Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào

Tham nhũng là gì?

Theo định nghĩa theo Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam và Tổ chức Minh bạch Quốc tế:

  • Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. (Khoản 2, Điều 1 của Luật Phòng chống tham nhũng Việt Nam)
  • Tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân. (Tổ chức Minh bạch Quốc tế).

Thực chất nguyên nhân của tham nhũng và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam

Chủ nhật, 22/03/2015 06:39 [GMT +7]

Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tham nhũng hiện nay đã và đang trở thành quốc nạn, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và của chế độ xã hội chủ nghĩa. Để góp phần nâng cao nhận thức trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bài viết này tập trung làm rõ nguyên nhân tham nhũng, trên cơ sở đó, đưa ra một số vấn đề gợi mở và mong được trao đổi cùng bạn đọc.

Thực chất của vấn đề tham nhũng

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có được rất nhiều thuận lợi: sự đồng tình, ủng hộ và tin tưởng của quần chúng nhân dân; sự chăm lo và định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, nhưng đồng thời chúng ta cũng gặp không ít những thách thức, khó khăn. Một trong những vấn đề gây khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là tệ tham nhũng - quốc nạn của nước ta.

Điều 1 trong Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26-2-1998 ghi rõ: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của Nhà nước”. Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ:Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Còn theo Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International), tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng nhưng có thể hiểu là tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng quyền, lộng hành, sách nhiễu gây khó khăn cho người khác, dùng quyền lực để mưu lợi cá nhân, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, dùng tiền thao túng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực,…

Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng. Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh.

Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị với quy mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo thống kê của Tổ chức Minh bạch Thế giới về chỉ số tham nhũng của các nước trên thế giới qua các năm, Việt Nam xếp hạng thứ 112/182 trong năm 2011.

Chỉ số tham nhũng của Việt Nam qua các năm gần đây

Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Chỉ số, điểm

2.4

2.4

2.6

2.6

2.6

2.6

2.7

2.7

2.7

2.9

Hạng

85/102

100/133

102/145

107/158

111/163

123/179

121/180

120/180

116/178

112/182

Số liệu thống kê khoảng 10 năm trở lại đây (từ 2002 đến 2011) cho thấy tình trạng tham nhũng ở nước ta ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong xã hội ta hiện nay, việc “bôi trơn”, quà cáp, đã trở thành một thói quen có tính “quy luật” mà hầu như ai cũng ít nhất một lần nghĩ đến và thực hiện để được thiên vị, ưu tiên, “thuận buồn xuôi gió”. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về phòng, chống tham nhũng, nhưng cho đến nay vẫn chưa đẩy lùi được tham nhũng.

Để cung cấp thêm thông tin làm cơ sở vững chắc về mặt lý luận trong việc phòng và chống tham nhũng, vận dụng cặp phạm trù nhân - quả trong phép biện chứng duy vật để phân tích về mặt triết học nguyên nhân của nó, chúng tôi xác định một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

Về nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất,nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham của con người. Cách đây hơn 2.200 năm, Hàn Phi Tử trong thiênVong trưng(Những điềm mất nước) và thiênGian hiếp thí thần(Bọn bề tôi gian dối, ức hiếp và giết nhà vua) cho rằng, con người sinh ra vốn tham dục, vị lợi; bản chất con người là “ích kỷ” và đặc tính chủ yếu của nó là “sự ham mê lợi ích và thù ghét tai họa” nên luôn “thích điều lợi và tìm nó, ghét cái hại và tránh nó,…”. Lẽ cố nhiên đam mê lợi ích không phải lúc nào cũng xấu, nhưng để lòng tham dẫn dắt, che mờ lý trí, điều khiển, kiểm soát hành động và vì lợi ích của bản thân, của nhóm lợi ích mà chà đạp lên lợi ích của tập thể, cộng đồng và quần chúng nhân dân thì rõ ràng là không thể chấp nhận được. Mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều có thể quy về “lợi ích cá nhân”. Lợi ích nhóm cũng xuất phát từ lợi ích cá nhân mà ra. Nếu không vì lợi ích của bản thân thì chẳng ai còn muốn tham nhũng nữa. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng.

Thứ hailà do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của một bộ phận, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Chính lối sống này kết hợp với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất của các bậc phụ huynh, cán bộ, công chức,… là chất xúc tác để thúc đẩy con người ta lao vào các “phi vụ” phạm pháp. Lối sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan công quyền thể hiện ở sự quan liêu và suy đồi của không ít cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cống hiến thì ít mà muốn hưởng thụ thì nhiều, nên sách nhiễu, làm khó để vòi vĩnh, “gợi ý”, “lót đường”, “rải thảm”.

Thứ balà do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh; do giáo dục, do cơ chế và do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy thoái, tha hóa. Điều này làm cho tệ tham nhũng càng có điều kiện thuận lợi để phát sinh và lan rộng trong toàn xã hội. Tình trạng này đang có xu hướng ngày càng tăng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X nhận định:“Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm”.Hơn nữa, một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị. Điều này dẫn đến sự tha hóa, suy thoái về đạo đức không thể tránh khỏi của các công chức, viên chức nhà nước, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng. Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra được nguyên nhân này, nhưng biện pháp giải quyết chưa thật sự hiệu quả.

Ở nguyên nhân này, môi trường làm việc là điều kiện khách quan ảnh hưởng đến sự suy thoái đạo đức. Hiện tượng đút lót, quà cáp để vụ lợi trong các cơ quan công quyền không phải là điều quá xa lạ và diễn ra ở hầu hết mọi nơi. Trong một môi trường như vậy, nếu như không “nhập gia tùy tục”, người ta sẽ bị hất tung khỏi “vòng xoáy cuộc đời”. Theo lo-gíc phát triển khách quan của cuộc sống, nếu mỗi con người không giữ được đạo “trung dung”, “trung thứ” và “tính trực” và nếu “quân bất quân, thần bất thần, tử bất tử” (Khổng Tử) thì xã hội sẽ lâm nguy, “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Nguyên nhân này dần dần hình thành hiện tượng tham nhũng tập thể, vì vậy khi có thanh tra, kiểm tra thì bao che lẫn nhau, dẫn đến việc khó khăn trong vấn đề phòng, chống tham nhũng.

Thứ tưlà do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu kém. Với quan niệm “dầu bôi trơn bánh xe”, “đầu xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết công việc là “thủ tục đầu tiên” cũng là nguyên nhân thúc đẩy tham nhũng. Hơn thế, người ta còn dùng hối lộ, quà cáp như một hình thức “kết thân”, “đầu tư chiều sâu”, “đầu tư vào tương lai” để tạo thuận lợi cho con đường công danh sự nghiệp sau này cho cả bản thân lẫn người thân. Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vô tình làm cho không ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động. Tình trạng này kéo dài làm xuất hiện tư tưởng gây khó dễ ở cán bộ, công chức để nhận “phong bì” từ dân mới giải quyết công việc, cho rằng nhận hối lộ là một thủ tục tất yếu trong quá trình xử lý công việc. Bởi vậy, một số cán bộ, đảng viên khi có quyền lực đã đem địa vị, quyền hành ra để “mặc cả” và cho rằng “muốn ăn chân giò phải thò chai rượu”. Vô hình trung điều này tạo nên một cách suy nghĩ, một thói quen xấu trong cả cán bộ công chức và cả những người muốn dùng tiền để giải quyết công việc, dần dần hình thành nên “văn hóa phong bì”.

Thứ nămvà cũng là nguyên nhân quan trọng, dễ dẫn đến tham nhũng nhất đó chính là sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch, cơ chế “xin - cho” còn tồn tại. Đây là nguyên nhân thường xuyên được đề cập và lặp đi lặp lại nhiều lần trong các phiên họp của Quốc hội. Nguyên nhân này thể hiện ở chỗ: cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài sản có nhiều sơ hở, giao tài sản cho nhân viên nhưng không có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, gian lận trong công tác để chiếm đoạt tài sản,... Các thủ tục, quy định của Nhà nước chưa được công khai, rõ ràng nên nhân dân có suy nghĩ “tiếp cận, giải quyết” mới xong, tạo điều kiện cho cán bộ tham nhũng; thiếu công khai, minh bạch trong công tác quản lý, trong công tác kê khai tài sản, trong công tác sử dụng tài sản, và thiếu minh bạch trong các văn bản, quy định, thủ tục. Hơn nữa, việc thiếu trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo cấp cao ở các cơ quan, đơn vị cũng dẫn đến tình trạng thiếu công khai, minh bạch mặc dù việc báo cáo nghe có vẻ vẫn rất “ổn”, “tốt” trong khi thực tế đó chỉ là “báo cáo láo”.

Thứ sáu, một nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm đó là tư duy chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phảng phất tư duy “truyền thống”, phong kiến, manh mún, chắp vá, thiếu tính hệ thống dẫn đến thiếu mạnh dạn và quyết tâm trong việc thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy chính trị. Giữa đổi mới tư duy chính trị và đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta chưa có sự đồng bộ, thống nhất cần thiết nên thường xuyên diễn ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột” làm tầm thường hóa hệ thống pháp luật.

Ngoài ra còn có nguyên nhân nữa mang tính chất khái quát là chúng ta chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ. Hồ Chí Minh từng cho rằng “dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết những vấn đề xã hội”. Tuy nhiên dân chủ phải gắn liền với dân trí. Nhìn chung trình độ dân trí, kể cả quan trí của chúng ta chưa cao nên nhân dân chưa có nhiều khả năng tham gia làm chủ, quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Mặc dù chúng ta đã có bước tiến đáng kể về việc ban hành quy chế dân chủ, song nhìn chung việc thực hiện đưa quy chế vào cuộc sống còn nhiều hạn chế, khó khăn.

Bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan cơ bản nêu trên còn có những nguyên nhân khách quan rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tham nhũng ở nước ta.

Về nguyên nhân khách quan:

Thứ nhấtlà việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa triệt để, không theo kịp được trình độ phát triển của hoạt động thực tiễn. Trong quá trình lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, để xây dựng, phát triển và bình ổn trật tự xã hội còn nghiêng về “đức trị”, “nhân trị” mà chưa nghiêng về “pháp trị”. Chính sách thưởng phạt chưa đủ sức răn đe người phạm tội và khuyến khích người lập công, tố giác tội phạm.

Thứ hailà do hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ, chưa thỏa đáng và nhất quán; trong xử lý, chế tài chưa nghiêm minh, pháp luật còn nhiều kẽ hở, cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém. Các thủ tục hành chính hay giấy tờ, đất đai đều chưa minh bạch, rườm rà, cơ chế quản lý bất động sản chưa hiệu quả và chặt chẽ tạo kẽ hở cho các cán bộ, viên chức tham nhũng. Pháp luật là công cụ mạnh nhất để ngăn chặn, chế tài và xử lý tham nhũng nhưng pháp luật lại chưa nghiêm, lỏng lẻo tạo điều kiện, cơ hội cho tham nhũng phát triển.

Thứ balà do những bất cập trong triết lý về giáo dục, chưa hình thành được một triết lý giáo dục đủ tầm cỡ, làm trụ cột lâu dài, xuyên suốt và bền vững trong quá trình phát triển, kể cả giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng; giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường chưa được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, việc đưa những người thiếu năng lực và thiếu phẩm chất đạo đức vào làm cho các cơ quan nhà nước do “quan hệ”, nể nang, “đi đêm”,... làm suy thoái hệ thống chính trị và làm cho tình trạng tham nhũng ngày càng phát triển nhanh chóng.

Thứ tưlà do sự quản lý, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo, yếu kém của Nhà nước; xử lý qua loa, chỉ mang tính “hình thức” như cảnh cáo, phê bình hoặc chủ trương “đại sự hóa tiểu sự, tiểu sự hóa vô sự” vì người vi phạm thường là cán bộ có quyền lực và địa vị, nên chưa mang tính răn đe. Các cán bộ cấp cao và cấp trên chưa làm gương cho cấp dưới, chưa thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với phương châm “một tấm gương sống về đạo đức gấp hàng trăm, hàng nghìn bài diễn thuyết”. Việc chấp hành kỷ luật cũng bị xem nhẹ dẫn đến tình trạng “phép vua thua lệ làng”, “trên bảo dưới không nghe”,... Người quản lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra cũng chưa thật sự mạnh tay và làm việc có hiệu quả, vẫn còn nặng tình trạng “báo cáo tốt”, tệ hại hơn còn đồng lõa, “gợi ý” làm cho tệ tham nhũng gia tăng, khó có thể ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời.

Thứ nămlà do việc thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng của nước ta chưa hiệu quả, đồng bộ, chưa đáp ứng được thực trạng tham nhũng hiện nay, thiếu một chương trình phòng, chống lâu dài, tổng thể mà chỉ chủ yếu tập trung vào việc giải quyết những vụ “tham nhũng vặt”, nhỏ lẻ. Mặt khác, các chính sách của nước ta chưa khuyến khích toàn dân và cả hệ thống chính trị cùng phòng, chống tham nhũng. Chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những người phát hiện và dám tố cáo tham nhũng. Việc tuyên dương người đứng lên tố cáo tham nhũng hiện nay cũng chưa phải là giải pháp hiệu quả để động viên toàn dân tham gia. Hơn nữa, người “đưa hối lộ” đi tố cáo tham nhũng cũng bị khép tội “đưa hối lộ” nên cũng làm hạn chế việc tố cáo tham nhũng của nhân dân.

Thứ sáulà do mặt trái (bản chất) của nền kinh tế thị trường và sự phân cực giữa các giai tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc làm cho các giá trị đạo đức bị đảo lộn. Đồng tiền đang lên ngôi trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Khi đồng tiền được xem là “thước đo của vạn vật” thì các giá trị đạo đức, nhân phẩm sẽ đứng trước bên bờ vực. C. Mác từng cảnh báo: “Trong xã hội tư bản đồng tiền là một vấn đề trung tâm của mọi quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè đều bị dìm chết trong dòng nước băng giá của đầu óc vị kỷ”và khẳng định: “Tất cả những mối liên hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài mối lợi lạnh lùng với “lối trả tiền ngay” tiền trao cháo múc không tình nghĩa”. Việc chạy theo sức mạnh của đồng tiền làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Có không ít tổ chức, cá nhân vì những mục tiêu riêng để tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đã dùng mọi thủ đoạn, trong đó có thủ đoạn hối lộ được sử dụng phổ biến nhất. Hơn nữa, chính sách tuyển dụng, trọng dụng và đãi ngộ các nhân viên công quyền chưa thỏa đáng (chính sách tiền lương) là nguyên nhân góp phần thúc đẩy mọi người cần phải kiếm thêm để bù đắp cho gia đình họ làm cho tình trạng tham nhũng phát triển và lan rộng.

Qua những phân tích trên đây chúng ta thấy rằng nguyên nhân của tham nhũng là sự tổng hợp, hội tụ nhiều nguyên nhân, điều kiện cả chủ quan lẫn khách quan, cả con người lẫn cơ chế của Nhà nước ta. Tham nhũng là một trong những nguy cơ làm cản trở công cuộc đổi mới. Cùng với lãng phí, tham nhũng đang diễn ra trầm trọng, kéo dài, gây bất bình trong quần chúng nhân dân, xâm hại đến công lý và công bằng xã hội, gây thiệt hại lớn về tài sản Nhà nước và của nhân dân.

Đảng và Nhà nước ta đã đã có nhiều chủ trương, biện pháp phòng, chống tham nhũng nhưng vẫn chưa hiệu quả. Do đó cần phải có nhận thức toàn diện hơn về bản chất và nguyên nhân của tham nhũng để có giải pháp hữu hiệu. Muốn triệt phá tham nhũng, chúng ta cần loại trừ hết các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tham nhũng. Các biện pháp phòng và chống cũng phải mang tính hệ thống, toàn diện.

Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Dân ta quan niệm: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng cháy hơn chữa cháy”. Vì vậy, trước hết đấu tranh chống tham nhũng phải bắt đầu từ phòng ngừa tham nhũng. Tác dụng của phòng ngừa tham nhũng có ý nghĩa sau:

Một là, các biện pháp phòng ngừa được thực hiện một cách thường xuyên sẽ có tác dụng rộng khắp, có tính lan tỏa đến từng đối tượng, ngăn ngừa mầm mống hành vi tham nhũng.

Hai là,phòng ngừa tham nhũng sẽ làm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và chính trị hơn là để tham nhũng xảy ra.

Ba là,bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, bộ máy nhà nước pháp quyền cũng đồng thời phải hoàn thiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

Để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả theo chúng tôi định hướng cơ bản, chung nhất hiện nay chúng ta cần tập trung vào ba vấn đề lớn.Một là phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng;hai là nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước;ba là phát huy, khơi dậy tinh thần làm chủ của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và quần chúng nhân dân. Cụ thể:

Đối với Đảng ta cần thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập như kinh nghiệm của một số nước; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đảng viên; tăng cường quản lý đội ngũ đảng viên; thường xuyên đưa nội dung kiểm điểm, phê bình, tự phê bình vào nề nếp sinh hoạt đảng theo Điều lệ Đảng, tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; đề cao trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước có biểu hiện tiêu cực hay thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng ở các ngành, cơ quan đơn vị mình phụ trách. Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định:“người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị,… chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách”, Điều 10 Luật Cán bộ công chức quy định:“Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”.

Đối với cơ quan, chính quyền Nhà nước cần phải lấy tinh thần đấu tranh chống tham nhũng của Xin-ga-po để nghiên cứu, học tập, tăng cường chính sách thưởng phạt để người takhông thể, không dám, không muốn, không cầntham nhũng. Để làm được việc đó trước hết cần minh bạch, thực hiện minh bạch là công cụ, biện pháp chống tham nhũng hiệu quả nhất. Minh bạch trong nhiều vấn đề, lĩnh vực: trong khiếu nại của nhân dân, trong việc kê khai và quản lý tài sản, ngân sách, trong mua sắm, trong quản lý đất đai, nhà ở, vốn, nguồn viện trợ, đầu tư,... Ngoài ra cũng có nhiều biện pháp khác được đề xuất cần được thực hiện cùng với việc minh bạch:

Thứ nhất, cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật nước ta, cần quy định chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm minh hơn, giảm bớt sự rườm rà không cần thiết các thủ tục hành chính, phải có biện pháp chế tài đủ mạnh để những công chức thấy rằng việc tham nhũng đem lại cho họ “mất” nhiều hơn “được”.

Thứ hai, cần cải cách hệ thống chính sách giáo dục ở nước ta, xóa bỏ tình trạng đặt nặng lý thuyết, chú trọng đào tạo chuyên môn và phẩm chất đạo đức của thế hệ tương lai. Đồng thời các cán bộ cấp cao phải đi đầu trong việc thực hiện gương mẫu, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn. Đồng thời tăng cường, củng cố tư tưởng chính trị, rèn luyện cho các đảng viên, các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước để tăng cường sự vững mạnh của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta.

Thứ balà phải kiềm chế mặt trái của nền kinh tế thị trường, tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường cổ phần hóa, phát triển kinh tế xã hội đồng bộ, giảm sự phân hóa giàu nghèo, hạn chế sự độc quyền. Đồng thời tăng lương, tăng phúc lợi, tạo sự công bằng, xứng đáng cho các công chức, viên chức. Khi đồng lương đủ giúp họ trang trải cuộc sống thì họ cũng ít suy nghĩ đến tham nhũng hơn. Giải pháp này cần hoạch định lâu dài và có kế hoạch cụ thể.

Thứ tư, cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm soát trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến xã hội, xử lý mạnh tay đối với các hành vi tham nhũng, làm gương cho người khác, tách riêng bộ phận Thanh tra ra khỏi Chính phủ. Thực hiện thanh tra toàn diện, từ trung ương đến địa phương, trên mọi lĩnh vực. Tăng cường quản lý tài sản, ngân sách, nguồn viện trợ cũng như việc sử dụng tài sản của Nhà nước cũng như sử dụng chúng một cách hợp lý. Phải dựa vào nhân dân và báo chí để tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, đưa nhân dân vào các bộ phận thanh tra, kiểm soát tham nhũng để hoạt động hiệu quả hơn, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Báo chí là công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và vạch trần tệ tham nhũng. Đồng thời cũng cần hạn chế sự độc quyền của các cán bộ, công chức trong một số lĩnh vực hay thủ tục nào đó dẫn đến tham nhũng.

Thứ năm, cần tuyển chọn, chọn lọc kỹ càng khi phân công, bổ nhiệm các cán bộ, công chức, bảo đảm phẩm chất đạo đức của các nhân viên nhà nước từ cấp thấp đến cấp cao. Ngăn chặn tham nhũng từ lúc bắt đầu nhất là đối với các quan chức đứng đầu và lực lượng thanh tra, quản lý. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh lọc, giáo dục trong bộ máy nhà nước. Lực lượng thanh tra, quản lý cần được tuyển chọn đặc biệt kỹ càng vì đây là lực lượng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phòng, chống và diệt trừ tệ tham nhũng ở nước ta.

Về chính trị, cần thực hiện dân chủ một cách triệt để hơn, toàn diện hơn. Công khai, minh bạch với nhân dân. Khẳng định tư tưởng Nhà nước là “của dân, do dân, vì dân” và phát triển vững chắc dựa vào sức của nhân dân. Theo các học giả trên thế giới thì tham nhũng tỷ lệ nghịch với dân chủ. Ở các nước phát triển, pháp luật nghiêm minh thì khó mà thấy tình trạng tham nhũng diễn ra.

Việc phòng chống tham nhũng cũng cần có sự hợp tác và hỗ trợ kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về ý thức phòng, chống tham nhũng, yêu cầu cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân cùng chung tay trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, mạnh dạn tố cáo, đóng góp ý kiến, thay đổi tâm lý không tốt đã ăn sâu vào không ít tầng lớp trong xã hội./.

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Doãn Chính (chủ biên),Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

2. Phan Ngọc (dịch),Hàn Phi Tử, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2005

3. Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998

4. C. Mác và Ph. Ăngghen (1980),Tuyển tập, tập 1, Nxb. Sự Thật, Hà Nội

5. Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000

6. Luật Phòng, chống tham nhũng,số 55/2005/QH11 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005

7. Tài liệu tham khảo về phòng, chống tham nhũng- Viện Khoa học thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ - Xuất bản năm 2012

8. Quyết định số 138/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, tên gọi, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng

9. Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật Phòng chống tham nhũng

10. Washington: Quỹ Tiền tệ Quốc tế Shleider, A. và Wishney, R.W. (1993): “Tham nhũng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế học

11. TríchTool to support transparency in local govemance (Công cụ hỗ trợ cho tính minh bạch trong công tác quản lý ở địa phương)

12. Theo thống kê của Tổ chức minh bạch thế giới (Transparency International) năm 2011

Tham nhũng - Biểu hiện, tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng

Tác giả

Thứ hai, 25/03/2019 09:57 0 Bình luận

(Mặt trận) - Nghiên cứu sự ra đời và phát triển của tham nhũng, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định: Tham nhũng xảy ra nghiêm trọng nhất ở các nước mà hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu dân chủ, thiếu minh bạch, thủ tục hành chính rườm rà, lương công chức thấp. Qua theo dõi, đánh giá của một số tổ chức quốc tế cho thấy, tham nhũng thường diễn ra phổ biến và nghiêm trọng ở những nước kém phát triển, thu nhập thấp, xã hội thiếu ổn định, nhất là khu vực châu Phi, châu Á. Ở một số nước phát triển, tham nhũng có thể không phổ biến, tràn lan, nhưng một số vụ tham nhũng lớn vẫn có thể xảy ra.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam

Xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng

Giá trị bền vững của ‘Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương’

Tham nhũng và những biểu hiện đặc trưng

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, sự tồn tại quyền lực xã hội là một tất yếu để bảo đảm sự tồn tại của cộng đồng. Trong cộng đồng đó, con người theo bản năng luôn vươn lên để ngày càng thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần. Sự vươn lên không đồng đều của từng nhóm người dẫn đến sự phân hoá xã hội (từ cộng đồng nguyên thủy chất phác, bình đẳng, cùng làm cùng hưởng, dần dần hình thành các thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc... và các thiết chế quyền lực thô sơ ra đời). Theo đó, quyền lực xã hội vốn trong sáng cũng dần bị tha hoá. Trong hoàn cảnh đó, một số người (Tộc trưởng, Tù trưởng...) đã lợi dụng quyền lực cộng đồng trao cho để chiếm đoạt công khai hoặc không công khai tài sản cộng đồng để thoả mãn nhu cầu cá nhân, chế độ tư hữu ra đời và phát triển. Bản chất hành vi này chính là hành vi tham nhũng. Vì vậy, tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử, xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự xuất hiện các thiết chế quyền lực xã hội. Trong các dạng quyền lực xã hội thì quyền lực nhà nước là một dạng quyền lực rất dễ bị lợi dụng để tham nhũng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ xã hội, với những biểu hiện và mức độ khác nhau, tuỳ thuộc bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn phát triển.

Trong xã hội hiện đại, tham nhũng xảy ra ở tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế giàu hay nghèo. Trong từng quốc gia, tham nhũng có thể xảy ra ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tham nhũng luôn song hành cùng quyền lực. Nhiều người coi tham nhũng là "bóng tối vươn theo quyền lực", thậm chí là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực. Chừng nào các hình thức quyền lực chính trị còn bị tha hoá, quyền lực nhà nước còn bị lợi dụng, quyền lực không được kiểm soát thì nguy cơ xảy ra tham nhũng là hiện hữu. Nhận thức như vậy để chúng ta ý thức rõ ràng nguy cơ tiềm tàng của nó khi thực hành quyền lực trong tiến trình phát triển của xã hội, theo đó để có các giải pháp "ngăn chặn và từng bước đẩy lùi" tệ nạn này.

Về khái niệm tham nhũng:

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phức tạp với nhiều biểu hiện khác nhau. Các quốc gia ở các trình độ phát triển khác nhau, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau quan niệm về tham nhũng cũng rất khác nhau. Trong từng quốc gia, ở mỗi giai đoạn phát triển, khái niệm tham nhũng đưa ra cũng thay đổi tương ứng để chỉ ra những loại hành vi tham nhũng nào là phổ biến. Vì vậy khó có thể có một khái niệm chung nhất về tham nhũng cho mọi quốc gia, mọi chế độ chính trị; tham nhũng cũng không phải là một khái niệm nhất thành bất biến xuyên qua các thời kỳ phát triển đối với từng quốc gia, khu vực.

Ở góc độ chung nhất, thuật ngữ “tham nhũng” (corruption) có gốc là một động từ tiếng La-tinh “corruptus”, nghĩa là lạm dụng, phá hoại hay vi phạm. Như vậy, từ gốc rễ của nó, thuật ngữ “tham nhũng” hàm ý những hành vi trái phép hoặc bất hợp pháp.

Ngân hàng Thế giới (WB) coi tham nhũng là "Sự lạm dụng chức vụ công để tư lợi". Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan niệm "Tham nhũng là lạm dụng chức vụ công hoặc chức vụ tư để tư lợi".

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) thì "Tham nhũng là hành vi của công chức trong khu vực công, dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cách không đúng đắn hay bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho người thân của họ bằng việc lạm dụng quyền lực công đã được giao cho họ".

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 không đưa ra khái niệm về tham nhũng mà chỉ khuyến cáo các quốc gia thành viên cần phải quy định các hành vi sau đây là tội phạm: Hối lộ (trong khu vực công và khu vực tư); tham ô; lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi; làm giàu bất hợp pháp; biển thủ trong khu vực tư; tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có…

Theo Từ điển Luật học Việt Nam năm 2006: "Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức".

Ở Việt Nam, theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì "tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi năm 2018, có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 giữ nguyên khái niệm này). Vụ lợi được hiểu là: "Lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng" (Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng). Đây là một khái niệm tương đối bao quát, đủ để xác định bản chất của hành vi tham nhũng phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Tuy có nhiều quan niệm và cách diễn đạt khác nhau, nhưng có một điểm chung thống nhất là: Tham nhũng là hành vi của người (hoặc nhóm người) có quyền lực, đã lợi dụng quyền lực để trục lợi riêng.

Ba dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng:

Hành vi tham nhũng phải bao gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau:

Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn.

Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 4 nhóm người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:

a. Cán bộ, công chức, viên chức;

b. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c. Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

d. Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

e. Ngoài ra, theo Bộ luật Hình sự 2015, chủ thể của các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ còn có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.

Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao.

Sự lợi dụng, lạm dụng thông qua: (1) hoặc là chức năng chính quyền; (2) hoặc là chức năng tổ chức, lãnh đạo; (3) hoặc là chức năng hành chính, kinh tế theo nhiệm vụ, công vụ được giao; (4) hoặc theo thẩm quyền chuyên môn mà người đó đảm nhận.

Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng).

Đây là dấu hiệu bắt buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.

Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu đặc trưng trên thì không bị coi là hành vi tham nhũng mà bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khác.

Về nguyên nhân của tham nhũng:

Hiện nay, tham nhũng là vấn đề mang tính toàn cầu nhưng đồng thời nó cũng chứa đựng những yếu tố đặc thù gắn với từng quốc gia. Về cơ bản mỗi quốc gia có những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở xem xét nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng của các nước trên thế giới, thấy rằng tuy có điểm riêng nhưng cũng có một số nguyên nhân, điều kiện mang tính chất chung, tương đồng. Đó là:

Sự phát triển của các hình thái nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế, chính trị tạo ra tiền đề khách quan cho tham nhũng nảy sinh, phát triển. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng nguồn gốc sâu xa của tệ tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố: quyền lực công và lòng tham cá nhân. Trong xã hội có giai cấp, nhà nước trước hết đại diện cho quyền lực của một giai cấp nhất định, nó có chức năng điều hòa những lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Quyền lực của nhà nước khi được trao cho những con người cụ thể, những người đại diện cho nhà nước thực thi quyền lực công, nếu không có cơ chế kiểm soát dễ dẫn tới sự lợi dụng quyền lực hoặc lạm quyền. Sự gặp nhau giữa quyền lực công khi không được chế ước với nhu cầu cá nhân vượt quá giới hạn cho phép, lòng tham, đã dẫn tới việc sử dụng quyền lực công phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Đó chính là cơ sở nảy sinh tham nhũng. Tham nhũng còn được coi là “sản phẩm của sự tha hóa quyền lực”.

Tham nhũng là hệ quả tất yếu của của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém, tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế. Thực tế cho thấy ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, quản lý công khai, minh bạch, văn minh thì tham nhũng xảy ra ít hơn. Ngược lại, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển, trình độ quản lý và dân trí chưa cao thì ở đó tham nhũng phức tạp hơn.

Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ hoặc thực thi pháp luật yếu kém cũng là một nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán có nhiều “kẽ hỡ” tạo cho những người có chức vụ, quyền hạn, điều kiện để “lách luật” trục lợi, làm giàu bất chính.

Phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ có chức, có quyền bị suy thoái đặc biệt là suy thoái tư tưởng chính trị. Họ sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung, lợi ích tập thể để trục lợi, làm giàu bất chính cho bản thân, gia đình, họ hàng mình; nhất là trong điều kiện khủng hoảng chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức của đội ngũ công chức.

Trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao tạo điều kiện cho những người có chức quyền có thể nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng, vòi vĩnh nhận quà biếu, tặng hay nói cách khác là nhận hối lộ. Thực tế ở các nước phát triển có trình độ dân trí cao thì tham nhũng ít xảy ra hơn là những nước đang phát triển và kém phát triển với trình độ dân trí thấp, người dân chưa có điều kiện tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, với nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức nhà nước sách nhiễu, ăn hối lộ của người dân, doanh nghiệp. Một số nước còn tồn tại cơ chế “xin-cho”, đó là “mảnh đất màu mỡ” của tham nhũng.

Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là vấn đề tiền lương cho cán bộ, công chức chưa thỏa đáng. Một khi cán bộ, công chức nhà nước chưa thể sống no ấm, đầy đủ với tiền lương của mình thì tất yếu họ sẽ tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập từ chính công việc, chức vụ mà nhà nước giao cho mình kể cả tham nhũng.

Hậu quả, tác hại của tham nhũng:

Đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào thì tham nhũng luôn là một nguy cơ tiềm tàng đối với sự ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Tham nhũng gây ra những hậu quả, tác hại hết sức to lớn trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội… Công ước của Liên hợp quốc năm 2003 cho rằng tính nghiêm trọng của các vấn đề do tham nhũng gây ra có thể đe dọa sự ổn định, an ninh xã hội, xâm hại các thể chế và giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý, cản trở sự phát triển bền vững và nguyên tắc nhà nước pháp quyền.

Tham nhũng đe dọa sự ổn định chính trị, tham nhũng và những tác động của nó được ví như dịch bệnh nguy hiểm có thể phá vỡ bất kỳ thể chế chính trị nào. Một đảng cầm quyền còn để xảy ra tham nhũng thì nguy cơ mất quyền là rất cao vì phải chịu nhiều áp lực cả về chính trị lẫn xã hội. Tham nhũng có thể tạo ra những khủng hoảng chính trị do niềm tin của người dân vào đảng cầm quyền, bộ máy nhà nước bị suy giảm. Lênin từng chỉ rõ: Nếu có cái gì đó sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là quan liêu, tham nhũng; nếu không thành công trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng thì sớm hay muộn, đến lượt nó, tệ quan liêu tham nhũng sẽ làm tiêu vong sự nghiệp của những người cộng sản.

Tham nhũng gây ra tác hại rất nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế. Tham nhũng làm chậm nhịp độ phát triển kinh tế, phá vỡ những chiến lược và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho nhà nước và người dân. Trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tham nhũng luôn là mối đe dọa đến hiệu quả của sự hợp tác song phương và đa phương, là một trong các nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất kìm hãm sự phát triển của thế giới hiện đại. Tham nhũng được xem là một tác nhân làm suy yếu thị trường ở ba khía cạnh: Như một loại “thuế”, là hàng rào cản trở sự tham gia vào thị trường; gây ảnh hưởng xấu tới tính hợp pháp của nhà nước; cản trở khả năng cung cấp những thể chế hỗ trợ thị trường.

Tham nhũng làm sai lệch sự lựa chọn chính sách; làm suy giảm các lực lượng cạnh tranh vốn có của thị trường, thị trường ít tính cạnh tranh hơn vì các doanh nghiệp mới và nhỏ bị cản trở bởi tham nhũng, đến mức họ sẽ không tham gia vào được thị trường. Mặt khác tham nhũng thường đi kèm với chi tiêu công cộng dành cho y tế và giáo dục thấp hơn và như vậy nó làm cho người nghèo ít có cơ hội tham gia vào thị trường.

Tham nhũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội, phá hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Hơn nữa, tham nhũng đem lại sự nghèo khổ cho một bộ phận không nhỏ những người lao động chân chính, làm tha hóa biến chất bộ máy quan chức trong lĩnh vực công.

Tham nhũng còn liên kết với các tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, tội phạm tẩy rửa tiền làm thất thoát và sử dụng sai trái một phần quan trọng nguồn lực các quốc gia, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị và phát triển bền vững của các nước đó.

Đảng ta chỉ rõ, tham nhũng là một mối nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia, cùng với các nguy cơ khác như nguy cơ "diễn biến hoà bình", "nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế" và nguy cơ "chệch định hướng xã hội chủ nghĩa". Tham nhũng diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.

Phân loại tham nhũng:

Tham nhũng thường biểu hiện dưới các dạng sau:

Tham nhũng vật chất: Là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất của cá nhân như tiền bạc, tài sản... Đây là dạng tham nhũng phổ biến và dễ nhận thấy. Trước đây, tham nhũng vật chất chủ yếu chỉ xảy ra ở lớp người có quyền lực với thủ đoạn chủ yếu là dùng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của công dân nhằm vụ lợi cá nhân, nhưng ngày nay tham nhũng vật chất đã lan rộng ra mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy thuốc… Tại nhiều quốc gia đang phát triển, tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của một bộ phận quan chức và tầng lớp dân cư có địa vị trong xã hội.

Tham nhũng quyền lực: Là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công quyền cũng như vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính... vì động cơ vụ lợi. Tham nhũng quyền lực thường thể hiện ở các mức độ khác nhau như: Lạm dụng, vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp được nhà nước và xã hội trao cho; tạo ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích không hợp pháp; lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn… Điển hình cho dạng tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không xứng đáng, không đủ phẩm chất, trình độ, năng lực nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị, nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, các tổ chức, đơn vị kinh tế, tài chính. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “tham quyền cố vị” chính là biểu hiện rõ nét nhất của dạng tham nhũng này.

Tham nhũng lớn, tham nhũng nhỏ: Theo Bộ công cụ phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc, tham nhũng lớn là loại tham nhũng xâm nhập đến tận những cấp bậc cao nhất của chính phủ quốc gia, làm xói mòn lòng tin vào sự quản lý đúng đắn, nguyên tắc nhà nước pháp quyền và sự ổn định của nền kinh tế. Tham nhũng nhỏ là tham nhũng liên quan đến việc đổi chác một số tiền nhỏ, việc làm ơn không đáng kể bởi những người tìm kiếm sự ưu đãi, hoặc việc sử dụng bạn bè hay họ hàng nắm giữ chức vụ nhỏ. Như vậy có thể thấy, tham nhũng lớn thường diễn ra trong lĩnh vực quản lý kinh tế nhà nước, với các hiện tượng phổ biến, như: tham ô tài sản, lập dự án ma, dự án khống để rút tiền, hối lộ các quan chức cấp cao của bộ máy nhà nước để trúng thầu các dự án lớn, “lại quả” khi ký kết hợp đồng mua sắm tài sản công…; tham nhũng nhỏ là dạng tham nhũng phổ biến bởi các hiện tượng, như: bồi dưỡng phong bì cho bác sĩ trong bệnh viện; thu học phí cao hơn quy định của nhà nước trong các trường học; nạn mãi lộ trong cảnh sát giao thông, hiện tượng nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước…

Tham nhũng chính trị: Là dạng tham nhũng được hình thành do sự câu kết giữa những người có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan chức cấp cao trong bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách tác động thiên lệch vào những quyết sách của nhà nước có lợi cho một cá nhân, doanh nghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào đó. Như vậy, có thể hiểu tham nhũng chính trị là sự lạm dụng quyền lực chính trị được giao để thu lợi riêng, với mục đích tăng quyền hoặc tăng tài sản. Biểu hiện của dạng tham nhũng này là: dùng vị trí chính trị, ảnh hưởng chính trị của mình để can thiệp vào việc có hoặc không đưa ra một quyết định mang tính chính trị (chính sách, đạo luật, thỏa thuận…) một cách thiên vị nhằm mục đích vụ lợi; mua bán, trao đổi các chức vụ chính trị, vị trí có quyền lực, chạy chức, chạy quyền, sau đó dùng vị trí của mình để trục lợi cá nhân…

Tham nhũng hành chính: Là dạng tham nhũng xảy ra phổ biến trong các hoạt động quản lý hành chính của đội ngũ công chức hành chính. Ở đó những người được giao quyền đã sử dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành chính để gây khó khăn cho công dân hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân. Biểu hiện của tham nhũng hành chính là: hạch sách, nhũng nhiễu trong việc thực hiện một thủ tục, một quyết định cụ thể nào đó mà công dân, tổ chức có quyền được hưởng từ cơ quan hành chính nhà nước; thiên vị trong thực hiện pháp luật…

Tham nhũng kinh tế: Là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý kinh tế, như: sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản… được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước. Biểu hiện của tham nhũng kinh tế là: chiếm đoạt trái phép các tài sản của nhà nước, công dân nhằm trục lợi cá nhân; ra các quyết định kinh tế trái pháp luật hoặc thiên vị nhằm trục lợi cá nhân; lợi dụng sơ hở của pháp luật hoặc vi phạm pháp luật để tiến hành sản xuất, kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho xã hội…

Kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua

Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng được coi trọng, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Điểm mới trong công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục là đã chủ động thông tin kịp thời cho báo chí để định hướng dư luận về kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kỷ luật, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, kể cả những vấn đề nhạy cảm, xã hội quan tâm; nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý nghiêm nhiều vi phạm trong công tác thông tin, tuyên truyền về PCTN(1). Báo chí vừa phản ánh về công tác PCTN, vừa đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, làm cho nhân dân hiểu rõ hơn về những khó khăn, phức tạp, cũng như quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong PCTN(2). Truyền thông, báo chí đã góp phần đắc lực trong công tác PCTN.

Cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được chú trọng và đạt những kết quả tích cực. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính, tập trung vào các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp; công khai các thủ tục, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng thủ tục và đơn giản hóa nội dung hồ sơ; giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính(3).

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh, nhiều quy định mới của Đảng, Nhà nước được ban hành, góp phần tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định để tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN, nhất là các Nghị quyết Trung ương 4, 6,7 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các quy định về nêu gương, kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật đảng, kiểm soát tài sản của cán bộ, thẩm quyền và trách nhiệm của ủy ban kiểm tra đảng trong công tác PCTN, về phân cấp quản lý và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử... Quốc hội, Chính phủ tập trung xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ hơn để phòng, chống tham nhũng, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, như: đất đai, tài nguyên, khoáng sản, ngân sách, thuế, hải quan, đầu tư công, đấu thầu, xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước(4)… Hệ thống các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng hiện nay đã tạo cơ sở chính trị, pháp lý cơ bản đồng bộ cho công tác phòng, chống tham nhũng(5).

Công tác phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng được đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ nét. Đáng chú ý, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng tiếp tục được tập trung thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng, thiết thực góp phần ngăn ngừa sự suy thoái về đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng được tiến hành quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, với những mức án nghiêm khắc và nhân văn, tích cực thu hồi tài sản tham nhũng; thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai. Công tác thanh tra, kiểm toán được triển khai tương đối toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng; đã phát hiện nhiều vụ việc có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được coi trọng, đạt những kết quả thiết thực (bình quân mỗi năm Cơ quan điều tra khởi tố khoảng 300 vụ/800 bị can về tội tham nhũng); nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xử lý; mở rộng điều tra cả hành vi và đối tượng; xử lý nghiêm minh, kịp thời, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe mạnh mẽ, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ.

Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng từng bước được phát huy và hiệu quả hơn, thông qua thẩm tra các Báo cáo về phòng, chống tham nhũng; thành lập các đoàn giám sát chuyên đề; hoạt động chất vấn... Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã quan tâm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phối hợp giám sát trong một số lĩnh vực kinh tế - xã hội giúp phòng ngừa tham nhũng; tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Quan hệ hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục được mở rộng và củng cố; qua đó đã cung cấp cho bạn bè trên thế giới những thông tin và tiến bộ của Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng; đồng thời tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt, tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của các quốc gia, tổ chức quốc tế để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

Tổ chức và hoạt động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị chức năng phòng, chống tham nhũng từng bước được kiện toàn, phát huy hiệu lực, hiệu quả. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định tổ chức lại Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban; thành lập Ban Nội chính Trung ương làm nhiệm vụ Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy làm nhiệm vụ tham mưu cho tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng. Các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục được củng cố, kiện toàn.

Nguyễn Xuân Trường

TS, Vụ trưởng Vụ Địa phương, Ban Nội chính Trung ương

Chú thích:

1. Theo thông tin từ Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, từ năm 2014 đến tháng 6/2018 đã xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí đối với 232 trường hợp, với tổng số tiền là 5,620 tỷ đồng; thu hồi thẻ nhà báo do có vi phạm đối với 29 trường hợp.

2. Theo thống kê 40 tờ báo Trung ương và địa phương, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến tháng 6/2018 đã có 10.377 tin, bài về phản ánh về đề tài PCTN.

3. Trong 10 năm thực hiện NQTW3, khóa X, các bộ, ngành đã đơn giản hóa 4.219/4.712 thủ tục hành chính. Đã thiết lập và công bố Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền và công khai trên mạng Internet; chuẩn hóa và thống nhất được bộ thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã theo hướng rút gọn; triển khai đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa điện tử.

4. Quốc hội (khóa XII, XIII) đã ban hành 175 bộ luật, luật; Chính phủ đã ban hành 1.311 nghị định, 604 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 6.110 chỉ thị, quyết định trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội. Trong 10 năm (2006-2016), cả nước đã ban hành mới hơn 34.885 văn bản và sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ 27.120 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên các lĩnh vực.

5. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 29 văn bản; Quốc hội ban hành 14 văn bản; Chính phủ ban hành 22 văn bản; Thủ tướng Chính phủ ban hành 23 văn bản về công tác PCTN, LP.

Tham nhũng lợi dụng chức vụ quyền hạn vụ lợi đấu tranh phòng chống tham nhũng Việt Nam

Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào

Một số giải pháp nâng cao chất lượng phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam

Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào

Xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng

Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào

Giá trị bền vững của ‘Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương’

Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào

Báo chí với công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Nguyên nhân tham nhũng ở nước ta

01/07/2013

TS. NGUYỄN QUỐC SỬU

Học viện Chính trị, Hành chính Quốc gia

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn

Tham nhũng là quốc nạn không của riêng một quốc gia nào, và vì thế, cuộc chiến chống tham nhũng đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra mọi nơi, mọi lúc trên tất cả các quốc gia.

Ở Việt Nam, tham nhũng được xác định là quốc nạn cản trở những nỗ lực đổi mới, nó tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu và nghèo. Nghiêm trọng hơn, tham nhũng còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Để công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng có hiệu quả, hơn bao giờ hết chúng ta phải chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tham nhũng.

Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào

Ảnh minh họa: nguồn internet

Tham nhũng hay được quy cho nguyên nhân là từ lòng tham của con người. Mặc dù quy kết này không sai, nhưng lại rất ít có ý nghĩa trong thực tiễn phòng chống tham nhũng. Vì lòng tham tồn tại như một thuộc tính cố hữu của con người - là một “tính người”, vấn đề là điều tiết và khống chế lòng tham đó như thế nào. Lịch sử tiến triển của nhân loại, ít nhất là ở khía cạnh kinh tế là gì, nếu không phải là biểu hiện của mong muốn tạo ra càng lúc càng nhiều của cải vật chất, tinh thần hơn nữa, nhằm thỏa mãn nhu cầu mỗi lúc một nhiều của con người. Nếu con người không tham lam, ai ai cũng biết đủ (tri túc), thì liệu nhân loại có tạo ra được vô số thành tựu như bây giờ không? Hay con người vẫn sẽ chui rúc trong những hang động và phương thức sản xuất chính vẫn là săn bắt hái lượm? Nói như Max Weber: “ham muốn chiếm hữu, ham muốn chạy theo doanh lợi, chạy theo tiền bạc, càng nhiều tiền càng tốt (...) đã từng tồn tại và đang tồn tại nơi những người hầu bàn, người bác sĩ, người đánh xe ngựa, người nghệ sĩ, người đàn bà lẳng lơ, người công chức tham ô nhũng lạm, người lính, kẻ trộm cắp, kẻ viễn chinh, kẻ cờ bạc, kẻ ăn mày...”[1]. Như vậy, nếu lòng tham là nguyên nhân của hiện tượng tham nhũng thì đây là nguyên nhân sâu xa, thuộc về “tính người” không thể bị loại bỏ.

Tuy nhiên, khi lòng tham này làm tổn hại lợi ích công cộng thì nó cần được hạn chế. Tham nhũng, bởi vậy, cần được coi là biểu hiện của lòng tham không được kiểm soát; và các mức độ tham nhũng khác nhau chính là thể hiện mức độ hiệu quả khác nhau của việc kiểm soát lòng tham; tham nhũng càng trầm trọng, có nghĩa là kiểm soát lòng tham thất bại càng nghiêm trọng. Nói một cách khác, tham nhũng có nguyên nhân sâu xa là lòng tham, nhưng nguyên nhân trực tiếp là lòng tham ấy không được kiểm soát hiệu quả. Bản tính con người là không thay đổi, nên thay vì bàn về nguyên nhân sâu xa, chúng ta nên tập trung bàn về nguyên nhân trực tiếp.

1. Thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hữu hiệu

Tham nhũng gắn liền với lạm quyền. Tham nhũng là thu lợi tư bằng quyền lực công. Do đó, nguy cơ tham nhũng tỷ lệ thuận với độ lớn quyền lực. Theo sử gia Lord Acton, “quyền lực có xu hướng hủ hóa (gồm cả tham nhũng), quyền lực tuyệt đối có xu hướng hủ hóa tuyệt đối”[2]. Trong các chủ thể xã hội, nhà nước là chủ thể nắm giữ quyền lực to lớn nhất với phạm vi quản lý rộng khắp các lĩnh vực cùng các loại nguồn lực dồi dào của xã hội. Điều này tạo ra một nguy cơ từ việc nhà nước có thể vượt quá các giới hạn mà quốc dân đặt ra cho nó, để lạm dụng quyền lực một cách bất chính.

Ý thức được nguy cơ này, xã hội đặt ra vấn đề phải chặn đứng xu hướng tuyệt đối hóa của quyền lực nhà nước. Một phương cách được đưa ra là phân chia quyền lực nhà nước ra làm nhiều phần, và sau đó, các phần ấy sẽ kiểm soát lẫn nhau mà Montesque đã khái quát thành nguyên tắc tam quyền phân lập trong tác phẩm Tinh thần pháp luật[3]. Qua kiểm chứng của gần 300 năm thực tiễn chính trị thế giới, nguyên tắc tam quyền phân lập trở thành một chuẩn mực để xác định một bản hiến pháp dân chủ.

Trong khi đó, dựa theo một triết lý chính trị khác, Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”[4] (Điều 2). Nhà nước, theo triết lý chính trị này, thuộc về thượng tầng kiến trúc, do đó, phải phù hợp với hạ tầng cơ sở đặc trưng chủ yếu bởi lực lượng sản xuất. Theo đó, trong lịch sử loài người, giai cấp công nhân - tầng lớp học vấn không cao - nhưng do một vài đặc tính lại trở thành đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất. Giai cấp công nhân có đội tiền phong là Đảng Cộng sản, có sứ mệnh lịch sử phải xóa bỏ quan hệ sản xuất bóc lột và thay bằng quan hệ sản xuất bình đẳng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Triết lý chính trị này hướng tới trạng thái nhất nguyên về quan hệ sản xuất. Theo đó, nhất nguyên về quan hệ sản xuất sẽ dẫn đến nhất nguyên về chính trị. Chỉ có duy nhất một đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước và xã hội; nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương và đường lối của Đảng đó thành chính sách và pháp luật. Tính toàn diện trong phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản thể hiện ở sự tồn tại của các cấp ủy Đảng tại mọi thiết chế chính trị - xã hội của quốc gia, bao gồm từ các cơ quan nhà nước cho đến các tổ chức chính trị - xã hội. Quyền lực của hệ thống Đảng là thống nhất kéo theo quyền lực của nhà nước cũng là thống nhất. Tính chất thống nhất này được xác lập thành nguyên tắc tập trung dân chủ áp dụng cho tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị bao gồm Đảng cộng sản, Nhà nước và các đoàn thể xã hội. Như vậy, quyền lực của những nhà nước vận hành theo triết lý chính trị này sẽ không được phân chia thành những phần độc lập nhau (ít ra trên thực tế là vậy). Điều này có nghĩa là tồn tại một quyền lực công duy nhất (i) thuộc về một chủ thể nhất định và (ii) bao gồm các cơ quan được chủ thể phân công hoặc ủy quyền thực thi những phần khác nhau của quyền lực.

Mặc dù không dễ để minh định chủ thể quyền lực này, tuy nhiên một cách chắc chắn, có thể khẳng định nó gần như không bị kiểm soát một cách có hiệu quả. Nhiệm vụ kiểm soát quyền lực nhà nước không bằng cơ chế đối trọng, giám sát lẫn nhau mà diễn ra thông qua hoạt động giám sát của nhân dân và đoàn thể quần chúng cũng như hoạt động kiểm tra của Đảng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc kiểm soát cần được bàn luận kỹ, vì thực tế tham nhũng ở Việt Nam ngày càng trở nên tràn lan dưới cơ chế giám sát này.

Hoạt động giám sát của người dân đối với công quyền dựa trên sự bất cân xứng về nguồn lực, khi mà đối diện với một bộ máy nhà nước to lớn chỉ là một hoặc một nhóm công dân yếu ớt và nhỏ bé. Hiệu quả kiểm soát chỉ đến khi chủ thể kiểm soát tương xứng hoặc vượt trội đối tượng kiểm soát về nguồn lực và vị thế. Nhiệm vụ kiểm soát trở nên bất khả thi nếu đối tượng kiểm soát là toàn bộ nhà nước. Bởi lẽ, trong một quốc gia không có chủ thể nào bằng hoặc lớn hơn nhà nước về quyền lực. Do đó, cách thức khả dĩ để tạo ra hiệu quả kiểm soát là tạo ra những đối trọng về quyền lực ngay trong nội bộ nhà nước. Đối trọng quyền lực tạo ra cân bằng quyền lực; trạng thái này ngăn ngừa nguy cơ hủ hóa quyền lực.

Nếu công nhận nguyên lý “quyền lực dẫn đến hủ hóa” có tính chất phổ quát, thì chắc hẳn phải thừa nhận những nhược điểm của bộ máy nhà nước ta là có tính hệ thống. Bộ máy nhà nướchiện nay đã được thiết kế dựa trên một triết lý chính trị có thiên hướng tập quyền sâu sắc, phù hợp với những bối cảnh chiến tranh. Trong bối cảnh mới, bản thiết kế thời bao cấp thể hiện những khiếm khuyết nghiêm trọng mà một trong số đó là thiếu vắng sự cân bằng quyền lực cần thiết. Sự thiếu vắng này tất yếu tạo ra nguy cơ hủ hóa của quyền lực đối với chủ thể nắm quyền, mà một trong những hệ lụy nhãn tiền là nạn tham nhũng.

2. Sự lấn át của bộ máy hành chính

Công cuộc hiện đại hóa ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam đòi hỏi sự gia tăng về phương tiện cũng như số lượng công chức trong bộ máy hành chính nhằm đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh. Bộ máy quan liêu này sẽ nhanh chóng trở nên cồng kềnh. Hệ thống tầng bậc phức tạp trong bộ máy dẫn đến sự rườm rà về thủ tục hành chính. Ban đầu, hệ thống thủ tục rườm rà này có thể chỉ là hệ quả tất yếu của bộ máy hành chính cồng kềnh nhiều tầng nấc, làm tăng chi phí quản lý, nhưng chưa dẫn tới tham nhũng. Tuy nhiên, công chức trong bộ máy sẽ nhanh chóng nhận ra là họ có thể trục lợi từ sự phức tạp này bằng cách “đơn giản hóa thủ tục” cho những khách hàng - công dân sẵn sàng trả phí không chính thức (informal costs). Bộ máy quan liêu, do đó, sẽ trở thành một nhóm lợi ích bất thành văn, hưởng lợi từ sự phức tạp của thủ tục và hệ thống tầng bậc hành chính. Nhóm lợi ích này chính là lực cản nội tại to lớn nhất của mọi quá trình cải cách hành chính và là thủ phạm chính gây ra hiện tượng tham nhũng trầm trọng ở các nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa chính trị và hành chính cũng là vấn đề cần bàn đến. Ở các quốc gia phát triển, sự tách bạch chính trị với hành chính đã trở thành một tập quán. Bộ máy hành chính thông thường chỉ thi hành những chính sách đã được các định chế chính trị hoạch định. Hành chính thiên về thừa hành, biểu hiện ở các biện pháp mang tính nghiệp vụ nhằm hiện thức hóa ý chí của nhà chính trị. Chẳng những thế, các định chế chính trị khác như đảng phái, quốc hội, tòa án, báo chí... lại thường xuyên kiểm soát hành chính khiến tương quan quyền lực quốc gia tương đối cân bằng. Ngược lại, ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, bộ máy hành chính có quyền lực lấn át so với các định chế chính trị khác. Thực tế này được biểu hiện ở (i) khả năng can dự sâu sắc vào hoạt động hoạch định chính sách (ii) ảnh hưởng đến hoạt động tư pháp ở mức độ nhất định (iii) kiểm duyệt báo chí dưới nhiều hình thức khác nhau. Tất cả những điều này dẫn đến việc kiểm soát nền hành chính trong các quốc gia đang phát triển thường không có nhiều kết quả. Quyền lực công thường xuyên bị lạm dụng bởi các công chức tin là mình không bị kiểm soát; và đây là nguyên nhân chính của hiện tượng tham nhũng.

3. Sự “hỗn loạn” các chuẩn mực và giá trị xã hội

Samuel Hungtington đã cảnh báo rằng, hiện đại hóa sẽ làm thay đổi thang bậc giá trị trong xã hội khiến nhiều thói quen được chấp nhận trong quá khứ thì không còn được chấp nhận ở hiện tại hoặc ngược lại. Thật vậy, trong các xã hội chuyển đổi thường tồn tại trạng thái đa chuẩn mực. Có những chuẩn mực cũ đã không còn phù hợp nhưng vì nhiều lý do tâm lý - xã hội vẫn tồn tại, bên cạnh những chuẩn mực mới đang dần thành hình. Những chuẩn mực cũ - mới này, trong nhiều trường hợp, lại trái ngược nhau hoàn toàn gây ra không ít các hệ lụy cho đời sống xã hội. Việc thiếu vắng một hệ thống chuẩn mực ổn định khiến vai trò điều chỉnh hành vi của chuẩn mực bị phủ nhận. Đạo đức xã hội bị lung lay khiến con người chỉ còn biết hành xử theo lợi ích cá nhân. Chủ nghĩa vị kỷ lên ngôi, mà biểu hiện chân xác nhất trong khu vực công là hiện tượng tham nhũng trầm trọng.

Việt Nam thuộc vào nhóm những quốc gia có quá trình chuyển đổi xã hội tương đối phức tạp. Những chuẩn mực Nho giáo truyền thống bắt đầu lụi tàn khi Việt Nam tiếp xúc với văn minh phương Tây thông qua chế độ thực dân Pháp. Chế độ mới thành lập mô phỏng các thiết chế xã hội Xô viết với các đặc trưng như chuyên chính vô sản, làm chủ tập thể, cơ chế kế hoạch hóa tập trung... Sau Đại hội VI, nền kinh tế được chuyển sang cơ chế thị trường kéo theo hàng loạt thay đổi quan trọng khác trong cấu trúc và chuẩn mực xã hội. Công cuộc hiện đại hóa của Việt Nam diễn ra cùng lúc với trào lưu toàn cầu hóa trên thế giới khiến chưa khi nào Việt Nam đối mặt với những chuyển biến xã hội phong phú và phức tạp như hiện nay. Một điểm hạn chế của quá trình chuyển đổi xã hội Việt Nam là đa số đều diễn ra trong hoàn cảnh bị động. Điều này khiến trạng thái “rối loạn về chuẩn mực xã hội” trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam càng trở nên trầm trọng khi thiếu hẳn những dự báo và kế hoạch đối phó. Đơn cử như vấn đề tiền lương của cán bộ công chức. Sự chênh lệch không đáng kể giữa các ngạch lương khiến khoảng cách thu nhập của công chức lãnh đạo và công chức thừa hành không lớn; sự cào bằng thu nhập này phản ánh chuẩn mực xã hội Xô viết về giá trị sức lao động. Cơ chế thị trường có những chuẩn mực khác về công bằng, nên không chấp nhận sự cào bằng về thu nhập như vậy. Và thực sự đang có chuẩn mực kép trong xã hội Việt Nam về vấn đề này, khi mà trên danh nghĩa thu nhập giữa công chức thừa hành và công chức lãnh đạo không hơn kém nhau nhiều, nhưng trên thực tế thì khoảng cách ấy lại rất lớn. Tóm lại, Việt Nam là một mẫu điển hình để nghiên cứu về trạng thái “rối loạn chuẩn mực” trong xã hội; và đây đồng thời cũng là nguyên nhân quan trọng cho tình trạng tham nhũng ở đất nước này.

4. Tình trạng thiếu minh bạch thông tin

Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã đưa ra công thức sau: Tham nhũng (Corruption)=Độc quyền (Monopoly)+Bưng bít thông tin (Discretion)-Trách nhiệm giải trình thấp (weak Accountability)[5]. Như vậy, tình trạng thiếu minh bạch về thông tin được coi là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng tham nhũng. Điều này được thể hiện qua những khía cạnh sau:

(i) Thời đại hiện nay chứng kiến vai trò to lớn của thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tình trạng bưng bít thông tin tạo ra bất bình đẳng về quyền được thông tin của công dân. Một số ít người sẽ có được thông tin mà số còn lại không biết và họ sẽ trục lợi từ sự bất bình đẳng này. Các thông tin này thường đến từ các công chức cấp cao, do đó, sự trục lợi nói trên cũng là một biểu hiện của tham nhũng.

(ii) Tình trạng bưng bít thông tin khiến hành vi của công chức diễn ra trong bóng tối, tránh được sự kiểm soát từ các định chế chính trị trong xã hội. Điều này tạo cơ hội cho công chức tham nhũng.

(iii) Mọi nỗ lực chống tham nhũng của báo chí hoặc công dân sẽ bị thất bại ngay trong giai đoạn đầu tiên bởi sự thiếu vắng nguồn tin.

Mọi nỗ lực chống tham nhũng hiệu quả đều cần dựa trên sự minh bạch về thông tin công vụ, được quy định bằng một đạo luật của Quốc hội. Đạo luật này cần được xây dựng theo hướng công nhận thông tin công vụ là tài nguyên công cộng mà nhà nước có nghĩa vụ phải cung cấp khi người dân có yêu cầu. Đạo luật cần minh định thông tin nào thuộc loại cấm trong một danh mục và chứng tỏ tính hợp lý của danh mục đó thông qua sự đồng thuận của người dân. Báo chí và công dân có thể tìm được mọi thông tin mà họ cần ngoài danh mục cấm để theo đuổi đến cùng những vụ việc tham nhũng. Chúng ta hiện thiếu vắng một đạo luật như vậy. Chẳng những thế, việc quá nhiều cơ quan có thẩm quyền tùy tiện đóng dấu mật cho văn bản có thể làm vô hiệu hóa những hoạt động giám sát của báo chí và nhân dân nói chung và nỗ lực phòng chống tham nhũng nói riêng.

5. Hệ thống pháp luật thiếu nhất quán

Điều 12 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”[6]. Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, những năm gần đây, kỹ thuật lập pháp của nhà nước ta đã phát triển đáng kể. Hệ thống luật pháp đã đủ mạnh để phủ khắp lên những quan hệ xã hội nhất là những quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản... Tuy nhiên, số lượng văn bản luật được ban hành gia tăng nhưng hệ thống pháp luật lại yếu. Bởi lẽ, những văn bản luật trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam khi đặt cạnh nhau lại chồng chéo nhau, bài trừ nhau. Ở Việt Nam, một thửa ruộng của người dân hiện nay ít nhất cũng có 3 văn bản luật điều chỉnh: luật đất đai, luật dân sự, luật hành chính... Những văn bản luật này có phương pháp điều chỉnh khác nhau, mâu thuẫn nhau. Khi áp dụng, cơ quan nhà nước thường sử dụng văn bản pháp luật nào có lợi cho mình nhất và đó cũng là một trong những lý do dẫn đến tham nhũng.

Nguyên nhân của hệ thống pháp luật kém hiệu quả có nhiều. Nhưng theo chúng tôi, nguyên nhân sâu xa là ở Việt Nam thiếu sự nhất quán trong tư duy lập pháp. Hay nói cách khác, triết lý lập pháp ở Việt Nam mâu thuẫn. Đơn cử cho điều này ta có thể thấy Đảng và Nhà nước thừa nhận nền kinh tế thị trường nhưng lại định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào lại không được quy định rõ trong văn kiện. Từ đó, mỗi cơ quan lại có quan niệm về định hướng xã hội chủ nghĩa rất riêng, không nhất quán. Hơn nữa, sự thiếu nhất quán còn được tìm thấy ở nhiều điều trong Hiến pháp - đạo luật gốc, đạo luật cơ bản. Điều 15, Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”[7]. Như vậy, câu trên thừa nhận thành phần kinh tế bình đẳng, câu dưới lại phá vỡ sự bình đẳng này, khi đặt ra nền tảng kinh tế là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể... Chính điều này thể hiện sự mâu thuẫn trong tư duy của các nhà lập pháp, từ đó tạo ra những chồng chéo trong hệ thống pháp luật và cũng là mảnh đất màu mỡ để tham nhũng phát triển.

Phòng, chống tham nhũng đang là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân. Tìm ra được nguyên nhân của tham nhũng cũng là nhiệm vụ quan trọng. Như một lẽ thường tình: muốn chữa bệnh thì phải bắt đúng bệnh!/.


[1] Max Weber, Nền Đạo đức Tin lành và Tinh thần Chủ nghĩa Tư bản, Nxb Tri Thức 2008, chương 2

[2] “Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely” trong Lá thư gửi Bishop Mandell Creighton năm 1887

[3]Montesquieu, Tinh thần Pháp luật, Nxb Đà Nẵng 2010

[4] Hiến pháp 1992

[5] Transparency International, The Role of Transparency International in Fighting Corruption in

Infrastructure , Cơ sở Dữ liệu Mở Ngân hàng Thế giới,URL:http://siteresources.worldbank.org/INTDECABCTOK2006/Resources/OLeary.pdf, tr.4

[6] Hiến pháp 1992

[7] Hiến pháp 1992

(Nguồn tin: Bài viết đăng trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 13 (245), tháng 7/2013)

Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng dành cho giáo viên các trường THPT

19/04/2019 14:24:27 Xem cỡ chữ

Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào
Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào
Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào
Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào
Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào

CTTĐT - Công tác phòng, chống tham nhũng trở thành một yêu cầu bức xúc của toàn xã hội, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự và của từng thành viên trong xã hội.

Theo em nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào

Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng dành cho giáo viên các trường THPT

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG

I. ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC TRƯNG VÀ BIỂU HIỆN

CỦA THAM NHŨNG

1. Định nghĩa, đặc trưng của tham nhũng

Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng. Ở Việt Nam, khái niệm tham nhũng được quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005. Theo đó, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi[1].

Theo định nghĩa trên đây, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau:

- Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công:

Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước.

Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó[2].

- Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao:

Đây là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Chủ thể tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Một người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì động cơ vụ lợi nhưng hành vi đó không lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì không coi là tham nhũng.

- Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi:

Mục đích của hành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ vụ lợi thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi là lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất, các vật có giá trị...) hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn mong muốn đạt được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình.

2. Biểu hiện của hành vi tham nhũng

Hành vi tham nhũng biểu hiện trên thực tế rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Bộ luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định những hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng:

- Tham ô tài sản.

- Nhận hối lộ.

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.

- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi[3].

Trong 12 hành vi tham nhũng nêu trên, có 7 hành vi đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2010), bao gồm:

- Tham ô tài sản: là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

- Nhận hối lộ: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi: là cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào, gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm

- Giả mạo trong công tác: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

+ Làm, cấp giấy tờ giả;

+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn[4].

Hành vi thứ 8 đến hành vi thứ 12 mới được bổ sung do đây là những hành vi đã phát sinh và đang trở nên phổ biến trên thực tế, cần được quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý. So với những hành vi tham nhũng tại Pháp lệnh chống tham nhũng và các tội phạm về tham nhũng trong Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung năm 2009thì Luật phòng, chống tham nhũng có bổ sung 5 hành vi tham nhũng mới. Đây là những hành vi xuất hiện ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Việc quy định thêm 5 loại hành vi mới này là cần thiết và là cơ sở pháp lý để đấu tranh với những biểu hiện ngày càng phức tạp của tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi tham nhũng đều bị xử lý về hình sự mà chỉ những hành vi hội đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự thì mới được xác định là tội phạm và bị xử lý bằng biện pháp hình sự, (các hành vi được quy định từ khoản 1 đến khoản 7, Điều 3 của Luật) còn những hành vi khác (từ khoản 8 đến khoản 12, Điều 3 của Luật) được xác định là hành vi tham nhũng nhưng chưa cấu thành tội phạm thì được xử lý bằng biện pháp kỷ luật.

- Về hành vi “đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi”: Đây là một biểu hiện mới của tệ tham nhũng. Do vẫn còn tồn tại cơ chế “xin-cho” trong nhiều lĩnh vực nên có nhiều cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương đã tìm cách hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn phụ trách việc phê duyệt chương trình, dự án, cấp kinh phí, ngân sách để được lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình và thông qua đó để đạt được các lợi ích cá nhân. Hành vi này được coi là hành vi tham nhũng. Điều cần lưu ý là hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ là tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự không thuộc nhóm các tội phạm về tham nhũng mà thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ. Còn hành vi đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ được thực hiện bởi chủ thể có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi thì mới được coi là hành vi tham nhũng. Hành vi này vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật hình sự với tội danh tương ứng (nếu hành vi đó cấu thành tội phạm), vừa là hành vi tham nhũng theo sự điều chỉnh của pháp luật về tham nhũng.

- Về hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản nhà nước vì vụ lợi”: Đây là hành vi lợi dụng việc được giao quyền quản lý tài sản của nhà nước để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc một nhóm người nào đó thay vì phục vụ cho lợi ích công. Biểu hiện cụ thể của hành vi này thường là cho thuê tài sản như: nhà xưởng, trụ sở, xe ôtô và các tài sản khác nhằm vụ lợi, lượng tài sản cho thuê nhiều khi rất lớn. Hành vi này xảy ra khá phổ biến hiện nay.

- Về hành vi “nhũng nhiễu vì vụ lợi”: Hành vi này xảy ra trong hoạt động của một số cơ quan công quyền, nhất là tại các cơ quan hành chính, nơi trực tiếp giải quyết công việc của công dân và doanh nghiệp. Một số cán bộ, công chức không thực hiện trách nhiệm với thái độ công tâm và tinh thần phục vụ mà ngược lại thường tìm cách lợi dụng những sơ hở hoặc không rõ ràng của các thủ tục, thậm chí tự ý đặt ra các điều kiện gây thêm khó khăn cho công dân và doanh nghiệp để buộc công dân và doanh nghiệp biếu xén quà cáp cho mình. Thực chất của hành vi này là sự ép buộc đưa hối lộ được che đậy dưới hình thức tinh vi rất khó có căn cứ để xử lý. Cũng có thể coi hành vi nhũng nhiễu là hành vi “đòi hối lộ” một cách gián tiếp hoặc ở mức độ chưa thật nghiêm trọng và có thể dùng biện pháp xử lý hành chính.

- Về hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vì vụ lợi”. Hành vi tham nhũng nhiều khi được che chắn thậm chí là có sự đồng lõa của những người có chức vụ, quyền hạn ở cấp cao hơn. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý tham nhũng là hết sức khó khăn. Việc bao che cho người có hành vi tham những, việc cản trở quá trình phát hiện tham nhũng nhiều khi được che đậy dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: thư tay, điện thoại, nhắc nhở, tránh không thực hiện trách nhiệm của mình hoặc có thái độ, việc làm bất hợp tác với cơ quan có thẩm quyền…

- Hành vi “không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi” là hành vi thường được gọi là “bảo kê” của những người có trách nhiệm quản lý, đặc biệt là một số người làm việc tại chính quyền địa phương cơ sở, đã “lờ” đi hoặc thậm chí tiếp tay cho các hành vi vi phạm để từ đó nhận lợi ích từ những kẻ phạm pháp. Đây là hiện tượng hết sức nguy hại, cần phải đấu tranh mạnh mẽ.

II- NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN

CỦA THAM NHŨNG

Các nghiên cứu về tham nhũng ở các nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy tham nhũng là hiện tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước và các quyền lực công cộng khác. Tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ với những mức độ khác nhau. Khi nhà nước và quyền lực chính trị còn tồn tại thì còn có điều kiện để xảy ra tham nhũng.

Cùng với sự phát triển của các hình thái nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị - kinh tế tạo ra những tiền đề khách quan quan trọng làm cho tham nhũng phát triển. Đối với mỗi cá nhân, nhu cầu về lợi ích là yếu tố chủ quan dẫn đến tham nhũng. Khi yếu tố lợi ích kết hợp với sự lạm dụng quyền lực của những người có chức vụ, quyền hạn thì khả năng xảy ra tham nhũng là rất cao.

Những nguyên nhân, điều kiện cơ bản của tham nhũng như sau:

1. Nguyên nhân và điều kiện khách quan

- Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sống thấp, tạo ra các kẽ hở cho tệ tham nhũng nảy sinh và phát triển. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, sự cạnh tranh và việc đề cao quá mức giá trị đồng tiền làm cho người sản xuất, kinh doanh có xu hướng tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ công chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh. Trong kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, có những giá trị xã hội bị đảo lộn, mọi người đều phải chịu sức ép của việc kiếm tiền, làm xuất hiện tâm lý mọi việc đều có thể mua bán. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tác hại to lớn của những yếu tố tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường thật sự đã đến mức báo động, chính điều này đã góp phần làm gia tăng tệ tham nhũng thông qua việc thúc đẩy các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, làm giàu phi pháp, chiếm đoạt tiền của Nhà nước và nhân dân.

- Cơ chế chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán,việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, phân biệt quản lý nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh có phần chưa rõ. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Cơ chế quản lý tài sản công, quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước còn lỏng lẻo.

- Một số nét văn hoá như biếu và nhận quà tặng... bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng.

2. Nguyên nhân và điều kiện chủ quan của hành vi tham nhũng

- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém. Điều này đã đượcđánh giá trong nhiều văn kiện của Đảng. Ngày 21-8-2006, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X cũng nhận định: “Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm”.

- Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin - cho” trong hoạt động công vụ vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý. Cơ chế “xin - cho” là một trong những nguy cơ của tệ tham nhũng, hối lộ mà đến nay vẫn chưa có cách khắc phục. Bên cạnh đó, chế độ công vụ của cán bộ, công chức mới bắt đầu được quan tâm xây dựng, hiện tại còn thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức chưa rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo đối với những sai phạm, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình. Chế độ tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức còn bất hợp lý, chậm được cải cách. Đồng lương không đủ đảm bảo nhu cầu của cuộc sống là một động cơ đẩy cán bộ, công chức thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực khi có điều kiện, cơ hội.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở một số nơi chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; việc xử lý tham nhũng chưa nghiêm.

- Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ thể, hữu hiệu. Để khắc phục tình trạng trên, sau khi Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 được ban hành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 28-8-2006 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và Nghị quyết số 294A/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 27-9-2007 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham nhũng. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2007/QĐ-TTg ngày 24-01-2007 về việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Các cơ quan bảo vệ pháp luật như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thành lập những đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng.

- Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu. Những năm qua, hoạt động điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đã thu được một số kết quả tích cực nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay, Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020 đã đề ra các giải pháp nhằm xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo hướng chuyên môn hóa với các phương tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm vừa chuyên sâu, vừa bao quát các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

- Việc huy động lực lượng đông đảo của nhân dân cũng như sự tham gia của lực lượng báo chí vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức. Báo chí vừa có tác dụng cảnh báo những nơi có nguy cơ tham nhũng, vừa tham gia phát hiện và đặc biệt là tạo nên dư luận mạnh mẽ đòi xử lý tham nhũng. Vì những lý do khác nhau mà một số cơ quan còn e ngại trước sự tham gia của báo chí, hoặc là vì bản thân sự thông tin đôi khi không chính xác hoặc không đúng thời điểm đã gây khó khăn cho việc phát hiện và xử lý triệt để các vụ việc tham nhũng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng mặc dù đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng chưa tạo ra một sự chuyển biến tích cực trong ý thức xã hội trong việc phản ứng với tệ nạn tham nhũng cũng như đề cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

III- TÁC HẠI CỦA THAM NHŨNG

Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể khái quát những tác hại chủ yếu của tham nhũng ở những điểm chính sau:

1. Tác hại về chính trị

Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan tiếp xúc với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IX chỉ rõ: “... Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng...”1. Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước. Tổng quát hơn, sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Nhân dân chính là động lực, chủ thể, mục đích của cách mạng.

Để nhân dân mất niềm tin, tức là chúng ta đã đánh mất một sức mạnh vô cùng to lớn, thậm chí có tính chất quyết định đối với sự nghiệp cách mạng. Năm 1992, tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, đã nêu: “Tệ tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài. Những hiện tượng đó gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh danh của Đảng”[5]. Tháng 1-1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đánh giá lại: “Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn”[6]. Tháng 4-2001, Đại hội Đảng lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định: “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”[7]. “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta"4. Nghị quyết số 14 ngày 15-5-1996 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã nêu khái quát tác hại của tệ tham nhũng như sau: Tình trạng tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn bản chất của Đảng và Nhà nước, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn vong của chế độ”1. Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21-8-2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tiếp tục khẳng định: “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo. Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.

2. Tác hại về kinh tế

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.

Ở nước ta, trong thời gian qua, nạn tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền của, thời gian, công sức của nhân dân. Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan tới tham nhũng của mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng. Đó là những con số lớn và đáng lo ngại so với số thu ngân sách hằng năm của nước ta. Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, hành vi tham nhũng còn gây thiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân. Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác... Nếu xét từng trường hợp một thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong đời sống hằng ngày của nhân dân thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng.

3. Tác hại về xã hội

Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Trước những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi tham nhũng, nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân mà hướng tới các lợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh ở trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà còn có xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao... Thậm chí, cả những lĩnh vực lẽ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, như lĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ pháp luật. Hành vi tham nhũng xảy ra không ít trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách; tham nhũng tiền, hàng hoá cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận di tích lịch sử, văn hoá, thi đua khen thưởng. Thậm chí tham nhũng còn xảy ra trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức. Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng. Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng có khi là giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội - những người xây dựng đời sống, nền tảng tinh t hần cho xã hội.

[1]. Xem: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2007, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 8.

[2]. Xem: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2007, Sđd, 2010, tr. 8

[3]. Xem: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2007, Sđd, tr. 9-10

[4]. Xem: Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bỏ sung năm 2009, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 247-254.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004, tr.188.

[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb. Chính trị quốc gia, 1992, tr.26.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.68.

[7], 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, 2001, tr.50,67.

1. Ban Nội chính Trung ương: Một số văn bản của Đảng về phòng, chống tham nhũng, Nxb. Chính trị quốc gia, 2005, tr.204-205.

  • gvthpt.pdf

0 lượt xem

Ban Biên tập