Tại sao hoa đẹp và thơm hơn lá

Tại sao hoa đẹp và thơm hơn lá

Hình minh họa: Tại sao có loài hoa thơm, còn có loài hoa không thơm. Thực Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Nói chung, trong mỗi loài hoa đều có chứa hương thơm, nhưng không phải tất cả các loài hoa đều có hương thơm. Tại sao lại như vậy? Trước tiên chúng ta hãy xem nguồn gốc của mùi thơm từ đâu nhé.

Hoa có mùi thơm là do trong hoa có nhà máy chế tạo mùi hương, đó là những tế bào có chứa tinh dầu. Sản phẩm của nhà máy này chính là dầu thơm có mùi hương, nó phát ra từ các ống dẫn dầu, ở nhiệt độ bình thường có thể tỏa mùi hương theo nước, từ đó mùi hương bay ra thu hút con người, vì thế còn gọi là loại dầu bay hơi. Do loại dầu này ở mỗi loài hoa khác nhau. Loại dầu thơm này nếu Mặt Trời chiếu càng mạnh thì sẽ càng phát ra mùi thơm mạnh hơn, vì vậy lúc ánh sáng mạnh, hương thơm càng nồng hơn và bay xa hơn. Ngoài ra, trong một số loài hoa mặc dù không có tế bào dầu, nhưng các tế bào của nó trong quá trình trao đổi chất sẽ không ngừng tạo ra một số dầu thơm. Còn có một số tế bào hoa không thể tạo ra chất dầu thơm, nhưng chúng lại có một loại glucoxit, mặc dù chất này vốn không thơm, nhưng khi nó chịu sự phân giải chất men thì cũng tỏa ra mùi thơm.

Tại sao vẫn có một số loài hoa không thơm? Nói một cách đơn giản là trong các hoa đó không có tế bào thơm, cũng chẳng có glucoxit. Một khi không có nhà máy sản xuất hương thơm thì đương nhiên không thể có sản phẩm thơm.

Các tế bào dầu trong đóa hoa không phải đều thơm, cũng có một số có mùi thối, thậm chí có loại có mùi rất thối, như cây niễng, cây nam mộc hương, cây hạt dẻ, hoa đại vương... Khi nở hoa trong tỏa ra một mùi rất thối khó ngửi khiến cho con người không thể ngửi nổi, thậm chí ngay cả ong bướm cũng tránh xa chúng.

Tóm lại hoa thơm hay không thơm là do trong hoa có dầu bay hơi hay không? Còn như thơm hay thối là do các chất trong dầu bay hơi của các loại thực vật khác nhau cũng khác nhau, do đó mùi vị tỏa ra cũng khác nhau.

Vậy dầu bay hơi hình thành như thế nào? Ý nghĩa sinh lý của thực vật ra sao? Câu hỏi này trước mắt chưa thể trả lời đầy đủ được. Thông thường người ta cho rằng dầu bay hơi của thực vật là chất được tạo ra cuối cùng trong quá trình trao đổi chất của thực vật, cũng có người nói là chất bài tiết trong cơ thể thực vật hoặc chất thải của quá trình sinh lý, còn tuyệt đại bộ phận các nhà khoa học cho rằng nó là do chất diệp lục tạo ra trong quá trình quang hợp. Lúc cây mới lớn, chất này phân bố trong toàn thân cây, cùng với sự phát triển của cây, nó sẽ tích trữ ở các bộ phận khác của thực vật theo đặc tính sinh lý của mỗi loài, có loài tập trung trong cọng và lá cây như bạc hà, rau cần, cỏ thơm...; có loài trữ trong thân cây như cây gỗ đàn hương; có loài trữ trong vỏ cây như nguyệt quế, cây hậu phát (một vị thuốc Đông y); có loài trữ ở bộ phận nằm dưới đất như gừng; có loại trữ trong quả như cam, quýt, hồi, chanh. Nói chung, chất dầu bay hơi phần lớn tích trữ trong cánh hoa thực vật.

Trên thực tế, chất dầu bay hơi tồn tại trong thực vật có tác dụng nhất định của nó. Rõ ràng nhất là nhờ có mùi hương sẽ thu hút các loài côn trung truyền phấn đi xa giúp cây sinh sôi nảy nở, ngoài ra, dầu bay hơi có thể làm giảm sự bốc hơi của thành phần nước, hoặc dùng mùi thơm để gây độc hại cho các thực vật ở gần nó để bảo vệ mình.

Chúng ta thấy hoa đa số nở vào ban ngày và sau khi nở sẽ tỏa ra mùi hương. Thế nhưng hoa dạ hương lại không như vậy, chỉ đến ban đêm hoa mới tỏa hương thơm ngào ngạt.

Tại sao lại như vậy? Tính cách lạ lùng đó của hoa dạ hương được hình thành dần dần rất lâu dài từ thế hệ này qua thế hệ khác. Rất nhiều cây nhờ côn trùng để truyền phấn, ban ngày chúng sẽ nở hoa toả hương rực rỡ thu hút sự chú ý của những “sứ giả” này. Còn hoa dạ hương lại nhờ những chú bướm truyền phấn vào ban đêm. Trong đêm tối, nhờ có mùi hương cực mạnh mới có thể quyến rũ “các vị khách” có cánh dài ghé thăm, chúng sẽ truyền phấn cho hoa và mang hạt phấn đi xa thụ phấn ở nơi khác.

Tập tính đó của hoa dạ hương là một sự thích nghi đối với môi trường tự nhiên.

Ánh nắng Mặt Trời thường làm cho hoa tỏa hương mạnh hơn do chất dầu thơm gặp phải nhiệt độ cao dễ bay hơi, lúc này bạn ngửi hoa sẽ thấy rất thơm. Tuy nhiên, hoa dạ hương lại khác, ban ngày rất ít nở hoa, mùi hương cũng rất nhạt, nhưng đến tối mặc dù không có ánh nắng Mặt Trời nhưng hoa vẫn nồng hương. Tại sao lại như vậy? Đó là do cánh hoa của hoa dạ hương có cấu tạo khác với cánh hoa của loại hoa nở ban ngày, các lỗ khí trên cánh của hoa dạ hương có một đặc điểm là khi độ ẩm của không khí lớn nó sẽ nở to ra, lỗ khí càng to thì chất dầu thơm bay hơi càng nhiều. Ban đêm, tuy không có ánh sáng Mặt Trời, nhưng không khí ẩm hơn nhiều so với ban ngày, cho nên lỗ khí nở mạnh, mùi hương cũng vì thế mà càng tỏa ra ngạt ngào hơn. Nếu bạn chú ý quan sát kĩ một chút sẽ phát hiện loài hoa dạ hương không những tỏa hương vào ban đêm mà ngay cả vào những ngày trời râm chúng cũng tỏa hương mạnh hơn ngày trời nắng. Đó là vì độ ẩm của không khí khi trời âm u ẩm ướt lớn hơn gây nên. Cái tên “hoa dạ hương” hay “hoa vũ hương” cũng xuất phát từ đó. Có người đã tưới nước cho cây hoa nhài vào buổi tối cảm thấy chúng lập tức tỏa hương ngào ngạt cũng là vì lẽ đó. Ngoài hoa dạ hương và hoa nhài ra còn có một số hoa nở về đêm như hoa quỳnh, hoa thuốc lá.

Ngoài ra, do loài hoa khác nhau nên thời gian tỏa ra mùi thơm của chúng cũng khác nhau. Ví dụ như hoa tử vi khi ra nụ tinh dầu đã hình thành nên vừa nở hoa vừa tỏa hương, còn hoa dạ hương, hoa nhài phải đến khi nở xong hoa thì mới tỏa hương.

Phần lớn hoa dạ hương đều nở vào ban đêm là vậy, cho nên đến đêm mới tỏa ra mùi hương ngào ngạt thì cũng dễ hiểu thôi.

Màu sắc sặc sỡ của hoa là một nguyên nhân quan trọng khiến cho con người thích thưởng thức chúng. Không ít loài hoa quý, đẹp như hoa hồng, mẫu đơn, thược dược, đỗ quyên, sơn trà, báo xuân... Đầy màu sắc và rất được con người yêu thích. Vậy những bông hoa có màu trắng lại không phong nhã sao? Sự thực không phải như vậy, rất nhiều loài hoa quý được yêu chuộng như bạch lan, hàm tiếu, ngọc lan, nhài, thủy tiên, quế hương... Chúng đều có màu trắng, hơn nữa lại có mùi hương cực kỳ dễ chịu. Loài hoa màu trắng hay thuần trắng đều có chung một đặc điểm: trang nhã, mùi hương dễ chịu đem lại cho con người cảm giác yên tĩnh, thanh thoát và cao quý. Mùi thơm của hoa xuất phát từ mấy loại hoặc mấy chục loại dầu thơm dễ bay hơi mà có. Nó thường tỏa ra vào lúc hoa nở, đến khi hoa tàn thì nó dần dần mất đi.

Tất nhiên con người thích nhất những loài hoa vừa đẹp lại vừa thơm nhưng đáng tiếc là thiên nhiên lại không hào phóng như vậy. Bởi vì thực ra hoa nở hay tỏa mùi hương không phải là để cho con người thưởng thức, mà để ra quả. Màu sắc và mùi thơm là phương thức để hấp dẫn côn trùng truyền phấn. Tuy nhiên yêu cầu của côn trùng đối với hoa không “hà khắc” như con người. Nhiều loài côn trùng chỉ dựa vào màu sắc là có thể nhận biết chính xác hoa nào phù hợp cho nó lấy mật hay không, còn như mùi thơm của hoa đối với chúng không có ý nghĩa gì.

Một số loài côn trùng khác lại nhạy cảm với mùi hương của hoa, cho dù có sự khác lạ nhỏ chúng cũng phân biệt được, vì chúng chỉ dựa vào khứu giác mà tìm được đóa hoa cần “ghé thăm”, còn như hoa có đẹp hay không cũng vô nghĩa. Chúng ta biết rằng, trong quá trình tiến hóa của thực vật luôn có một xu hướng phổ biến là không ngừng loại bỏ những chất dư thừa trên cơ thể. Đối với hoa cũng như vậy, những bông hoa sặc sỡ đủ để có thể phát tín hiệu mời côn trùng, hơn nữa những tín hiệu này nhất định được người nhận đáp lại, thì tỏa mùi hương nồng nàn là quá thừa.

Cũng giống như vậy, hoa đã có mùi hương đặc trưng thì sắc đẹp cũng không cần thiết phải có. Còn đối với loài hoa nhờ gió hay nhờ nước truyền phấn thì không có vấn đề hấp dẫn do đó không có cả màu sắc cũng như hương thơm.

Các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Trung Quốc có rất nhiều loài hoa sống ở trên núi cao tuyệt đẹp, màu sắc của chúng rất tươi tắn, rực rỡ, nổi tiếng trên thế giới. Đây là sự thích ứng của thực vật đối với môi trường sống. Chúng ta biết rằng, ở trên núi cao, các tia tử ngoại rất mạnh, có thể khiến cho nhiễm sắc thể của các tế bào thực vật bị phá hỏng, gây trở ngại cho sự hợp thành axit nucleic, dẫn tới làm hỏng sự phản ứng trao đổi chất của các tế bào, rất bất lợi cho sự sống của thực vật. Thực vật trên núi cao trong điều kiện sinh sống khắc nghiệt như vậy, trải qua quá trình thích nghi lâu dài đã sản sinh ra lượng lớn chất carotin và chất quỳ để có thể hấp thụ được các tia tử ngoại. Chính lượng lớn chất quỳ này đã làm cho hoa càng thêm sặc sỡ, chất carotin đem lại cho hoa màu da cam, màu vàng tươi. Chất quỳ mang lại cho hoa màu hồng, màu xanh lam, màu tím... Trong hoa có nhiều màu sắc như vậy dưới ánh sáng Mặt Trời càng thêm lung linh hơn.

Từ Khóa:

Tại sao có loài hoa thơm, còn có loài hoa không thơm || Thực Vật || Khám phá thế giới

Tại sao hoa đẹp và thơm hơn lá

Hình minh họa: Tại sao hoa lại có nhiều màu sắc đến như vậy. Thực Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Có một câu thơ cổ “mùa xuân muôn màu muôn sắc”. Mỗi khi mùa xuân về, màu vàng của hoa tầm xuân, màu hồng của hoa anh đào, màu phấn hồng của hoa đào hay màu tím của hoa violet... Làm cho sắc xuân càng thêm tươi vui, càng thêm sống động hơn, rực rỡ hơn.

Nếu bạn quan sát kỹ một chút, có thể thấy sắc hoa chủ yếu là sự biến đổi giữa các màu hồng, tím, xanh lam; cũng có một số loài hoa là sự biến đổi giữa màu vàng, màu da cam và màu hồng.

Sự biến đổi giữa màu vàng, da cam, hồng là “trò chơi” của chất carotin. Trong chất carotin có rất nhiều màu sắc, khoảng hơn 60 loại màu sắc khác nhau. Còn sự biến đổi giữa màu đỏ, tím, lam là do trong tế bào của hoa có chứa chất quỳ. Quỳ là một loại sắc tố hữu cơ, nó rất dễ thay đổi, chỉ cần nhiệt độ hoặc độ axit kiềm thay đổi một chút là màu của nó sẽ mang một chiếc áo choàng mới ngay.

Bạn đã biết loài hoa khiên ngưu chưa? Hoa của nó giống như những chiếc loa, nhiều màu sắc. Thực ra đó hoàn toàn là do “trò ảo thuật” của chất quỳ có trong cánh hoa, nếu bạn ngắt một bông hoa khiên ngưu màu hồng xuống ngâm trong nước xà phòng, màu hồng sẽ đổi sang màu lam. Và trò ảo thuật này còn có thể thay đổi ngược lại, nếu bạn ngâm một bông màu lam vào trong dung dịch axit clohydric thì nó lại chuyển sang màu hồng. Hóa ra đây chỉ là sự thay đổi độ axit, kiềm, dẫn đến sự thay đổi màu chất quỳ.

Trong cơ thể thực vật có những thứ có tính axit, cũng có những thứ có tính kiềm. Không chỉ có độ kiềm, độ axit trong những loài khác nhau sẽ khác nhau mà cả độ axit, độ kiềm trong cùng một loài cũng sẽ thay đổi do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Như vậy, chất quỳ luôn luôn “biến hóa” trước mắt chúng ta tạo ra trăm hoa đua nở, làm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

Bạn nhất định sẽ cảm thấy kì lạ: cây hoa phù dung sáng nở tối tàn, buổi sáng nó nở hoa màu trắng, trưa dần chuyển sang màu phấn hồng rồi sang màu đỏ. Còn cây bông không những thay đổi màu hoa trong một ngày mà ngay trên cùng một cây có thể có cùng lúc ra mấy màu hoa. Đó đều là trò “xiếc” của chất quỳ ở trong hoa theo sự biến đổi của cường độ chiếu sáng của Mặt Trời, của nhiệt độ và của độ ẩm gây nên.

Từ Khóa:

Tại sao hoa lại có nhiều màu sắc đến như vậy || Thực Vật || Khám phá thế giới