Thể loại văn học trung đại tiếp thu từ văn học trung Quốc

THPT Sóc Trăng hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 147 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Tổng kết phần Văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ‎ý sau:

Bạn đang xem: Bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2

a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

Trả lời bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Cách trả lời 1 – Ngắn nhất

a. Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử phát triển : chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.

b. – Sự ảnh hưởng qua lại :

+ Văn học viết xây dựng trên nền tảng văn học và văn hóa dân gian Việt Nam.

+ Nội dung yêu nước : tác động bởi tư tưởng “trung quân ái quốc” của Trung Hoa.

+ Nội dung nhân đạo : ảnh hưởng tích cực của Nho, Phật, Đạo (từ Trung Hoa).

+ Chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang văn học hiện đại.

c. Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại :

Văn học trung đại (TK X đến hết TK XIX) Văn học hiện đại (đầu TK XX đến nay)

Ngôn ngữ

Chữ Hán, chữ Nôm. Sử dụng nhiều điển cố, điển tích, ước lệ, thường dùng lối biền ngẫu

Chữ quốc ngữ, lối diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh

Hệ thống thể loại

Hịch, cáo, chiếu, biểu, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói, tiểu thuyết chương hồi…

Xóa bỏ dần Đường luật, thay bằng thể tự do, thơ mới, tiểu thuyết hiện đại, kịch nói, phóng sự, truyện ngắn, truyện vừa…

Cách trả lời 2 – Ngắn gọn

– Văn học viết Việt Nam được chia thành hai thời kì lớn: thời kì văn học trung đại và thời kì văn học hiện đại.

– Đặc điểm chung:

+ Văn học viết phản ánh hai nội dung lớn: nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo.

+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, quan hệ bản thân.

b. Một số tác phẩm và trào lưu văn học chứng tỏ văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài: Truyệ Kiều của Nguyễn Du (trong sự so sánh với Kim Vân Kiều Truyện – Thanh Tâm Tài Nhân), thơ ca lãng mạn 1930 – 1945 (ảnh hưởng thơ tượng trưng, thơ lãng mạn Pháp,…), văn học hiện thực (ảnh hưởng của văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX),…

c. Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại

Đặc điểm Văn học Việt Nam từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại)

Chữ viết

Chữ Hán và chữ Nôm

Chủ yếu là chữ quốc ngữ

Thể loại

-Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi,…

-Thể loại tiếp biến từ văn học trung đại: thơ Đường luật, câu đối,…

-Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường luật, viết bằng chữ Nôm, song thất lục bát,…

– Thể loại văn học hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói,…

-Các thể loại văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói,…

Giao lưu văn hóa

Tiếp thu văn hóa, văn học Trung Quốc

Tiếp thu văn hóa, văn học phương Tây

Cách trả lời 3 – Chi tiết

a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

– Chủ nghĩa yêu nước.

– Chủ nghĩa nhân đạo.

– Cảm hứng thế sự.

b) Văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

– Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với truyền thống dân tộc:

+ Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hoá dân gian Việt Nam.

+ Chứng minh: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương… đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao; Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ mang nhiều yếu tố của truyền thuyết, cổ tích thần kì…

– Văn học viết Việt Nam tiếp biến văn học nước ngoài:

+ Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa.

Chứng minh: Nền văn học chữ Hán thời phong kiến với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan,… Các tác phẩm viết bằng chữ Nôm cũng bị ảnh hưởng của văn hóa Hán, cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố Hán, cũng như đã kế thừa thành tựu văn hóa văn học Hán.

+ Văn học viết Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.

Chứng minh: phong trào Thơ mới và các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự… với những tên tuổi tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố…

Phương diện so sánh Văn học trung đại Văn học hiện đại

Ngôn ngữ

Chữ Hán

Chủ yếu là chữ quốc ngữ.

Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

Ít dẫn điển tích, điển cố.

Từ ngữ ước lệ, tượng trưng.

Xóa bỏ lối viết câu nệ, ước lệ, tượng trưng.

Lối văn biền ngẫu.

Bỏ dần lối viết theo ngữ pháp Hán.

Hệ thống thể loại

Các thể loại trong văn học Hán: thơ Đường luật, tiểu thuyết chương hồi, cáo, hịch,…

Thơ tự do thay thế cho thơ Đường luật.

Một số thể thơ đặc trưng của dân tộc: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn xen lục ngôn,…

Tiểu thuyết hiện đại kiểu phương Tây thay thế cho tiểu thuyết chương hồi.

Bỏ các thể văn xuôi trung đại, thay vào đó là sự ra đời của các dạng văn xuôi hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, kí, phóng sự, tùy bút,…

Với 3 cách trả lời bài 3 trang 147 SGK ngữ văn 10 tập 2 mà THPT Sóc Trăng đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tổng kết phần Văn học trong phần Soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tổng kết phần Văn học.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

09:33 29/04/2022

Một trong những nền văn học quan trọng góp mặt nhiều nhất trong chương trình giảng dạy tại trường lớp là văn học trung đại. Nền văn học này có hàng loạt các tác phẩm quen thuộc mà bất kỳ học sinh nào cũng dễ dàng ghi nhớ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ văn học trung đại là gì, trải qua quá trình hình thành như thế nào và giá trị mang lại ra sao? 

Khái niệm nền Văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại là cách gọi bao quát cho các tác phẩm được hình thành và phát triển trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam. Chính sự ra đời của nền văn học này, kết hợp cùng tính phong phú sẵn có của văn học dân gian, đã góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc. 

Song, văn học trung đại khá đa dạng về thể loại cũng như các đặc tính nổi bật. Cùng CoLearn tìm hiểu chi tiết về lịch sử phát triển và đặc trưng của nền văn học này thú vị ra sao trong bài viết dưới đây nhé!

Thể loại văn học trung đại tiếp thu từ văn học trung Quốc

Văn học trung đại đa dạng về thể loại và các đặc tính nổi bật

Các giai đoạn lịch sử của nền văn học trung đại Việt Nam

Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV

Thế kỷ X ghi nhận một dấu mốc lịch sử đặc biệt của dân tộc Việt Nam khi ta giành được quyền độc lập tự chủ. Văn học tại thời điểm này chủ yếu là các tác phẩm được sáng tác bằng chữ Hán với nội dung chính xoay quanh tinh thần dân tộc, tình yêu nước, thương dân. Một số tác phẩm nổi bật có thể kế tới như: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu),...v.v.

Mãi đến cuối thể kỷ XIII, nền văn học đánh dấu một bước ngoặt lớn với sự xuất hiện của Văn học chữ Nôm. Các tác phẩm được viết bằng chữ Nôm chủ yếu là thơ thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, bao gồm: ngâm khúc, truyện thơ, phú, văn tế,... phản ánh chân thực đời sống con người Việt Nam thời bấy giờ. 

Nắm vững khái niệm văn học trung đại là gì cùng khái niệm trạng ngữ là gì giúp học sinh học tốt môn Văn hơn. Học sinh muốn nâng cao năng lực bản thân nhanh hơn có thể đăng ký khóa học trực tuyến của Colearn để giáo viên Colearn định hướng phương pháp học hiệu quả nhất.

Thể loại văn học trung đại tiếp thu từ văn học trung Quốc

Văn học trung đại trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV

Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII

Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm cùng phát triển song song với nội dung đan xen giữa ngợi ca tinh thần yêu nước và phê phán hiện thực xã hội phong kiến đầy. 

Văn chính luận và văn xuôi tự sự là 2 thể loại có bước phát triển vượt bậc của văn học chữ Hán tại thời điểm này. Trong đó, phải kể đến những đóng góp to lớn của Nguyễn Trải với Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục và Lê Thánh Tông với Thánh Tông di thảo tương truyền. Tình huống truyện cũng là kiến thức quan trọng để học sinh hiểu được diễn biến của các câu chuyện.

Văn học chữ Nôm trong giai đoạn này đạt được thành tựu có phần nhỉnh hơn khi kết hợp hài hòa giữa các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc và thể loại đặc trưng của văn học dân tộc như:

  • Thơ theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn: Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi, Quốc âm thi tập.
  • Khúc ngâm thể song thất lục bát: Tứ thời khúc vịnh.
  • Diễn ca lịch sử thể lục bát và song thất lục bát: Thiên Nam ngữ lục (lục bát), Thiên Nam minh giám (song thất lục bát). 

Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến dần suy thoái bởi các phong trào nông dân khởi nghĩa, người dân Việt nổi dậy đấu tranh giải phóng con người. Văn học trong hoàn cảnh đương thời cũng vì vậy mà trở nên rực rỡ, đáng ghi nhớ. Trong quá trình học tập các em có thể tham khảo thư viện bài giảng điện tử của Colearn để nắm vững kiến thức lý thuyết chính xác nhất.

Theo dòng sự kiện, trào lưu nhân đạo chủ nghĩa ra đời, đặc biệt là khi người phụ thời bấy giờ bắt đầu cất tiếng nói đòi quyền sống, quyền bình đẳng, hạnh phúc. Hàng loạt các tác phẩm văn học đều đề cập đến nữ giới, như: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), kiệt tác Truyền Kiều của Nguyễn Du,... Đồng thời, sự xuất hiện của các nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,... cũng góp phần tạo thêm điểm nhấn cho nền văn học trung đại giai đoạn này. 

Xem thêm: Văn học dân gian là gì? Đặc trưng cơ bản và thể loại của Văn học dân gian

Bên cạnh đó, các tác phẩm xoay quanh thế giới nội tâm riêng tư, ý thức cá nhân của con người cũng ngày càng phát triển thoải mái, mạnh mẽ hơn dưới cả 2 hình thức văn xuôi và văn vần, được thể hiện bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Vì vậy, nắm vững khái niệm văn học trung đại là gì giúp các em học sinh học tập môn Văn hiệu quả nhất.

Thể loại văn học trung đại tiếp thu từ văn học trung Quốc

Văn học từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX đề cập nhiều đến người phụ nữ

Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỷ XIX

Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, mở ra thời kỳ thực dân nửa phong kiến. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cũng vì vậy mà càng được đẩy mạnh hơn cùng âm hưởng bi tráng, hào hùng, nổi bật trong đó phải kể đến nhà văn lớn Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của nhiều nhà thơ quen thuộc như: Phan Văn Trị, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thông,... với các tác phẩm thơ ca yêu nước mà bạn đã, đang và sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn. Ngoài ra giai đoạn này còn ghi nhận thành tựu của thơ ca trữ tình – trào phúng với 2 nhân vật tiêu biểu là Tú Xương và Nguyễn Khuyến. 

Đặc biệt, sự xuất hiện của văn học chữ Quốc ngữ xuyên suốt thế kỷ XIX đã mang đến làn gió mới cho nền văn học Việt Nam, trở thành văn tự duy nhất được duy trì để sáng tác cho đến ngày nay. Tới đây, các em đã nắm vững được các giai đoạn phát triển của nền văn học trung đại Việt Nam. Nếu bạn có khó khăn gì trong quá trình học tập văn học có thể tham gia hỏi đáp bài tập để Colearn giúp bạn nắm vững kiến thức sâu hơn.

3 Đặc trưng nổi bật của văn học trung đại Việt Nam

Xuyên suốt các quá trình lịch sử, nền văn học ghi nhận 3 đặc điểm văn học trung đại nổi bật dưới đây: 

Đặc trưng 1: Tính song ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học trung đại

Có thể thấy, đặc trưng thường thấy nhất trong văn học trung đại Việt Nam là tính song ngữ đan xen giữa văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. 

Tiêu biểu là khoảng thời gian từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV, do ảnh hưởng sâu rộng từ văn hóa Hán mà chữ Hán gần như trở thành ngôn ngữ sáng tác chủ đạo của các nhà văn Việt Nam. Song, về mặt nội dung, vẫn đảm bảo đề cao được chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc Việt. Học sinh có thể xem thêm giải bài tập sách giáo khoa để hiểu sâu kiến thức nhanh nhất.

Đặc trưng 2: Văn học trung đại kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian

Với tính chân thực, đa dạng nhiều màu sắc, văn học dân gian trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nền văn học dân tộc, trong đó có cả văn học trung đại Việt Nam.

Cụ thể, văn học viết trung đại tiếp thu từ văn học dân gian nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: đề tài, quan niệm thẩm mỹ, thể loại, ngôn từ. Nhờ những tư liệu liệu học hỏi từ văn học dân gian, các tác phẩm thơ ca trung đại, tập văn xuôi chữ Hán, truyện Nôm thêm phần chân thực và chuẩn xác hơn.  Không những thế, hai nền văn học còn có mối tác động, bổ sung lẫn nhau trong suốt chặng đường phát triển, góp phần hoàn thiện nền văn học dân tộc. Vì vậy, các em học sinh cần nắm vững văn học trung đại là gì, các đặc trưng của nó cùng cách làm bài văn tự sự để học tốt môn Văn. 

Thể loại văn học trung đại tiếp thu từ văn học trung Quốc

Văn học dân gian là nguồn cảm hứng phát triển văn học trung đại Việt Nam

Đặc trưng 3: Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tôn giáo

Tư tưởng tôn giáo luôn là nền tảng hình thành các tác phẩm văn học trung đại. Nói cách khác, sự phát triển của văn học trung đại đều phải theo khuôn khổ các học thuyết Phật, Nho, Đạo vì chính những quan điểm này đã tạo nên nét đặc thù trong tư tưởng người dân về bản chất vũ trụ, thiên nhiên, và con người. Muốn học tốt văn học trung đại các em có thể tham khảo chuyên đề tác phẩm văn học trung đại Ngữ Văn 9 do giáo viên Colearn biên soạn thường xuyên.

Hơn nữa, tư tưởng tôn giáo còn đem lại những hệ quả đặc trưng như: hạn chế ý thức và biểu hiện tâm tư, tình cảm cá nhân; là thi liệu cho các bài học đạo đức, mang tính uốn nắn, giáo dục con người; phân biệt rõ ràng giữa văn học linh thiêng và văn phàm tục. Nắm vững 3 đặc điểm trên cùng cách học thuộc Văn hiệu quả giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất.

Bài viết trên đây đã khai thác cụ thể từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam. Nền văn học này vốn đa dạng và trải qua quá trình lịch sử khá dài nên CoLearn hy vọng những thông tin kể trên sẽ phần nào giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn, phục vụ cho việc nghiên cứu và ôn tập đạt hiệu quả cao.