Thì lại bằng lái xe A1 được bao nhiêu lần?

Để được cấp giấy phép lái xe hạng A1 hay bằng lái xe A1, ngoài đáp ứng các điều về độ tuổi hay sức khỏe thì người lái xe sẽ phải thi sát hạch lái xe để nhằm kiểm tra và đánh giá năng lực của người lái xe thông qua hai nội dung là nội dung sát hạch lái xe lý thuyết và nội dung sát hạch thực hành lái xe. Thi sát hạch là xe là điều kiện bắt buộc để người lái xe được cấp giấy phép lái xe sau khi hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định. Trong trường hợp thi đỗ lý thuyết bằng A1 nhưng trượt thực hành thì có được thi lại không? Thi bằng lái xe A1 bị trượt phần thực hành được thi lại mấy lần? Thi sát hạch bằng A1 cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Để giải những thắc mắc nêu trên, nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đên thi thực hành bằng A1 dựa trên cơ sở là các quy định của pháp luật hiện hành. Kính mời bạn đọc tham khảo!

Có thể bạn quan tâm

Năm 2023 quy định phạt nguội có hiệu lực bao lâu?

Mức phạt xe máy chạy quá tốc độ là bao nhiêu năm 2023

Bốc đầu xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008
  • Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
  • Thông tư 38/2019/TT-BGTVT

Nội dung tư vấn

Bằng lái xe A1 cấp dùng cho loại xe nào?

Giấy phép lái xe hạng A1 là giấy phép cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT điều kiện đối với người học lái xe được quy định như sau:

“Điều 7.Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính

4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên”.

Về độ tuổi được nêu tại khoản 2 của Điều luật này thì căn cứ theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì người học bằng lái xe A1 phải là người từ đủ 18 tuổi  trở lên.

Hồ sơ của người học thi lấy bằng A1 bao gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT người đăng ký học lái xe, trong đó có bằng lái xe hạng A1 cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

–  Đối với người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

– Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy tờ quy định đã nêu trên;
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BGTVT; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.

Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

Thì lại bằng lái xe A1 được bao nhiêu lần?
Thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần

Thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần?

Theo quy định khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định đối với trường hợp người thi thực hành bằng A1 không đạt yêu cầu theo quy định như sau:

– Xét công nhận kết quả sát hạch đối với người dự sát hạch lái xe hạng A1:

  • Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe trong hình thì được công nhận trúng tuyển;
  • Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe;
  • Thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được dự nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình;
  • Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch; nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.
  • Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.

Theo đó, đối với thí sinh thi đạt nội dung sát hạch về lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe sẽ được:

– Đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe

– Bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch; nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.

Như vậy, căn cứ theo nội dung nêu trên thì sẽ không giới hạn số lần thi lại nội dung thực hành sát hạch bằng lái xe hạng A1. 

Tuy nhiên đối với trường hợp không đạt kết quả thực hành và  bảo lưu kết quả thi lý thuyết thì sau thời gian 01 năm, người thi bằng lái xe A1 phải phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận bị trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về công ty tạm ngưng kinh doanh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

  • Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở chi tiết năm 2023,
  • Quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô thế nào?
  • Năm 2023 khi say rượu lái xe gây tai nạn có được bảo hiểm không?

Câu hỏi thường gặp

Bằng A1 có thời hạn bao nhiêu lâu?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì Giấy phép lái xe hạng A1 là giấy pháp lái xe không thời hạn.

Thi trượt A1 bao lâu thì lại?

Về thắc mắc thời gian thi lại bằng A1 thì sẽ kéo dài trong khoảng từ 2-3 tuần, kể từ ngày đăng ký thi lại.

Thi bằng lái xe được bao nhiêu lần?

Để được cấp bằng lái xe ôtô bắt buộc học viên phải vượt qua được cả ba phần thi này. Ở phần thi lý thuyết nếu học viên không đạt có thể thi lại. Hiện nay, pháp luật không quy định số lần thi lại.

Thi bằng lái xe A1 bao nhiêu điểm thì đó?

Mỗi 01 lần chạm vạch, thí sinh thi thực hành bằng lái xe A1 sẽ bị trừ 05 điểm. Tổng điểm bài thi thực hành là 100 điểm. Nếu muốn được công nhận đạt phần thi thực hành, thí sinh phải giành được tối thiểu 80 điểm.

Thi lại bằng lái xe mất bao nhiêu?

Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định cụ thể lệ phí cấp lại bằng lái xe bị mất như sau: – Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần. – Phí sát hạch lái xe: + Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.