bị tổn thương.

Đối với trường hợp căng thẳng trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi cân bằng lại cảm xúc, bệnh có thể tự khỏi mà chưa cần đến thuốc.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại như một thói quen, bệnh nhân rất dễ bị mắc viêm loét dạ dày mạn tính, và khó mà điều trị khỏi dứt điểm.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể gặp trường hợp viêm loét dạ dày cấp do stress nặng ở những bệnh nhân đang điều trị nội trú trong bệnh viện, hay gặp trên những bệnh nhân phải điều trị hồi sức tích cực.

Niêm mạc dạ dày có thể bị loét cấp tính trong những trường hợp: Bỏng nặng, sốc, nhiễm trùng máu nặng, sau đa tổn thương, phẫu thuật phải dùng máy thở, sọ não chấn thương, nhiễm trùng huyết, viêm tụy cấp, suy gan, suy thận… với tỷ lệ từ 50 – 100%.

Những bệnh nhân như vậy có tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa đại thể dao động từ 10 — 20% và những biến chứng này làm nặng thêm bệnh chính, làm tăng thêm tỷ lệ tử vong.

Tại sao aspirin kích ứng niêm mạc dạ dày
Loét dạy dày do stress kéo dài

6.Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, ăn thường xuyên và kéo dài các thực phẩm gây kích ứng hoặc tổn thương niêm mạc dạ dày như: đồ ăn chua cay nóng (dưa chua, chanh, dấm..), đồ ăn nhanh (xúc xích,…), món ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu…), cứng, khó tiêu, đồ uống có gas…

Sở thích ăn các đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ  gây hoạt hóa acid mật và tạo gánh nặng cho dạ dày.

Ăn không đúng giờ, đúng bữa: ở trạng thái quá no, hoặc quá đói dạ dày đều tăng tiết acid dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thói quen này kéo dài liên tục lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày.

7.Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích

Rượu: Gây viêm dạ dày cấp xuất huyết, được gọi là viêm dạ dày do ăn mòn, thường xảy ra khi uống rượu một lượng lớn trong một thời gian ngắn mà trước đây không uống.

Tại sao aspirin kích ứng niêm mạc dạ dày
Rượu, bia là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Nicotin: có trong thuốc lá rất nguy hiểm và là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, nó còn kích thích bài tiết cortisol nội sinh gây tăng tiết acid dạ dày quá mức làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, kích thích tế bào chính tăng bài tiết pepsinogen trong môi trường acid của dạ dày nó chuyển thành dạng hoạt động là pepsin. Pepsin cùng với acid dịch vị là 2 yếu tố tấn công mạnh, gây phá hủy lớp bicarbonat bảo vệ dạ dày, gây nên viêm loét dạ dày.

Các chất kích thích như cafein, chè đặc… cũng làm tăng tiết dịch vị, gây tổn hại niêm mạc dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị viêm loét dạ dày

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày khá đa dạng và dễ dàng nhận biết. Bệnh nhân có thể gặp phải một hoặc một số các triệu chứng sau:

Đau thượng vị: điển hình là đau thượng vị với cảm giác cồn cào hoặc nóng rát, thường liên quan bữa ăn (khi đói hoặc khi ăn no), giảm đau rõ rệt khi uống các thuốc băng niêm mạc dạ dày và thường có tính chu kỳ.

Tại sao aspirin kích ứng niêm mạc dạ dày
Đau bụng vùng thượng vị

Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị do dạ dày tăng tiết acid.

Các triệu chứng không chuyên biệt khác bao gồm: cảm giác đầy bụng, ăn nhanh no, buồn nôn hoặc nôn,  rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: táo bón, tiêu chảy hay phân sống, hơi thở có mùi hôi và có cảm giác đắng miệng…

Điều trị viêm loét dạ dày

Mục tiêu điều trị là làm liền ổ loét giảm đau và ngăn ngừa biến chứng do loét bao gồm loại trừ các yếu tố nguy cơ gây loét và dùng thuốc chống loét.

Nguyên tắc điều trị: Không dùng phối hợp các thuốc cùng cơ chế, không dùng các thuốc kháng acid cùng lúc với các thuốc khác. Điều trị nội khoa là chủ yếu.

1.Nhóm thuốc kháng acid

Là các thuốc có chứa nhôm hoặc calci, magie hydroxit, có tác dụng trung hòa acid không ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị cũng như pepsin, 1-3 h sau bữa ăn và đi ngủ.

2.Nhóm ức chế thụ thể histamin H­2

Thuốc ức chế thụ thể H2 hiện nay thường dùng các loại: Ranitidin, Cimetidin, Famotidin…

ƯU điểm của thuốc này là rẻ tiền, an toàn nhưng khả năng ức chế acid dịch vị  yếu hơn so với nhóm PPI.

3.Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Đây là nhóm thuốc ức chế tiết dịch vị mạnh nhất hiện nay:

Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazol.

4.Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Sucralfat: bao bọc ổ loét, ngăn sự khuếch tán ngược của ion H+, ức chế pepsin và hấp phụ muối mật có tác dụng phòng loét cấp tính và làm lành loét mạn tính mà không ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị và pepsin. Nên uống từ 30-60 phút trước ăn.
  • Bismuth: vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, vừa diệt H.pylori.
  • Misoprostol: là đồng đẳng với prostaglandin E1 có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì làm tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat đồng thời làm tăng dòng máu tới niêm mạc dạ dày hành tá tràng. Hiện ít dùng do tác dụng phụ.

5.Các kháng sinh diệt H.pylori

  • Amoxicillin 500mg: kháng thuốc ít
  • Metronidazol/tinidazol hiện nay thuốc này bị kháng rất nhiều. bệnh nhân sau khi uống thường mệt.
  • Clarithromycin 250mg,500mg.
  • Bismuth.
  • Furazolidone: nitrofuran ít dùng ở nước ta.
  • Fluoroquinolones: Levofloxacin 500mg.

6Điều trị ngoại khoa

  • Rất hạn chế, chỉ phẫu thuật khi:
  • Xuất huyết tiêu hóa do chảy máu dạ dày hành tá tràng điều trị nội khoa thất bại.
  • Thủng dạ dày- hành tá tràng
  • Hẹp môn vị.
  • Ung thư hóa.
  • Rò dạ dày tá tràng vào các tạng lân cận.

Thay đổi lối sống tránh viêm loét dạ dày

Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị, viêm loét dạ dày vẫn là một vấn đề sức khỏe lớn bởi tính chất của bệnh là mạn tính và dễ tái phát mà nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ, lối sống thiếu khoa học, căng thẳng kéo dài.

Bệnh nhân nên kết hợp các biện pháp dưới đây để tăng hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày cũng như phòng tái phát.

1.Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP lây qua các con đường như miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày – miệng và dạ dày – dạ dày chính vì vậy chúng ta cần:

  • Ăn chín uống sôi.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  • Đảm bảo giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Hạn chế ăn các loại rau sống, thức ăn chế biến dạng sống như gỏi, tiết canh…
  • Không nên dùng chung bát, chung đũa với người đã bị nhiễm HP.

2.Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

  • Không nên để bụng quá no hoặc quá đói.
  • Hạn chế ăn quá khuya.
  • Ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế đồ chiên xào nhiều mỡ, đồ khó tiêu, thức ăn nhanh, nước uống có gas, món ăn nhiều gia vị …

3.Tránh xa các chất kích thích

Nicotin trong thuốc lá hay cồn trong bia rượu, chất kích thích làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Vì vậy cần tránh xa thuốc lá, thuốc lào, bia, rượu. Hạn chế cafein, các loại nước giải khát, nước ngọt có gas,

4.Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng hay Stress có thể ảnh hưởng đến tất cả các phần của hệ thống tiêu hóa” đó là kết luận của Ông Kenneth Koch, MD, giáo sư y khoa- Giám đốc y tế của Trung tâm Y tế tiêu hóa tại Đại học Wake Forrest Trung tâm y tế Baptist ở Winston-Salem.

Dạ dày là một bộ phận quan trọng của cơ quan tiêu hóa. Căng thẳng được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày.

Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản. Nó có thể làm tăng axit trong dạ dày của bạn gây ra chứng khó tiêu và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Chính vì vậy cần hạn chế căng thẳng quá mức để bảo vệ dạ dày của bạn.

Tại sao aspirin kích ứng niêm mạc dạ dày
Chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa tái phát viêm loét dạ dày

5.Thận trọng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào

Thuốc tây là con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn điều trị bệnh tuy nhiên, nếu lạm dụng và dùng không đúng chỉ định thì có thể gây ra những tác dụng phụ mà bạn không hề mong muốn. Ảnh hưởng trên dạ dày là điều thường thấy nhất.

Nếu bắt buộc phải dùng bất kỳ loại thuốc tây nào để điều trị bệnh đặc biệt là các NSAID, cần thông báo cho bác sĩ khi điều trị dạ dày để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Lời kết

Bài viết đã giúp bạn giải quyết được băn khoăn đâu là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp. Chúng tôi hy vọng rằng sau khi đọc bài viết trên bạn sẽ nắm được tại sao mình lại bị mắc bệnh này và có phương pháp điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tái phát. Đừng quên truy cập vào website thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé! Chúc bạn mau khỏe!

Tài liệu tham khảo:

  • http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/2017%20so%2081%20tr%2020-22%20Loet%20day%20ta%20trang%20do%20thuoc%20chong%20viem.pdf
  • http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/5430-khi-nao-vi-khuan-hp-gay-ung-thu-da-day.html
  • Bài giảng Loét dạ dày tá tràng – Trích từ Bệnh học Nội khoa Đại học Y Hà Nội: https://docs.google.com/viewerng/viewer?url=https://thaythuocvietnam.vn/thuvien/wp-content/uploads/2018/12/1-2.pdf
  • Phác đồ điều trị tiêu hóa – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trực thuộc Sở Y tế thành phố HCM: https://drive.google.com/drive/folders/1DgBH27hRbFd98RX1OUmzHo4yPKJBqHZF
  • Hướng dẫn và chẩn đoán điều trị bệnh nội khoa – Bộ Y Tế – Bệnh viện Bạch Mai: https://www.thaythuoccuaban.com/phanmem-sach-ebook-dongy/ebook/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-benh-noi-khoa_BV-Bach-Mai.pdf