Tại sao bút sa gà chết

Ý nghĩa thành ngữ ‘Bút sa gà chết’ mà nhiều người không biết

(VOH) - Bút sa gà chết là một câu thành ngữ nhắc nhở mọi người phải cẩn trọng trong từng hành động. Cùng tìm hiểu kỹ hơn ý nghĩa câu thành ngữ này trong bài viết dưới đây.

“Bút sa gà chết” là một câu thành ngữ phổ biến, có ý nghĩa như một lời răn dạy của ông bà để lại cho thế hệ sau. Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc, câu thành ngữ còn chứa đựng những nét văn hóa truyền thống xưa. 

1. “Bút sa gà chết” có nghĩa là gì?

Bút sa gà chết là câu thành ngữ đề cao sự cẩn thận trong mọi quyết định, đặc biệt là những quyết định mang tính ràng buộc cao, có ký kết giấy tờ, để tránh những hậu quả không mong muốn.

  • Bút sa: có nghĩa là đặt bút, viết xuống. Theo văn hóa xưa, bút dùng mực tàu để viết. Vì thế, một khi bút sa là không thể xóa được nữa.
  • Gà chết: chỉ một hậu quả nghiêm trọng khôn lường khi đưa ra một quyết định sai. Vì ngày xưa ông bà lấy chăn nuôi làm trọng. Nên khi mất gà cũng đồng nghĩa với mất một tài sản trong nhà.
Tại sao bút sa gà chết
Thành ngữ "bút sa gà chết" và ý nghĩa ẩn đằng sau

Qua hình tượng mang đậm văn hóa đó, bút sa gà chết có thể truyền đạt được nhiều ý nghĩa sâu sắc:

  • Quyết định gắn liền với trách nhiệm: Bút sa gà chết lời nhắc về quyết định đi đôi với trách nhiệm. Một quyết định đưa ra đồng nghĩa với bạn phải chịu trách nhiệm. Sự trả giá có thể còn nghiêm trọng hơn bạn nghĩ.
  • Không nên giải quyết hậu quả bằng một cách không đứng đắn: Nếu chọn cách đi đường vòng thì bạn không còn lựa chọn nào hơn là phải đánh đổi một thứ gì đó, thậm chí là rất nhiều thứ.
  • Cẩn thận với những quyết định cám dỗ: Đứng trước những lợi ích hay những lời có cánh dành cho mình, bạn phải hết sức cẩn thận. Bởi khi ấy, quyết định của bạn bị chi phối nhiều bởi cảm xúc.

Như vậy, ý nghĩa câu thành ngữ "Bút sa gà chết" chính là một lời nhắc nhở mọi người, trước khi đưa ra một quyết định hoặc làm một việc gì đó (ký kết, hợp tác,...) thì nên suy nghĩ cẩn trọng, tìm hiểu thật kỹ càng. Bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ bạn cũng sẽ phải chịu trách nhiệm với những gì đã quyết. Đôi khi chính những quyết định của bạn sẽ gây ảnh hưởng đến những người khác, thậm chí là chính bản thân mình.

Xem thêm: Trong cuộc sống đừng để ‘Cái khó bó cái khôn’

Không phải tự nhiên mà hình tượng bút và gà xuất hiện trong câu thành ngữ như một biểu tượng. Câu thành ngữ được đúc kết từ nhiều nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Tại sao bút sa gà chết
Phong tục xưa và nguồn gốc thành ngữ Bút sa gà chết

2.1 Tục lệ hối lộ quan lại ngày xưa

Theo thông lệ ngày xưa, khi có một khuất mắc gì khó giải quyết hay có chuyện phiền phức với hàng xóm, người dân thường muốn giải quyết mọi chuyện một cách êm xuôi. Phần vì ngày xưa người ta rất sĩ diện sợ mọi chuyện vỡ lở. Phần vì luật pháp ngày trước còn lỏng lẻo hơn nữa người dân cũng không biết rõ nên họ sinh lòng lo sợ. Vì thế nạn hối lộ quan lại khi xưa diễn ra khá nhiều. 

Người dân khi muốn cậy quan lại làm gì, thường trầu, rượu và làm gà mang đến nhờ quan viết cho lệnh phán có lợi cho mình. 

2.2 Do tục cúng bái ngày xưa

Người dân ngày xưa rất tin tưởng thần linh. Đời sống của họ rất phong phú và gần như đóng vai trò chủ đạo trong nhiều quyết định. Chính vì thế, việc mời các thầy cúng diễn ra khá thường xuyên. Để mời được thầy cúng chấp bút thì cần có lễ vật, ít nhất là một mâm lễ vật có thịt gà. 

Tại sao bút sa gà chết

Hai nguồn gốc trên đều có ý nghĩa khá tiêu cực gắn liền với sự trả giá cho một quyết định sai lầm, hay những việc làm không chân chính. Vậy nên, nhìn ở góc độ văn hóa ý nghĩa câu bút sa gà chết còn ngầm phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, đồng thời cảnh tỉnh thế hệ sau.

Xem thêm: 'Tự lực cánh sinh' và bài học về một đức tình mà bất cứ ai cũng cần rèn luyện

3. Bút sa gà chết tiếng anh là gì?

“What is written binds the writer”, dịch thô có nghĩa là “Cái gì được viết thì liên kết với tác giả” Có thể hiểu là những gì bạn viết ra thì sẽ gắn liền với trách nhiệm của bạn với nó. Ý muốn khuyên người ta cẩn thận trước khi đưa ra quyết định. 

Câu “What is written binds the writer” có thể tạm thể hiện ý nghĩa của thành ngữ bút sa gà chết khi bạn muốn chuyên ngữ.

Ngoài ra, một số câu khác đồng nghĩa với "bút sa gà chết" có thể kể đến như:

  • The die is cast
  • Crossed the Rubicon

4. Những câu thành ngữ gần nghĩa với bút sa gà chết

Thành ngữ bút sa gà chết có ý nghĩa chính thể hiện mối quan hệ giữa quyết định và trách nhiệm.

Tại sao bút sa gà chết

Hãy cùng tham khảo một số thành ngữ sau đây:

Ý nghĩa: Tự làm tự chịu, khi bạn đưa ra một quyết định sai trước sau gì bản thân cũng phải tự gánh trách nhiệm.

Ý nghĩa: Ai làm thì quy trách nhiệm cho người đó, không thể trốn tránh cùng không thể cầu cứu người khác.

  • Có gan ăn cướp, có gan chịu đòn

Ý nghĩa: Trước khi quyết định làm gì cũng phải suy xét đúng sai, nếu không hậu quả phải tự mình gánh lấy.

  • Dắt voi phải tìm đường cho voi đi

Ý nghĩa: Khi đã đưa ra quyết định giúp đỡ hay thúc đẩy người khác thì phải có trách nhiệm hỗ trợ giúp đỡ họ.

Xem thêm: 122 câu thành ngữ hay về cuộc sống mà bạn dùng hằng ngày

Câu thành ngữ bút sa gà chết thể hiện ý nghĩa sâu sắc về quyết định và trách nhiệm cũng như những bài học cho thế hệ sau. Hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn nhiều cách giải nghĩa thú vị và nhiều góc nhìn mới mẻ. 

Sưu tầm
Nguồn: Internet

“Bút sa gà chết” là câu thành ngữ dân gian để ám chỉ về sự cẩn thận, làm một việc gì đó (ký kết, hợp tác,..) thì nên suy nghĩ cẩn trọng, và tìm hiểu kỹ càng. Vì nếu gặp sự cố sẽ phải chịu trách nhiệm với những gì đã quyết.

Câu thành ngữ là vậy, nhưng mà cây bút với con gà thì có liên quan gì nhau? Tại sao khi bút sa thì con gà lại chết? Bạn có thắc mắc giống vậy không?

Tại sao bút sa gà chết

Có nhiều lời giải thích cho điều này.

Giải thích 1

Theo tục lệ ngày xưa, khi người dân đến cửa quan để trình chuyện, xin nhờ vả lúc nào cũng phải có trầu rượu và con gà thì may ra mới được việc. Người ta hài hước với nhau rằng, hễ ngòi bút của quan mà đặt xuống (Bút sa) một loại đơn từ nào đó thì y như rằng một con gà phải lên mâm (gà chết).

Giải thích 2

Tương tự như trên, thời xưa không phải người dân nào cũng biết chữ, viết thơ từ gì thì phải tìm đến thầy nho. Cứ mỗi lần đến nhờ như vậy thì trả công, biếu bằng một con gà ăn lấy thảo.

Giải thích 3

Theo hướng mê tín một chút, ngày xưa người dân hay quan niệm tin vào thần linh, có việc gì cũng mời thầy về cúng vái. Thầy bùa khi làm phép thường hay vẽ bùa lên giấy, và gia chủ cũng phải giết gà để phục vụ cho lễ cúng.

Giải thích 4

Có người cho rằng, thời xưa đầu bút được làm từ lông gà nên phải giết gà thì mới có lông để làm bút viết. Nhưng mà giải thích này mình không khả quan cho lắm vì lông gà làm bút thường rất ít. Chắc thấy trên phim cổ trang hay cầm cọng lông để viết.

Đó là những giải thích mà mình tìm hiểu được. Anh em có biết thêm thì bổ sung giúp mình bên dưới phần bình luận với nhá!

Bút sa gà chết: Phải cẩn trọng mỗi khi đặt bút viết một điều gì đó, phải nghĩ về những hậu quả có thể đón nhận sau hành động của việc đặt bút ký tên.
Về nguồn gốc:
Thành ngữ "Bút sa gà chết" xuất phát từ thói quen, ở làng quê ngày xưa, trong sự tỏ lòng biết ơn đối với người đã giúp mình hoàn tất một thứ giấy tờ gì đó. Hoặc, cũng có thể hiểu là một hình thức hối lộ của dân làng, và ăn hối lộ của các viên chức làng xã.Khi người dân có việc phải ra làng xã xin chữ ký của lý trưởng, xã trưởng, thì phải có cái gì để biếu cho người đã ký giấy tờ cho mình, do ở vùng quê nên con gà thường là thứ đồ được dùng làm quà biếu, có thể là một con gà hay một cặp gà tùy theo sự quan trọng của giấy tờ xin ký.

Vậy nên khi đã được lý trưởng đặt chữ ký, tức là bút sa, thì gà sẽ phải mang biếu, con gà sẽ bị giết thịt, gà chết. Con gà bị giết là do hậu quả của việc ký tên của ông lý trưởng. Chỉ một chữ ký nhưng đã lấy đi sinh mạng của con gà.

Trên đây là nguồn gốc câu thành ngữ này, cũng có một số cách giải thích khác được nêu ra ở phía dưới, còn dụng ý sâu xa của câu này là:

Bút sa: không chỉ diễn tả một chữ ký, mà hiểu rộng ra là có thể là một câu văn, văn tự, giấy tờ,... tất cả những gì mà con người đã viết ra.


Gà chết: không chỉ con gà mất đi sinh mạng, mà là tất cả những hậu quả sau này có thể phải chịu từ việc đặt bút viết ở ý câu trên.

Ý cả câu thành ngữ này khuyên ta nên cẩn trọng mỗi khi đặt bút xuống viết một điều gì để tránh những cái không hay xảy ra, vì người viết ra sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái mà mình viết. Đặc biệt, "bút sa gà chết" là một lời nhắc nhở ta, khi ký kết bất kỳ một tờ hợp đồng nào thì phải đọc cho kỹ văn kiện đó trước khi đặt bút xuống ký để khỏi bị thiệt thòi quyền lợi và những hậu quả có thể phải gánh chịu.

Ý nghĩa là như vậy, còn về nguồn gốc, ngoài giải thích trên phần đầu, thì cũng có một số giải thích về nguồn gốc của thành ngữ trên, ví dụ như:- Thời xưa, đầu bút được làm từ lông gà, nên phải giết gà thì mới có lông để làm bút viết.- Hoặc có người nói rằng khi thầy bùa được mời đến nhà để cúng vái thần linh, trước hết thầy bùa phải vẽ bùa (bút sa), sau đó gia chủ phải giết gà (gà chết) để cho thầy bùa cúng vái.- Ngày xưa, người dân quê ít học cho nên muốn viết đơn từ gì thì mướn mấy nho sinh viết giùm (bút sa), và trả công bằng một con gà (gà chết).- Cũng có ý kiến cho rằng cho 2 từ Bút sa và Gà chết trùng âm (a), nên được ghép với nhau nói cho xuôi tai.- ...

v.v..