Thành ngữ tục ngữ có nghĩa là gì

Thành ngữ là gì, tác dụng và lấy ví dụ

Trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của chúng. Việc nhầm lẫn giữa thành ngữ và tục ngữ cũng rất nhiều. Bài học này sẽ cung cấp cho bạn khái niệm thành ngữ là gì, sử dụng trong những trường hợp nào, cách phân biệt với tục ngữ ra sao sẽ được giải đáp tất cả.

Thành ngữ tục ngữ có nghĩa là gì

Tìm hiểu về thành ngữ

Thành ngữ là gì

Định nghĩa thành ngữ là gì: gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ. Hay nói cách khác, thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó.

Thành ngữ hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu sa, phải phân tích kỹ lưỡng mới có thể giải thích được.

Ví dụ các thành ngữ: Chân cứng đá mềm/ Mẹ tròn con vuông.

Cấu tạo của thành ngữ

Có các cách phân loại cấu tạo ngôn ngữ như sau:

– Dựa vào số lượng thành tố trong ngôn ngữ:

+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…

Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm
từ C-V: Bạn nối khố, cá cắn câu…

+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …

Trong đó các tác giả chia ra các kiểu:

* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu
chúi mũi…

* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh
vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…

+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…

Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…

=> Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên trong của chúng.

– Dựa vào kết cấu ngữ pháp:

+ Câu có kết cấu CN-VN + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…

+ Câu có kết cấu C-V, V-C: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…

Xem thêm >>>khái niệm thành ngữ

Đặc điểm thành ngữ

Thành ngữ có tính hình tượng và thường được xây dựng dựa trên các hình ảnh cụ thể.

Thành ngữ có tính hàm súc, khái quát cao. Mặc dù được xây dựng từ những sự vật, sự việc nhưng nghĩa của nó không dựa trên từ ngữ tạo thành mà mang ý nghĩa rộng và khái quát hơn, có tính chất biểu trưng và đầy sắc thái biểu cảm.

Tác dụng của thành ngữ

Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương sử dụng rất nhiều thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Ở đây, Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng ở đây là thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông càng yêu thương người phụ nữ của ông hơn.

Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ rất hay nhầm lẫn với nhau và khó phân biệt. Tuy nhiên dựa trên cả mặt hình thức lẫn nội dung chúng ta có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

Trước hết để rõ hình dung, chúng ta cùng nói qua về định nghĩa của tục ngữ. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn, súc tích biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa, kinh nghiệm sống được đúc kết từ ngàn đời xưa của ông cha ta hoặc mang ý nghĩa phê phán một sự việc hiện tượng nào đó.

Về hình thức, ngữ pháp:

+ Tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh (thường là vế thứ 2 trong một cặp lục bát) thể hiện khả năng phán đoán nào đó.

Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng/Có công mài sắt, có ngày nên kim

+ Thành ngữ lại là cụm từ cố định và là một thành phần trong câu.

Ví dụ: Bách chiến bách thắng/Có mới nới cũ/Ăn hiền ở lành…

Về nội dung, ý nghĩa:

+ Tục ngữ biểu thị một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội.

Ví dụ:

“Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao

Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”

=> Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời tiết.

Hay “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, câu này đúc kết kinh nghiệm trong hoạt động nông nghiệp trồng trọt của nhân dân, các thành phần quan trọng theo thứ tự của một quá trình chăm sóc, canh tác.

+ Thành ngữ lại mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và hình tượng bóng bẩy. Vì vậy khả năng biểu đạt rất cao.

Ví dụ: Chân cứng đá mềm/Bảy nổi ba chìm/Chó giữ mất láng giềng…

– Những thành ngữ hay được lồng vào lời nói dân gian để tăng tính biểu cảm cao hơn. Ví dụ như “Cuộc sống của tôi dạo này cứ Bảy nổi ba chìm”, do thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định nên được ghép vào trong câu để hoàn chỉnh về ngữ pháp cũng như gia tăng thêm phần biểu cảm.

– Tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó là câu hoàn chỉnh. Thường thì người ta hay nói “Tục ngữ có câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Một số thành ngữ phổ biến ý nghĩa của chúng

  • Dĩ hòa vi quý: Chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.
  • Đục nước béo cò: Chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.
  • Đừng xem mặt mà bắt hình dong: Phê phán những người luôn nhìn bề ngoài để đánh giá con người bên trong, đánh giá phẩm chất tâm hồn của người khác.
  • Ếch ngồi đáy giếng: Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời để chỉ những người hiểu biết nông cạn, không ra ngoài học hỏi, chỉ biết dừng chân ở một chỗ. Từ đó cũng phê phán những người không có kiến thức luôn cho mình là trung tâm và có hiểu biết; chỉ bó buộc mình trong một không gian nhỏ hẹp, không chịu bước ra thế giới bên ngoài để khám phá những điều mới mẻ.
  • Gieo gió gặt bão: Mượn hình ảnh gió và bão để chỉ những người luôn làm điều ác, điều xấu thì sau này sẽ gặp báo ứng, hậu quả, gặp những điều không may mắn thậm chí phải trả giá cực đắt cho những gì mình đã gây ra với người khác.

Ngoài ra còn có rất nhiều thành ngữ khác trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc như:

Sông có khúc người có lúc / Sang sông phải lụy đò / Sinh nghề tử nghiệp / Sức khỏe là vàng / Sự thật mất lòng…

Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ / Thua keo này, bày keo khác / Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa / Tiên học lễ, hậu học văn…

Có thể nói kho tàng văn học của dân tộc Việt Nam vô cùng phong phú và hấp dẫn. Hiểu được hết ý nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ cũng là cách gìn giữ nét đẹp trong văn học của nước nhà. Hi vọng bài viết giải nghĩa thành ngữ là gì, đặc điểm, cấu tạo của thành ngữ giúp các bạn có thêm những kiến thức để hiểu và vận dụng nó một cách linh hoạt.

Thuật Ngữ -
  • Động từ là gì, cụm động từ là gì ví dụ trong lớp 6

  • Luận điểm là gì, luận cứ là gì, ví dụ trong Ngữ văn 7

  • Nghĩa của từ là gì, cho ví dụ Lớp 6

  • Quan hệ từ là gì, ví dụ kiến thức lớp 5, 6, 7

  • Từ đơn là gì, từ phức là gì? ví dụ và phân biệt

  • Nói quá là gì, cho ví dụ biện pháp nói quá Lớp 8

  • Thuật ngữ là gì? Nêu ví dụ (Ngữ Văn 9)

Câu hỏi: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Trả lời:

Để phân biệt thành ngữ và tục ngữ chúng ta cùng đánh giá các điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ và điểm khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ.

- Điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ:

+ Có phần giống nhau về hình thức cấu tạo là từ, có thể là từ đơn,từ ghéphoặc từ phức.

+ Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.

+ Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người.

+ Với câu kép thì thành ngữ nếu tách riêng ra thì mỗi câu không có nghĩa cụ thể, phải đi chung với nhau. Còn tục ngữ mỗi câu đơn trong câu kép đều có nghĩa cụ thể.

- Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ:

+ Thành ngữ có thể là tục ngữ, còn tục ngữ không thể xem là thành ngữ được.

+ Thành ngữ là những cụm từ cố định còn tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, xúc tích.

+ Tục ngữ là một câu đơn, kép hoàn thành, còn thành ngữ có thể là 1 cụm từ, nhiều thành ngữ không phải là câu hoàn chỉnh. Ví dụ thành ngữ “Anh hùng rơm”, tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

+ Thành ngữ là các khái niệm, có nghĩa chung, có thể hơi mơ hồ và suy ra nhiều nghĩa khác nhau. Tục ngữ có nghĩa tổng quát, phong tục, kinh nghiệm, lời khuyên, bài học được đúc kết từ nhiều thế hệ cha ông.

Cùng Top lời giải so sánh chi tiết hơn nhằm giúp các bạn có thể nắm được sự khác biệt của hai khái niệm thành ngữ và tục ngữ, từ đó sử dụng chính xác trong ngôn ngữ nói và viết nhé!

1. Tục ngữ là gì?

Vậy tục ngữ là gì? Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7, định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta đúc kết về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội). Được nhân dân vận dụng vào đời sống, từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói”.

Ví dụ:

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Con trâu là đầu cơ nghiệp

- Mống đông, vồng tây, mưa dây, bão giật.

- Gió bất hiu hiu, sếu kêu thì rét

- Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè

- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm

- Một giọt máu đào, hơn ao nước lã

- Uống nước nhớ nguồn.

- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

- Nén bạc đâm toạc tờ giấy

- Đói cho sạch, rách cho thơm

2. Thành ngữ là gì?

Cũng theo định nghĩa trong SGK Ngữ văn 7, tập 1: “Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị được một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của nó có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, thành ngữ cũng có dị bản”.

Đặc điểm của thành ngữ là có tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao. Được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Thế nhưng nghĩa của chúng không dựa vào những từ đã tạo nên. Thành ngữ mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm.

a. Về cấu trúc ngữ pháp:

Dựa vào cấu trúc ngữ pháp là cách đơn giản để phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Nó phân tích vấn đề một cách cụ thể, ở mức cơ sở với hi vọng sẽ giải quyết được sự nhập nhằng giữa hai hiện tượng được coi là khác nhau về bản chất ấy.

Theo Vũ Ngọc Phan, “Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh”. Sự nhìn nhận này tuy chưa thật chính xác nhưng cũng là một gợi ý quan trọng. Nói chưa thật chính xác bởi gần đây, Nguyễn Thái Hoà trong “Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp” khi xem xét điều này đã viết: “vẫn còn một băn khoăn lớn: có những thành ngữ có cấu tạo ngữ pháp là một câu, ngược lại có những đơn vị được gọi là tục ngữ nhưng chỉ có cấu tạo nhóm từ. Thật vậy, có không ít những thành ngữ về hình thức ngữ pháp là một câu hoàn chỉnh, ví dụ như: “Cá nằm trong chậu”, “Hồn vía lên mây”, “Rồng đến nhà tôm”…; và cũng không ít tục ngữ khó có thể cho là câu đúng cách, ví dụ như: “Ăn cá bỏ xương, ăn quả bỏ hột”, “Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo”, “Đừng khinh khó, chớ cậy giàu”…

Nhìn chung, xét về mặt cấu trúc ngữ pháp, thành ngữ chỉ là một cụm từ hay ngữ cố định chứ chưa phải là một câu hoàn chỉnh với đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ. Xét thành ngữ “Nhanh như cắt”, ta thấy đây không thể gọi là một câu vì nó không cung cấp đủ thông tin để người nghe hiểu toàn vẹn nội dung truyền đạt. Nói đúng hơn, ta mới chỉ biết được tính chất của hành động chứ không biết được chủ thể của hành động; ta chỉ biết nó “như thế nào?” chứ không biết “là ai? là cái gì?”. Còn ở câu tục ngữ “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” hay “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” lại là một câu hoàn chỉnh vì nó chứa đầy đủ thành phần câu vì nó đủ điều kiện trả lời các câu hỏi: “cái gì? ra sao? như thế nào?”. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của thành ngữ và tục ngữ.

Mặc dù không có sự so sánh nào là tuyệt đối nhưng cấu trúc ngữ pháp vẫn là cơ sở nổi trội để phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Tiêu chí này có ưu điểm là rõ ràng, dề hiểu. Nhưng khi xem xét đòi hỏi phải có sự miêu tả, phân định rạch ròi, chi li đến từng nhóm, từng kiểu dạng mô hình ngữ pháp trên tổng thể kho tàng thành ngữ, tục ngữ thì mới có thể tránh được thiếu sót, sai lầm.

b. Về nội dung:

Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý, có thể là một nhận xét, một sự đánh giá, một kinh nghiệm, một tâm lý, một phong tục tập quán, một chân lý quen thuộc, nhằm giáo dục khuyên răn, hướng dẫn con người trong ứng xử, cuộc sống; còn thành ngữ, chưa diễn đạt một ý trọn vẹn, chỉ đề cập đến một khái niệm.

Như vậy, thành ngữ là một đơn vị thuộc lĩnh vực ngôn ngữ, còn tục ngữ thuộc lĩnh vực văn học. Tục ngữ thường dùng độc lập, kiểu như “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”...

Còn thành ngữ chỉ là một vế câu nên thường dùng để tạo câu, chêm xen vào trong câu nói, chẳng hạn: “Chúc hai bạn sống với nhau đến “răng long đầu bạc”, “Chúc chị mẹ tròn con vuông”, “Bạn đừng nên “đứng núi này trông núi nọ”...

Mặc dùthành ngữ và tục ngữ đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, nhưng chúng khác nhau ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì tạo nên thành ngữ, còn khi được trình bày thành những nhận xét, đánh giá thì tạo nên tục ngữ.

Qua sự phân tích trên, ta có thể khẳng định sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ thuộc từ vựng - đối tượng nghiên cứu của khoa ngôn ngữ học (có thể tìm thấy trong từ điển tiếng Việt), khác xa tục ngữ là một đơn vị thuộc thể loại văn học - đối tượng của nghiên cứu văn học (không phải là đơn vị từ vựng, không có mặt trong từ điển tiếng Việt).

---/---

Hy vọng qua bài viết của Top lời giải thì bạn đọc đã biết cách phân biệt được tục ngữ, thành ngữ để không bị nhầm lẫn trong quá trình nói và viết. Sử dụng đúng thành ngữ, tục ngữ cũng là cách để biểu hiện lòng tự hào dân tộc, lòng tự hào ngôn ngữ mẹ đẻ của mỗi người.