Tại sao pháp luật mang tính giai cấp

Bản chất của pháp luật nhà nước Việt Nam mang tính giai cấp thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh về ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Chủ thể ban hành pháp luật là nhà nước, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo thủ tục, trình tự mà nhà nước quy định.

Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào. Tuy nhiên mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó. Rất nhiều độc giả quan tâm hiện nay pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp nào?

Câu hỏi:

Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp nào?

A. Giai cấp thống trị

B. Công nhân

C. Tư sản

D. Nông dân

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án B. Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân.

Tại sao pháp luật mang tính giai cấp

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:

Bản chất của pháp luật nhà nước Việt Nam mang tính giai cấp thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh về ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Chủ thể ban hành pháp luật là nhà nước, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo thủ tục, trình tự mà nhà nước quy định.

Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước. Vi phạm pháp luật là xâm hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Trong những trường hợp đó, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt việc làm trái pháp luật.

Tính giai cấp của pháp luật còn biểu hiện ở mục đích điều chỉnh. Mục đích điều chỉnh của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh về các mối quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội. Do đó pháp luật được xem là yếu tố giúp điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng qu

Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào. Tuy nhiên mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó: pháp luật tư sản quy định cho nhân dân hưởng các quyền tự do, dân chủ nhưng về cơ bản vẫn thể hiện ý chí và phục vụ cho giai cấp tư sản; pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại điện là nhà nước của nhân dân lao động.

Hiện nay nước Việt Nam mang bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa, do đó pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại điện là nhà nước của nhân dân lao động.

=> Do đó đáp án đúng là đáp án B. pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân.

Các phương án còn lại không phải là bản chất của pháp luật nước ta.

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.

Pháp luật vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp, cụ thể như sau:

1. Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội, là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ lợi ích, bảo vệ quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Nói cách khác, nó là ý chí của lực lượng cầm quyền được nâng lên thành luật. Bởi vì:

– Các giai cấp thống trị trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống trị của mình, tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách có hiệu quả nhất là biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện ra thành các quy định cụ thế của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện trong toàn xã hội. Làm như vậy, giai cấp thống trị có thể hướng hoạt động của toàn xã hội vào việc đạt mục đích của nó.

– Pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng mà giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền mong muốn nhằm bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Vì thế, trong pháp luật có nhiều quy định thể hiện tính giai cấp của nó như: Quy định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị…

– Biểu hiện tính giai cấp của pháp luật có sự thay đổi qua các kiểu pháp luật:

+ Pháp luật chủ nô thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô và tính giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện khá công khai, rõ rệt.

+ Pháp luật phong kiến thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến và tính giai cấp của kiếu pháp luật này cũng thể hiện công khai, rõ rệt.

+ Pháp luật tư sản thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, song biểu hiện tính giai cấp của kiểu pháp luật này có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa – Ớ giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tính giai cấp của pháp luật tư sản chưa thể hiện công khai thì ở giai đoạn của chủ nghĩa để quốc, tính giai cấp của pháp luật tư sản thể hiện công khai và rõ rệt hơn nhiều so với giai đoạn trước; còn ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tính giai cấp của pháp luật tư sản có xu hướng thể hiện mờ nhạt hơn so với giai đoạn trước.

+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và những người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng này. Tính giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện mờ nhạt nhất trong tất cả các kiêu pháp luật vì giai cấp thống trị trong xã hội này chiếm tuyệt đại đa số dân cư.

2. Tính xã hội của pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật là sự thể hiện ý chí chung của cả xã hội, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển chung của xã hội.

– Trong đời sống xã hội, do đòi hỏi của các quan hệ giao tiếp giữa mọi người nên đã hình thành các thói quen, các quy tắc, các chuẩn mực ứng xử có tính chất chân lý, thể hiện ý chí chung của cả cộng đồng, được cả cộng đồng chấp thuận và tuân thủ. Ví dụ: cách ứng xử giữa cha mẹ và các con, ông bà và các cháu, giữa người mua và người bán… Khi nhà nước thừa nhận các quy tắc này thì tạo nên tính xã hội của pháp luật.

– Pháp luật là phương tiện để giải quyết khía cạnh “xã hội” của đời sống như phòng, chống và khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ người lang thang, cơ nhỡ… Nói cách khác, pháp luật luôn hàm chứa các giá trị xã hội phổ biến, thuộc về con người. Pháp luật luôn phản ánh điều kiện kinh tế – xã hội, những quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mỹ tục… của dân tộc – Vì thế, trong pháp luật có nhiều quy định thể hiện tính xã hội của nó: Quy định về chế độ phổ cập giáo dục bắt buộc cho công dân, bảo vệ trật tự an ninh, an toàn giao thông, bảo đảm thông tin, liên lạc, bảo vệ môi trường sống…

– Pháp luật là biểu tượng của nền công lý, công bằng xã hội, nó bảo đảm cho các chủ thể ngang quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau trong những mối quan hệ xã hội nhất định. Pháp luật là một trong những công cụ để bảo vệ những công trình và những giá trị văn hoá, tinh thần chung của xã hội, những giá trị đạo đức, truyền thống và một số phong tục, tập quán của dân tộc.

– Mặc dù tính xã hội là thuộc tính chung của tất cả các kiểu pháp luật, song sự thể hiện tính xã hội có sự khác nhau giữa các kiểu pháp luật. Cùng với sự phát triển của xã hội, tính xã hội của pháp luật ngày càng trở nên sâu sắc và rộng rãi hon.

+ Biểu hiện tính xã hội của pháp luật chủ nô, phong kiến còn mờ nhạt và hạn chế, chủ yếu thể hiện qua vai trò là công cụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trừng trị tội phạm, bảo vệ các công trình công cộng…

+ Biểu hiện tính xã hội của pháp luật tư sản có sự thay đổi rất lớn qua các giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản. Pháp luật tư sản ra đời đã thể hiện sự tiến bộ hơn so với pháp luật phong kiến. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật được mở rộng dần, tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống, từ các quan hệ trong gia đình đến các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội trong đời sống cộng đồng. Pháp luật trở thành công cụ quan trọng để thiết lập địa vị pháp lý bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội, hướng tới bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.

Đến giai đoạn để quốc chủ nghĩa, do bị lũng đoạn bởi các tập đoàn tư bản độc quyền, lại bị lún sâu vào các cuộc chiến tranh xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, hoạt động của nhà nước tư sản chủ yếu xoay quanh việc bảo vệ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền lớn nên vai trò và ý nghĩa xã hội của pháp luật tư sản thời kỳ này có nhiều hạn chế.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây, pháp luật tư sản có xu hướng dân chủ, nhân đạo, hướng tới việc đảm bảo công bằng, bình đẳng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định, chống khủng hoảng xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Hiện nay, pháp luật được xem là công cụ quan trọng để chống lại sự tha hóa của quyền lực nhà nước, bảo vệ con người, bảo vệ công lý.

+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện tính xã hội rộng rãi và sâu sắc nhất so với tất cả các kiểu pháp luật trước đó. Pháp lưật là công cụ giải phóng con người khỏi mọi áp bức bất công, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, trong đó các giá trị con người được thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là pháp luật vì con người, nhằm phục vụ con người, đảm bảo cho con người có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện.