Tại sao dãy núi Hoàng Liên Sơn có đai ôn đới gió mùa

Cùng Top lời giảitrả lờichính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở?”kết hợp với những kiến thức mở rộng về thiên nhiên phân hóa đa dạng của Việt Nam là tài liệu hay dành cho cácbạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm:Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở?

A. Trường sơn nam

B. Hoàng liên sơn và trường sơn nam

C. Hoàng liên sơn

D. Pu đen đinh và pu sam sao

Trả lời:

Đáp án C. Hoàng liên sơn

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ởHoàng liên sơn

Đai ôn đới gió mùa trên núi phân bố ở độ cao trên 2600 m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn thuộc vùng núi thuộc Tây Bắc.

Cùng Toplời giải tìm hiểuthêm thiên nhiên phân hóa đa dạng của Việt Namcác bạn nhé!

Kiến thức mở rộng về thiên nhiên phân hóa đa dạng của Việt Nam

1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam

a. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

- Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.

- Nhiệt độ trung bình năm 22-240C.

- Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ.

- Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới.

- Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế.

b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

- Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo:

+ Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC.

+ Có hai mùa mưa và khô.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

+ Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.

+ Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên.

Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng…Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu….

2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

a) Vùng biển và thềm lục địa

- độ nông sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn ở biển

- thềm lục địa phía bắc, nam đáy nông mở rộng theo chiều đảo ven bờ

- thềm lục địa trung bộ thu hẹp tiếp giáp vùng biển nước sâu

b) Vùng đồng bằng ven biển

- Hình thành đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ, mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.

- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

c) Vùng đồi núi

- vùng núi đông bắc: thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa

- vùng núi tây bắc: thiên nhiên nhiệt đới gió mùa (nam trung bộ) vùng ôn đới (vùng núi cao tây bắc)

- Đông trường sơn:

+ mưa vào thu đông

+ khô nóng

- Tây trường sơn:

+ mưa vào cuối hạ đầu thu

+ mùa khô

3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:

a) Đai nhiệt đới gió mùa

- Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600-700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900-1000m.

- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt.

- Đất đai trong bao gồm:

+ Đất đồng bằng chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước, với các nhóm: đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát….Trong đó có diện tích lớn nhất và tốt nhất là đất phù sa.

+ Đất vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, chủ yếu là nhóm đất feralit. Trong đó tốt nhất là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

- Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30-40m,phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

b) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

- Miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 - 1000m đến độ cao 2600m.

- Từ 600 - 700 đến 1600 - 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng. Đất feralít có mùn, chua, tầng mỏng. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim. Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.

- Từ trên 1600 - 1700m: Khí hậu lạnh. Đất mùn. Rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài. Xuất hiện các loại cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

c) Đai ôn đới gió mùa trên núi

- Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

-Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt đới dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC; có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh quyên, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.

4. Các miền địa lí tự nhiên

Tên
miền

Miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ

Miền Tây Bắc Và Bắc
Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ
và Nam Bộ

Phạm vi

Từ phía Tây - Tây Nam của tả ngạn sông Hồng và rìa phía Tây - Tây Nam của đồng bằng Bắc Bộ. - Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam

Địa hình

- Chủ yếu là đồi núi thấp. Độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.

- Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.

- Địa hình cao nhất nước, núi cao, trung bình chiếm ưu thế.

- Hướng TBắc - Đông Nam, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên,
đồng bằng giữa núi.

- Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang
đồng bằng ven biển.

- Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên

- Hướng vòng cung: sườn Đông dốc mạnh, sườn Tây thoải
sườn Tây thoải.

- Đồng bằng Nam Bộ thấp, phẳng và mở rộng, đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
nhỏ hẹp.

Khoáng
sản

- Giàu khoáng sản: than, sắt, dầu khí,... - Đất hiếm, sắt, crôm, titan,.. - Dầu khí ở thền lục
địa, bôxit ở Thái Nguyên.

Khí hậu

- Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ nóng, mưa nhiều

- Có nhiều biến động.

- Gió mùa ĐB suy yếu.

- Gió Phơn TNam hoạt động mạnh, bão mạnh,..

- Cận xích đạo gió mùa: Có 2 mùa mưa
và mùa khô.

Sông
ngòi

- Dày đặc chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam và vòng cung

- Có độ dốc lớn, chảy theo hướng Tây Bắc

- Đông Nam (Bắc Trung Bộ: hướng Tây - Đông).

- Ở NTB: ngắn, dốc

- Ở NB: dày đặc.

- 2 hệ thống sông 9: Đồng Nai, Cửu Long.

Thổ
nhưỡng.

- Đai cận nhiệt đới hạ
thấp.
- Có đủ 3 hệ thống đai
cao.
- Nhiệt đới, cận xích đạo.

Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam.[1] Dãy núi này được gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên.[2] Người Thái gọi dãy núi này là Khau Phạ nghĩa là "sừng trời".

Tại sao dãy núi Hoàng Liên Sơn có đai ôn đới gió mùa

Hoàng hôn trên dãy Hoàng Liên Sơn

Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30 km, chạy dài 180 km theo hướng tây bắc-đông nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn, đoạn tận cùng phía đông nam của dãy núi Himalaya. Phần tây bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800 m, trong đó có ngọn Fansipan cao 3.143 m (có tài liệu nói Fansipan cao 3.542 m), cao nhất Đông Dương. Ngoài ra còn có núi Ngũ Chỉ Sơn cao 3.090 m, Pú Luông cao 2.938 m.

Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều. Ngoài ra, đá ở dây là mác ma phun trào, mác ma xâm nhập. Còn đất chư yếu là mùn núi cao do địa hình núi cao.

Rừng ở Hoàng Liên Sơn gồm hai kiểu chính: rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Trong khu vực dãy núi này có Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn.

Đỉnh Fansipan là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, được xem là nóc nhà của Đông Dương.

 

 

Dãy núi Hoàng Liên Sơn (Việt Nam)

  1. ^ “Tà Chì Nhù: Cung đường đến nơi chạm tay vào biển mây”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 13 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ “Những điểm đến nổi tiếng nhất Việt Nam”. Báo điện tử VnMedia - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Truy cập 13 tháng 9 năm 2017.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Dãy_núi_Hoàng_Liên_Sơn&oldid=68441180”