Tại sao tác giả lại gợi những cánh diều là cánh diều tuổi thơ

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

  • Tác giả đã chọn những chi tiết nào để miếu tả cánh diều?
  • Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?
  • Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
  • Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
    • a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
    • b. Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
    • c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.

Tác giả chọn những chi tiết tả cánh diều là: 

  • Diều mềm mại như cánh bướm
  • Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng
  • Diều đang trôi như dải ngân hà

Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn: Hò hét nhau thả diều, vui sướng đến phát dại.

Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp: bầu trời tự do đẹp như tấm thảm nhung khổng lồ, tâm hồn cháy lên, cháy mãi khát vọng, ước mong nỗi khát khao bay mãi cùng cánh diều tuổi ngọc ngà của một thời mới lớn.

Qua các câu mở bài và kết bài, điều tác giả muốn nói về cánh diều tuổi thơ là:

  • Đáp án: b. Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.


Soạn bài: Cánh diều tuổi thơ trang 146 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Câu 1. Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?

Trả lời:

Để tả cánh diều, tác giả chọn những chi tiết:

- Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

- Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè...

- Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.

Có thể tác giả tả cánh diều bằng cả thị giác và thính giác bằng mắt nhìn và tai nghe.

Câu 2. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào ?

Trả lời:

Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp. Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”

Câu 3. Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?

a) Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

b) Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

c) Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.

Trả lời:

Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên tầng mây.

Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh

Bài làm

Tạ Duy Anh đã có một tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và bay bổng, như anh đã thổ lộ: "Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều". Cánh diều của trò chơi, cánh diều của mơ ước bay cao bay xa.

Kỉ niệm đẹp tuổi thơ không bao giờ có thể phai mờ theo năm tháng. Làm sao quên được những buổi chiều, những đêm trăng tuyệt vời của những ngày xưa thân ái ấy. Cảnh "hò hét nhau thả diều thi" của lũ trẻ mục đồng trên bãi những buổi chiều quê. Cảnh lũ trẻ "vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời" ngắm những cánh diều của mình và của bạn bè "mềm mại như cánh bướm", rồi say sưa lắng nghe tiếng sáo diều "vi vu trầm bổng". Với Tạ Duy Anh thì tiếng sáo diều của các bạn trẻ mục đồng là khúc nhạc của đồng quê, đó là "sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè...", là "sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng". Tiếng sáo diều như "nâng lên" bay bổng những tâm hồn nhiều mơ ước của tuổi thơ, tưởng "như gọi thấp xuống những vì sao sớm".

Bãi thả diều ban đêm lại càng "huyền ảo hơn". Bầu trời quê mênh mông không một gợn mây trở thành "bầu trời tự do" cho những cánh diều bay, cánh diều "trôi trên dải Ngân Hà", làm cho bầu trời bao la hơn, xanh biếc hơn, "đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ". Khát vọng tuổi thơ dào dạt dâng lên, "cháy mãi" trong tâm hồn tuổi thơ lũ trẻ mục đồng. Có thú vui nào say mê hơn cái thú nằm trên bãi cỏ "ngửa cổ" theo dõi những cánh diều "mềm mại như cánh bướm", bay lượn giữa "bầu trời tự do", lắng tai nghe tiếng sáo diều vi vu trầm bổng? Tạ Duy Anh cùng những đứa bạn nhỏ mục đồng vô cùng say mê "chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời". Cánh diều tuổi thơ cũng là cánh diều cổ tích của miền thơ ấu. Tiếng cầu xin của lũ trẻ mục đồng "tha thiết" vang lên: "Bay lên diều ơi! Bay đi!". Cánh diều càng bay cao, bay xa, tiếng sáo diều càng vi vu ngân vang, Tạ Duy Anh càng xúc động bồi hồi cảm thấy nỗi khát khao cháy bỏng tâm hồn mình đã "bay đi" cùng "cánh diều tuổi ngọc ngà"...

Chơi diều, thả diều là một trò chơi dân gian có đã lâu đời. Một trò chơi vô cùng hấp dẫn và say mê của tuổi thơ. Cánh diều tuổi thơ đã mang theo bao ước mơ đẹp, làm cháy lên bao khát vọng tuổi ngọc ngà. Bài "Cánh diều tuổi thơ" là một trang văn đẹp của Tạ Duy Anh, trang văn nhiều thơ mộng, thi vị.

Giaibaitap.me


Page 2

Chính tả: Cánh diều tuổi thơ trang 147 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Câu 1. Nghe - viết: Cánh diều tuổi thơ (từ đầu... đến những vì sao sớm.)

Câu 2. Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi .

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.

M : chong chóng, trốn tìm

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.

M : ngựa gỗ, thả diều

Trả lời:

Tên các đồ chơi hoặc trò chơi

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch:

ch: đồ chơi: chong chóng, chó bông, que chuyền

trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, chơi chuyền

tr: đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt.

trò chơi: đánh trống, cắm trại, bơi trải

b. Thanh hỏi: đồ chơi: tàu hỏa, ô tô cứu hỏa, tàu thủy,...

trò chơi: nhảy ngựa, nhảy dây, thả diều, thả chim, dung dăng dung dẻ...

Thanh ngã: đồ chơi: ngựa gỗ

trò chơi: diễn kịch, bày cỗ.

Câu 3. Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên.

Trả lời:

Miêu tả đồ chơi, trò chơi

- Tả đồ chơi: Các bạn hãy xem chiếc xe điện tử của tôi. Toàn thân nó bằng nhựa. Thùng xe màu cánh gián. Bánh xe màu đen. Đèn báo hiệu màu xanh ngọc bích. Mỗi lần tôi vặn nút để xe khởi động, xe phát ra âm thanh rồi chạy tới, chạy lui, đèn sáng lấp loáng trông thật đẹp.

Giaibaitap.me

Trường Tiểu học Tứ Minh

Họ tên:...................................................

 Lớp: 5 …………

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

 Năm học: 2016 - 2017

Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5

Điểm

    Đ:

    V:

  TB:

Nhận xét

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

GV coi:……………………….……………… GV chấm:………………………….………………

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7điểm) (20 phút)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng sáo diều

          Không biết tự bao giờ, mùa hạ in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

          Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng hò reo của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.

          Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu... Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê vót nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy... Ôi, sáo diều ... có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này ...

Nguyễn Anh Tuấn

Câu 1: Tại sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?(0,5 đ)

a. Vì mùa hạ là tác giả được nghỉ hè.

b. Vì mùa hạ là tác giả được về thăm quê.

c. Vì mùa hạ là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Câu 2: Dựa vào bài đọc, xác dịnh những điều nêu dưới đây là đúng hay sai? Khoanh tròn vào “đúng” hoặc “sai”. (0,5 đ)

Bọn trẻ thường thả diều vào thời gian nào trong ngày?

Buổi chiều, khi ánh nắng chói chang tắt dần

Đúng / Sai

Buổi chiều, khi trời nổi gió to

Đúng / Sai

Buổi sáng, khi trời mát mẻ

Đúng / Sai

Câu 3: Tiếng sáo diều được miêu tả bằng những chi tiết nào?(0,5 đ)

a. Không có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào so sánh nổi với tiếng sáo diều.

b. Tiếng sáo diều thánh thót ngân nga giữa cánh đồng.

c. Tiếng sáo diều trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ thích hợp để được ý đúng: (0,5 đ)

Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những ..................................................................... đi tìm về kí ức tuổi thơ.

Câu 5: Tiếng sáo diều khiến tác giả sững người và nhận ra bao điều ....Đặt mình vào vai tác giả, em hãy viết những điều mình nhận ra khi nghe tiếng sáo diều:(1 đ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 6: Em có ước mơ gì sau khi đọc câu chuyện trên của tác giả? (1 đ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7:Từ nào viết đúng chính tả (0,5 đ)

a. giục giã              b. dục dã              c. rục rã                 d. giục rã

Câu 8: Xác định CN - VN trong câu sau (0,5 đ)

Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

..........................................................................................................................................

Câu 9:Dấu phẩy trong câu sau được dùng để làm gì? (1 đ)

Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người.

Câu 10:Đặt 1 câu có sử dụng dấu hai chấm với tác dụng liệt kê.(1 đ)

B – Kiểm tra viết: (10 điểm )

1. Chính tả ( 2 điểm): GV đọc cho HS viết đoạn 1, 2 bài: " Qua những mùa hoa" (Sách TV5, tập 2, trang 98).

2. Tập làm văn  ( 8 điểm)

            “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo/ Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.” Hãy tả lại cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong 5 năm học vừa qua mà em yêu quý nhất.