Tại sao gián không bay

Vậy tại sao cứ giết hoài mà vẫn không hết? Để giải thích cho điều này đầu tiên hãy tìm hiểu về chúng trước đã!

Tại sao gián không bay


Nguồn gốc của loài gián: Chúng xuất phát từ Châu Phi và đã đi đến Mỹ bằng cách xâm nhập lên những con tàu vào thế kỉ XVI và bằng cách đó chúng lan rộng đến hầu hết mọi nơi trên thế giới.

Tại sao gián không bay


Bộ Gen của loài gián: Những nghiên cứu đã phát hiện rằng chúng có bộ gen "khổng lồ", lớn hơn bất kì loài côn trùng nào được nghiên cứu và có thể đây là nguyên nhân khiến chúng trở thành "sư phụ của sống dai".

Bây giờ chúng ta sẽ phân tích bộ Gen theo khía cạnh sinh tồn:

Đầu tiên là Chemoreception (Khả năng cảm nhận được mùi vị), nhờ khả năng này mà chúng có thể ngửi và ăn thức ăn đa dạng hơn hầu hết các loài côn trùng khác. Chúng sở hữu 154 thụ thể khứu giác và 544 thụ thể vị giác, điều này giải thích vì sao cái quái gì chúng cũng ăn được từ những món ngon như phô mai, thịt, đường đến các món chả ra gì như bìa cứng, viền sách, móng chân người @@, thịt thối, máu, phân OMG! và thậm chí ăn luôn đồng loại.

Tại sao gián không bay


Tiếp đến là Cytochrome P450s (Khả năng kháng độc), nhờ khả năng này chúng có thể sản xuất các enzym giải độc giúp chống lại các loại thức ăn có độc, gây hại cho côn trùng như bạc hà chẳng hạn!

Tại Việt Nam, có 3 loại gián phổ biến là gián Mỹ, gián phương Đông và gián Đức. Chúng có đặc điểm nhận dạng và một số đặc tính khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều là những côn trùng gây ra ít nhiều sự sợ hãi cho con người. Bài viết này sẽ giúp Bạn nhận biết được cả 3 loại gián đó.

Trước khi tìm hiểu các thông tin chi tiết hơn, mời Bạn xem bức hình dưới đây:

Tại sao gián không bay

Gián Đức

- Tên khoa học: Blattella germanica.

- Tên tiếng Anh: German cockroach.

Là loài gián có kích thước nhỏ nhất trong số tất cả các loài gián. Thân hình thon, dẹt. Con trưởng thành dài từ 1,5cm – 2cm. Cánh dài quá phần bụng, xếp bằng. Mặc dù có cánh nhưng gián Đức gần như không có khả năng bay. Bù lại, chúng chạy rất nhanh.

Tại sao gián không bay

Đặc điểm dễ nhận dạng nhất là gián Đức có màu vàng nhạt, có 2 sọc tối màu chạy dọc từ đầu xuống cánh.

Theo ghi nhận của AN SINH PEST CONTROL, gián Đức xuất hiện tại Việt Nam giai đoạn đầu những năm 2000. Ban đầu, gián chủ yếu xuất hiện ở các sân bay và tại một số gia đình có người thường xuyên công tác, du lịch nước ngoài. Những năm gần đây, gián Đức phát sinh ở khắp mọi nơi. Có thể thấy chúng ở trường học, nhà máy, xí nghiệp cho tới nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các hộ gia đình.

Gián Đức hoạt động mạnh cả ngày và đêm. Chúng thường chui vào trong các tủ đồ, tủ bếp, hộc tủ, ngăn kéo,…Ngay cả các thiết bị điện như ổ cắm, tủ lạnh, bếp điện, lò nướng, lò vi sóng,....cũng là nơi trú ẩn của gián.

Ngoài việc gây mùi hôi khó chịu, gián Đức còn lây truyền một số bệnh cho con người qua đường tiêu hóa. Chúng cũng gây hại cho hàng hóa, đặc biệt đối với các loại thực phẩm. Do thường chui vào trong các thiết bị điện, gián Đức cũng là nguyên nhân gây chập cháy thiết bị điện.

Gián Mỹ

- Tên khoa học: Periplaneta americana.

- Tên tiếng Anh: American cockroach.

Đây là loại gián “thân quen” nhất đối với con người. Người ta gọi gián Mỹ là “công dân toàn cầu” có lẽ do chúng có mặt ở khắp mọi nơi.

Bạn có thể nhìn thấy gián Mỹ trên các đường cống, trong bếp hoặc thậm chí ngay trong phòng ngủ của Bạn. Nhưng có một khu vực ít người để ý mà AN SINH PEST CONTROL vẫn thường xuyên lưu ý các hộ gia đình cần quan tâm. Đó là bể nước ngầm. Hãy một lần mở nắp bể nước ngầm nhà Bạn, có thể Bạn sẽ rùng mình khi thấy hàng trăm con gián treo mình phía trên bể nước. Chắc Bạn cũng hình dung ra được vấn đề vệ sinh như thế nào rồi chứ? Vì thế, ngoài việc thường xuyên có các biện pháp diệt gián, Bạn hãy nhớ bịt kín nắp bể và định kỳ thau dọn bể nước ngầm nhà mình nhé.

Tại sao gián không bay

Dài 3,5cm – 4cm, gián Mỹ là loài gián có thân hình lớn nhất trong thế giới các loài gián. Chúng có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ, với đôi cánh dài, xếp bằng. Ở con đực, cánh dài quá thân. Còn ở con cái, cánh dài bằng phần thân. Gián Mỹ có khả năng bay tốt hơn so với các loài gián khác.

Có lẽ không khó để nhận ra loại gián này. Tuy nhiên, rất có thể cho đến hôm nay Bạn mới biết nó có tên là gián Mỹ, phải không ạ?

Gián phương Đông

- Tên khoa học: Blatta orientalis

- Tên tiếng Anh: Oriental cockroach.

Có thể đây là loài gián ít người biết tới nhất do chúng ít xuất hiện bên trong nhà và các khu vực con người sinh hoạt. Sẽ dễ tìm thấy chúng hơn ở các khu vực có nhiều rác mục, ẩm ướt hoặc trong các đống gạch vữa lâu ngày. Bạn cũng có thể thấy chúng trong tầng hầm chung cư nhà mình nếu ở đó có độ ẩm cao.

Tại sao gián không bay

Gián phương Đông cũng dễ dàng nhận biết với đặc điểm chúng có thân hình màu nâu sẫm hoặc đen bóng. Con trưởng thành có chiều dài từ 2cm – 3cm. Gián phương Đông cũng có cánh nhưng cánh của chúng ngắn hơn so với các loài gián khác. Cánh của con đực dài khoảng ¾ cơ thể còn ở con cái thì cánh ngắn hơn. Gián phương Đông không thể bay.

Do sống trong môi trường bẩn, tất cả các loài gián đều mang mầm bệnh. Bữa ăn của Bạn cũng có thể trở nên không còn ngon miệng nếu lẫn trong đồ ăn dù chỉ một hạt phân gián. Vì thế, bên cạnh việc chủ động thực hiện các biện pháp bảo quản thực phẩm, đảm bảo vệ sinh, Bạn cũng nên định kỳ kiểm soát những côn trùng này. Trong trường hợp Bạn cần sự trợ giúp từ AN SINH, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Bạn qua các số máy 0964 37 77 88 (Mr Phạm Công Hoan) hoặc 0163 633 3366 (Hotline toàn quốc).

Đừng nghĩ đến việc một ngày kia gián sẽ bị tuyệt chủng, bởi không những có khả năng sinh sản với số lượng lớn chúng còn là loài "dễ nuôi" vì không có gì là chúng không thể ăn. Chúng ăn được hầu hết những thực phẩm của con người. Chúng thích nhất là những món bánh mì, sữa, đường, bơ, socola,... Khi không có thức ăn ngon thì chúng có thể ăn bìa sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác chết của chúng, máu tươi, máu khô, phân… Thậm chí, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Chính vì xu hướng thích ăn chất thải của con người nên gián trở thành nguồn truyền mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm. Một số loài gián nhiệt đới sống bằng cách ăn thực vật. Tuy nhiên những loài gián sống trong nhà lại ăn các xác thối rữa và ăn rất nhiều loại thức ăn.

Gián là loài côn trùng thuộc loại phàm ăn và ăn tạp và tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc... Chúng ăn được tất cả mọi thứ từ thực phẩm các loại, đến quần áo, sách vở... phần còn lại trong các chai lọ đã rót hết, cũng đủ cho chúng. Bia (có cồn) còn lại trong vỏ lon, chúng cũng "nhậu" không chê. Nếu ở môi trường thiếu ăn, gián vẫn có thể sống được 2 - 3 tháng. Từ lâu, y học đã tuyên án con gián là loại côn trùng có thể mang một số mầm bệnh nguy hiểm. Gián sống ở nơi hôi hám bẩn thỉu, khi chúng bò vào thức ăn, chúng rải các mầm bệnh vào đó làm cho thức ăn bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Đặc điểm loài gián là vừa ăn vừa bài tiết phân rải rác khắp nơi, có mùi hôi đặc biệt khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà chúng bò qua.

Tại sao gián không bay
Phàm ăn và ăn tạp

Tại sao gián không bay
Gián tìm được món bánh mì khoái khẩu.

Bạn có thường xuyên bị gián bay vào đầu, vào mặt hay không ? Nếu có thì phải trách chúng ta quá nổi bật trong mắt chúng mà thôi. Nói một chút về gián, thì loài động vật khó ưa này đã xuất hiện trên hành tinh của chúng ta khoảng 320 triệu năm về trước. Tức là, chúng có mặt trước cả khủng long, và vẫn sống dai dẳng sau khi loài động vật khổng lồ này tuyệt diệt.

Ngày nay, trên khắp thế giới có khoảng 5.000 loài gián, trong đó có 30 loài sống gần con người. Mỗi loài có một đặc tính riêng, song hầu hết gián hoạt động mạnh về ban đêm, còn ban ngày thì tìm nơi tối tăm, ẩm thấp như hốc tường, kẽ cửa, rãnh nước... để trú ẩn. Chẳng trách họ hàng nhà gián và mối có tên khoa học là Blattodea, trong tiếng Latin có nghĩa là "côn trùng xa lánh ánh Mặt trời."

Tại sao gián không bay

Gần trúng rồi đó, bay lại lần nữa đi em.

Tuy nhiên, các loài gián ở gần chúng ta lại bị hấp dẫn bởi ánh sáng. Và tưởng như chẳng liên quan, nhưng đây lại là chìa khoá lý giải vì sao chúng luôn nhắm thẳng vào mặt nạn nhân mà đáp như vậy. Tiến sĩ Coby Schal, chuyên gia côn trùng học từ ĐH Bang Arizonda (Hoa Kỳ) giải thích: "Gián bay tới những vật thể phát sáng. Khi con người đứng ở nơi có nguồn sáng phát ra sau lưng, đầu và mặt chúng ta tạo ra một hào quang, giống như nhật thực hay nguyệt thực vậy."

"Loài côn trùng này bị thu hút bởi thứ hào quang đó." Trong khi những côn trùng khác như muỗi, rệp hay bọ chét đánh hơi con người dựa vào khí carbon dioxide mà cơ thể chúng ta thải ra thì gián lại không thể làm việc này. "Không có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra gián tấn công con người do chúng ta phát ra khí CO2." – tiến sĩ Schal khẳng định.

Schal cho biết, gián phương Đông là loài ưa sáng nhất. Chúng cực kỳ thích đèn đường, màn hình tivi và các nguồn sáng tự nhiên khác. Còn ở Việt Nam, loài gián mà chúng ta thường xuyên bắt gặp là gián Mỹ, hay còn được gọi là gián nhà. Gián nhà không quá mê ánh sáng như gián phương Đông, nhưng chúng rất bạo gan và "thích" sống gần người. Với sải cánh to rộng và rất tích cực bay, việc chúng chọn chúng ta làm nơi hạ cánh là điều không có gì là khó hiểu.

Nguồn: Trần Lan Anh - How Stuff Works