Th 27 phương pháp kiểm tra đánh giá bằng nhận xét violet

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2020 hướng dẫn giáo viên ghi học bạ, nhận xét, đánh giá học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện. Trong nội dung bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý vị mẫu nhận xét môn học theo thông tư 27.

Nhận xét môn học là gì?

Nhận xét môn học là việc giáo viên đưa ra những ghi nhận, đánh giá đối với học sinh thông qua quá trình quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, rèn luyện của học sinh trong các môn học như toán, tiếng việt, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật…

Nhận xét học sinh tiểu học nhằm cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục tiểu học cũng như nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể các mục đích mà nhận xét môn học hướng đến như sau:

– Nhận xét môn học giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ học sinh cũng như phát hiện những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảo dục.

– Giúp học sinh tự học, tự điều chỉnh cách học, giao tiếp, có hứng thú với việc học tập và rèn luyện để tiến bộ.

– Giúp cha mẹ học sinh tham gia vào nhận xét, đánh giá học sinh, tích cực cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục, rèn luyện học sinh.

– Giúp các cán bộ quản lý giáo dục kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, nhận xét nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

– Giúp cho các tổ chức xã hội nằm được thông tin chính xác, khách quan để phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Quy định về nhận xét, đánh giá học sinh được quy định tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, vậy định đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2020 không có mẫu nhận xét môn học theo thông tư 27 như thế nào?

Mẫu nhận xét môn học theo thông tư 27

Trong Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2020 không có mẫu nhận xét môn học theo thông tư 27, ở văn bản này chỉ hướng dẫn giáo viên cách nhận xét các môn học của học sinh tiểu học. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số mẫu nhận xét với một số môn học cho cấp tiểu học, Quý vị có thể tham khảo.

– Đọc viết tốt

– Nghe, đọc, viết tốt

– Kĩ năng nghe viết tốt

– Đọc to, rõ ràng lưu loát. Câu văn ngắn gọn, dễ hiểu

– Biết tìm từ và đặt câu đúng, biết sử dụng vốn từ phong phú để viết thành câu, đoạn văn ngắn

– Chữ viết đều, đẹp. Hiểu nội dung bài nhanh

– Trả lời tốt các câu hỏi bài tập đọc

– Nắm vững vốn từ và đặt câu đúng. Viết văn lưu loát

– Tính toán nhanh, giải toán đúng

– Thực hành thành thạo các bài tập

– Thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia. Vận dụng giải toán tốt

– Nắm chắc kiến thức đã học

– Tính toán nhanh, chính xác trong giải toán có lời văn

– Biết xác định đề toán. Tính toán nhanh

– Nắm được nội dung bài học và vận dụng làm bài tập tốt

– Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống

– Nhận biết được các loài vật dưới nước và trên bờ

– Vận dụng kiến thức đã học và thực hiện tốt

– Biết xử lí tình huống trong bài tốt

– Biết nêu tình huống và giải quyết tình huống theo nội dung bài học

– Biết vận dụng nội dung bài học vào thực tiễn tốt

– Thực hiện tốt hành vi đạo đức đã học vào cuộc sống

– Ngoan ngoãn, lễ phép. Ứng xử đúng hành vi đạo đức trong thực tiễn.

– Nắm được hành vi đạo đức đã học và làm bài tập tốt

– Nắm chắc các quy trình gấp, cắt, dán các sản phẩm

– Có năng khiếu gấp, cắt dán biển báo giao thông

– Có năng khiếu về gấp, cắt dán theo mẫu

– Có năng khiếu làm dây đeo đồng hồ, làm vòng đeo tay,…

– Biết gấp, cắt, dán theo quy trình

– Khéo tay khi làm các sản phẩm thủ công

– Thuộc lời ca, giai điệu.

– Hát hay, biểu diễn tự nhiên

-Có năng khiếu hát và biểu diễn

– Giọng hát khỏe, trong. Biểu diễn tự tin

– Vẽ đẹp

– Có năng khiếu vẽ

– Có năng khiếu nặn các con vật

– Vẽ theo mẫu đúng

– Biết phối hợp màu sắc khi vẽ

– Biết trang trí đường diềm, tô màu tự nhiên

– Biết vẽ dáng người, con vật, cốc theo mẫu

– Có năng khiếu vẽ theo chủ đề

– Biết vẽ, nặn các con vật

– Có tính sáng tạo khi vẽ, trang trí.

– Tập hợp được theo hàng dọc và biết cách dàn hàng.

– Thực hiện được các tư thế của tay khi tập Rèn luyện tư thế cơ bản.

– Thực hiện được các tư thế của chân và thân người khi tập, rèn luyện tư thế cơ bản.

– Biết cách chơi và tham gia được các Trò chơi.

– Tập hợp đúng hàng dọc và điểm số đúng.

– Biết cách chơi, tham gia được các Trò chơi và chơi đúng luật.

– Thực hiện được bài Thể dục phát triển chung

– Hoàn thiện bài Thể dục phát triển chung

– Thực hiện đứng nghiêm, nghỉ và quay phải, quay trái đúng hướng.

– Giữ được thăng bằng khi làm động tác kiễng gót và đưa 1 chân sang ngang.

– Tham gia được vào các trò chơi. Chơi đúng luật của trò chơi.

– Biết hợp tác với bạn trong khi chơi.

– Sáng tạo, linh hoạt trong khi chơi.

– Thực hiện các động tác theo đúng nhịp hô.

– Thuộc bài Thể dục phát triển chung.

– Thực hiện bài Thể dục phát triển chung nhịp nhàng và đúng nhịp hô.

– Tích cực tập luyện, đoàn kết, kỷ luật, trật tự.

– Xếp hàng và tư thế đứng nghiêm, nghỉ đúng.

– Thực hiện được những động tác Đội hình đội ngũ.

– Biết chào, báo cáo và xin phép khi ra vào lớp.

– Thực hiện được đi thường theo nhịp.

– Biết cách chơi và tham gia được Trò chơi.

– Biết cách đi thường theo hàng dọc.

– Thực hiện được các động tác Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.

– Tích cực tham gia tập luyện.

– Thực hiện được các bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản.

– Thực hiện được những bài tập phối hợp và khéo léo.

– Tham gia được các trò chơi đúng luật.

– Tích cực, sáng tạo trong khi chơi.

– Tập hợp đúng hàng dọc, điểm số chính xác và biết cách dàn hàng, dồn hàng theo hàng dọc.

– Biết cách tập hợp hàng ngang, cách dóng hàng và điểm số theo hàng ngang.

– Đứng nghiêm, nghỉ đúng. Thực hiện quay phải, trái đúng.

– Thực hiện được đi chuyển hướng phải, trái.

– Thực hiện được các bài Rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản.

– Linh hoạt, sáng tạo trong học tập.

– Thực hiện đầy đủ các bài tập trên lớp.

– Tích cực và siêng năng tập luyện.

– Thực hiện đúng các động tác cả bài Thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.

– Hợp tác, đoàn kết với bạn trong khi chơi.

– Linh hoạt, sáng tạo trong khi chơi các Trò chơi.

– Thực hiện các động tác của Bài thể dục đúng phương hướng và biên độ.

– Phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể khi tập luyện.

Tải (download) Mẫu nhận xét môn học

Trên đây là mẫu nhận xét môn học theo thông tư 27. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi.

1.     Quan niệm về đánh giá kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học bằng nhận xét:

Đánh giá kết quả học tập của HS là một quá trình thu thập, phân tích và xử lí các thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS theo mục tiêu môn học (hoặc hoạt động) nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu của môn học (hoặc hoạt động) đó.1. Đánh giá bằng nhận xét

1.1. Đánh giá bằng nhận xét là gì? Sử dụng các nhận xét được rút ra từ quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của HS theo những chuẩn (tiêu chí) cho trước mà GV đưa ra những phân tích hay phán đoán về học lực, hạnh kiểm của các em.

Đánh giá bằng nhận xét là hình thức đánh giá dựa trên nhận xét của GV nói về mức độ thành công, chất lượng học tập đạt được của HS theo các tiêu chí đã được xác định từ trước.

1.2. Phân loại nhận xét:

a) Dựa theo căn cứ xác lập: có 2 kiểu

- Căn cứ trên tiêu chí học tập như kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS cần lĩnh hội mà lời nhận xét cho HS này thường có những nét riêng biệt khác với HS khác.

- Căn cứ trên những bài kiểm tra theo hướng trắc nghiệm chuẩn mực thì lời nhận xét của HS này có thể tương tự như lời nhận xét của em HS khác.

b) Dựa theo tính chất của nhận xét chúng ta có nhận xét cụ thể thể hiện tính cá nhân hóa và nhận xét khái quát.

c) Tác dụng của nhận xét đối với HS: Động viên và hướng dẫn HS điều chỉnh việc học tập. Cụ thể:

          - Phải thực tế; Phải cụ thể; Phải kịp thời và nói thẳng, không úp mở và cho những ý kiến hay cảm nghỉ riêng thay vì những lời nhận định đầy quyền uy.

          - Phải nhạy cảm đối với những quan tâm, mục đích hay cố gắng của HS; không nên cho là HS sai hay không tốt mà cần cố gắng nhận biết mục đích mà các em thực hiện.

          - Khuyến khích những điều các em làm được với những chứng cứ cụ thể

          - Hướng dẫn các em cách thức khắc phục những điều mà các em chưa đạt cũng như cách thực hiện nhiệm vụ học tập kế tiếp tốt hơn.

1.3. Làm thế nào để có nhận xét tốt?

          - GV cần thường xuyên tham khảo các tiêu chí (chứng cứ) đã được xác lập đối với trường hợp nội dung quan sát nhỏ hẹp.

          - Xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá khi mà kết quả của nó sẽ được chính thức sử dụng để xếp loại HS.

          - Quan sát và ghi nhận các biểu hiện hành vi của các em theo tiêu chí đã định.

          - Thu thập thông tin đầy đủ, phù hợp và tránh định kiến.

          - Trước khi đưa ra nhận xét cần xem xét:

+ Chứng cứ thu thập được có thích hợp không ?

+ Chứng cứ thu thập được đã đủ cho nhận xét về HS chưa ?

+ Xem xét những yếu tố nào khác ngoài bài kiểm tra hay thực hành có thể ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của HS không?

+ Viết nhận xét nào đó cần phải nêu rõ ràng những lí do của nhận xét ấy.

Tiêu chí là những diễn đạt bằng lời về một tiêu chuẩn nào đó thể hiện kết quả học tập của học sinh. Chúng được sử dụng làm cơ sở so sánh để đánh giá những thông tin đã thu được. Với các môn đánh giá bằng nhận xét ở tiểu học, các tiêu chí chính là hệ thống các "nhận xét" và các "chứng cứ" của từng môn học được in chi tiết trong "Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh".

+ Quan niệm về hình thức đánh giá: đánh giá kết quả học tập các môn Đạo đức, TN&XH, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục cần quan niệm như sau: Đánh giá là sự khơi dậy tiềm năng của HS chứ không phải là sự so sánh giữa các cá nhân HS với nhau; Cần đánh giá nhẹ nhàng không tạo áp lực cho HS để tránh tình trạng HS tự ti mặc cảm, mất hứng thú trong quá trình học tập; Đánh giá chú trọng đến đánh giá cả quá trình và hướng tới từng cá nhân. Theo quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập của HS bằng hình thức nhận xét đối với các môn Đạo đức, TN&XH, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục ở lớp 1, 2, 3 là phù hợp. Tuy nhiên, cần phải có những cải tiến để việc triển khai đánh giá bằng nhận xét không phức tạp và khó thực hiện như hiện nay và đảm bảo đánh giá một cách khách quan, chính xác kết quả học tập của HS. 

+ Xếp loại học lực môn học kết hợp với nhận xét cụ thể: với quan niệm trên, đánh giá là sự khơi dậy tiềm năng học tập của HS chứ không phải là sự so sánh giữa các cá nhân HS với nhau nên việc xếp loại học lực những môn học đánh giá bằng nhận xét chỉ để 2 mức độ: Loại Hoàn thành (A) và Loại Chưa hoàn thành (B). Những HS đạt 100% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học và có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, được GV ghi nhận là (A*) để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng.

+ Ngoài ra, khi đánh giá kết quả học tập môn học của HS vào cuối học kì hay cuối năm, bên cạnh xếp loại học sinh đạt được (hoàn thành hay chưa hoàn thành), giáo viên dựa vào các ghi nhận cụ thể có được trong năm, khái quát những hành vi mà học sinh thường làm thành những nhận định tổng quát về phẩm chất và năng lực của học sinh. 

2.     Thực trạng việc thực hiện đánh giá  kết quả học tập của học sinh tiều học bằng nhận xét ở một số môn học hiện nay

2.1Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: a) Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục; b) Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục. 2. Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nội dung của từng môn học: a) Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh;

b) Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng môn học được quy định cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh.

2.2- Về nhận thức của GV, CBQL: Đa số GV, CBQL cho rằng về mặt ý tưởng hình thức đánh giá này có nhiều ưu điểm và tán thành với việc thay đổi cách đánh giá sao cho đánh giá nhẹ nhàng, giảm bớt áp lực tâm lí cho cả GV và HS nhưng vẫn khuyến khích và định hướng phát triển người học. Tuy nhiên, do thói quen cho điểm số còn “ăn sâu” vào GV, GV choáng ngợp trước các chứng cứ và nhận xét môn học, hướng dẫn đánh giá còn chung chung chưa cụ thể theo đặc thù từng môn học nên một số GV và CBQL muốn quay lại đánh giá bằng hình thức cho điểm. 

- Về thực tế việc GV thực hiện đánh giá bằng nhận xét: Trên thực tế, GV các trường tiểu học đã có nhiều cố gắng thực hiện việc đánh giá bằng hình thức nhận xét nhưng trong quá trình thực hiện chỉ có 3,4% GV thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu đánh giá bằng nhận xét, điều đó cho thấy GV còn nhiều lúng túng trong cách làm cụ thể, đặc biệt là các kĩ thuật thu thập chứng cứ và vì vậy hiệu quả đánh giá bằng nhận xét chưa cao, vẫn còn mang tính đối phó, hình thức.

- Về đánh giá của GV, CBQL đối với việc đánh giá bằng nhận xét: Hầu hết GV, CBQL đều đánh giá rằng đánh giá nhận xét phù hợp với cả 6 môn học nhưng mức độ phù hợp là khác nhau giữa các môn học, cụ thể đánh giá bằng nhận xét ba môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công phù hợp hơn các môn còn lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nhiều GVvà CBQL cho rằng việc triển khai đánh giá bằng nhận xét như hiện nay không phải là dễ dàng, thậm chí còn khó khăn. 

- Về các điều kiện đảm bảo cho việc đánh giá bằng nhận xét:

+ Điều chỉnh các nhận xét và chứng cứ cho phù hợp với đặc thù môn học, theo hướng giảm nhẹ mức độ. 


Tập huấn một cách kĩ lưỡng về ý nghĩa của đánh giá bằng nhận xét, đặc biệt là cách thu thập chứng cứ của từng môn học vì mỗi môn học có đặc trưng riêng. 

+ Xây dựng các công cụ trợ giúp GV trong việc ghi nhận kết quả học tập của HS. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong quá trình thực hiện đánh giá bằng nhận xét.

+ Cân nhắc việc phân chia số mức độ khi xếp loại học lực môn học và khi đánh giá ngoài việc ghi mức độ cần kèm theo những lời nhận xét cụ thể về kết quả học tập của HS. 

- Về công tác quản lý việc đánh giá bằng nhận xét: Nhìn chung công tác quản lý của ban giám hiệu trường tiểu học chưa theo kịp với hình thức đánh giá mới này. 

Một số đề xuất về đánh giá kết quả học tập của HS lớp 1, 2, 3: 

- Về hình thức đánh giá kết quả học tập của HS lớp 1, 2, 3 

+ Xếp loại học lực môn học kết hợp với nhận xét cụ thể: với quan niệm trên, đánh giá là sự khơi dậy tiềm năng học tập của HS chứ không phải là sự so sánh giữa các cá nhân HS với nhau nên việc xếp loại học lực những môn học đánh giá bằng nhận xét chỉ để 2 mức độ: Loại Hoàn thành (A) và Loại Chưa hoàn thành (B). Những HS đạt 100% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học và có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, được GV ghi nhận là (A*) để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng.

+ Ngoài ra, khi đánh giá kết quả học tập môn học của HS vào cuối học kì hay cuối năm, bên cạnh xếp loại học sinh đạt được (hoàn thành hay chưa hoàn thành), giáo viên dựa vào các ghi nhận cụ thể có được trong năm, khái quát những hành vi mà học sinh thường làm thành những nhận định tổng quát về phẩm chất và năng lực của học sinh. 

3.     Một số biện  pháp thực hiện đánh giá bằng nhận xét hiệu quả

Một số biện pháp để thực hiện đánh giá bằng nhận xét đạt hiệu quả:

- Điều chỉnh các nhận xét và chứng cứ: trước mắt, cần thiết phải rà soát, xem xét và điều chỉnh các nhận xét và chứng cứ theo hướng sau :

+ Điều chỉnh nhận xét và chứng cứ cho phù hợp hơn với mục tiêu và đặc thù môn học. 


+ Giảm bớt số nhận xét/ HS/ năm học và số chứng cứ cho một nhận xét nhằm giảm bớt khó khăn cho GV khi tiến hành đánh giá bằng nhận xét. 
+ Giảm nhẹ mức độ yêu cầu của một số nhận xét, chứng cứ nhằm khích lệ tất cả HS đều đạt mức “hoàn thành” có nghĩa là đã đạt được mục tiêu giáo dục của môn học.
+ Sắp xếp lại các nhận xét và chứng cứ cho phù hợp với chương trình học.
+ Chỉnh sửa một số nhận xét, chứng cứ cho ngắn gọn, rõ ràng và cụ thể hơn. 
+ Trong thời gian xa hơn cũng cần tính đến việc xây dựng các tiêu chí đánh giá (các nhận xét ) theo hướng dựa trên các năng lực cần đạt của HS. 

- Thiết kế các công cụ hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của HS bằng hình thức nhận xét: Cần thiết kế công cụ đánh giá hỗ trợ hữu hiệu cho GV, HS, cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác tham gia vào đánh giá.

- Xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể về cách thu thập các chứng cứ theo đặc thù từng môn học và theo vùng miền. 

- Tăng cường tập huấn cho GV và CBQL về đánh giá bằng nhận xét. 

- Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và phối hợp giữa các môn học để thực hiện đánh giá.

- Tuyên truyền và phổ biến về đánh giá bằng nhận xét.

- Tăng cường quản lý các cấp về đánh giá bằng nhận xét

Tác giả: (Sưu tầm)

Video liên quan

Chủ đề