Tại sao không nên cạo gió

Bà hay nhức mỏi ở cổ tay và khớp gối. Xin bác sĩ tư vấn những phương pháp giảm đau hiệu quả và an toàn. (Hà Anh)

Trả lời:

Cạo gió, xoa bóp hầu như không mang lại hiệu quả trong điều trị các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp. Sau khi cạo gió, người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn là do tác động cơ học tạo ra hiệu ứng tức thời. Những phương pháp này chỉ giúp giảm đau trong thời gian ngắn, không điều trị triệt để bệnh, cơn đau vẫn sẽ tái phát.

Cạo gió là dùng dụng cụ tác động lực liên tục trên da gây đau tại chỗ, khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra chất giảm đau là endorphins. Chất này giống như morphin tự nhiên của cơ thể có tác dụng giảm đau, tạo ra cảm giác dễ chịu. Thói quen này lặp lại nhiều lần khiến người bệnh dễ bị nghiện và lệ thuộc.

Khi bị đau nhức, người bệnh nên đến bệnh viện khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh. Nên vận động các khớp, tránh mang vác nặng, đứng, đi bộ hay leo cầu thang quá nhiều. Ngoài ra, cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh và sữa để cung cấp vitamin và canxi. Tránh thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, tránh bia, rượu, thuốc lá, thức khuya, nên duy trì chế độ tập luyện thể thao hợp lý theo từng độ tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân
Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của PGS. TS Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) trong chương trình Phòng mạch FM, phát sóng trên VOH Radio – Đài tiếng nói nhân dân TPHCM để biết cạo gió có tốt không?

1. Cạo gió là gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bay, cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian đã có từ rất lâu đời. Những người bị cảm lạnh, cảm nắng hay nhức mỏi,…sau khi được cạo gió họ sẽ thoải mái hơn, sảng khoái hơn.

Bác sĩ cho biết, trong quá trình sống, cơ thể chúng ta ở trong môi trường tự nhiên sẽ gặp các phản ứng mà người xưa gọi đó là các khí độc. Khi khí độc bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể khiến người bệnh cảm thấy lạnh, mệt mỏi, đau nhức, phát sốt,…Khi đó, người ta nghiên cứu tìm cách để khắc phục các triệu chứng này. Từ đó, phương pháp cạo gió ra đời.

Tại sao không nên cạo gió

Cạo gió là phương pháp dân gian dùng để chữa cảm lạnh, cảm nắng, đau nhức (Nguồn: Internet)

Để tiến hành cạo gió người ta thường dùng nhiều dụng cụ khác nhau như đồng xu (bạc), vật dụng cứng có đầu tròn, thậm chí là các chiếc muỗng.

Bác sĩ cho biết, các vùng của tế bào nhận cảm thần kinh, hệ thống vi mao mạch đi rất nhiều dưới da. Khi chúng ta kích thích dưới da bằng 1 lực nào đó sẽ kích thích tận cùng thần kinh, cơ thể ấm áp lên, lỗ chân lông giãn nở ra, các hạch cũng được đánh thức. Kết quả là hệ thống mạch máu được đánh thức giúp cơ thể giảm đi mệt mỏi rất nhiều.

Ngoài ra, sở dĩ người ta thường dùng đồng bạc để cạo gió là vì khi các khí lạnh, nắng nóng xâm nhập vào cơ thể, tại lỗ chân lông sẽ có lượng lưu huỳnh rất cao. Khi đồng xu được làm bằng bạc, bạc sẽ phối hợp với lưu huỳnh tạo thành chất mà có thể đẩy lượng khí độc ra bên ngoài, giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn.

Như vậy, cạo gió là phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường hoạt động của hệ thống tuần hoàn, hệ thống thần kinh. Tuy nhiên, nếu chúng ta cạo gió sai phương pháp sẽ gây hại nhiều hơn lợi.

3. Tác hại của việc cạo gió không đúng cách

Nếu cạo gió không đúng phương pháp, không đảm bảo các nguyên tắc an toàn thì bệnh không chỉ không khỏi mà còn nặng hơn.

Nguyên nhân khiến việc cạo gió không đạt hiệu quả là do người cạo dùng vật quá cứng, quá sắc cạnh nên để lại các vết bầm trên da, làm vỡ các mao mạch sau khi cạo. Khi đó lợi sẽ bất cập hại, gây ra những ảnh hưởng như:

  • Thay vì cạo gió lấy khí độc ra ngoài thì nó sẽ xâm nhập vào cơ thể bên trong.
  • Mệt mỏi có thể giảm đi tạm thời nhưng sau đó sẽ gây cảm giác đau nhiều hơn.
  • Những trường hợp cạo quá mạnh làm trầy xước trên da sẽ dễ gây nhiễm trùng, nổi mụn nhọt,…

Tại sao không nên cạo gió

Cạo gió quá mạnh sẽ khiến vùng da bị tổn thương (Nguồn: Internet)

Chính vì thế, bác sĩ Bay khuyên mọi người nếu có cạo gió thì nên dùng đồng xu (bạc). Nếu không có đồng xu thì có thể dùng trứng luộc, bỏ tròng đỏ lấy tròng trắng, sau đó bọc vào một cái khăn tay rồi dùng nó miết lên da. Hoặc bạn có thể dùng 2 bàn tay để miết lên da người bệnh, ấn mạnh từ trên xuống dưới, cách này cũng được xem như là phương pháp cạo gió.

4. Những tối tượng nào không nên cạo gió?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bay, không nên cạo gió cho những trường hợp sau đây:

  • Người quá gầy. 
  • Trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Người già đang bị các bệnh nhiễm trùng, bệnh miễn dịch.

5. Những điều cần lưu ý khi cạo gió cho bệnh nhân

Khi cạo gió, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi cạo gió tránh chỗ lạnh, có gió lùa hoặc quạt thổi vào trong người.
  • Sau khi cạo xong, trong khoảng 30 phút không nên tắm.
  • Sau đó, nếu có tắm thì phải tắm bằng nước ấm
  • Sau khi cạo, hãy uống 1 cốc nước nóng, có thể cho thêm gừng, một chút muối sẽ tốt hơn.
  • Vật dụng dùng để cạo gió phải được khử trùng, nếu dùng tay thì cần rửa tay sạch sẽ.
  • Không cạo gió khắp các bộ phận trên người. 
  • Sử dụng các loại dầu cho trẻ em để cạo gió sẽ tốt hơn là dầu dành cho người lớn hay dầu dừa.

Dưới đây là audio chia sẻ của PGS. TS Bác sĩ Nguyễn Thị Bay:

Từ lâu, cạo gió được xem là phương pháp chữa bệnh dân gian hiệu quả được dùng rất phổ biến để chữa các chứng cảm.

Tuy nhiên, BS. Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam khuyến cáo, người bị sốt phong nhiệt cạo gió rất dễ biến chứng méo mồm, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ do huyết áp tăng cao và tử vong.

BS. Hướng giải thích: Cảm phong nhiệt tức là nhiệt đã đi vào máu. Cơ thể đã nóng lại cạo gió làm cơ thể nóng hơn khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não.

Thông thường, chỉ những người bị cảm phong hàn, hàn tà đang nằm ở phần biểu người ta mới tiến hành cạo gió, đánh cảm. Những trường hợp bị cảm phong nhiệt thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc. Người bị cảm phong nhiệt ra mồ hôi cũng không thể đánh gió…

Không khó để phân biệt cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Người bị cảm phong hàn thông thường có triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng,…

Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Cách an toàn nhất là xoa dầu. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Ngoài ra, người bị bệnh tim, cao huyết áp, phụ nữ có thai và người bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào.

Tại sao không nên cạo gió

1. Cách cạo gió

Chú ý không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.

2. Vị trí cạo gió

Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng, chứ không được đánh ở giữa cột sống. Đánh hai bên cột sống, đông y gọi là đánh hai bên kinh bàng quang chứ không được đánh giữa kinh đông (giữa cột sống). Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

3. Kỹ thuật cạo gió

Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 đến 5 phút là da ửng đỏ.


Theo quan niệm của Đông y, cảm lạnh là cảm mạo, cảm cúm, trúng gió... hay gặp khi trời lạnh. Khi đó, không khí lạnh sẽ "thâm nhập" vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp, gây đau đầu, sổ mũi, ho, kèm theo các khớp xương nhức mỏi, sốt nhẹ. Vì vậy, trong dân gian thường hay dùng phương pháp cạo để "đẩy gió" ra bên ngoài nhằm giải cảm, giảm các chứng mệt mỏi để hóa giải cơ bắp, phục hồi sức khỏe.

Chị Nguyễn Thị Nhàn ở thôn 4, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Mỗi lần nhức đầu, đau mỏi, chị đều cạo gió, bắt gió mới cảm thấy dễ chịu. Đợt cảm cúm vừa rồi, chị cạo gió mạnh tay quá nên chỗ cạo gió trên vai bị bầm tím, sưng đỏ, gây đau. Khi chị đi khám bác sĩ không cho chị cạo gió nữa vì chị có những bệnh lý khiến việc cạo gió trở nên không an toàn.

Lương y Võ Thuận Hóa - Phó chủ tịch Hội đông y tỉnh Đắk Lắk cho biết: cạo gió có tác dụng trị đau, nhức mỏi do nhiễm nước dầm mưa lâu, đang đổ mồ hôi vội tắm ngay, do đi nắng về bị nhức đầu, nhức mỏi do ngồi lâu, nằm sai tư thế, làm việc nặng, bị cảm gây mỏi cơ. Cách cạo là dùng dầu gió, bôi lên chỗ bị đau, dùng vật cứng dạng tròn, nhẵn như đồng xu hay đầu muỗng để cạo nhẹ nhàng. Ví dụ đau cổ - vai thì cạo gió từ hai bên cột sống cổ kéo xuống vai, đau lưng thì cạo dọc hai bên cột sống lưng…

Việc cạo gió nhằm làm vỡ một số mạch máu ngoại biên li ti, giải quyết tình trạng ứ huyết gây đau nhức. Việc vỡ những mạch máu nhỏ này không gây nguy hiểm ở người bình thường. Còn việc "bắt gió" theo kiểu dùng dầu bôi lên và day từ hai thái dương kéo vào ấn đường, có khi ngắt cho đỏ cả khu vực này thì không đúng. Không nên dùng dầu tại vùng này vì gần mắt, dễ gây hại cho mắt. Cách day ấn huyệt đúng là day hai huyệt Thái dương, hoặc có thể day từ trong ra ngoài: từ ấn đường dọc theo cung mày ra đến hai bên thái dương. Ngoài ra có thể day ấn huyệt Phong trì sau gáy.

Lương y Võ Thuận Hóa cũng lưu ý, những trường hợp không được cạo gió như: người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, phụ nữ có thai. Tuyệt đối không tiến hành cạo gió với trẻ em bởi da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ xung huyết, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Khi cạo gió xong nên uống một cốc trà gừng hoặc một bát cháo tía tô với hành hoặc uống một cốc nước sôi để nguội pha chút muối. Người bệnh nằm yên trên giường sau khi được cáo gió, không đi ra ngoài vì dễ nhiễm lạnh, đặc biệt không được tắm sau khi cạo gió. Cạo gió là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc có chuyên khoa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!