Tại sao cá sủ vàng lại đắt

Thời gian gần đây, nhiều ngư dân tại Việt Nam thường xuyên đánh bắt được những con cá sủ vàng lớn, có giá trị lên đến cả tỷ đồng. Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao một con cá trông bình thường lại có giá trị lớn đến thế.

Về mặt giá trị dinh dưỡng, cá sủ vàng được đánh giá bồi bổ gan thận rất cao. Thịt cá sủ vàng tươi, có mùi vị thơm ngon. Những phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh ăn cá sủ vàng sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu.

Tại sao cá sủ vàng lại đắt

Những món ăn được chế biến từ cá sủ vàng cũng là một trong những món ăn được ưa thích của người Hồng Kông, bởi chúng thuộc loại món ăn khá đắt tiền.

Đối với quan niệm của người Trung Quốc, ăn cá sủ vàng đem lại may mắn. Còn với người Việt Nam, Nhật Bản thì loại cá này được ví như trời ban xuống vì giá trị kinh tế, độ quý hiếm của loại cá này.

Tuy nhiên, thứ đắt nhất để tạo nên giá trị tiền tỷ của con cá sủ vàng không nằm ở thịt, vẩy vàng mà nằm ở bong bóng của cá. Bởi bóng cá sủ vàng phơi khô được cho là có giá trị dinh dưỡng ngang với nhân sâm. Bởi, trong bong bóng của cá sủ vàng, cứ 500 gram bong bóng thì chứa 442 gram đạm.

Do đó, ăn nó giúp đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cơ thể suy nhược, thiếu máu.

Tại sao cá sủ vàng lại đắt

Giá bóng cá sủ vàng vì thế tới 45.000 - 55.000 USD/kg tùy theo độ dài của bóng. Cá có trọng lượng 40 - 50kg thì bóng đạt khoảng 1kg tươi. Vì thế, trong những năm trở lại đây mỗi khi nghe ngư dân đánh bắt được loại cá sủ vàng quý hiếm này, các thương lái thường săn lùng và trả giá cao để mua được chúng.

Ngoài giá trị về mặt dinh dưỡng, cá sủ vàng còn có giá trị cao trong y học. Đối với người Trung Quốc, một số bộ phận của cá sủ vàng được cho là một trong những phương thuốc bí truyền của họ.

Ngoài ra, với y học hiện đại, bong bóng cá sủ vàng được dùng để sản xuất chỉ khâu tự phân hủy trong những ca phẫu thuật. Chỉ này không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm. Chỉ tự tiêu làm từ bong bóng cá sủ vàng được y học các nước phát triển sử dụng rất hữu hiệu.

Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa ghi nhận việc sản xuất loại chỉ này mà chỉ có ở Trung Quốc, Nhật Bản mới sản xuất được.

Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau mà loài cá này không còn sản lượng khai thác và gần như tuyệt chủng nên thuộc loại quý hiếm.  Loại cá này phân bổ trên lãnh thổ Việt Nam ở các vùng cửa sông châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Cá sủ vàng (tên khoa học là Otolithoides biauritus), còn gọi là cá sủ vây vàng,  là loại cá lớn nhất trong họ cá sủ, thuộc bộ cá vược (họ Sciaenidae), phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam.

Cá sủ vàng sinh sống ở biển, nhưng vào mùa sinh sản (tháng 1 - 4 và 9 - 10 âm lịch) nó sẽ bơi đến các vùng cửa sông nước lợ để đẻ. Cá con sẽ bơi vào vùng nước ngọt sâu trong đất liền sinh sống, sau 1 - 2 năm sẽ tự trở về với biển, lúc đó nó đã khoảng 10kg), kích thước có thể đạt đến 160cm, nặng trên 120kg, chiều dài tối đa có thể đạt được là 160cm.

Video: Ngư dân Vĩnh Long bắt được cá sủ vàng 3,5 kg giá tiền tỷ

Tiến Phòng

Cá sủ vàng có tên khoa học là Otolithoides biauritus, còn được gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép hoặc cá thủ.  Loài cá này phân bố ở biển Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka và Trung Quốc. Đến mùa đẻ (tháng 1 - 4 và 9 - 10 âm lịch), cá sẽ vào các vùng cửa sông nước lợ cặp đôi và đẻ.

Cá con sau đó sẽ ngược lên vùng nước ngọt sâu trong đất liền sống và sau khoảng 1 - 2 năm sẽ dần tìm ra biển (khi đã đạt trọng lượng lớn hơn 10 kg). Trọng lượng đánh bắt được tại phía Bắc Việt Nam dao động trong khoảng 2 – 135 kg. Chiều dài tối đa có thể đạt được là 160 cm

Cá sủ là loài cá lớn, mõm nhọn, miệng rộng, hàm dưới kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt, răng khoẻ, vây lưng dài... Cá còn sống có màu trắng bạc và trắng phớt hồng, phần đầu và lưng có màu xanh xám hoặc xám sáng tuỳ vào môi trường sinh thái nơi cá sống, miệng cá màu vàng nghệ đặc trưng. Khi chết, toàn thân cá sủ vàng chuyển màu vàng nhạt đến vàng thẫm.

Tại Việt Nam, loài cá này phân bố chủ yếu quanh vùng cửa sông châu thổ sông Hồng và Cửu Long với số lượng lớn nhất tại vùng cửa sông Hồng.

Thịt cá sủ vàng ăn tươi có mùi vị thơm ngon, bóng cá phơi khô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay, bóng cá sủ được sử dụng làm chỉ khâu tự tiêu trong y học, đặc biệt có giá trị trên thị trường thế giới. Giá bóng cá sủ vàng tươi có giá 45.000 - 55.000USD/kg tươi tuỳ theo độ dài của bóng và cá có trọng lượng 40 - 50kg thì bóng đạt khoảng 1kg tươi.

Ngoài ra, thịt cá còn được sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh nấm tổ đỉa, óc cá làm thuốc chữa bệnh thần kinh rất có giá trị trong y học.

Loài cá này từ lâu đời nay vẫn là món ăn “cao lương mỹ vị”, nhất là món bóng cá. Người Trung Quốc cho rằng, ăn cá sủ vàng có nhiều may mắn và làm ăn phát đạt. Vì vậy, ngay cả khi chưa phát hiện về giá trị y dược của bóng cá và thịt cá, loài cá vẫn được nhiều người ưa chuộng./.

Chắc hẳn với nhiều người tên gọi cá Sủ Vàng đang còn khá xa lạ. Tuy nhiên, cá Sủ vàng lại có giá rất đắt đấy nhé, nó có giá lên tới hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng. Vậy Cá Sủ Vàng dùng để làm gì và tại sao nó lại đắt như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Cá sủ vàng Để làm gì, tại sao nó có giá Đắt như vậy? vì sao cá sủ vàng việt nam có giá 1 tỷ/con

Tại sao cá sủ vàng lại đắt

Một con cá sủ vàng do người dân câu được - Ảnh: C.T.V.

Mới đây, dư luận xôn xao khi hai người dân ở Nha Trang câu được cặp cá sủ vàng được thương lái trả giá tới 1,5 tỉ đồng. Loài này có gì đặc biệt mà giá cao đến vậy?

TS. Vũ Cẩm Lương - chuyên gia thủy sản, cá cảnh, giảng viên ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết: "Có lẽ vì là cá tự nhiên, rất hiếm gặp lại thêm có chữ 'vàng' trong tên gọi khiến một số người thích sở hữu, sẵn sàng trả hàng trăm triệu đồng để ăn của ngon vật lạ". 

TS. Lương khẳng định cá sủ vàng chưa được nuôi cảnh, chưa thuần hóa để nuôi nhân tạo. Khoa học cũng chưa ghi nhận chất lượng thịt của loài này có gì đặc biệt. 

"Riêng bong bóng cá, theo một số nguồn tin là có thể làm chỉ tự tiêu trong phẫu thuật, nhưng từ rất lâu y học đã chủ động nhiều phương pháp, nguyên liệu làm chỉ tự tiêu, không phải chờ câu được cá mới làm", ông nhấn mạnh.

Do vậy theo TS. Lương, tâm lý muốn khẳng định mình có thể ăn, sở hữu hàng độc của một số người mới là nguyên nhân chủ yếu thổi giá thị trường loài cá này lên cao.

Dưới góc độ chuyên gia thủy sản, ông Lương kêu gọi dư luận bày tỏ thái độ không hợp tác với những hiện tượng đánh bắt, mua bán động vật hoang dã.

"Đối với các loài cá quý hiếm, việc thị trường tung hô giá, truyền thông báo chí đăng tin thiếu hướng dẫn sẽ dễ tạo thêm áp lực để người khác săn tìm loài cá này, góp phần phá hoại nguồn lợi thủy sản, tiêu diệt nguồn gene quý hiếm còn sót lại".

TƯỜNG HÂN

Cá con sau đó sẽ ngược lên vùng nước ngọt sâu trong đất liền sống và sau khoảng 1-2 năm sẽ dần tìm ra biển (khi đã đạt trọng lượng lớn hơn 10 kg). Trọng lượng đánh bắt được tại phía Bắc Việt Nam dao động trong khoảng 2-135 kg. Chiều dài tối đa có thể đạt được là 160 cm

Cá sủ là loài cá lớn, mõm nhọn, miệng rộng, hàm dưới kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt, răng khỏe, vây lưng dài... Cá còn sống có màu trắng bạc và trắng phớt hồng, phần đầu và lưng có màu xanh xám hoặc xám sáng tùy vào môi trường sinh thái nơi cá sống, miệng cá màu vàng nghệ đặc trưng. Khi chết, toàn thân cá sủ vàng chuyển màu vàng nhạt đến vàng thẫm.

Tại Việt Nam, loài cá này phân bố chủ yếu quanh vùng cửa sông châu thổ sông Hồng và Cửu Long với số lượng lớn nhất tại vùng cửa sông Hồng.

Thịt cá sủ vàng ăn tươi có mùi vị thơm ngon, bóng cá phơi khô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay, bóng cá sủ được sử dụng làm chỉ khâu tự tiêu trong y học, đặc biệt có giá trị trên thị trường thế giới. Giá bóng cá sủ vàng tươi có giá 45.000-55.000 USD/kg tươi tùy theo độ dài của bóng và cá có trọng lượng 40-50 kg thì bóng đạt khoảng 1 kg tươi.

Ngoài ra, thịt cá còn được sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh nấm tổ đỉa, óc cá làm thuốc chữa bệnh thần kinh rất có giá trị trong y học.

Loài cá này từ lâu đời nay vẫn là món ăn “cao lương mỹ vị”, nhất là món bóng cá. Người Trung Quốc cho rằng ăn cá sủ vàng có nhiều may mắn và làm ăn phát đạt. Vì vậy, ngay cả khi chưa phát hiện về giá trị y dược của bóng cá và thịt cá, loài cá vẫn được nhiều người ưa chuộng.

Tại sao cá sủ vàng lại đắt

Vì sao cá sủ vàng có giá bạc tỷ?

Trước thông tin ngư dân Ngô Văn Đấu (51 tuổi), phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Bình Định trong lúc đánh bắt ngoài vùng biển thuộc tỉnh Phú Yên đã bắt được một con cá lạ, nghi là loài cá sủ vàng đặc biệt quý hiếm có giá trị lên đến hàng tỷ đồng đang được dư luận chú ý, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi nhanh với GS. TS. Mai Đình Yên, Hội Sinh thái học Việt Nam để lý giải vì sao loài cá này lại được rao bán với mức giá “đắt hơn vàng” như vậy.

GS. TS. Mai Đình Yên cho biết, cá sủ vàng có bong bóng rất đặt biệt, được các nước phát triển sử dụng trong y học như một công cụ rất hữu hiệu. Cụ thể, bong bóng cá sủ vàng chính là nguyên liệu hữu cơ để sản xuất ra một loại chỉ tự tiêu có khả năng tự hủy sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân, không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.

Tại sao cá sủ vàng lại đắt
GS. TS. Mai Đình Yên, Hội Sinh thái học Việt Nam. Ảnh: TTXVN

“Cá sủ vàng được xếp vào loại cá vô cùng đắt đỏ vì những tính năng đặc biệt từ bong bóng cá như vậy. Thịt cá sủ vàng ăn tươi cũng có mùi vị thơm ngon, bóng cá nếu phơi khô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao”, GS. TS. Mai Đình Yên nhấn mạnh.

Cũng theo GS Yên, thực tế loài cá sủ vàng được phân bố khá rộng trong khu vực cửa sông ở một số vùng trên lãnh thổ Việt Nam như vùng cửa sông châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Các nước khác cũng xuất hiện loài cá này là Trung Quốc, Ấn Độ …

Tuy nhiên, loài cá này rất hiếm gặp và có giá trị đặc biệt về mặt y học nên có giá thành rất cao. Loài cá này sinh sống ở biển nhưng có tập tính đến mùa đẻ sẽ vào các vùng cửa sông nước lợ cặp đôi và đẻ. Cá con ngược lên vùng nước ngọt sâu trong đất liền sống và sau khoảng 1 - 2 năm sẽ dần tìm ra biển. 

Theo GS. TS. Mai Đình Yên, loài cá sủ vàng có tên khoa học là Otolithoides biauritus, còn được gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép hoặc cá thủ. Đây là loại cá lớn nhất trong họ cá Đù thuộc bộ cá Vược, kích thước có thể đạt đến 160cm, nặng trên 120 kg.

Tại sao cá sủ vàng lại đắt

Cá lạ nghi cá Sủ vàng được ngư dân Bình Định đánh bắt ở vùng biển Phú Yên. Ảnh: Doãn Công

Cá sủ là loài cá lớn, mõm nhọn, miệng rộng, hàm dưới kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt, răng khoẻ, vây lưng dài. Cá có màu trắng bạc và trắng phớt hồng, phần đầu và lưng có màu xanh xám hoặc xám sáng tuỳ vào môi trường sinh thái nơi cá sống, miệng cá màu vàng nghệ đặc trưng. Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau mà loài cá này không còn sản lượng khai thác và gần như tuyệt chủng nên thuộc loại quý hiếm.

Trước đó, vào khoảng 21h đêm 28/9, trong lúc thả lưới tại vùng biển thuộc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, ông Đấu đã cùng người nhà tình cờ bắt được cá lạ. Nghĩ rằng đây là loại cá Sủ bình thường nên ông Đấu tiếp tục đánh bắt đến sáng hôm sau mới quay về nhà thì thấy cá có nhiều điểm đặc biệt.

Theo ghi nhận, con cá có hình dạng giống như cá sủ biển, nặng 9,7 kg, dài khoảng 0,9 m, toàn thân cá có màu vàng, đặc biệt vây cá có màu vàng óng ánh rất đẹp. Nhiều ngư dân có thâm niên đánh bắt hải sản hàng chục năm ở địa phương cho biết trong cuộc đời đánh bắt họ chưa bao giờ thấy con cá có hình dạng như vậy.

Khi so sánh với những mô tả trên mạng internet, một số người cho rằng con cá trên rất có thể là cá sủ vàng đặc biệt quý hiếm, được thương lái Trung Quốc thu mua với giá rất cao, khoảng 1 tỷ đồng/con, dùng để làm chỉ khâu vi phẫu thuật.

Xuân Ngọc

Tại sao cá sủ vàng lại đắt